Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Báo cáo khoa học: "MỘT SỐ NÉT BIỂU HIỆN CỦA NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO Ở TÍN ĐỒ HÀ NỘI HIỆN NAY" pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (259.4 KB, 4 trang )


MỘT SỐ NÉT BIỂU HIỆN CỦA NHÂN SINH QUAN
PHẬT GIÁO Ở TÍN ĐỒ HÀ NỘI HIỆN NAY

CN. NGUYỄN TRUNG THÀNH
Bộ môn Những nguyên lý cơ bản của CNMLN
Khoa Lý luận chính trị
Trường Đại học Giao thông Vận tải

Tóm tắt: Đất nước ta thực hiện công cuộc đổi mới trong hơn hai mươi năm qua đã đạt
được nhiều thành tựu quan trọng. Bên cạnh những thành tựu về kinh tế, văn hoá, xã hội mà
chúng ta đã đạt được, mặt trái của nền kinh tế thị trường cũng phát sinh ngày càng nhiều tiêu
cực gây ảnh hưởng xấu đến nhiều mặt của đời sống xã hội nước ta. Để kiếm được nhiều tiền,
nhiều người dùng mọi thủ đoạn như gian lận thương mại, buôn lậu, làm hàng giả, buôn bán
ma tuý Nhiều vụ án kinh tế lớn đã xảy ra. Các tệ nạn xã hội được dịp bung ra như nấm mọc
sau cơn mưa: Lừa đảo, trộm cắp, nghiện và buôn bán ma tuý, giết người cướp của, mại dâm
Nghiêm trọng hơn, gia đình - nền tảng của xã hôi - trở nên mong manh, dễ tan vỡ. Quan hệ
trong gia đình đảo lộn. Trong đời sống xã hội, chúng ta thấy xuất hiện chủ nghĩa cá nhân, lối
sống vì đồng tiền, danh lợi, hưởng thụ, sa đọa, truy lạc, làm băng hoại đạo đức và truyền
thống tốt đẹp của dân tộc. Con người trở nên dễ bị tổn thương hơn và dễ có những hành động
cực đoan hơn. Trong bối cảnh đó, rõ ràng là nhân sinh quan Phật giáo đã có tác động nhất
định trong việc điều chỉnh suy nghĩ và hành vi của con người, trước hết đối với cộng đồng tín
đồ đạo Phật, đặc biệt là đối với những tín đồ ở Hà Nội - một trong hai trung tâm lớn của Phật
giáo Việt Nam.
Summary: Our country has carried out innovative work in more than twenty years and
achieved many important
achievement. Beside achievements about economy, culture and
society we achieved, t
MLN-
VTKT
he reverse of the market economy has also arisen more and more


negatives which
bring about bad effects to many faces of social life in our country. In order to
earn much money, many people use every
trickery
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Đạo Phật truyền vào nước ta khoảng đầu
Công nguyên và đã trở thành một trong những
hệ tư tưởng - tôn giáo có sức sống lâu dài, tồn
tại cho đến ngày nay, đã ảnh hưởng sâu sắc
đến đời sống tinh thần của con người Việt
Nam trong lịch sử. Đạo Phật với quan niệm
nhân sinh độc đáo của nó trở thành một bộ
phận không thể thiếu đối với cấu trúc của đời
sống tinh thần của dân tộc. Ngày nay, trong
bối cảnh công cuộc đổi mới của đất nước, do
sự tác động mạnh mẽ của nền kinh tế thị
trường cùng với các học thuyết tư tưởng và
tôn giáo khác, đạo Phật đã có những biến
chuyển mạnh mẽ cùng với sự chuyển mình
, like: cheating in commerce, smuggling,
making counterfeit, trading in drugs, Many big economic cases happened. The social evils
have chance to come apart like mushroom after raining: cheat, thieves and pickpockets, drug
addiction, killing for robbery, prostitution, Be more serious, family – basis of society –
become faint, more fragile. The relationship in family is upset. In social life, we see the
appearance of individualism, lifestyle for money, fame and wealth, depravity; which are
collapsing morals and good traditions of nation. Man become easier to be hurt and to go to
extremes. In this background, it is clear that outlook on life of Buddhism had limited effects on
correcting thought and behaviour of people, first to community of Buddhist, especially to
Buddhist in Ha Noi – one of two big centers of Vietnamese Buddhism.




lớn lao của đất nước. Tình hình đó có tác động
không nhỏ, theo cả hai chiều hướng tích cực,
tiêu cực, tới đời sống xã hội, tới lối sống, đạo
đức của xã hội nước ta. Đặc biệt, thủ đô Hà
Nội là một trong hai trung tâm lớn của Phật
giáo Việt Nam cũng không nằm ngoài dòng
chảy trên.
II. NỘI DUNG
Nếu như các trường phái triết học Hy
Lạp cổ đại như Milê, Êlê chủ yếu bàn về
những vấn đề thế giới quan, bản thể luận như
đi tìm bản nguyên của thế giới, bản chất của
thế giới, trạng thái của thế giới, Còn những
vấn đề về con người họ lại bàn tương đối ít thì
trái lại, ở Phật giáo - một hệ thống triết học,
tôn giáo - bên cạnh những tư tưởng, quan
niệm về thế giới, vấn đề nhân sinh quan
không chỉ được đặt ra ngay từ đầu mà còn là
nội dung tư tưởng chủ yếu bao trùm lên toàn
bộ hệ thống.
Việt Nam là nước nằm trong khu vực
chịu ảnh hưởng của hai nền văn minh phát
triển rực rỡ thời cổ đại đó là Ấn Độ và Trung
Quốc và tất yếu chịu ảnh hưởng của hai nền
văn minh đó. Đạo Phật truyền vào nước ta từ
đầu Công nguyên theo hai hướng: từ Ấn Độ
sang bằng đường biển và từ Trung Quốc sang
bằng đường bộ.

MLN-
VTKT
Phật giáo Việt Nam có những đặc trưng
riêng: Thứ nhất, đối với người dân Việt, đạo
Phật không chỉ là một triết thuyết mà quan
trọng hơn đó là cuộc sống thiện, có đạo đức,
nhân ái, bao dung. Đạo Phật ở Việt Nam đã
tiếp nhận, hòa đồng với tín ngưỡng bản địa
khiến cho nó thâm nhập được vào đông đảo
dân cư và phát triển theo suốt chiều dài lịch sử
dân tộc. Thứ hai, đạo Phật ở Việt Nam kết
hợp chặt chẽ việc đạo với việc đời cho nên có
xu hướng nhập thế. Thứ ba, Phật giáo Việt
Nam rất đề cao phụ nữ. Nhiều nhân vật lịch sử
được tôn thành Phật. Chùa là nơi phụ nữ
chiếm ưu thế.
Ngay từ buổi đầu khi đạo Phật mới du
nhập vào nước ta thì Thăng Long - Hà Nội đã
nhanh chóng trở thành một trong trung tâm
Phật giáo quan trọng. Nhiều ngôi chùa, nhiều
bậc cao tăng đã xuất hiện ở đây. Phật giáo ở
Việt Nam nói chung và ở Hà Nội nói riêng đã
đạt tới đỉnh cao vào thời đại Lý- Trần, tạo nên
những nét riêng biệt đặc trưng cho Phật giáo
Việt Nam. Được vua triều Lý, Trần ủng hộ,
hoạt động của Phật Giáo có mặt ở khắp hang
cùng ngõ hẻm, làng nào cũng có chùa có tháp,
người ta học chữ, học kinh, hội hè, biểu diễn
rối nước, họp chợ ngay ở trước chùa
Sau thời kỳ phát triển đạt đến đỉnh cao

trên, từ thế kỷ XV đến trước cách mạng tháng
Tám 1945, cùng với những biến động của lịch
sử, Phật giáo Thăng Long - Hà Nội không còn
đạt được đỉnh cao như trong thời kỳ Lý - Trần
nhưng vẫn là một trung tâm của Phật giáo cả
nước. Từ sau cách mạng tháng Tám 1945 đến
năm 1985 trải qua hai cuộc kháng chiến chống
Pháp - Mỹ và thời kỳ đất nước khôi phục sau
chiến tranh, toàn dân phải dồn sức bảo vệ và
xây dựng đất nước nên phần nào đời sống đạo
có phần ít được chú ý.
Từ năm 1986 đến nay, đất nước bước vào
công cuộc đổi mới. Cùng với sự chuyển mình
của đất nước, cùng với chính sách tôn giáo
của Đảng và Nhà nước tôn trọng quyền tự do
tín ngưỡng của công dân, Phật giáo Việt Nam
nói chung và Phật giáo Hà Nội nói riêng đã có
những khởi sắc nhất định, có tác động không
nhỏ tới đời sống kinh tế, xã hội, văn hóa của
đất nước cũng như của thủ đô Hà Nội.
Mặc dù chủ nghĩa Mác - Lênin từ sau Cách
mạng tháng Tám 1945 đến nay dần chiếm được
địa vị thống trị trong đời sống tinh thần xã hội.
Nhưng bên cạnh đó nhiều tôn giáo, tín ngưỡng,
học thuyết tư tưởng khác vẫn tiếp tục tồn tại và
tác động đến các tầng lớp dân cư của nước ta,
trong đó có Hà Nội. Hiện nay, một bộ phận dân
cư ở Hà Nội vẫn lựa chọn đạo Phật làm nơi gửi
gắm niềm tin. Vì:



Thứ nhất, xét trong các truyền thống ở
nước ta. Nho - Phật - Lão, chỉ còn Phật giáo
tồn tại với cơ chế đầy đủ của nó. Và do đó nó
có điều kiện trực tiếp tác động đến lẽ sống của
người dân. Nhiều quan niệm về nhân sinh và
thế giới của nó như nhân sinh đa khổ, vô
thường, vô ngã, Niết bàn, Tây Phương cực lạc
có sức thuyết phục lớn đối với người dân. Đạo
Phật không gây nên một sự phủ định những
giá trị tinh thần, những phong tục tập quán
truyền thống của cộng đồng người Việt. Nó
tuyên truyền tinh thần bình đẳng, nhân ái và
giải thoát con người. Đạo Phật lại gắn bó, hòa
đồng với tín ngưỡng dân gian. Theo truyền
thống khi thực hiện lễ nghi tín ngưỡng dân
gian, họ chấp nhận luôn cả đạo Phật. Thứ hai,
trong điều kiện công cuộc đổi mới của đất
nước, con người phải đối mặt với những khía
cạnh khắc nghiệt của nền kinh tế thị trường
như may rủi nhiều hơn trong kinh doanh,
những thăng trầm trong công danh sự nghiệp
hay xáo trộn trong cuộc sống gia đình Thứ
ba, đạo Phật không yêu cầu lễ nghi phức tạp,
người dân ở mọi trình độ đều có thể gia nhập
đời sống đạo một cách dễ dàng. Đó là điều
khiến đạo Phật có thể lan tỏa ảnh hưởng của
nó trong dân cư. Thứ tư, Phật giáo ngoài sự tín
ngưỡng còn là phép dưỡng sinh có tác dụng
làm cho con người vượt qua những trạng thái

tinh thần bất an, phiền muộn trở lại trạng thái
thanh thản, có lợi cho sự sống.
MLN-
VTKT
Chính vì những lý do trên đây, ở Hà Nội
hiện nay có khoảng 1% dân cư trở thành tín
đồ của đạo Phật, ngoài ra đại bộ phận người
dân Hà Nội đều có tín ngưỡng, tình cảm tâm
thức Phật giáo. Tình cảm Phật giáo trở thành
một giá trị xuyên suốt, một giá trị đạo đức ảnh
hưởng tới đời sống của người dân.
Về thành phần, tín đồ Hà Nội rất đa dạng,
bao gồm những người làm nghề buôn bán,
nông dân, nhà doanh nghiệp, trí thức, cán bộ
công nhân viên chức Tín đồ tin theo đạo Phật
xuất phát từ nhiều lý do khác nhau. Họ là
những người cô đơn gần với cái chết; những
người gặp khó khăn trong cuộc sống, tình yêu
trắc trở; những người còn có tâm lý cầu sự trợ
giúp của các lực lượng siêu nhiên. Về độ tuổi:
họ gồm người cao tuổi, người trung niên và cả
thanh niên. Lớp người cao tuổi đi chùa để
chăm lo đời sống tâm linh, tâm hồn thanh thản,
vui thú tuổi già. Lớp thanh niên tin theo đạo do
ảnh hưởng của lễ nghi tín ngưỡng truyền
thống, qua lời dạy của ông, bà, cha, mẹ
Người tín đồ ở Hà Nội hiểu về nhân sinh
quan đạo Phật như thế nào? qua tìm hiểu, thấy
rằng: thời gian vừa qua công tác truyền bá
kinh sách và giáo lý của đạo rất được Giáo hội

Phật giáo Việt Nam quan tâm. Các chùa lớn
theo định kỳ có tổ chức các buổi thuyết giảng
kinh Phật, giáo lý và lễ nghi đạo Phật; tổ chức
thư viện; dịch các cuốn kinh quan trọng ra
tiếng Việt và xuất bản rộng rãi qua đó người
tín đồ có thể nhanh chóng nắm bắt những điều
cơ bản của Phật pháp. Với các tín đồ là người
lao động ít có điều kiện nghiên cứu kinh sách
thì lại được biết đến Phật, Như Lai qua các
truyện "Tây du ký", "Quan Âm đắc đạo" và
nếp sống đạo đức của các nhà sư.
Bằng nhiều hình thức trên, người tín đồ Hà
Nội ngày nay có những hiểu biết cơ bản về quan
niệm nhân sinh của đạo Phật. Người tín đồ đều
biết rằng lý thuyết nhà Phật cho rằng "đời là
bể khổ". Ngày nay, một số tín đồ đã có nhận
thức khác đi như cuộc đời có sướng có khổ
Nhiều người không biết đến "Tứ diệu đế",
"Thập nhị nhân duyên" là gì nhưng họ biết rõ
về luân hồi, nghiệp báo, nhân quả. Ai cũng
tâm niệm "phải tránh ác, làm thiện".
Niềm tin tôn giáo của người tín đồ là
niềm tin vào Đức Phật - hình tượng tiêu biểu
cho sự sáng suốt vô biên, do khả năng vô hạn
của lòng nhân từ, ban phúc vô cứu vớt con
người; là niềm tin vào lý thuyết nhà Phật và
niềm tin ấy còn được củng cố bởi những thiện
cảm của họ vốn vẫn dành cho các nhà sư.
Niềm tin tôn giáo ấy không cực đoan đến mức



làm cho tín đồ quên đi mình là công dân của
đất nước.
Tình cảm của tín đồ ở Hà Nội dành cho
đạo Phật vốn có căn nguyên và được trau dồi
qua nhiều chặng đường gian lao của lịch sử
dân tộc. Đạo Phật còn có vai trò lớn trong đời
sống tình cảm, tâm linh của một bộ phận
người dân Việt Nam, người dân của đất nước
đã trải qua nhiều đau thương và đang còn gặp
nhiều khó khăn trong đời sống xã hội.
Trong sự nghiệp giáo dục – đào tạo của
nước ta hiện nay, những tư tưởng của nhân sinh
quan Phật giáo có ảnh hưởng to lớn đối với việc
bồi dưỡng thế giới quan, nhân sinh quan và xây
dựng nhân cách của học sinh, sinh viên – thế hệ
trẻ, tương lai của đất nước. Những tư tưởng nhân
sinh quan đó giáo dục cho con người, thế hệ trẻ
tình yêu thương con người, đồng loại; giáo dục
chủ nghĩa nhân văn, nhân đạo, từ bi hỷ xả. Nhân
sinh quan Phật giáo hướng cho thế hệ trẻ tinh
thần sống thiện, sống tốt với đời; cố gắng vượt
qua mọi khó khăn, “bể khổ” trong việc học và
việc sống; tự tin bước vào tương lai, xây dựng
quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp.
MLN-
VTKT
III. KẾT LUẬN
Với quá trình du nhập và phát triển lâu dài
ở Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng, đạo

Phật đã trở thành một bộ phận của nền văn hóa,
đạo đức nước ta. Với tính cách là một hiện
tượng xã hội, Phật giáo chịu ảnh hưởng quyết
định của những điều kiện kinh tế - xã hội.
Ngược lại, nó cũng tác động nhất định (cả tích
cực và tiêu cực) tới đời sống xã hội. Ngày nay,
đất nước ta đang chuyển mình mạnh mẽ trong
công cuộc đổi mới, một bộ phận dân cư tìm
đến với đạo Phật bằng nhiều hình thức khác
nhau, với nhiều mục đích khác nhau chính vì
sức cuốn hút của quan niện nhân sinh sống
thiện, từ bi hỷ xả của nhà Phật. Họ tìm đến với
đạo Phật vừa là với nhu cầu giải thoát tâm linh,
giải phóng nội tâm, vừa là nhu cầu hưởng thụ
văn hóa. Họ đã tìm thấy ở đó một nơi gửi gắm
niềm tin, một niềm an ủi tinh thần chở che cho
họ trước những "bão táp" khó tránh khỏi của
cuộc đời mà họ phải đối mặt.
Có thể nói, Phật giáo là một phương thức
thỏa mãn nhu cầu tinh thần của con người
Việt Nam không chỉ trong lịch sử mà còn cả
trong hiện tại. Phương thức đó còn có thể tồn
tại lâu dài chừng nào xã hội chưa tạo ra được
những điều kiện vật chất làm thay đổi chất
lượng cuộc sống và chưa tạo ra được một
phương thức sinh hoạt vật chất và tinh thần
cao hơn để thỏa mãn nhu cầu sống của con
người. Những giá trị tinh túy của đạo Phật đã
được người Việt Nam tiếp nhận, tiếp thu và
biến thành một trong những nguồn sinh lực

văn hóa của dân tộc. Trong tương lai, cùng
với sự biến chuyển của thế giới và con người,
đạo Phật có thể sẽ mất đi, như mọi hiện tượng
vô thường, nhưng tinh thần nhân đạo, cao đẹp
của đạo Phật đã trở thành cái đẹp của người
Việt Nam thì chắc chắn sẽ trường tồn cùng
thời gian.

Tài liệu tham khảo
[1]. Tập bài giảng Lịch sử triết học, Tập 1. Nxb
Chính trị Quốc gia, 1994.
[2]. Thích Tâm Thiện, Tìm hiểu nhân sinh quan
Phật Giáo. NXB Thành phố Hồ Chí Minh, 1994.
[3]. Nguyễn Tài Thư (chủ biên), Lịch sử Phật giáo
Việt Nam. NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1991.
[4]. Nguyễn Tài Thư, Phật giáo và sự hình thành
nhân cách con người Việt Nam hiện nay. Tạp chí
Triết học, số 4/1993.
[5]. Nguyễn Tài Thư (chủ biên), Ảnh hưởng của các
hệ tư tưởng và tôn giáo đối với con người Việt Nam
hiện nay. NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội, 1996.
[6]. Trần Văn Trình, Tìm hiểu tình hình tồn tại và
phát triển của Phật giáo trong cộng đồng dân cư
Hà Nội thời kỳ đổi mới. Luận văn thạc sĩ, Viện xã
hội học, Hà Nội, 1998♦

×