Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Báo cáo khoa học: "TỔ CHỨC CÔNG TÁC KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ Ở CÁC DOANH NGHIỆP" pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (231.79 KB, 3 trang )


TỔ CHỨC CÔNG TÁC KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
VÀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ Ở CÁC DOANH NGHIỆP


ThS. NGUYỄN THỊ TƯỜNG VI
Bộ môn Kinh tế Vận tải
Khoa Vận tải - Kinh tế
Trường Đại học Giao thông Vận tải

Tóm tắt: Việc tổ chức kiểm toán báo cáo tài chính và kế toán quản trị để xác nhận tính
trung thực, tin cậy và khách quan của các thông tin trên báo cáo tài chính và kế toán quản trị
là rất cần thiết trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Để tiến hành công việc kiểm toán báo
cáo tài chính, quản trị có hiệu quả các doanh nghiệp phải tiến hành qua các bước: Lập kế
hoạch kiểm toán, chuẩn bị kiểm toán, thực hiện kiểm toán và lập báo cáo kiểm toán. Với các
khoản mục cần kiểm toán khác nhau, kiểm toán viên phải lựa chọn phương pháp và nội dung
kiểm toán phù hợp nhằm phát hiện các sai sót, gian lận có thể xảy ra.
Summary: Recently, it is really important to organize the financial report and
management accounting audit to ascertain honesty, trust and objectiveness of information
included in financial reports and management accounting in the market economy. To
implement the financial and management report audits effectively, enterprises should carry
out activities in order as follows: auditotial planning, auditorial preparation, auditorial
implemetation and auditorial reporting. For other items to be audited, the auditor has to
select a proper auditorial methodology and content to detect possible errors and frauds.


Trong nền kinh tế thị trường hiện nay
các số liệu, thông tin tài chính của doanh
nghiệp được sự quan tâm và sử dụng khá rộng
rãi trong xã hội và qua đó đóng một vai trò
quan trọng trong hoạt động kinh tế xã hội.


Tuy nhiên vai trò trên chỉ thực hiện được nếu
các thông tin tài chính được sử dụng đảm bảo
tính chính xác và đáng tin cậy. Yêu cầu đó
dẫn đến hai vấn đề cần giải quyết:
- Thứ nhất: Thông tin tài chính là thông
tin có độ tổng hợp cao đòi hỏi một quá trình
xử lý phức tạp trên hàng ngàn dữ liệu về hoạt
động kinh tế của công tác kế toán, do đó
người sử dụng không thể kiểm tra được tính
chính xác đáng tin cậy của thông tin bằng
phương pháp thông thường.
- Thứ hai: Có sự khác biệt về mục đích
giữa người cung cấp và sử dụng thông tin tài
chính được cung cấp.
Để giải quyết được hai vấn đề trên các
thông tin tài chính trước khi sử dụng cần được
kiểm tra và xác nhận về tính chính xác và
đáng tin cậy. Điều đó dẫn đến cần phải có
hoạt động kiểm toán.
Kiểm toán là sự kiểm tra và xác nhận thông
tin tài chính có đảm bảo chính xác và đáng tin
cậy theo những nguyên tắc kế toán được chấp
nhận rộng rãi và các nguyên tắc khác được đề
ra. Có nhiều loại kiểm toán khác nhau tùy vào
các cách phân loại. Nếu căn cứ vào đối tượng


kiểm toán có kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm
toán tuân thủ và kiểm toán hoạt động.
Kiểm toán báo cáo tài chính và báo cáo

kế toán quản trị là việc kiểm tra và xác nhận
tính kịp thời, trung thực, đầy đủ, khách quan
và tính tin cậy của báo cáo tài chính, báo cáo
kế toán quản trị trước khi ban giám đốc ký
duyệt và công bố; là việc kiểm tra và đánh giá
các báo cáo tài chính và báo cáo kế toán quản
trị đưa ra các kiến nghị và tư vấn cần thiết cho
các quyết định trong hoạt động sản xuất kinh
doanh nhằm đảm bảo sự hợp lý và hiệu quả.
Với bản chất như trên kiểm toán báo cáo
tài chính, báo cáo kế toán quản trị có vai trò
và nhiệm vụ sau:
+ Kiểm tra, xác nhận tính trung thực đầy
đủ khách quan và tính đáng tin cậy của báo
cáo tài chính, kế toán quản trị giúp cho việc
phân tích, đánh giá, định hướng và điều hành
hoạt động sản xuất kinh doanh. Đưa ra những
kiến nghị và tư vấn cần thiết cho quản lý và điều
hành hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
+ Kiểm tra việc tuân thủ các nguyên tắc
chuẩn mực kế toán, các chính sách tài chính,
kế toán hiện hành khi lập báo cáo tài chính,
quản trị phát hiện những sơ hở, yếu kém, gian
lận trong quản lý, trong việc bảo vệ tài sản
của doanh nghiệp.
Kiểm toán báo cáo tài chính, kế toán
quản trị có một vị trí quan trọng như vậy
nhưng hiện nay công tác kiểm toán nội bộ
trong đó có kiểm toán báo cáo tài chính, kế
toán quản trị của các doanh nghiệp còn gặp

nhiều lúng túng khó khăn, vì vậy để đạt được
hiệu quả cao trong công tác kiểm toán các
doanh nghiệp cần tiến hành theo các bước và
phải lựa chọn được phương pháp kiểm toán
phù hợp.
Các bước thực hiện một cuộc kiểm toán
gồm:
+ Bước 1: Lập kế hoạch cho cuộc kiểm
toán: Lập kế hoạch kiểm toán là công việc đầu
tiên của cuộc kiểm toán, khi lập kế hoạch
kiểm toán cần xác định
- Mục tiêu, nội dung, phạm vi và thời
gian tiến hành kiểm toán;
- Quy mô cuộc kiểm toán gồm phương
pháp, cách thức, biện pháp tổ chức lực lượng
kiểm toán.
+ Bước 2: Công tác chuẩn bị kiểm toán
- Nghiên cứu tài liệu liên quan đến cuộc
kiểm toán;
- Tìm hiểu chính sách, chủ trương của
nhà nước của doanh nghiệp liên quan đến
cuộc kiểm toán;
- Chuẩn bị cơ sở vật chất cho cuộc kiểm toán;
- Thông báo, trao đổi với doanh nghiệp về
thời gian, chương trình kế hoạch kiểm toán;
- Yêu cầu doanh nghiệp chuẩn bị tài liệu,
địa điểm, cơ sở vật chất, phương tiện làm
việc, cử người phối hợp tham gia.
+ Bước 3: Thực hiện kiểm toán
- Kiểm tra, xem xét các hoạt động kinh tế

phát sinh trên các chứng từ, sổ kế toán và báo
cáo tài chính;
- Thu thập các bằng chứng cần thiết;
- Tổng hợp, phân tích đánh giá trên cơ sở
số liệu đã thu thập.
+ Bước 4: Kết thúc cuộc kiểm toán
- Kiểm toán viên phải lập báo cáo kiểm toán;
- Giải quyết các công việc phát sinh sau
kỳ kiểm toán như kiểm tra lại việc triển khai
những kiến nghị, những đề nghị xử lý và


những phương pháp đã nêu trong báo cáo
kiểm toán;
Các phương pháp thường được sử dụng
khi thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính, kế
toán quản trị:
+ Kiểm tra từ tổng hợp đến chi tiết;
+ Kiểm tra chọn mẫu xác suất: Chỉ kiểm
tra các chứng từ nghiệp vụ điển hình hoặc có
nghi vấn, chọn mẫu tập trung vào nơi có giá
trị lớn, độ rủi ro cao;
+ Kiểm tra từng khâu công việc của kế toán;
+ Kiểm kê thực tế hiện vật: Kiểm tra tiền
mặt tồn quỹ, vật liệu tồn kho, số lượng và giá
trị tài sản cố định… theo biên bản kiểm kê với
số liệu trong sổ kế toán phát hiện các trường
hợp sai sót, gian lận, mất mát thiếu hụt.
+ Phương pháp đối chiếu so sánh: Đối chiếu
giữa hiện vật và giá trị, giữa kế toán chi tiết và kế

toán tổng hợp, giữa chứng từ và sổ sách kế toán
để xác định tính chính xác, trung thực khách quan
của báo cáo tài chính, quản trị… ngoài ra còn so
sánh giữa các năm với nhau.
Các khoản mục trên báo cáo tài chính và
kế toán quản trị rất đa dạng phong phú từ các
khoản mục thể hiện tài sản cố định, tài sản lưu
động đến các khoản nguồn vốn của doanh
nghiệp. Vì vậy, để kiểm tra đánh giá tính
chính xác tin cậy của các thông tin trên báo
cáo tài chính, kế toán quản trị cần phải đi
kiểm toán chi tiết các khoản mục trên báo cáo
tài chính, kế toán quản trị như kiểm toán vốn
bằng tiền, kiểm toán hàng tồn kho, kiểm toán
tài sản cố định… với mỗi khoản mục có thể
có các sai sót, gian lận khác nhau vì thế kiểm
toán viên cần phải có nội dung và phương
pháp kiểm toán mỗi khoản mục cho phù hợp.
Sau khi thực hiện các phần hành kiểm toán
như trong kế hoạch kiểm toán đề ra, kiểm toán viên
phải lập báo cáo kiểm toán báo cáo tài chính, kế
toán quản trị. Báo cáo kiểm toán là sản phẩm của
cuộc kiểm toán và được nhiều đối tượng sử dụng vì
thế kiểm toán viên cần phải quán triệt được các
nguyên tắc lập báo cáo kiểm toán như sau:
+ Kiểm toán viên phải phân tích, đánh giá
các dữ liệu trước khi lập báo cáo kiểm toán;
+ Khi lập báo cáo kiểm toán báo cáo tài
chính, kế toán quản trị phải đảm bảo các yếu tố
cơ bản và kết cấu của một báo cáo kiểm toán;

+ Báo cáo kiểm toán báo cáo tài chính,
kế toán quản trị phải được trình bày đầy đủ
nội dung kết quả của cuộc kiểm toán một cách
rõ ràng, dễ hiểu theo mục tiêu kiểm toán đề ra.
Kiểm toán viên sẽ trình bày ý kiến của mình
về báo cáo tài chính, kế toán quản trị được
kiểm toán trong phạm vi kiểm toán.
Sau khi lập xong báo cáo kiểm toán, kiểm
toán viên có trách nhiệm gửi và công bố báo cáo
kiểm toán báo cáo tài chính, kế toán quản trị…
Báo cáo kiểm toán báo cáo tài chính, kế
toán quản trị phải được đính kèm báo cáo tài
chính, quản trị được kiểm toán.
Trên đây là quy trình tổ chức công tác
kiểm toán nói chung và công tác kiểm toán
báo cáo tài chính, kế toán quản trị nói riêng.
Mỗi bước thực hiện trong cuộc kiểm toán đều
có tác dụng và đóng góp nhất định đến sự
thành công của cuộc kiểm toán. Để đạt được
kết quả tốt trong tổ chức kiểm toán báo cáo tài
chính, kế toán quản trị các doanh nghiệp cần
phải tuân thủ đầy đủ các bước trên.
Tài liệu tham khảo
[1]. Kiểm toán – Trường Đại học Tài chính Kế toán Hà
Nội – NXB Tài chính – 1998.
[2]. Kiểm toán đại cương – Vũ Hữu Đức – Trường ĐH
Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.
[3]. Kiểm toán nội bộ - Lý luận và hướng dẫn nghiệp vụ
- PGS. TS Đặng Văn Thanh – NXB Tài chính – 1997



×