Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Văn hoá - chính luận và chính sách Môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.67 KB, 3 trang )

Giới thiệu chủ đề Môi trường – đời sống chính trị - văn hóa

Một số định nghĩa
Môi trường (Environment): được hiểu chung nhất là tất cả mọi thứ, bao gồm thể sống
(hữu cơ) và thể không sống (vô cơ). Thể sống gồm động vật, thực vật. Thể không sống
gồm đất, nước, các khoáng chất, không khí, độ ẩm. Cần lưu ý rằng ranh giới nói trên
không phải là tuyệt đối. Thí dụ: trong đất vẫn có vi sinh vật (đó là thể sống).
Đời sống chính trị (Politics): là quá trình đi đến quyết định về việc ai được, ai mất gì,
như thế nào và thời điểm nào. Điều này liên quan đến hệ giá trị và quá trình tương tác
giữa con người với nhau, và giữa con người với thiên nhiên.
Văn hóa (Culture): Hiện nay có đến hàng trăm định nghĩa khác nhau về văn hóa, tùy
thuộc vào tầm nhìn và mục đích của người định nghĩa. Văn hóa được hiểu theo nghĩa
rộng, đó là tất cả những gì do con người tạo ra hoặc tác động, còn lưu lại và tồn tại. Nói
đến văn hóa là nói đến hệ giá trị, niềm tin, chuẩn mực đạo đức, ngôn ngữ, phong tục, các
lễ nghi, lễ hội, tri thức địa phương hoặc tộc người, cấu trúc xã hội, lối sống, thực hành
hàng ngày, những biểu hiện như kiểu nhà, quần áo, ăn uống, tư liệu sản xuất, v.v

Mối liên hệ giữa Môi trường – Đời sống chính trị và Văn hóa
Văn hóa của một tộc người, một cộng đồng nhất định được lưu truyền từ thế hệ này đến
thế hệ khác, được phát triển, điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện tự nhiên. “Văn hóa,
mà người ta thường gọi là ‘sự điều chỉnh cho phù hợp với hệ sinh thái’, là kết quả của
nhiều nghìn năm trải nghiệm và học hỏi một hệ sinh thái nhất định.” (Flannery, 1994, tr.
389). Vì vậy một cộng đồng càng sống lâu đời ở một vùng nào đó, thì họ càng có khả
năng sống hòa hợp với điều kiện xung quanh. “Việc sử dụng được rất nhiều loại cây cỏ
khác nhau giúp cho người bản địa ‘cư xử nhẹ nhàng’ với môi trường ở Australia”.
(Flannery, 1994, tr. 402). Trải qua nhiều đời tương tác với thiên nhiên, con người đồng
thời hình thành các mối quan hệ xã hội cũng như các yếu tố văn hóa. “Người bản địa đã
có, và thực tế đang có, các mối ràng buộc trách nhiệm xã hội, nó giúp liên kết con người
sống cách xa nhau hàng nghìn cây số. Trong những thời điểm khủng hoảng, có thể thấy
được mối ràng buộc trách nhiệm xã hội đó thông qua việc người ta chia sẻ nguồn tài
nguyên ít ỏi với nhau, và chia sẻ với các vị khách đến từ vùng khó khăn hơn”. (Flannery,


1994, tr. 392).
Stephenson (2010) có một nghiên cứu về người Maori Taranaki, về việc họ khái quát hóa
và chuyển tải địa hình, cảnh vật, cảnh biển, cảnh trời vào rất nhiều các thành tố văn hóa
của họ. Từ việc nhận diện giá trị văn hóa và tri thức về tài nguyên thiên nhiên của người
Maori Taranaki, Stephenson mong muốn có được đối thoại giữa người Maori với những
người ngoài có liên quan, để tìm ra hướng phát triển cùng nhau phù hợp nhất.
Trái ngược với người bản địa, những người nhập cư hoặc mới đến định cư phải đối mặt
với nhiều khó khăn để thích nghi với điều kiện mới. “Rõ ràng đại đa số người mới đến
vùng đất ‘mới’ chưa có được một nền văn hóa của ‘được điều chỉnh’ cho thích hợp.
(Flannery, 1994, tr. 389). Điều này được minh chứng rất rõ ở Australia khi “vấn đề đối
với sự chưa thích nghi về văn hóa trở nên trầm trọng”. (Flannery, 1994, tr. 389-390).
Do thiếu hiểu biết đối với vùng đất mới, do áp đặt các giá trị và thực hành không phù
hợp, nên chính những người mới nhập cư, chứ không phải người bản địa đã gây ảnh
hưởng xấu đến môi trường. Điều này được minh chứng qua nghiên cứu về Abenaki
Nation (của Bruchac, 1993) và về Iharang (của Datarak, 1993). Bruchac một mặt khẳng
định giá trị tín ngưỡng, giới và thực hành cuộc sống hàng ngày một cách nhuần nhuyễn,
hài hòa và thích nghi cao với thiên nhiên của người bản địa, mặt khác nhận xét về những
người mới đến Mỹ: “Văn hóa của những người mới đến từ châu Âu đã xung khắc với
môi trường xung quanh trong một thời gian dài” (tr. 10). Trong nghiên cứu về Iharang,
việc người da trắng thô bạo đến tranh cướp khoáng sản và công nghiệp hóa đã gây hại
nghiêm trọng đến người bản địa, nghề thuốc nam truyền thống và thậm chí cả mạng sống
của họ (thày thuốc Datarak và vợ của ông đã bị chết bởi ung thư và từ phóng xạ).

Mối liên hệ giữa Đời sống chính trị - Môi trường và Giáo dục
Giáo dục về môi trường là một trong những chủ đề thiết yếu khi bàn đến các giải pháp
cho vấn đề môi trường. Tác giả Orr (1994) đưa ra các con số thống kê ấn tượng về suy
thoái môi trường, tiếp đó chỉ ra trách nhiệm của nền giáo dục bậc cao. Ông đặt câu hỏi
phê phán đối với nền giáo dục: “Người ta giáo dục những điều quá lý thuyết về thế giới
tự nhiên chứ không giáo dục về hệ giá trị; thiên về trừu tượng hơn là hiểu biết trực quan;
đưa những câu trả lời ngắn gọn chứ không đặt câu hỏi; và coi trọng tính hiệu quả của kỹ

thuật hơn là lương tâm và đạo làm người” (tr. 8). Tuy nhiên ngoài tâm điểm chú ý đến
giáo dục, cũng cần nhìn nhận các góc độ kinh tế, phúc lợi xã hội, thậm chí cả chính sách
văn hóa cũng có thể là những yếu tố ảnh hưởng chính đến thái độ ứng xử và hành động
của con người đối với môi trường.
Trong việc tìm kiếm các nguyên nhân chính của vấn đề (giáo dục) môi trường, Orr (1994,
tr. 11-2): xác định sáu điều bí ẩn: Thứ nhất, người ta càng thêm phớt lờ những vấn đề có
thể giải quyết được, thí dụ như sản xuất những đồ gây hại cho tầng ô-dôn. Thứ hai, nhấn
mạnh tri thức và công nghệ nhằm “quản lý trái đất”, hay nói cách khác là thái độ lấn át
của con người đối với môi trường. Thứ ba, tri thức hiện đại nổi lên độc tôn trong khi tri
thức của các dân tộc như phân loại học, nguyên tắc phân loại sinh học, nghiên cứu về
chim, thú (thông qua truyền đạt, giao tiếp giữa con người) bị mai một. Thứ tư, nền giáo
dục (bậc cao) mang tính hủy hoại, với việc “xé nhỏ thế giới ra thành những miếng nhỏ rồi
đặt tên thành những quy luật, định lý và quy tắc” (tr. 11), rồi đóng kín, biệt lập quy luật,
quy tắc này với các quy luật, quy tắc khác. Từ đó mà xảy ra hiện tượng “Chúng ta tăng
thêm được giá trị tiền bạc cho tổng sản phẩm quốc nội từ việc bán một giạ [tương đương
36 lít] lúa mì nhưng lại quên đi rằng đã làm bào mòn, rửa trôi đi mất ba giạ đất để trồng
lúa mì” (tr. 11). Thứ năm, mục đích của giáo dục là “cung cấp cho học sinh phương tiện
để thăng tiến, dịch chuyển và thành đạt”. Về điểm này, Orr tranh luận rằng: “điều cần
thiết hơn là con người cư xử tốt tại nơi họ sống” (tr. 12). Và điều bí ẩn Thứ sáu là “văn
hóa của chúng ta thể hiện thành quả của con người theo hình tháp nhọn” và thực tế cuộc
sống là “nền văn hóa thiếu lồng ghép và hợp tác” (tr. 12).
Ở góc độ khác, Flannery thảo luận về ảnh hưởng của những thay đổi xã hội: “đô thị hóa
đang tiếp diễn và đô thị dày đặc càng làm cho con người thêm xa cách môi trường”
(Flannery, 1994, tr. 403).
Đã có nhiều diễn đàn thảo luận và các nỗ lực để tìm ra giải pháp cho vấn đề môi trường,
đặc biệt là giáo dục môi trường và cải thiện mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên.
Orr (1994, tr. 12-14) đề xuất sáu nguyên tắc “suy ngẫm lại nền giáo dục”: Thứ nhất, “tất
cả giáo dục đều gắn với giáo dục môi trường”. Thứ hai, “mục tiêu của đào tạo không phải
là để làm chủ môn học mà là làm chủ nhân cách của một con người”. Thứ ba, trách
nhiệm đối với tri thức là nó được sử dụng một cách an toàn và nhất quán. Thứ tư, đặt ra

yêu cầu tìm hiểu hiệu quả của tri thức đối với con người trong cộng đồng. Thứ năm, “tầm
quan trọng của “việc ghi chép những điểm riêng đặc thù” và trọng thí dụ hành động hơn
là lời nói”, để từ đó san lấp hố ngăn cách giữa lý tưởng và thực tiễn. Và nguyên tắc Thứ
sáu là yêu cầu thực hành, “những cách thức đa dạng và tinh tế vượt ra khỏi phạm vi bó
hẹp của khóa học” (Orr,1994, tr. 14). Kỳ vọng với một nền giáo dục dần được cải thiện,
thì con người có thể nhận thức được rõ ràng hơn lỗi lầm của mình và sẵn lòng sửa mình,
sống hòa hợp hơn với thiên nhiên, hợp tác cùng nhau giải quyết những vấn đề môi trường
nóng bỏng hiện nay.

Tài liệu tham khảo:
Bruchac, Joseph, “The circle is the Way to See”, Story Earth: Native Voices on the Environment,
San Francisco: Mercury House, 1993, pp. 3-13.
Datarak, Dambutja, “Iharang, the Healing Plant”, Story Earth: Native Voices on the
Environment, San Francisco: Mercury House, 1993, pp. 91-101.
Flannery, Tim, “Adapting Culture to Biological Reality”, The Future Eaters, Sydney: Reed New
Holland, 1994, pp. 389-406.
Smith, Ailsa, “Landscape and Identity in Taranaki Maori Songs of Lament”, in Beyond the Scene:
Landscape and Identity in Aotearoa New Zealand (ed. by J. Stephenson, M. Abbott, and J. Ruru),
Dunedin: University of Otago Press, 2010, pp. 25-38.
Orr, David, “What is Education For?” in Earth in Mind by David Orr. Washington, DC: Island
Pres, 1994, pp.7-15.

×