Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

phân tích tình hình tài chính và các giải pháp nhằm nâng cao khả năng tài chính của các công ty tnhh 1 thành viên 100% vốn nhà nước tại tỉnh khánh hòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 89 trang )


1
Mục Lục
Mục Lục 1
LỜI MỞ ĐẦU 3
CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA 5
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 5
I. Bản chất và hoạt động của công ty nhà nước 5
1. Khái niệm công ty nhà nước 5
2. Khái niệm công ty TNHH 1 thành viên 7
3. Đặc thù về ngành nghề và lĩnh vực hoạt động 8
II Sự cần thiết trong việc phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp đối với
nhà nước 9
1. Khái niệm và mục đích phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp 9
2. Ý nghĩa của việc phân tích tài chính doanh nghiệp 10
III. Các chỉ tiêu đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp 11
1. Các tài liệu và phương pháp phân tích 11
2. Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp 13
CHƯƠNG II PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY 25
I. VÀI NÉT KHÁI QUÁT VỀ SỞ TÀI CHÍNH KHÁNH HOÀ 25
1. Vài nét về Khánh Hoà 25
2. Vị trí và chức năng của sở tài chính Khánh Hoà 26
3. Nhiệm vụ và quyền hạn của sở tài chính Khánh Hoà 27
4. Bộ máy tổ chức của sở tài chính Khánh Hoà 32
5. Các công ty TNHH 1 thành viên dưới sự quản lý của sở tài chính
Khánh Hoà 33

2
II. Phân tích tình hình tài chính của các công ty qua các tỷ số tài chính 34
1. Phân tích khả năng thanh toán 34
2. Phân tích tình hình hoạt động 48


3. Phân tích cơ cấu tài chính 60
4. Phân tích hiệu quả hoạt động 68
CHƯƠNG III : MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
VỐN CÁC CÔNG TY NHÀ NƯỚC TỈNH KHÁNH HOÀ 79
I. Về khả năng thanh toán 79
II. Tình hình hoạt động 80
III. Về cơ cấu tài chính 80
IV. Về tình hình hiệu quả hoạt động 80
V. Các biện pháp đưa ra 81
1. Biện pháp giảm chi phí , hạ giá thành sản xuất 81
2. Biện pháp mở rộng thị trường 82
Phụ lục 1 : Khả năng thanh toán của các doanh nghiệp 84
Phụ lục 2 : Bảng phân tích tình hình hoạt động 85
Phụ lục 3 : Bảng phân tích cơ cấu tài chính 86
Phụ lục 4 : Bảng phân tích hiệu quả hoạt động 87
KẾT LUẬN 89






3
Phân tích tình hình tài chính và giải pháp nhằm nâng cao khả năng tài chính của các
công ty TNHH 1 thành viên 100% vốn Nhà Nước (UBND tỉnh Khánh Hoà làm chủ
sở hữu)

LỜI MỞ ĐẦU
Công ty nhà nước là một mô hình kinh tế lâu đời của Việt Nam, có vai trò
quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế quốc gia. Nhưng trong bối cảnh đất

nước đang trên đà hội nhập hiện nay, với nhiều thành phần kinh tế, với đa loại hình
công ty thì việc cạnh tranh, đứng vững và phát triển của công ty nhà nước là một
vấn đề mang một dấu hỏi lớn.
Trong đó công ty nhà nước (hiện nay mới chuyển đổi sang công ty TNHH 1
thành viên) đã đóng góp vào thu nhập cho quốc gia đồng thời còn thực hiện các
chức năng khác như an sinh xã hội, bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ biên giới, an ninh
quốc phòng …Cũng bởi những trách nhiệm như vậy nên một số công ty hoạt động
công ích thành lập lên với nhiệm vụ cho cộng đồng là chính thì trong đề tài em xin
giới hạn trong giải pháp nâng cao khả năng tài chính đối với các công ty này.
Báo cáo tài chính là tài liệu chủ yếu dùng để phân tích tình hình tài chính
doanh nghiệp vì nó phản ánh tổng hợp nhất về tình hình tài sản, nguồn vốn các chỉ
tiêu tình hình tài chính cũng như kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp. Việc phân tích tình hình tài chính thường xuyên giúp cho các doanh nghiệp
và các cấp quản lý nắm rõ tình hình hoạt động tài chính của công ty, nhằm đưa ra
các quyết định quản lý chính xác và đánh giá được doanh nghiệp toàn diện.
Nhằm mục đích vận dụng kiến thức đã học ở giảng đường vào thực tiễn và
qua đó đưa ra các giải pháp, kiến nghị để nâng cao khả năng tài chính của các công
ty nhà nước trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, nên em đã chọn đề tài “Phân tích tình
hình tài chính và các giải pháp nhằm nâng cao khả năng tài chính của các công ty
TNHH 1 thành viên 100% vốn nhà nước tại tỉnh Khánh Hòa”.


4
Chuyên đề gồm có 3phần:
Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn của phân tích tình hình tài chính doanh
nghiệp
Chương II: Phân tích tình hình tài chính của các công ty TNHH 1 thành viên
100% vốn NN
Chương III: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của các công
ty TNHH 1 thành viên 100% vốn NN


























5
CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
I. Bản chất và hoạt động của công ty nhà nước
1. Khái niệm công ty nhà nước

1.1 Khái niệm công ty nhà nước
Công ty nhà nước là doanh nghiệp do Nhà Nước sở hữu trên 50% vốn điều
lệ, thành lập, tổ chức quản lý, đăng ký hoạt động theo quy định của Luật Doanh
Nghiệp. Công ty nhà nước được tổ chức dưới hình thức công ty nhà nước độc lập,
tổng công ty nhà nước.
Công ty nhà nước được thành lập chủ yếu ở những ngành, lĩnh vực cung cấp
sản phẩm, dịch vụ thiết yếu cho xã hội, ứng dụng công nghệ cao, tạo động lực phát
triển nhanh cho các ngành, lĩnh vực khác và toàn bộ nền kinh tế, đòi hỏi đầu tư lớn,
ngành lĩnh vực có lợi thế cạnh tranh cao, hoặc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội
đặc biệt khó khăn mà các thành phần kinh tế - xã hội đặc biệt khó khan mà các
thành phần kinh tế khác không đầu tư.
Người có thẩm quyền ra quyết định thành lập mới công ty nhà nước là Bộ
trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc chính phủ, Chủ
tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Riêng đối với việc
quyết định thành lập mới công ty nhà nước đặc biệt quan trọng, chi phối những
ngành, lĩnh vực then chốt, làm nòng cốt thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đóng góp
lớn cho ngân sách nhà nước thuộc thẩm quyền của tổ chức chính phủ.
1.2 Các loại hình công ty nhà nước
Luật doanh nghiệp 2005 được Quốc hội khoá thông qua ngày 29/11/2005 và
có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2006 được xây dựng trên cơ sở hợp nhất 2 luật:
Luật doanh nghiệp 2000 và luật doanh nghiệp nhà nước 2003. Luật doanh nghiệp
2005 ra đời là tạo ra một mặt bằng pháp lý thống nhất, một sân chơi chung cho tất
cả các loại hình doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Nó tạo ra sự công bằng

6
cho các doanh nghiệp, đồng thời buộc các doanh nghiệp nhà nước phải cố gắng hết
sức để có thể cạnh tranh với thị trường, với các doanh nghiệp khác.
Theo điều 166 khoản 1 luật doanh nghiệp nhà nước 2005 thì theo lộ trình
chuyển đổi các công ty nhà nước có thời hạn 4 năm kể từ ngày Luật này có hiệu lực.
Như vậy kể từ ngày 01/07/2006 Luật này có hiệu lực, tức là ngày 30/06/2010 là

hạn cuối cùng để các DNNN bao gồm: các tổng công ty và công ty nhà nước độc
lập phải chuyển đổi thành công ty cổ phần (CTCP) hoặc công ty trách nhiệm hữu
hạn (TNHH).
Như vậy hiện nay hiện này các doanh nghiệp nhà nước tồn tại dưới các hình
thức pháp lý sau:
 Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu
(là công ty TNHH do nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ)
 Công ty TNHH hai thành viên trở lên do Nhà nước làm chủ sở hữu (là
công ty TNHH trong đó tất cả các thành viên đều là công ty nhà nước , do
nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ)
 CTCP nhà nước (là công ty CP mà toàn bộ cổ đông đều là cổ đông nhà nước,
do nhà nước làm chủ sở hữu toàn bộ vốn điều lệ)
 CTCP hoặc công ty TNHH hai thành viên trở lên mà cổ phần hoặc vốn góp
của Nhà nước chiếm trên 50% vốn điều lệ.
Riêng với các doanh nghiệp trực tiếp phục vụ cho quốc phòng an ninh hoặc
kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh được tổ chức quản lý và hoạt động theo quy
định của luật doanh nghiệp 2005 và các quy định riêng của chính phủ (điều 167
LDN 2005)




7
2. Khái niệm công ty TNHH 1 thành viên
2.1 Khái niệm công ty TNHH 1 thành viên
Trích điều 63 LDN 2005 “Công ty TNHH 1 thành viên là doanh nghiệp do
một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi tắt là chủ sở hữu công
ty); chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác
của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty”.
2.2 Khái niệm công ty TNHH 1 thành viên 100% vốn nhà nước.

Cũng theo điều 63 LDN 2005 thì công ty TNHH 1 thành viên cũng có khái
niệm tương tự nhưng tổ chức, cá nhân làm chủ sở hữu ở đây là nhà nước hay đại
diện của nhà nước.
Đối với các công ty TNHH 1 thành viên 100% vốn nhà nước hoạt động và
chịu sự giám sát của nhà nước được quy định ở quyết định 224/2006/QĐ-TTg. Theo
đó:
 Chủ sở hữu thực hiện giám sát thường xuyên, có hệ thống các hoạt động và
quản lý tài chính của doanh nghiệp để nắm bắt kịp thời, đầy đủ những thuận
lợi, khó khăn, những tồn tại của doanh nghiệp và có giải pháp khắc phục,
nâng cao khả năng cạnh tranh và hiệu quả sử dựng vốn của doanh nghiệp
(Theo điều 6 khoản 2 QĐ 224/2006/QĐ-TTg)
 Các cơ quan quản lý nhà nước thực hiện giám sát doanh nghiệp nhằm phát
hiện và xử lý kịp thời những vướng mắc và sai phạm trong việc chấp hành
các chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước tại doanh nghiệp; đồng
thời sửa đổi, bổ sung hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa
đổi, bổ sung các chính sách, pháp luật của Nhà nước (theo điều 7 khoản 2
QĐ 224/2006)
 Doanh nghiệp có nghĩa vụ chấp hành và chịu sự giám sát của chủ sở hữu và
các cơ quan quản lý nhà nước giải trình quá trình hoạt động, công tác quản lý

8
tài chính và chấp hành chính sách,….cung cấp trung thực, đầy đủ và kịp thời
trong quá trình giám sát. Nhưng doanh nghiệp cũng được phép đề nghị giám
sát theo đúng quy chế giám sát đối với doanh nghiệp và có quyền từ chối các
cuộc kiểm tra không đúng quy định của pháp luật.
3. Đặc thù về ngành nghề và lĩnh vực hoạt động
Lĩnh vực hoạt động của các công ty là những lĩnh vực có tầm quan trọng đối
với quốc gia. Những lĩnh vực này mang những ý nghĩa và mục đích có tầm quốc gia
hơn là so với lợi nhuận thông thường.
 Lĩnh vực công cộng: là các hoạt động kinh doanh mà mang lại lợi nhuận rất

ít hoặc có khi lỗ, điều này khiến các doanh nghiệp tư nhân không có ham
muốn đầu tư vào hoặc nếu muốn cũng không có đủ nguồn vốn. Nó giúp đảm
bảo an sinh xã hội cho toàn bộ người dân trên đất nước, điều này sẽ khó có
thể xảy ra với mục tiêu lợi nhuận.
 Lĩnh vực liên quan đến tài nguyên thiên nhiên: là các hoạt động khai thác tài
nguyên thiên nhiên mang lại lợi nhuận lớn cho công ty nhưng nếu khai thác
nhiều sẽ dẫn đến tình trạng kiệt quệ tài nguyên hay là mất đi tài nguyên thiên
nhiên đó trong tương lai gần. Vì vậy không những các công ty nhà nước khai
thác mà còn phải bảo tồn tài nguyên thiên nhiên đó.
 Lĩnh vực liên quan đến quốc phòng: Các lĩnh vực này thường là ở những
vùng biên giới nơi có nhiều khó khăn các doanh nghiệp không mấy mặn mà,
bên cạnh đó nó còn liên quan đến quốc phòng. Có sự phối hợp giữa công ty
và các lực lượng vũ trang biên phòng để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ nên phải
do nhà nước đứng ra.




9
II Sự cần thiết trong việc phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp đối với
nhà nước
1. Khái niệm và mục đích phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp
1.1 Khái niệm
Phân tích hoạt động tài chính doanh nghiệp là việc vận dụng tổng thể các
phương pháp phân tích khoa học để đánh giá chính xác tình hình tài chính của
doanh nghiệp, giúp cho các đối tượng quan tâm nắm được thực trạng tài chính và an
ninh tài chính của doanh nghiệp, dự đoán được chính xác các chỉ tiêu tài chính trong
tương lai cũng như rủi ro tài chính mà doanh nghiệp có thể gặp phải; qua đó đề ra
các quyết định phù hợp với lợi ích của họ .
1.2 Mục đích của việc phân tích tài chính doanh nghiệp

Mục đích tối cao và quan trọng nhất của phân tích tình hình tài chính của
doanh nghiệp là giúp những người sử dụng thông tin đánh giá được chính xác thực
trạng tài chính và tiềm năng của doanh nghiệp cũng như những rủi ro trong tương
lai, để từ đó đưa ra các chiến lược kinh doanh và quyết định đầu tư.
Có rất nhiều đối tượng quan tâm và sử dụng thông tin kinh tế của doanh
nghiệp. Mỗi đối tượng quan tâm theo giác độ và với mục tiêu khác nhau, do vậy
mục đích của từng đối tượng sẽ khác nhau. Trong các đối tượng quan tâm đến tình
hình tài chính doanh nghiệp có thể kể đến như sau:
 Các nhà quản lý
 Các cổ đông hiện tại và tương lai
 Những người tham gia vào “đời sống” kinh tế của doanh nghiệp
 Những người cho doanh nghiệp vay tiền như: Ngân hàng , tổ chức tài chính,
người mua trái phiếu của doanh nghiệp , các doanh nghiệp khác,…
 Nhà nước
 Nhà phân tích
 ….
Các đối tượng sử dụng các thông tin khác nhau sẽ đưa ra các quyết định
với mục đích khác nhau.
1.2.1 Đối với doanh nghiệp

10
Đối với chủ doanh nghiệp và các nhà quản trị doanh nghiệp, mối quan tâm
hàng đầu của họ là tìm kiếm lợi nhuận và khả năng trả nợ. Bên cạnh đó, các nhà
quản trị doanh nghiệp còn quan tâm đến nhiều mục tiêu khác như tạo công ăn việc
làm, nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hoá và dịch vụ với chi phí thấp, đóng góp
phúc lợi xã hội, bảo vệ môi trường,… Tuy nhiên một doanh nghiệp chỉ thực hiện
được các mục tiêu này nếu đáp ứng được 2 mục tiêu cơ bản là kinh doanh có lãi và
thanh toán được nợ. Một doanh nghiệp kinh doanh lỗ liên tục sẽ bị cạn kiệt nguồn
lực và buộc phải đóng cửa, hoặc nếu doanh nghiệp không có khả năng thanh toán
nợ đến hạn thường xuyên bị buộc phải ngưng hoạt động.

1.2.2 Đối với cơ quan quản lý và chủ sở hữu nhà nước
Việc phân tích sẽ giúp các cơ quan quản lý và chủ sở hữu nhà nước đánh giá
và kiểm soát được tình hình tài chính của các doanh nghiệp và tình hình thực hiện
các chính sách và đường lối của nhà nước. Trên cơ sở đó có thể đưa ra các biện
pháp, đường lối, chính sách và hoàn thiện cơ chế đối với các hình thức doanh
nghiệp mới.
2. Ý nghĩa của việc phân tích tài chính doanh nghiệp
Hoạt động tài chính nhằm mục đích là đưa hàng hoá từ nơi sản xuất đến nới
tiêu dung một cách kịp thời và tốt nhất.
Hoạt động tài chính có mối quan hệ trực tiếp với hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp. Do đó các hoạt động sản xuất kinh doanh đều ảnh hưởng
đến tình hình tài chính doanh nghiệp.
Hoạt động tài chính là mục tiêu chủ yếu của hoạt động sản xuất kinh doanh.
Các báo cáo tài chính phản ánh kết quả và tình hình các mặt hàng của doanh nghiệp
bằng các chỉ tiêu giá trị.
Báo cáo tài chính là những hình ảnh của công ty trong quá khứ, nó phản ảnh
một thời kỳ nào đó của doanh nghiệp. Từ đó có thể giúp doanh nghiệp dự đoán
được tương lai bằng cách so sánh đánh giá trên cơ sở xem xét các xu hướng hiện tại
và tương lai.




11
III. Các chỉ tiêu đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp
1. Các tài liệu và phương pháp phân tích
1.1 Hệ thống báo cáo tài chính
a, Bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính tổng hợp dùng để phản ánh
tổng quát toàn bộ tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp

tại thời điểm lập bảng cân đối kế toán.
b, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là một báo cáo tài chính tổng hợp
phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong từng thời kỳ kế toán nhất
định của doanh nghiệp. Số liệu trên báo cáo này cung cấp những thông tin tổng hợp
nhất về tình hình tài chính và kết quả sử dụng các tiềm tàng về vốn, lao động, kỹ
thuật, kinh nghiệm quản lý kinh doanh của doanh nghiệp.
c, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là một báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh kết
quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong từng thời kỳ kế toán nhất định của doanh
nghiệp. Dựa vào kết quả của báo cáo lưu chuyển tiền tệ người sử dụng có thể đánh
giá khả năng tạo ra tiền, sự biến động tài sản thuần của doanh nghiệp và dự đoán
được các luồng tiền trong kỳ tiếp theo.
d, Thuyết minh báo cáo tài chính và các sổ chi tiết khác
Thuyết minh báo cáo tài chính trình bày khái quát đặc điểm sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp, nội dung một số chế độ kế toán được doanh nghiệp lựa
chọn để áp dụng, tình hình và lý do biến động của một số đối tượng tài sản và
nguồn vốn quan trọng, phân tích một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu và kiến nghị của
doanh nghiệp.
Các báo cáo chi tiết bổ sung cho tính chất hướng dẫn đối với doanh nghiệp
như báo cáo chi tiết giá thành sản phẩm, dịch vụ, báo cáo chi tiết kết quả kinh
doanh, báo cáo chi phí bán hàng, báo cáo chi phí quản lý doanh nghiệp.
e, Các tài liệu khác

12
Phân tích tài chính nhằm đưa ra những dự báo tài chính giúp đỡ cho việc dự
báo kết quả tương lai và giúp đưa ra những quyết định tài chính của doanh nghiệp
nên không chỉ giới hạn trong phạm vi nghiên cứu báo cáo tài chính mà còn mở rộng
sang các lĩnh vực khác như: thông tin chung về các chính sách kinh tế, tiền tệ, thông
tin về nghành kinh doanh, thông tin pháp lý đối với doanh nghiệp.

1.2 Phương pháp phân tích
a, Phương pháp so sánh
Phương pháp này được dùng để so sánh giữa các kỳ với nhau để thấy được
xu hướng phát triển, so sánh giữa doanh nghiệp với ngành, giữa doanh nghiệp này
với doanh nghiệp khác để thấy được vị thế của doanh nghiệp.
Phương pháp này đòi hỏi các chỉ tiêu phải thống nhất về:
- Nội dung phân tích
- Số liệu phân tích
- Đại lượng biểu hiện
b, Phương pháp liên hệ cân đối:
Đây là những chỉ tiêu mang tính chất cân bằng trong mối liên hệ của chúng,
sử dụng mối liên hệ này để phân tích sự ảnh hưởng của các tác nhân tốt. Chẳng hạn,
luôn có sự cân đối giữa tài sản và nguồn vốn. Vì vậy sự biến động của hai chỉ tiêu
này luôn luôn cân bằng nhau, chúng ta dựa vào đó để phân tích, chúng ta cần áp
dụng kết hợp các phương pháp trên. Ngoài ra chúng ta còn có thể áp dụng các
phương pháp như phương pháp hồi quy tương quan, phương pháp đồ thị, phương
pháp tỷ lệ.
c, Phương pháp thay thế liên hoàn:
Mục đích của phương pháp này là xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân
tố đến các chỉ tiêu phân tích, phát hiện sự mất cân đối cần giải quyết, những vi
phạm về chính sách, chế độ, những khả năng tiềm tàng còn chưa khai thác.
Phương pháp này đòi hỏi khi nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của các nhân tố
đến các chỉ tiêu phân tích thì phải giả định các nhân tố khác không đổi. Nhân tố nào
đã xác định ảnh hưởng rồi thì ta cố định nhân tố đó ở kỳ báo cáo, nhân tố chưa xác
định mức độ ảnh hưởng thì cố định ở kỳ gốc.
d, Phương pháp phân tích định tính:

13
Phân tích tình hình tài chính theo phương pháp trên bị giới hạn bởi nó chỉ
cho phép đánh giá thực trạng tài chính của doanh nghiệp thông qua các chỉ tiêu cụ

thể đã được tính toán. Trong thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh
nghiệp còn chịu ảnh hưởng của ngành nghề, đặc điểm kinh doanh, sự biến động của
tỷ giá đến hoạt động xuất nhập khẩu, sự ảnh hưởng của mức cung cầu đến giá bán
của một mặt hàng nào đó… Những nhân tố này khó có thể đo lường, tính toán và
càng không thể hiện trên báo cáo tài chính nhưng nó có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó cần sử dụng phương pháp định
tính để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp toàn diện hơn.
2. Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp
2.1 Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp qua Bảng cân đối kế toán
a, Phân tích sự biến động và kết cấu tài sản:
Phân tích kết cấu tài sản cũng như đánh giá sự biến động của các bộ phận
cấu thành nên tổng tài sản để thấy được tính hợp lý của việc phẩn bổ tài sản và trình
độ sử dụng trong các giai đoạn của quá trình sản xuất hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp.
Kết cấu tài sản bao gồm:
 Tài sản ngắn hạn
+ Vốn bằng tiền: tuỳ theo đặc điểm ngành nghề sản xuất kinh doanh mà
doanh nghiệp cần phải duy trì số dư quỹ hợp lý nhằm đảm bảo các nhu cầu
giao dịch kinh doanh cũng như thanh toán các khoản nợ mà không mất đi cơ
hội kinh doanh khác. Xu hướng chung, vốn bằng tiền giảm được đánh giá là
tích cực vì để đảm bảo cơ hội kinh doanh không nên dự trữ lượng tiền mặt
lớn mà đưa vào lưu thông nhằm tăng vòng quay vốn. Nhưng theo khía cạnh
khả năng thanh toán thì gia tăng vốn bằng tiền đảm bảo an toàn cho khả năng
thanh toán.
+ Đầu tư tài chính ngắn hạn: là giá trị của các khoản đầu tư có thời hạn
không quá một năm như chứng khoán ngắn hạn, vốn góp liên doanh ngắn

14
hạn, cho vay ngắn hạn,… Nếu giá trị khoản này tăng lên chứng tỏ doanh
nghiệp mở rộng liên doanh và đầu tư vào lĩnh vực tài chính.

+ Các khoản phải thu: là giá trị tài sản của doanh nghiệp bị các doanh nghiệp
khác, công nhân viên, khách hàng,… chiếm dụng.Tỷ trọng khoản này tăng
lên chứng tỏ doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn nhiều, tăng chi phí cơ hội.
+ Hàng tồn kho: là giá trị tài sản của doanh nghiệp nằm trong khâu dự trữ.
Hàng tồn kho có thể là nguyên vật liệu, hàng hoá, thành phẩm,…Việc dự trữ
thường xuyên liên tục hợp lý đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh không
bị gián đoạn, đảm bảo có cơ hội kinh doanh trong tương lai. Hàng tồn kho
tăng lên do quy mô sản xuất mở rộng và thực hiện tốt các định mức dự trữ thì
khả năng quản trị tài sản lưu kho được đánh giá tốt. Ngược lại , việc dự trữ
hàng tồn kho quá nhiều hay quá ít sẽ không đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh
doanh gây ra lãng phí, thể hiện năng lực quản trị tài sản lưu kho của nhà
quản trị không tốt.
 Tài sản dài hạn
+ Các khoản phải thu dài hạn: phản ánh toàn bộ giá trị còn lại của các khoản
phải thu dài hạn của khách hàng, phải thu nội bộ dài hạn, và các khoản phải
thu dài hạn tại thời điểm báo cáo có thời hạn thu hồi hoặc thanh toán trên
một năm.
+ Tài sản cố định: phản ánh toàn bộ giá trị còn lại của các loại tài sản cố định
tại thời điểm báo cáo. Theo xu hướng chung, tài sản cố định phải tăng về số
tương đối lẫn số tuyệt đối vì nó thể hiện quy mô sản xuất, đầu tư cho cơ sở
vật chất kỹ thuật.
+ Bất động sản đầu tư: phản ánh toàn bộ giá trị còn lại của các loại bất động
sản đầu tư tại thời điểm báo cáo.
+ Các khoản đầu tư tài chính dài hạn: phản ánh tổng giá trị các khoản đầu tư
tài chính dài hạn tại thời điểm báo cáo như: đầu tư vào công ty con, đầu tư
vào công ty liên kết, liên doanh, đầu tư khác tại thời điểm báo cáo.


15


b, Phân tích sự biến động và kết cấu nguồn vốn
Phân tích sự biến động và kết cấu nguồn vốn nhằm xem xét tỷ trọng từng bộ
phận chiếm trong tổng nguồn vốn cũng như sự biến động của chúng, từ đó thấy
được tình hình sử dụng nguồn vốn và khả năng huy động vốn của doanh nghiệp.
Kết cấu nguồn vốn bao gồm:
 Nợ phải trả
+ Nguồn vốn tín dụng: là giá trị các khoản vay, nợ ngắn hạn và dài hạn. Nếu
doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả thì nguồn vốn tín dụng tăng lên được xem
là tốt. Ngược lại doanh nghiệp làm ăn không có hiệu quả thì việc tăng lên có
thể đẩy doanh nghiệp vào tình trạng mất khả năng thanh toán.
+ Các khoản vốn chiếm dụng: là giá trị các khoản mà doanh nghiệp nợ trong
thời gian nhất định của khách hàng, công nhân viên,…Các khoản này nhiều
hay ít, tăng hay giảm không thể đánh giá tốt hay xấu mà phải xem qua khả
năng thanh toán của doanh nghiệp.
 Nguồn vốn chủ sở hữu
Nguồn vốn chủ sở hữu là giá trị vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn.
Nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn thì doanh
nghiệp có đủ khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính và mức độ độc lập với
các chủ nợ cao. Ngược lại thì khả năng đảm bảo về mặt tài chính là không
tốt.
2.2 Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp qua Bảng báo cáo kết quả hoạt
động kinh doanh
Tính toán, so sánh mức và tỷ lệ biến động của kỳ phân tích so với kỳ gốc.
Kết quả đạt được qua bảng phân tích sẽ cho thấy tốc độ tăng trưởng của hoạt động
sản xuất kinh doanh và tìm ra được nguyên nhân và đưa ra biện pháp khắc phục.

16
2.3 Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp qua Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ, người sử dụng có thể đánh giá được
khả năng tạo ra tiền, sự biến động tài sản thuần của doanh nghiệp , khả năng thanh

toán của doanh nghiệp và dự đoán được luồng tiền trong kỳ tiếp theo.
2.4 Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp thông qua các chỉ số tài chính
a, Phân tích các chỉ số tài chính phản ánh khả năng thanh toán
Phân tích khả năng thanh toán là xem xét tài sản của doanh nghiệp có đủ
trang trải cho các khoản nợ hay không. Để đánh giá ta dùng các chỉ tiêu sau:
 Hệ số thanh toán hiện hành (tổng quát):
Khả năng thanh toán hiện hành
=
Tổng tài sản

Nợ phải trả

Chỉ tiêu này đánh giá thực trạng tổng quát tình hình tài chính doanh nghiệp.
Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh bình thường thì hệ số này luôn lớn hơn 1. Nếu
hệ số này bằng 1 hoặc nhỏ hơn 1 nghĩa là doanh nghiệp đã mất hết vốn chủ sở hữu
và doanh nghiệp bị giải thể hoặc phá sản.
 Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn :
Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn
=
Tài sản ngắn hạn

Nợ ngắn hạn

Hệ số này cho thấy khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn (phải thanh
toán trong vòng một năm hay một chu kỳ kinh doanh) của doanh nghiệp là cao hay
thấp. Hệ số nay càng cao thì khả năng thanh toán nợ ngắn hạn càng tốt. Tuy nhiên,
nếu cao quá thì sẽ không tốt vì nó phản ánh doanh nghiệp đầu tư quá mức vào vào

17
tài sản ngắn hạn so với nhu cầu vốn của doanh nghiệp, hoặc có thể do hàng tồn kho,

ứ đọng vốn quá lớn,…tài sản ngắn hạn dư thừa không tạo nên doanh thu, do đó vốn
sử dụng không hiệu quả.
Thông thường hệ số này phụ thuộc vào đặc điểm ngành nghề, lĩnh vực kinh
doanh, dự trữ theo mùa vụ,… Nếu nó lớn hơn 1 thì doanh nghiệp đủ khả năng thanh
toán các khoản nợ đến hạn và tình hình tài chính bình thường hoặc khả quan. Ngược
lại doanh nghiệp đang lâm vào tình trạng khó khăn trong thanh toán.
 Hệ số thanh toán nhanh:

Khả năng thanh toán nhanh

=
Tiền và các khoản có thể chuyển
đổi nhanh thành tiền

Nợ ngắn hạn
Chỉ tiêu này chứng minh khả năng thanh toán tức thời (ngay lúc phát sinh
nhu cầu vốn) đối với các khoản nợ đến hạn trả. Thông thường chỉ tiêu này dao động
lớn hơn 0.5 là tốt. Nếu chỉ tiêu này lớn hơn hoặc bằng 1 khẳng định doanh nghiệp
đủ khả năng chi trả công nợ, nhưng doanh nghiệp đang giữ quá nhiều tiền, gây ứ
đọng vốn, do đó hiệu quả sử dụng vốn không cao. Nếu tỷ số này dưới 0.1 thì doanh
nghiệp đang gặp khó khăn về tiền để phục vụ nhu cầu kinh doanh và thanh toán
công nợ đến hạn.
 Hệ số thanh toán lãi vay
Khả năng thanh toán lãi vay
=
Lợi nhuận trước thuế + Lãi vay phải trả

Lãi vay phải trả

Hệ số này cho biết khả năng thanh toán lãi vay và mức độ an toàn có thể đối

với nhà cung cấp tín dụng (bên cho vay) và đây cũng là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả
sử dụng vốn vay của doanh nghiệp. Hệ số này càng cao thì hiệu quả sử dụng vốn

18
vay càng tốt. Nếu hệ số này nhỏ hơn 1 thì doanh nghiệp kinh doanh không hiệu quả
và không có khả năng thanh toán lãi vay trong năm đó.
b, Phân tích các chỉ số tài chính phản ánh tình hình hoạt động
Việc phân tích khả năng hoạt động doanh nghiệp dựa trên phân tích các chỉ
số hoạt động có tác dụng đo lường mức độ hoạt động của doanh nghiệp có liên quan
đến việc sử dụng tài sản và hiệu quả kinh doanh doanh nghiệp. Đối với doanh
nghiệp, hiệu quả kinh doanh không chỉ là thước đo chất lượng, phản ánh trình độ tổ
chức quản lý kinh doanh mà còn là vấn đề sống còn của doanh nghiệp. Ta có thể sử
dụng nhiều chỉ tiêu để đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh, sau đây là một số
chỉ tiêu cơ bản:
 Số vòng quay các khoản phải thu (V
pthu
)
Số vòng quay các khoản phải thu
=
Tổng doanh thu và thu nhập khác

Các khoản phải thu bình quân

Trong đó:

Các khoản phải thu bình quân
=
Phải thu đầu kỳ + Phải thu cuối kỳ

2


Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết mức độ hợp lý của số dư các khoản phải thu
và hiệu quả của việc thu hồi nợ. Nếu số vòng luân chuyển các khoản phải thu càng
cao thì doanh nghiệp ít bị chiếm dụng vốn. Tuy nhiên số vòng quay quá cao sẽ
không tốt vì ảnh hưởng đến khối lượng hàng tiêu thụ do phương thức thanh toán
quá chặt chẽ, khó tìm kiếm các đối tác làm ăn mới, gặp khó khăn trong việc mở
rộng quy mô thị trường.

19
 Kỳ thu tiền bình quân (Kỳ luân chuyển các khoản phải thu)
Kỳ thu tiền bình quân
=
Số ngày trong kỳ ( 360 ngày)

Số vòng quay các khoản phải thu
Kỳ thu tiền bình quân là số ngày cần thiết bình quân để thu hồi các khoản
phải thu trong kỳ, hay nói cách khác chỉ tiêu này cho thấy để thu được các khoản
phải thu cần một khoảng thời gian là bao nhiêu.
Nếu số ngày càng lớn thì việc thu hồi các khoản thu chậm và ngược lại. Tuy
nhiên, kỳ thu tiền bình quân cao hay thấp trong nhiều trường hợp chưa có thể kết
luận chắc chắn mà phải xem xét lại các mục tiêu và chính sách của doanh nghiệp
như mục tiêu mở rộng thị trường, chính sách tín dụng của doanh nghiệp,…
 Số vòng luân chuyển hàng tồn kho (V
htk
)
Số vòng quay hàng tồn kho
=
Giá vốn hàng bán

Hàng tồn kho bình quân


Trong đó :

Hàng tồn kho bình quân
=
Tồn kho đầu kỳ + Tồn kho cuối kỳ

2


Số vòng quay hàng tồn kho càng cao chứng tỏ doanh nghiệp hoạt động có
hiệu quả, giảm được vốn đầu tư dự trữ, rút ngắn được chu kỳ chuyển đổi hàng dự
trữ thành tiền mặt và giảm bớt nguy cơ hàng tồn kho của doanh nghiệp trở thành ứ
đọng.

20
Nếu vòng quy vốn hàng tồn kho quá cao dẫn đến khả năng doanh nghiệp
không đủ hàng hoá thoả mãn nhu cầu bán hàng, làm cho doanh nghiệp mất khách
hàng. Ngược lại, hàng tồn kho dự trữ quá mức cần thiết, gây ứ đọng vốn, hoặc hàng
hoá không phù hợp với nhu cầu thị trường, tiêu thụ chậm,… gây lãng phí vốn, chi
phí sử dụng vốn cao do đó ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
 Kỳ luân chuyển hàng tồn (K
htk
)
Kỳ luân chuyển hàng tồn kho
=
Số ngày trong kỳ (360 ngày)

Số vòng quay hàng tồn kho


Kỳ luân chuyển hàng tồn kho là số ngày cần thiết để hàng tồn kho quay được
một vòng thì phải cần một khoảng thời gian bình quân bao nhiêu ngày. Nếu số ngày
luân chuyển càng lớn thì việc quay vòng hàng tồn kho càng chậm, điều này cũng
đồng nghĩa với việc dự trữ nguyên vật liệu quá mức hoặc hàng hoá tồn kho quá
nhiều và ngược lại.
 Số vòng quay tổng tài sản
Số vòng luân chuyển tổng tài sản
=
Tổng doanh thu và thu nhập khác

Tổng tài sản bình quân

Ý nghĩa: trong kỳ kinh doanh, bình quân 1 đồng tài sản đưa vào kinh doanh
tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu. Số vòng luân chuyển càng cao, càng nói lên
được khả năng đưa tài sản của doanh nghiệp vào sản xuất càng nhiều càng tốt.
Nếu giá trị của hệ số này cao phản ánh tình hình hoạt động của doanh nghiệp
tốt, việc sử dụng tài sản cố định có hiệu quả. Ngược lại, chứng tỏ tình hình sử dụng
tài sản cố định của doanh nghiệp kém hiệu quả nhưng cũng có thể do doanh nghiệp
đang gia tăng đầu tư vào tài sản cố định nên chưa phát huy tác dụng.

21
c, Phân tích các chỉ số tài chính phản ánh khả năng sinh lời:
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn có tác dụng đánh giá chất lượng công tác
quản lý vốn, quản lý sản xuất kinh doanh. Sau đây là một số chỉ tiêu phản ánh khả
năng sinh lời của đồng vốn của công ty.
 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu:
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
=
Lợi nhuận trước thuế ( sau thuế )
x 100 %

Tổng doanh thu và thu nhập

Trong đó: Tổng doanh thu và thu nhập được tính bằng (=) doanh thu thuần
cộng (+) doanh thu tài chính cộng (+) thu nhập khác.
Ý nghĩa: Trong một kỳ kinh doanh, cứ 100 đồng doanh thu và thu nhập khác
thu từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, thì có bao nhiêu đồng là lợi nhuận
trước thuế hay sau thuế. Thông qua chỉ tiêu này, những người quan tâm đến doanh
nghiệp nhận biết được hiệu quả của 1 đồng doanh thu thu được trong kỳ cao hay
thấp.
Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp càng tốt.
 Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản:
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản
=
Lợi nhuận trước thuế ( sau thuế )
x 100 %

Tổng tài sản bình quân

Trong đó :
Tổng tài sản bình quân
=
Tổng tài sản đầu kỳ + Tổng tài sản cuối kỳ
2


22
Ý nghĩa: Trong kỳ kinh doanh, bình quân cứ 100 đồng vốn đưa vào hoạt
động sản xuất kinh doanh thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế hay sau
thuế.
Nếu chỉ số này có xu hướng tăng thì đây là dấu hiệu cho thấy việc sử dụng

đồng vốn của doanh nghiệp ngày càng có hiệu quả và ngược lại.
 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu:
Tỷ suất lợi nhuận trên
vốn chủ sở hữu
=
Lợi nhuận trước thuế (sau thuế)
x 100 %
Vốn chủ sở hữu bình quân

Trong đó :
Vốn chủ sở hữu bình quân
=
Vốn chủ sở hữu đầu kỳ + Vốn chủ sở hữu cuối kỳ

2
Ý nghĩa: Trong kỳ kinh doanh, bình quân cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu đưa
vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì thu được bao nhiêu đồng là lợi nhuận trước
thuế hay sau thuế.
Nếu chỉ số này có xu hướng tăng là dấu hiệu cho thấy việc sử dụng đồng vốn
chủ sở hữu của doanh nghiệp càng có hiệu quả và ngược lại.
 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn ngắn hạn:

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn ngắn hạn
=
Lợi nhuận trước thuế
(sau thuế)


x 100 %


Vốn ngắn hạn bình quân

Ý nghĩa: Chỉ số này cho biết bình quân một đồng vốn ngắn hạn bỏ vào sản
xuất kinh doanh trong kỳ đã mang lại cho doanh nghiệp bao nhiêu đồng lợi nhuận.

23
Nếu chỉ số này lớn lơn 0 và có xu hướng tăng chứng tỏ việc sử dụng vốn
ngắn hạn của doanh nghiệp có hiệu quả.
 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn dài hạn:
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn dài hạn
=

Lợi nhuận trước thuế (sau thuế)

x100%

Vốn dài hạn bình quân

Ý nghĩa: Chỉ số này cho biết bình quân một đồng vốn dài hạn bỏ vào sản
xuất kinh doanh trong kỳ đã mang lại cho doanh nghiệp bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Nếu chỉ số này lớn hơn 0 và có xu hướng tăng chứng tỏ việc sử dụng vốn dài
hạn của doanh nghiệp ngày càng tốt và ngược lại.
d, Phân tích các chỉ số phản ánh cấu trúc tài chính của doanh nghiệp
 Cấu trúc nguồn vốn:
+ Tỷ số nợ:
Tỷ số nợ
=
Nợ phải trả
x 100 %
Tổng nguồn vốn


+ Tỷ số tài trợ:
Tỷ số tài trợ
=
Vốn chủ sở hữu
x 100 %
Tổng nguồn vốn

Ý nghĩa: các tỷ số này cho biết trong tổng nguồn vốn mà doanh nghiệp có
được trong kỳ thì được huy động từ nguồn vay nợ chiếm tỷ trọng bao nhiêu % và
nguồn vốn tự tài trợ chiếm bao nhiêu %.

24
Nếu tỷ số nợ tăng và tỷ số tài trợ có xu hướng giảm là dấu hiệu cho biết tính
tự chủ về tài chính của doanh nghiệp đang có xu hướng giảm và ngược lại.
 Cấu trúc tài sản:
+ Tỷ suất đầu tư tài sản dài hạn:
Tỷ suất đầu tư tài sản dài hạn
=
Tài sản dài hạn
x 100 %
Tổng tài sản
Chỉ tiêu này cho biết tài sản dài hạn chiếm bao nhiêu % trong tổng tài sản mà
doanh nghiệp hiện có mà nó phản ánh tình hình đầu tư chiều sâu, tình hình trang bị
cở sở vật chất kỹ thuật, xây dựng của doanh nghiệp. Nó cho biết năng lực và xu
hướng phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này được đánh giá hợp lý hay
không phụ thuộc vào từng ngành kinh doanh cụ thể.
+ Tỷ suất đầu tư tài sản ngắn hạn:
Tỷ suất đầu tư tài sản ngắn hạn
=

Tài sản ngắn hạn
x 100 %
Tổng tài sản

Chỉ tiêu này cho biết trong tổng tài sản có trong doanh nghiệp thì tài sản
ngắn hạn chiếm bao nhiêu %, chỉ tiêu này cũng phụ thuộc vào từng ngành kinh
doanh cụ thể.



25
CHƯƠNG II PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY
I. VÀI NÉT KHÁI QUÁT VỀ SỞ TÀI CHÍNH KHÁNH HOÀ
1. Vài nét về Khánh Hoà
Khánh Hòa là một tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam. Tỉnh này giáp
với tỉnh Phú Yên về hướng bắc, tỉnh Đắk Lắk về hướng tây bắc, tỉnh Lâm Đồng về
hướng tây nam, tỉnh Ninh Thuận về hướng nam, và Biển Đông về hướng đông.
Khánh Hoà có bờ biển dài hơn 200km và gần 200 hòn đảo lớn nhỏ cùng
nhiều vịnh biển đẹp như Vân Phong, Nha Trang, Cam Ranh… với khí hậu ôn hoà,
nhiệt độ trung bình 26
0
C, có hơn 300 ngày nắng trong năm, và nhiều di tích lịch sử
văn hóa nổi tiếng khác. Với những lợi thế đó Khánh Hòa đã trở thành một trong
những trung tâm du lịch lớn của Việt Nam.
Về kinh tế, Khánh Hòa là một trong những tỉnh có nền kinh tế phát triển
nhanh và vững chắc của Việt Nam. Tăng trưởng GDP của tỉnh trong năm 2009 là
10,2%, cao gần gấp đôi so với Việt Nam. Dịch vụ - du lịch chiếm 43,32% cơ cấu
kinh tế, công nghiệp - xây dựng là 41,71%, còn nông - lâm - thủy sản chiếm
14,97%. GDP bình quân đầu người là 20,44 triệu đồng tương đương 1.200 USD cao
hơn mức bình quân chung của Việt Nam. Thu nhập bình quân đầu người ước tính

9,8 triệu đồng/năm, và là 1 trong 5 tỉnh, thành phố có thu nhập bình quân đầu người
cao nhất nước chủ yếu là các nghành dịch vụ - du lịch. Ngành dịch vụ - du lịch là
ngành phát triển nhất ở Khánh Hòa với số du khách hơn 1,6 triệu lượt vào năm
2009. Các hình thức du lịch ở Khánh Hòa rất phong phú với các hình thức như du
lịch sinh thái biển đảo, du lịch tham quan - vãn cảnh, du lịch văn hóa, Số cơ sở
lưu trú trong địa bàn tỉnh cũng tăng liên tục qua từng năm, đến năm 2010 có tổng
cộng 409 cơ sở, trong đó có 21 khách sạn từ 3 đến 5 sao. Trong các khách sạn và
khu nghỉ mát lớn ở Khánh Hòa, có những khu du lịch và khách sạn nổi tiếng thế
giới như Khu nghỉ mát Ana Mandara, Vinpearl Land, Sheraton Nha Trang hotel &
spa, Novotel,
Bên cạnh đó, Khánh Hòa cũng là địa phương phát triển công nghiệp mạnh
trong khu vực Miền Trung và Tây Nguyên. Các thế mạnh công nghiệp truyền thống
của Khánh Hòa là công nghiệp đóng tàu, chế biến thủy hải sản, vật liệu xây dựng.
Ngoài ra, Khánh Hòa cũng có nhiều loại khoáng sản; đến năm 2003 đã có 72 mỏ
quặng được phát hiện và đăng ký trên địa bàn tỉnh. Tổng giá trị sản xuất công
nghiệp trong năm 2009 của Khánh Hòa đạt 14.095 tỷ đồng. Các khu công nghiệp
lớn trong tỉnh như Khu công nghiệp Suối Dầu, khu công nghiệp Ninh Hòa, khu
công nghiệp Bắc và Nam Nha Trang, cùng với những cảng biển lớn đang được đầu

×