Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Báo cáo khoa học: "CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘ TIN CẬY CỦA MỘT BÀI THI NGOẠI NGỮ" ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (274.12 KB, 4 trang )


CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘ TIN CẬY
CỦA MỘT BÀI THI NGOẠI NGỮ

ThS. BẠCH THỊ THANH
Bộ môn Anh văn
Khoa Khoa học cơ bản
Trường Đại học Giao thông Vận tải

Tóm tắt: Đi đôi với dạy và học ngoại ngữ, khâu kiểm tra đánh giá cũng luôn là mối quan
tâm của giáo viên và học viên. Thông qua quá trình này giáo viên có thể đánh giá được kết
quả học tập của người học, đánh giá được cách dạy của mình và từ đó tìm ra phương pháp
phù hợp. Còn đối với học viên quá trình kiểm tra đánh giá sẽ giúp họ biết được khả năng của
mình và sẽ cố gắng hơn. Tuy nhiên để có được một bài thi hay một bài kiểm tra đáng tin cậy
không phải là một việc dẽ dàng. Bài báo này sẽ đề cập các yếu tố tác động đến độ tin cậy của
một bài thi phần nào giúp cho việc thiết kế đề thi và tổ chức thi môn ngoại ngữ được tốt hơn.
Summary: Along with the need of teaching and learning foreign languages, the need of
testing has gained much concern from teachers and learners as well. Through testing,
teachers can evaluate learners’ achievements, self-assess their teaching methods and find out
the better way to teach their students. Thanks to testing, learners can know their ability and
then try to learn better. However, it is not easy to have a reliable test. This article will mention
some factors affecting the reliability of a foreign language test, which can help to have a
better test design and administration.

CNTT
_
CB
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Chúng ta ai cũng biết đi đôi với quá trình
giảng dạy và học tập thì khâu kiểm tra đánh giá
là vô cùng quan trọng. Vì vậy kiểm tra đánh


giá trong dạy và học ngoại ngữ là một việc tất
yếu. Đề cập đến vấn đề này Arthur Hughes
trong cuốn Testing for Language Teachers đã
khẳng định “ kiểm tra đánh giá là rất cần thiết
nhằm cung cấp thông tin về những gì mà người
học đạt được, nếu thiếu khâu này sẽ khó có thể
đưa ra các quyết định giảng dạy phù hợp” ([1]
trang 4). Bàn về tầm quan trọng của kiểm tra
đánh giá Madsen (1988 : 4) cũng cho rằng các
bài kiểm tra tiếng Anh phù hợp có thể giúp
sinh viên học tốt ngôn ngữ này vì họ phải học
để kiểm tra, sau đó bài của họ lại được giáo
viên trả và chữa. Theo Heaton việc kiểm tra
cũng rất có ích cho giáo viên, giúp họ đánh giá
được công việc, sự nỗ lực của họ và từ đó có sự
điều chỉnh phù hợp trong giảng dạy để tăng
tính hiệu quả.
Rõ ràng kiểm tra đánh giá là việc làm
không thể thiếu trong giảng dạy nói chung và
trong giảng dạy ngoại ngữ nói riêng.Tuy
nhiên việc này chỉ phát huy được tính tích cực
của nó khi các bài kiểm tra, bài thi có độ tin
cậy cao. Bài báo sẽ đề cập đến những yếu tố
làm tăng độ tin cậy của một bài thi ngoại ngữ.
II. MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI ĐỘ
TIN CẬY CỦA MỘT BÀI THI NGOẠI NGỮ
Độ tin cậy là gì?
Theo Harrison, độ tin cậy của một bài thi
là tính nhất quán (consistency), còn Cyril
Weir lại diễn giải như sau: Một bài thi có độ

tin cậy là bài thi mà kết quả bài làm của thí
sinh phản ánh đúng trình độ của họ, nếu bạn
cho họ làm lại thì bạn vẫn nhận được kết quả


tương tự ([2] trang 20). Điều này cũng được
đề cập trong trang web về kiểm tra đánh giá:
một bài thi được thực hiện với cùng một đối
tượng ở những thời điểm khác nhau cho ta
những kết quả tương tự nhau là bài thi đáng
tin cậy ([5]). Theo Bachman, 1990, độ tin cậy
của bài thi chính là khả năng đánh giá trình độ
của thí sinh của bài thi đó chính xác đến mức
độ nào ([3] trang 195).
Tuy nhiên để bài thi đạt được độ tin cậy
cũng cần lưu ý nhiều yếu tố.
1. Bài thi nên gồm có nhiều phần,
nhiều dạng bài
Bài thi với nhiều dạng bài sẽ đánh giá
chính xác hơn khả năng của người học. Theo
Arthur Hughes thì một bài thi càng có nhiều
câu hỏi đa dạng thì độ tin cậy càng cao và
theo ông điều này đã được chứng minh qua
thực tế ([1] trang36).
Tuy nhiên cần lưu ý rằng các câu hỏi sau
không nên liên quan đến kết quả của câu trước
đó. Ví dụ trong một bài kiểm tra đọc ta có câu
hỏi trước là “Where did the child find her
mother?” và câu hỏi tiếp theo là “What was
unusual about the place ?”. Như vậy câu hỏi

thứ hai sẽ không làm tăng độ tin cậy của bài thi
vì nếu thí sinh trả lời sai câu thứ nhất thì sẽ dẫn
đến trả lời câu hỏi thứ hai cũng sai. Các câu hỏi
trong bài thi nên càng khác biệt càng tốt, khi đó
bài thi sẽ kiểm tra được nhiều kiến thức đa
dạng của người học và độ tin cậy của bài thi sẽ
càng cao. Điều này đã được Hughes và Cyril
Weir khẳng định “ các câu trong đề thi nên là
các câu không phụ thuộc nhau ” ([1] trang37);
“Nhìn chung cần tránh sự phụ thuộc nhau của
các câu hỏi, tức là việc trả lời một câu hỏi này
không nên liên quan đến khả năng trả lời một
câu hỏi khác ([2] trang 24). Độ dài của bài thi
cũng quyết định độ tin cậy của nó, bài thi càng
dài thì độ tin cậy càng cao ([5]). Tuy nhiên
theo cả Arthur Hughes và Cyril Weir thì bài thi
cũng không nên quá dài vì như vậy sẽ làm cho
thí sinh quá mệt mỏi, khi đó câu trả lời của họ
sẽ không còn phản ánh đúng khả năng của họ
nữa. Độ dài của bài thi nên tuỳ thuộc vào tầm
quan trọng của kết quả bài thi đó. Kết quả của
bài thi được sử dụng vào mục đích quan trọng
hơn thì bài thi nên dài hơn.
2. Yêu cầu các phần của bài thi cần cụ thể
Yêu cầu của câu hỏi càng cụ thể thì việc
đánh giá câu trả lời của các thí sinh sẽ càng
chính xác hơn. Ví dụ trong một bài thi viết, thí
sinh được cung cấp một loạt các chủ đề và họ
có thể viết về một trong những chủ đề này, khi
đó đề bài sẽ thiếu độ tin cậy vì thí sinh sẽ làm

bài rất khác nhau và tiêu chí đánh giá sẽ rất
khó chính xác.
Theo Hughes, đề bài không nên cho mở
quá, các yêu cầu cụ thể cần được nêu rõ trong
đề. Hãy so sánh các đề kiểm tra viết sau để
thấy rõ hơn điều này.
a. Write a composition on education.
b. Write a composition on education in
Vietnam.
c. Write a composition on how we might
improve education in Vietnam.
d. Discuss the following measures to
improve education in Vietnam:
CNTT_C
B
- Improve the facilities (rooms,
equipment, …)
- Improve the programs
- Provide training for teachers
Như vậy đề thi dạng thứ tư sẽ cho ta độ tin
cậy cao hơn cả vì các yêu cầu đưa ra cụ thể hơn.
3. Các câu hỏi trong bài thi không nên
bị mơ hồ
Các câu hỏi phải thật rõ ý, tránh tình trạng
thí sinh đưa ra câu trả lời mà người ra đề không
lường trước được. Ví dụ trong một bài đọc của đề
thi tuyển sinh cao học của trường Giao thông có
đoạn mở đầu như sau “Three people jumped out
of a car on a busy Oxford Road after a fire started
under the bonnet this morning…”, và người ra đề

đã đặt câu hỏi “Where did the fire break out?” với
đáp án là “Oxford Road”, nhưng khi chấm chúng
tôi đã nhận được một câu trả lời rất khác nhưng
cũng đúng từ phía thí sinh là “under the bonnet”.
Như vậy, nếu không đọc bài đọc mà giáo viên cứ


chấm theo đáp án thì câu trả lời “under the
bonnet” sẽ bị coi là sai và thí sinh sẽ mất điểm.
Những câu hỏi như thế sẽ làm cho độ tin cậy của
đề thi giảm đi. Để tránh tình trạng này đề thi nên
được đưa cho các giáo viên khác đọc và kiểm tra
thật kỹ lưỡng trước khi thi hoặc tiến hành kiểm
tra thử với một nhóm người có trình độ tương
đương với nhóm thí sinh đích. Tuy nhiên cũng
cần phải có biện pháp để bảo đảm bí mật của đề
thi. Trong trường hợp đặc biệt không thể làm như
vậy thì khi chấm giáo viên phải hết sức lưu ý để
phát hiện được các vấn đề nảy sinh và tìm ra cách
giải quyết hợp lý để đảm bảo sự công bằng cho
thí sinh.
4. Các câu chỉ dẫn trong đề thi phải
thật rõ ràng và chính xác
Điều này cần phải được chú ý đối với cả
những chỉ dẫn bằng lời nói hoặc bằng chữ viết.
Nhiều khi người ra đề cho rằng việc hiểu chính
xác yêu cầu đề bài là một việc dễ dàng với thí
sinh nên đã không cẩn thận khi ra đề và thường
đổ lỗi cho sự kém cỏi của thí sinh. Nhưng trong
thực tế học sinh khá mới là những người hay

hiểu khác ý của người ra đề. Trong cuốn
Testing for Language Teachers, Arthur Hughes
cho rằng khi đưa ra chỉ dẫn bằng lời nói cũng
nên viết cẩn thận ra giấy trước rồi sau đó mới
đọc. Cyril Weir cũng nêu lên vấn đề này trong
cuốn Understanding & Developing Language
Tests: “…nếu chỉ dẫn quá phức tạp, có thể dịch
chỉ dẫn đó ra tiếng mẹ đẻ cho thí sinh…” vì
theo ông “mục đích của bài thi không phải là
kiểm tra khả năng hiểu những chỉ dẫn đó….”.
Tuy nhiên cũng có những tranh cãi về vấn đề
dịch chỉ đẫn ra tiếng mẹ đẻ này. Việc hiểu sai
yêu cầu đề bài trong đề thi tiếng Anh đối với
sinh viên trường Giao thông thường không xảy
ra vì các em đã được làm quen với dạng bài
trước khi thi và chỉ dẫn trong bộ đề thi tiếng
Anh nhìn chung là ổn.
CNTT
_
CB
5. Bài thi phải được trình bày rõ ràng
và hợp lý
Bài thi cần được đánh máy (hoặc viết
tay) cẩn thận, trình bày gọn gàng, các chữ
không nên quá sít nhau. Chẳng hạn việc thí
sinh phải lật đi lật lại các trang để trả lời câu
hỏi bài đọc là một điều không hợp lý trong
khâu trình bày. Việc in ấn, nhân bản cũng phải
được làm cẩn thận để có được những đề thi rõ
ràng tạo điều kiện cho thí sinh làm bài tốt.

6. Thí sinh nên được làm quen trước
với dạng bài thi và kỹ thuật làm bài
Để có được điều này các thí sinh nên
luyện trước các bài mẫu (sample tests) hoặc
làm các đề thi của những năm trước hoặc sử
dụng những tài liệu trong đó có các dạng bài
của đề thi. Cyril Weir đã đề cập này: “Nhìn
chung việc cung cấp cho thí sinh các dạng câu
hỏi thi để họ làm quen trước kỳ thi là rất hữu
ích…” ([2] trang 24). Qui trình kiểm tra đánh
giá môn tiếng Anh tại trường Đại học Giao
thông cũng đã có bước này. Sinh viên được
làm quen với dạng bài thi thông qua bài mẫu
trong giáo trình, bài kiểm tra giữa kỳ và được
giáo viên hướng dẫn kỹ thuật làm bài cẩn thận
trong quá trình học.
7. Việc tiến hành thi phải được tổ chức
đồng nhất trong điều kiện yên tĩnh
Một đề thi tốt nhưng không được tổ chức
thi nghiêm túc sẽ không đạt được độ tin cậy
cao. Kỳ thi được tiến hành trong các điều kiện
khác nhau sẽ cho các kết quả khác nhau vì vậy
sự đồng nhất trong cách tổ chức thi là rất quan
trọng. Ví dụ việc bố trí phòng thi, định thời
gian, giám sát thời gian làm bài, điều kiện âm
thanh, loa đài phải được chú ý thực hiện tốt,
đặc biệt khi cho thí sinh nghe không nên để
các âm thanh khác làm mất sự tập trung của
thí sinh. Tại trường Giao thông đây là khâu
cần phải xem xét cải tiến nhiều. Hiện nay việc

thi nghe của sinh viên được thực hiện qua đài,
băng với chất lượng không được tốt lắm, hơn
nữa việc bố trí phòng thi hẹp hay rộng cũng
ảnh hưởng đến chất lượng bài nghe. Khi thi để
đảm bảo sự nghiêm túc, tốt nhất là mỗi người
một bàn nhưng đôi lúc do thiếu phòng nên hai
thí sinh ngồi chung một bàn, khi đó không
tránh khỏi hiện tượng bàn bài hoặc quay cóp.


8. Việc chấm bài phải được thực hiện
tốt bao gồm các yếu tố sau:
- Việc cho điểm phải khách quan : Theo
Arthur Hughes, để có tính khách quan cao khi
chấm bài nên sử dụng dạng đề thi trắc nghiệm.
Tuy nhiên việc ra đề thi dạng này khó và đòi
hỏi phải thử nghiệm nhiều. Ông còn đề xuất
một dạng nữa là câu hỏi mở với câu trả lời
đúng chỉ là một từ (open-ended item). Ví dụ,
sau khi nghe một bài thí sinh phải trả lời câu
hỏi “What was different about the results?” và
câu trả lời đúng là “Success was closely
associated with high motivation”. Với câu trả
lời dài như vậy việc cho điểm sẽ khó khách
quan được. Việc chấm điểm sẽ có độ tin cậy
cao hơn nếu thí sinh được cung cấp một phần
của câu trả lời. Ví dụ câu hỏi trên có thể ra như
sau: “What was different about the results?” -
“…was closely associated with high ”. Đối
với đề thi viết, để việc cho điểm đạt độ khách

quan cao đề bài cần cho rất cụ thể (Ví dụ như
đề viết thứ tư ở phần 2)
- Phần đáp án và thang điểm cần phải thật
chi tiết.
CNTT_C
B
Tất cả các phương án trả lời chấp nhận
được đều phải được đưa ra. Muốn đạt độ tin
cậy, thang điểm nên càng cụ thể cho từng phần
nhỏ càng tốt. Để làm được điều này sự tham
khảo ý kiến của các đồng nghiệp là rất cần
thiết. Theo Cyril Weir, thì thang điểm và thời
gian làm bài của từng phần (nếu bài thi gồm
nhiều phần có độ dài khác nhau) cũng nên cho
thí sinh biết để họ có thể có chiến lược làm bài
đạt hiệu quả cao nhất ([2] trang 25).
- Giáo viên chấm thi cần phải được
hướng dẫn đầy đủ và cẩn thận, đặc biệt là
những người chấm bài viết luận.
- Nhóm chấm thi cần nghiên cứu đáp án
và thang điểm kỹ càng và chỉ bắt tay vào
chấm khi tất cả cùng nhất trí về đáp án cũng
như thang điểm đó. Trong quá trình chấm nếu
có vấn đề nảy sinh, cán bộ giám sát cần phải
trao đổi tìm ra giải pháp phù hợp rồi thông
báo cho tất cả cán bộ chấm thi có liên quan.
- Bài thi nên được đánh số chứ không nên ghi
tên để đảm bảo sự khách quan. Các nghiên cứu
cho thấy việc ghi tên hoặc dán ảnh trên bài thi
cũng có ảnh hưởng phần nào đến việc cho điểm.

- Bài thi nên được chấm ít nhất hai vòng
độc lập và sẽ có người thứ ba đưa ra điểm kết
luận trên cơ sở điểm của hai vòng chấm trước.
Trên đây là một số yếu tố ảnh hưởng
đến độ tin cậy của bài thi, ngoài ra để có được
một bài thi chất lượng chúng ta còn phải chú ý
đến độ giá trị (validity), tính thực tiễn
(practicality) của bài thi đó.
III. KẾT LUẬN
Kiểm tra đánh giá là khâu vô cùng quan
trọng trong quá trình dạy và học, nhưng thực
hiện việc đó như thế nào để đạt được hiệu quả
và có độ tin cậy cao lại là một vấn đề. Trong
phạm vi bài báo này tôi đã trình bày một số yếu
tố quyết định độ tin cậy của một bài thi nói
chung và một bài thi ngoại ngữ nói riêng. Trong
những năm qua bộ đề thi tiếng Anh của trường
Giao thông đã được sửa đổi bổ sung liên tục.
Sắp tới bộ môn Anh văn cũng sẽ làm lại các
băng đĩa phục vụ cho thi nghe để có chất lượng
tốt hơn. Hy vọng rằng bài báo này sẽ là tài liệu
tham khảo giúp cho việc cải tiến các khâu ra đề
cũng như tổ chức các kỳ thi tiếng Anh của bộ
môn Anh văn được tốt hơn trong thời gian tới.
Tài liệu tham khảo
[1]. Arthur Hughes, 1997. Testing for Language
Teachers. Cambridge University Press.
[2]. Cyril Weir, 1993. Understanding &
Developing Language Tests.
[3]. Gary Buck. Assessing listening. Cambridge

University Press.
[4]. Nguyễn Thị Thu Hương. Towards improving
positive backwash effects of English in-term tests
A3 in assessment of students’ performance at the
university of transport and communications (Luận
văn thạc sỹ)
[5].Trang web :
/>m_content&view=article&id=85%3Atesting-and-
teaching-brief-
introduction&Itemid=64&limitstart
=2♦

×