1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
NGÔ TRUNG NHẬT QUANG
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DINH DƢỠNG,
SINH SẢN CỦA CÁ TRÁP VÂY VÀNG
Acanthopagrus latus (Houttuyn, 1782)
Ở VÙNG VEN BIỂN TỈNH QUẢNG TRỊ
Chuyên ngành: Nuôi trồng Thủy sản
Mã số: 60 62 70
LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
Nha Trang, năm 2010
2
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
NGÔ TRUNG NHẬT QUANG
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DINH DƢỠNG,
SINH SẢN CỦA CÁ TRÁP VÂY VÀNG
Acanthopagrus latus (Houttuyn, 1782)
Ở VÙNG VEN BIỂN TỈNH QUẢNG TRỊ
Chuyên ngành: Nuôi trồng Thủy sản
Mã số: 60 62 70
LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. VÕ VĂN PHÚ
Nha Trang, năm 2010
i
3
LỜI CAM ĐOAN
Xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi dưới
sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Võ Văn Phú. Việc sử
dụng các số liệu, tài liệu cho bản luận văn đều được dẫn
nguồn hoặc chú thích tài liệu tham khảo. Các số liệu, kết quả
nghiên cứu của luận văn là trung thực và chưa từng được
công bố trong bất kỳ công trình nào.
Tác giả
Ngô Trung Nhật Quang
ii
4
Hoàn thành luận văn Thạc sĩ này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc
đến Thầy giáo Võ Văn Phú - PGS. TS, Trưởng Bộ môn Tài nguyên Môi
trường, Khoa Sinh – Trường Đại học Khoa học - Đại học Huế, đã tận tình
hướng dẫn trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn Quý Thầy giáo, Cô giáo tham gia giảng dạy;
Quý Thầy giáo, Cô giáo Khoa Nuôi trồng thủy sản -Trường Đại học Nha
Trang; Quý Thầy giáo Bộ môn Tài nguyên Môi trường, Khoa Sinh –
Trường Đại học Khoa học Huế đã động viên giúp đỡ tôi trong quá trình
thực hiện đề tài.
Cảm ơn Ban quản lý Dự án hợp phần hỗ trợ phát triển Nuôi trồng
thủy sản bền vững SUDA đã tài trợ về kinh phí và phương tiện trong suốt
quá trình học tập và nghiên cứu.
Chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế; Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
tỉnh Quảng Trị, Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Quảng Trị, Chi cục Thống
kê tỉnh Quảng Trị, Chi cục Khai thác & Bảo vệ Nguồn lợi Thuỷ sản Quảng
Trị, các hộ ngư dân vùng ven biển tỉnh Quảng trị đã hỗ trợ chúng tôi thu
mẫu và gia đình cùng bạn bè đồng nghiệp đã quan tâm giúp đỡ, động viên
tôi hoàn thành luận văn này.
Huế, tháng 09 năm 2010
Ngô Trung Nhật Quang
iii
5
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN 3
1.1. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU CÁ 3
1.1.1. Tình hình nghiên cứu nguồn lợi hải sản 6
1.1.2. Tình hình nghiên cứu cá ở Việt Nam 3
1.1.3. Tình hình nghiên cứu về cá Tráp vây vàng 8
1.2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI 12
1.2.1. Điều kiện tự nhiên 12
1.2.1.1. Vị trí địa lý, địa hình vùng ven biển tỉnh Quảng Trị 12
1.2.1.2. Khí hậu 13
1.2.1.3. Điều kiện thủy văn và sinh học vùng ven biển 15
1.2.1.4. Nguồn lợi hải sản 15
1.2.2. Điều kiện xã hội 16
1.2.2.1. Dân cƣ, lao động 16
1.2.2.2. Điều kiện cơ sở hạ tầng 17
1.2.2.3. Y tế 17
1.2.2.4. Giáo dục 18
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 19
2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU 19
2.2. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU 19
2.2.1. Thời gian 19
2.2.2. Địa điểm 19
2.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21
2.3.1. Phƣơng pháp ngoài thực địa 21
2.3.1.1. Thu mẫu nghiên cứu sinh trƣởng 21
2.3.1.2. Thu mẫu nghiên cứu dinh dƣỡng 21
2.3.1.3. Thu mẫu nghiên cứu sinh sản 22
2.3.1.4. Thu mẫu sản lƣợng 22
2.3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm 22
2.3.2.1. Về chỉ tiêu hình thái phân loại 22
2.3.2.2. Về sinh trƣởng 22
2.3.2.3. Về dinh dƣỡng 22
2.3.2.4. Về sinh sản 23
iv
6
2.3.2.5. Xử lý số liệu 25
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 26
3.1. KHÁI QUÁT VỀ QUẦN THỂ CÁ TRÁP VÂY VÀNG 26
3.1.1. Đặc điểm hình thái của cá tráp vây vàng 26
3.1.2. Tƣơng quan giữa chiều dài và khối lƣợng 26
3.1.3. Cấu trúc tuổi của quần thể cá Tráp vây vàng 28
3.2. ĐẶC ĐIỂM DINH DƢỠNG CỦA CÁ TRÁP VÂY VÀNG 29
3.2.1. Thành phần thức ăn tự nhiên của cá Tráp vây vàng 30
3.2.2. Cƣờng độ bắt mồi của cá Tráp vây vàng theo thời gian và nhóm tuổi 34
3.2.3. Cƣờng độ bắt mồi của cá Tráp vây vàng theo các giai đoạn CMSD 36
3.2.4. Độ mỡ của cá Tráp vây vàng 38
3.2.5. Hệ số béo của cá Tráp vây vàng 39
3.3. ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN CỦA CÁ TRÁP VÂY VÀNG 40
3.3.1. Hình thái tuyến sinh dục 40
3.3.2. Đặc điểm cấu tạo tuyến sinh dục 40
3.3.3. Đặc điểm phát triển tế bào sinh dục 41
3.3.3.1. Đặc điểm phát triển của tế bào trứng 41
3.3.3.2. Đặc điểm phát triển của tế bào sinh dục đực 46
3.3.4. Đặc điểm phát triển tuyến sinh dục cá Tráp vây vàng 49
3.3.4.2. Các giai đoạn phát triển của tuyến sinh dục đực 55
3.3.4.3. Khả năng biến tính của cá Tráp vây vàng 59
3.3.5. Tỷ lệ đực, cái theo nhóm tuổi của cá Tráp vây vàng 61
3.3.6. Sức sinh sản của cá Tráp vây vàng 62
3.3.7. Sự phát triển tuyến sinh dục theo nhóm tuổi của cá Tráp vây vàng 63
3.3.8. Quan hệ giữa thời gian và mức độ phát dục của cá Tráp vây vàng 65
3.4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NGUỒN LỢI 66
3.4.1. Khai thác hợp lý nguồn lợi thủy sản 66
3.4.2. Công tác quản lý Error! Bookmark not defined.
3.4.3. Giáo dục cộng đồng ý thức bảo vệ nguồn lợi 68
3.4.4. Khoa học công nghệ 68
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 69
1. KẾT LUẬN 69
2. ĐỀ NGHỊ 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO 71
PHỤ LỤC
v
7
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Các vùng nghiên cứu 20
Bảng 3.1. Tƣơng quan giữa chiều dài và khối lƣợng theo nhóm tuổi của cá Tráp
vây vàng 27
Bảng 3.2. Thành phần các đối tƣợng thức ăn của cá Tráp vây vàng 31
Bảng 3.3. Độ no của cá Tráp vây vàng qua các tháng trong năm 34
Bảng 3.4. Độ no của cá Tráp vây vàng chia theo nhóm tuổi 35
Bảng 3.5. Độ no của cá Tráp vây vàng theo sự phát triển của tuyến sinh dục 37
Bảng 3.6. Mức độ tích lũy mỡ của cá Tráp vây vàng qua các tháng 38
Bảng 3.7. Hệ số béo của cá Tráp vây vàng tính theo công thức Fulton và Clark 39
Bảng 3.8. Đƣờng kính tế bào trứng và nhân qua 4 thời kỳ phát triển 44
Bảng 3.9. Tỷ lệ đực, cái của cá Tráp vây vàng chia theo nhóm tuổi 61
Bảng 3.10. Sức sinh sản tuyệt đối và tƣơng đối của cá Tráp vây vàng 62
Bảng 3.11. Các giai đoạn CMSD của cá Tráp vây vàng theo nhóm tuổi 63
Bảng 3.12. Các giai đoạn chín muồi sinh dục chia theo tháng của cá Tráp vây vàng 65
vi
8
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Hình thái Cá Tráp vây vàng - Acanthopagrus latus (Houttuyn, 1782) 19
Hình 2.2. Sơ đồ vị trí các vùng thu mẫu (Đn) ở ven biển tỉnh Quảng Trị 20
Hình 3.1. Các chỉ số phân loại cá Tráp vây vàng - Acanthopagrus latus (Houttuyn, 1782) 26
Hình 3.2. Đồ thị sự tƣơng quan giữa chiều dài và khối lƣợng của cá Tráp vây vàng 28
Hình 3.3. Biểu đồ thành phần (%) tuổi của cá Tráp vây vàn 29
Hình 3.4. Biểu đồ số loại thức ăn của cá Tráp vây vàng theo nhóm kích thƣớc 32
Hình 3.5. Biểu đồ tần số xuất hiện thực vật phù du trong ống tiêu hóa của cá Tráp
vây vàng ở 3 nhóm kích thƣớc 33
Hình 3.6. Biểu đồ tần số xuất hiện động vật không xƣơng sống trong ống tiêu hóa
của cá Tráp vây vàng ở 3 nhóm kích thƣớc 33
Hình 3.7. Biểu đồ tần số xuất hiện động vật có xƣơng sống trong ống tiêu hóa của
cá Tráp vây vàng ở 3 nhóm kích thƣớc 33
Hình 3.8. Biểu đồ độ no của cá Tráp vây vàng qua các tháng 35
Hình 3.9. Biểu đồ độ no của cá Tráp vây vàng chia theo nhóm tuổi 36
Hình 3.10. Biểu đồ độ no của cá Tráp vây vàng theo giai đoạn CMSD 37
Hình 3.11. Biểu đồ mức độ tích lũy mỡ (%) của cá Tráp vây vàng qua các tháng 38
Hình 3.12. Ảnh buồng trứng (A) và tinh sào (B) cá Tráp vây vàng 40
Hình 3.13. Ảnh lát cắt tế bào trứng thời kỳ tổng hợp nhân (Độ phóng đại 400 lần - x 40) 41
Hình 3.16. Ảnh lát cắt tế bào trứng pha tích luỹ noãn hoàng (Độ phóng đại 400 lần - x 40) 43
Hình 3.17. Ảnh lát cắt tế bào trứng thời kỳ chín (Độ phóng đại 400 lần - x 40) 44
Hình 3.18. Biểu đồ đƣờng kính trung bình của tế bào trứng và nhân qua 4 thời kỳ 45
Hình 3.19. Mô phỏng sơ đồ phát triển tế bào trứng qua các thời kỳ 45
Hình 3.20. Ảnh lát cắt tinh sào bao gồm các nang tinh Độ phóng đại (1000 lần - x 100) 46
Hình 3.21. Mô phỏng các thời kỳ phát triển tế bào sinh dục đực qua các thời kỳ 47
Hình 3.22. Ảnh lát cắt tinh sào gồm tế bào sinh dục đực ở thời kỳ sinh sản
(Độ phóng đại 1000 lần - x100) 48
Hình 3.23. Ảnh lát cắt tinh sào gồm tế bào sinh dục đực ở thời kỳ sinh trƣởng
(Độ phóng đại 1000 lần - x100) 48
Hình 3.24. Ảnh lát cắt tinh sào gồm tế bào sinh dục đực ở thời kỳ hình thành
(Độ phóng đại 1000 lần - x100) 49
vii
9
Hình 3.25. Ảnh lát cắt tinh sào ở thời kỳ tế bào sinh dục đực chín (Độ phóng đại
1000 lần - x100) 49
Hình 3.26. Ảnh buồng trứng giai đoạn I CMSD 50
Hình 3.30. Ảnh buồng trứng giai đoạn III CMSD 51
Hình 3.31. Ảnh lát cắt buồng trứng giai đoạn III CMSD (Độ phóng đại 400 lần) 52
Hình 3.32. Ảnh buồng trứng giai đoạn IV CMSD 52
Hình 3.33. Ảnh lát cắt buồng trứng giai đoạn IV CMSD (Độ phóng đại 400 lần) 53
Hình 3.34. Ảnh buồng trứng giai đoạn V CMSD 53
Hình 3.35. Ảnh lát cắt buồng trứng giai đoạn V CMSD (Độ phóng đại 400 lần) 54
Hình 3.36. Ảnh lát cắt buồng trứng giai đoạn VI - III CMSD (Độ phóng đại
400 lần - x40) 54
Hình 3.37. Ảnh tinh sào giai đoạn I CMSD 55
Hình 3.38. Ảnh lát cắt tinh sào giai đoạn I CMSD (Độ phóng đại 1000 lần) 55
Hình 3.39. Ảnh tinh sào giai đoạn II CMSD 56
Hình 3.40. Ảnh lát cắt tinh sào giai đoạn II CMSD (Độ phóng đại 1000 lần) 56
Hình 3.41. Ảnh tinh sào giai đoạn III CMSD 56
Hình 3.42. Ảnh lát cắt tinh sào giai đoạn III CMSD (Độ phóng đại 1000 lần) 56
Hình 3.43. Ảnh tinh sào giai đoạn IV CMSD 57
Hình 3.44. Ảnh lát cắt tinh sào giai đoạn IV CMSD (Độ phóng đại 1000 lần) 57
Hình 3.45. Ảnh tinh sào giai đoạn V CMSD 58
Hình 3.46. Ảnh lát cắt tinh sào giai đoạn V CMSD (Độ phóng đại 1000 lần) 58
Hình 3.47. Ảnh lát cắt tinh sào giai đoạn VI - III CMSD (Độ phóng đại 1000 lần) 58
Hình 3.48. Ảnh hình thái tuyến sinh dục lƣỡng tính cá Tráp vây vàng ở tuổi 1
+
60
Hình 3.49. Ảnh tiêu bản mô học tuyến sinh dục lƣỡng tính 60
Hình 3.50. Biểu đồ tỷ lệ đực, cái của cá Tráp vây vàng theo nhóm tuổi 61
Hình 3.51. Biểu đồ sự phát triển tuyến sinh dục cá Tráp vây vàng theo nhóm tuổi 64
Hình 3.52. Biểu đồ sự CMSD theo tháng của cá Tráp vây vàng 66
viii
10
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
CMSD Chín muồi sinh dục
cv Công suất máy
D Đƣờng kính trứng
ĐH Đại học
FAO Tổ chức Nông lƣơng thế giới
GĐ Giai đoạn
HDH Hải dƣơng học
Juv (Juvenal) Chƣa xác định giới tính
KHCN Khoa học công nghệ
KH và KT Khoa học và kỹ thuật
Lđ Lao động
L
dđ
Chiều dài dao động
L
tb
Chiều dài trung bình
nnk Những ngƣời khác
PL Phụ lục
QĐ-UB Quyết định - Uỷ ban
SE Sai số
TB Trung bình
UBND Uỷ ban Nhân dân
W Khối lƣợng toàn thân
W
0
Khối lƣợng của cá bỏ nội quan
W
dđ
Khối lƣợng dao động
W
tb
Khối lƣợng trung bình
W
tbTSD
Khối lƣợng trung bình tuyến sinh dục
ix
1
MỞ ĐẦU
Việt Nam là một quốc gia có nguồn tài nguyên thiên nhiên biển khá phong phú
và đa dạng, với diện tích vùng đặc quyền kinh tế trên biển hơn 1 triệu km
2
và đƣờng
bờ biển khoảng 3.260km. Cá biển Việt Nam hiện nay có khoảng 2.038 loài thuộc 717
giống, 178 họ đƣợc chia thành cá nổi nhỏ, các nổi lớn, cá đáy và cá gần đáy (Lê
Hoàng, 2001), trong đó cá nổi nhỏ - một nguồn lợi quan trọng trong tổng nguồn lợi hải
sản ở vùng biển nƣớc ta - chiếm 80% tổng sản lƣợng đánh bắt [29].
Quảng Trị có bờ biển dài 75 km với nhiều bãi biển Cửa Tùng, Cửa Việt, Mỹ
Thủy. Vùng lãnh hải Quảng Trị rộng khoảng 8400km
2
có nhiều hải sản quý: tôm hùm,
mực nang, mực ống, cá chim, cá thu, cá ngừ, hải sâm, tảo, rong Theo đánh giá của
FAO (2000) trữ lƣợng hải sản biển Quảng Trị vào khoảng 60.000 tấn, trong đó đặc sản
chiếm 11%, cá nổi 57,3%, cá đáy 31,6%, hàng năm có thể khai thác 13.000 - 18.000
tấn. Khả năng nuôi trồng hải sản ven bờ khá lớn: tôm sú, tôm he, cua biển, cá biển, rau
câu [57],
Cá Tráp vây vàng Acanthopagrus latus (Houttuyn, 1782) phân bố rộng ở nhiều
vùng biển nhƣ: Hồng Hải, ven biển Ả Rập, Ấn Độ, Indonexia, Nhật Bản, Triều Tiên,
Philippin, Việt Nam và vùng cận hải Trung Quốc. Đây là một trong những loài cá biển
ven bờ có giá trị kinh tế lớn ở vùng biển Việt Nam bởi cá Tráp vây vàng thịt thơm
ngon, giàu chất dinh dƣỡng là thực phẩm đƣợc ngƣời tiêu dùng rất ƣa thích [5].
Tuy nhiên nguồn cung cấp thực phẩm của cá Tráp vây vàng cho thị trƣờng nội
địa hiện nay chủ yếu từ khai thác ngoài tự nhiên, sức ép khai thác ngày một lớn, do đó
nguồn lợi ngày càng suy giảm.
Lợi ích của cá tráp vây vàng đối với cộng động về mặt kinh tế, dinh dƣỡng là
rất lớn, song đến nay chƣa có công trình nghiên cứu đầy đủ nào về các giai đoạn phát
triển cá thể của đối tƣợng này.
Nhằm đề xuất các giải pháp bảo vệ, khai thác hợp lý nguồn lợi và hƣớng việc
sinh sản tự nhiên vào sinh sản nhân tạo để nâng cao hiệu quả kinh tế của chủng quần
cá Tráp vây vàng, chúng tôi chọn đề tài “Nghiên cứu đặc điểm dinh dưỡng, sinh sản
của loài cá Tráp vây vàng Acanthopagrus latus (Houttuyn, 1782) ở vùng ven biển
tỉnh Quảng Trị” với mục đích:
- Hiểu rõ đặc điểm dinh dƣỡng và sinh sản của cá Tráp vây vàng - Acanthopagrus
latus (Houttuyn, 1782) ở vùng ven biển tỉnh Quảng Trị.
2
- Có đƣợc dẫn liệu cơ bản về sinh học sinh sản là cơ sở khoa học phục vụ sản
xuất giống nhân tạo cá Tráp vây vàng.
Đề tài luận văn luôn đƣợc sự quan tâm, giúp đỡ của nhiều thầy cô giáo, sự tạo
điều kiện cả về tinh thần lẫn vật chất của Dự án Hợp phần Nuôi trồng Thủy sản bền
vững SUDA (FSPS II), sự động viên khích lệ của các nhà nghiên cứu, các bạn đồng
nghiệp. Tuy vậy, với thời gian, kinh phí có hạn, trang thiết bị và kinh nghiệm bản thân
còn hạn chế, việc thu mẫu gặp nhiều khó khăn, nên luận văn sẽ không tránh khỏi những
thiếu sót nhất định. Chúng tôi mong nhận đƣợc sự góp ý của quí Thầy, Cô giáo và bạn
bè đồng nghiệp.
3
Chƣơng 1
TỔNG QUAN
1.1. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU CÁ
1.1.1. Tình hình nghiên cứu nguồn lợi hải sản
Khai thác nguồn lợi hải sản thƣờng đi trƣớc một bƣớc so với công việc nghiên
cứu về đối tƣợng khai thác, nhất là nghiên cứu các đặc tính sinh học. Việc khai thác
thƣờng đƣợc tiến hành với cƣờng độ lớn và đồng loạt trong một khoảng thời gian ngắn
nên gây nhiều nguy cơ giảm sản lƣợng khai thác.
Với sự phát triển không ngừng của khoa học và kỷ thuật (KH và KT), ngƣ cụ
khai thác ngày càng đƣợc cải tiến, bổ sung vào những trang thiết bị hiện đại. Đây là
một trong những nguyên nhân giúp gia tăng sản lƣợng, cƣờng lực khai thác ở các thủy
vực nói chung và ở vùng ven biển nói riêng. Việc khai thác quá mức đã làm mất cân
bằng sinh thái, gây ra sự suy giảm đa dạng sinh học và nguy cơ tuyệt chủng của loài.
Điều này đặt ra một cách cấp bách là phải tăng cƣờng nuôi trồng và giảm cƣờng độ
khai thác ở một vùng, đặc biệt là vùng ven bờ hoặc giảm cƣờng độ khai thác một đối
tƣợng nào đó để bảo vệ nguồn lợi [2, 9, 10].
Nguồn lợi hải sản Việt Nam rất phong phú và có tầm quan trọng đối với sự phát
triển kinh tế của đất nƣớc, đây là tiền đề để ngành thủy sản phát triển thành một trong
những ngành kinh tế mũi nhọn. Vùng biển Việt Nam có năng suất sinh học tƣơng đối
cao. Tuy nhiên, trong những năm qua do việc khai thác nguồn lợi không có quy
hoạch, vùng ven bờ biển Việt Nam diện tích chỉ chiếm 11% diện tích vùng đặc quyền
kinh tế nhƣng lại tập trung hơn 80% lực lƣợng tàu thuyền khai thác. Thêm vào đó, sự
gia tăng quá nhanh về dân số vùng ven biển gây sức ép về đời sống và việc làm, trong
khi một bộ phận ngƣ dân chƣa ý thức đƣợc ý nghĩa quan trọng của việc bảo vệ và phát
triển bền vững nguồn lợi thủy sản [8, 9, 10].
Công tác điều tra, nghiên cứu đánh giá nguồn lợi hải sản và môi trƣờng biển ở
Việt Nam có thể chia thành 3 giai đoạn chính sau:
* Trƣớc năm 1954: Nghiên cứu nguồn lợi biển nƣớc ta đã đƣợc tiến hành rất
sớm cùng với sự ra đời của Viện Hải dƣơng học (HDH) Nha Trang (1923). Sau đó,
các nƣớc có kinh nghiệm nghiên cứu đã tiến hành nhiều hoạt động nhƣ: Pháp tiến
hành khảo sát nguồn lợi cá bằng lƣới kéo đáy trên tàu De Lanessan trong những năm
4
1925 - 1935 tại vùng biển Việt Nam bao gồm cả khu vực quần đảo Trƣờng Sa. Các
kết quả nghiên cứu đƣợc công bố trong các công trình của Krempf A. (1926 - 1927)
và Chevey P. (1935); Nhật Bản đƣa tàu thăm dò và khai thác hải sản trong những năm
1927 - 1935; Đài Loan sử dụng tàu Sonan Maru thăm dò khai thác hải sản trong 2 năm
1935 - 1936, chủ yếu ở vịnh Bắc Bộ và khu vực bắc miền Trung.
* Từ năm 1954 đến năm 1976: Việt Nam - Trung Quốc hợp tác điều tra tổng
hợp vịnh Bắc Bộ trên tàu Tuệ Ngƣ 219 và Tuệ Ngƣ 306 trong 2 năm 1959- 1960 và
trên các tàu Tiền Phong, Việt Trung năm 1961 - 1962. Từ năm 1960 - 1962, Việt Nam
hợp tác với Liên Xô điều tra nguồn lợi, môi trƣờng biển ở vịnh Bắc Bộ và vùng biển
lân cận (bao gồm cả khu vực Hoàng Sa, Trƣờng Sa và kéo dài xuống phía Nam đƣờng
xích đạo) bằng lƣới kéo đáy trên tàu PELAMIDA (1.000cv), câu vàng trên tàu ORLIK
(800cv), đánh lƣới vây trên tàu ONDA và NORA.
Năm 1962 - 1964, trạm Nghiên cứu Cá biển (nay là Viện Nghiên cứu Hải sản) sử
dụng tàu Việt Đức 11 và Việt Đức 12 điều tra tổng hợp cá đáy vùng gần bờ tây vịnh
Bắc Bộ. Trạm Nghiên cứu Cá biển dùng tàu Việt Xô 14 và tàu Việt Trung 108 tiến
hành 4 chuyến khảo sát điều tra cá đáy ở vịnh Bắc Bộ vào năm 1963 và 1964. Trạm
Nghiên cứu Cá biển dùng tàu VT 108 điều tra trọng điểm ngƣ trƣờng Bạch Long Vĩ
và Mê Mát năm 1972 - 1973. Trạm Nghiên cứu Cá biển triển khai một số nội dung
nghiên cứu cá nổi ở một số tỉnh trọng điểm nhƣ: Quảng Ninh, Thanh Hoá, Hà Tĩnh và
Quảng Bình trong những năm 1965 - 1972. Năm 1973 - 1976: Viện Nghiên cứu Hải
sản tổ chức điều tra nguồn lợi cá nổi ven bờ phía Tây vịnh Bắc Bộ (Cán bộ khoa học
đƣợc cử đi các tỉnh trọng điểm ven biển từ Quảng Ninh đến Quảng Bình thu thập số
liệu về tình hình nguồn lợi và hiện trạng khai thác).
Ở miền Nam, với sự tài trợ của UNDP/FAO - Chƣơng trình nghiên cứu ngƣ
nghiệp viễn duyên của Nha Ngƣ nghiệp Sài Gòn đã dùng tàu Kyoshin Maru No-52
(1.000cv) kéo lƣới tầng giữa và tầng đáy; tàu Hữu Nghị (380cv) câu vàng để nghiên
cứu nguồn lợi vùng biển Trung Bộ, Nam Bộ và vịnh Thái Lan từ năm 1969 đến 1971.
Viện Nghiên cứu Hải sản tiếp tục sử dụng tàu VT 108 kiểm tra các khu vực dự báo
khai thác cá và thu thập số liệu trên các tàu sản xuất của Quốc doanh Đánh cá Hạ Long
trong những năm 1974 - 1976 [25].
* Từ năm 1977 đến nay: Sau khi nƣớc Việt Nam hoàn toàn thống nhất (1975),
năm 1977 Viện Nghiên cứu Hải Sản tiếp nhận tàu nghiên cứu Biển Đông (1.500cv)
của Nauy. Tàu hiện đại, đƣợc trang bị lƣới kéo đáy, lƣới kéo tầng giữa, lƣới vây và hệ
5
thống máy dò thủy âm đồng bộ. Từ năm 1977 - 1981, viện Nghiên cứu Hải Sản tiến
hành 24 chuyến điều tra nghiên cứu tổng hợp môi trƣờng, nguồn lợi cá biển ở vịnh Bắc
Bộ và vùng biển Thuận Hải - Minh Hải. Năm 1979 - 1988, Việt Nam Hợp tác với Liên
Xô tiến hành Chƣơng trình khảo sát nguồn lợi hải sản biển Việt Nam với tổng số 33
chuyến khảo sát trên các loại tàu có công suất máy từ 800 - 3.880cv đƣợc trang bị các
loại công cụ khai thác và nhiều thiết bị nghiên cứu hiện đại nhƣ: máy quay phim chụp
ảnh dƣới nƣớc, máy phát xung điện và tàu lặn. Giai đoạn này đã phát hiện đƣợc nguồn
lợi cá Mối vạch, cá Nục và cá Đỏ môi với tiềm năng lớn.
Năm 1995 - 1997, dự án khảo sát nguồn lợi biển Việt Nam do JICA (Nhật Bản)
tài trợ đã tiến hành điều tra nguồn lợi cá nổi đại dƣơng (chủ yếu là cá ngừ, cá thu ) ở
vùng biển xa bờ từ Đồng Hới (Quảng Bình) đến Cà Mau. Năm 1996 - 1998, dự án
Đánh giá nguồn lợi sinh vật biển Việt Nam (ALMRV - Giai đoạn I) sử dụng tàu HL
408 nghiên cứu nguồn lợi hải sản ở vùng nƣớc xa bờ có độ sâu trên 50m tại vịnh Bắc
Bộ và Đông Tây Nam Bộ.
Năm 1997 - 1998, dự án Hợp tác Việt Nam - Thái Lan về đánh giá và quản lý
nguồn lợi biển ở vịnh Thái Lan đã sử dụng 2 tàu: Biển Đông (1.500cv) của Việt Nam
và Chulabhorn (3.800cv) của Thái Lan nghiên cứu điều kiện môi trƣờng và hiện trạng
nguồn lợi vùng biển giữa vịnh Thái Lan. Năm 1998 - 1999, dự án “Thăm dò khai thác
nguồn lợi hải sản phục vụ phát triển nghề cá xa bờ” của Viện Nghiên cứu Hải sản đã
sử dụng đôi tàu HP 9016 TS và HP 9017 TS điều tra nguồn lợi cá xa bờ ở vịnh Bắc Bộ
và sử dụng 01 đôi tàu lƣới kéo đáy và 2 tàu lƣới rê của Vũng Tàu điều tra nguồn lợi cá
xa bờ vùng biển Đông Nam Bộ và giữa Biển Đông. Năm 2000 - 2002, đề tài cá xa bờ
tiếp tục kết hợp với dự án “Đánh giá nguồn lợi sinh vật biển Việt Nam (ALMRV - II)”
điều tra, đánh giá tổng thể nguồn lợi hải sản ở vùng nƣớc xa bờ biển Việt Nam. Năm
2001 - 2002, Phòng Nguồn Lợi kết hợp với dự án “Đánh giá nguồn lợi sinh vật biển
Việt Nam (ALMRV - II)” tổ chức điều tra hiện trạng nguồn lợi tôm vùng biển ven bờ
Đông Tây Nam Bộ và Tây vịnh Bắc Bộ (tháng IV/2002). Năm 2000, đề tài cá xa bờ
tiến hành chuyến biển kiểm tra các ngƣ trƣờng trọng điểm vùng biển Đông Tây Nam
Bộ và năm 2002 ở vịnh Bắc Bộ (tháng IV - V/2002) phục vụ công tác dự báo cá.
Ngoài những chƣơng trình, đề tài và dự án chính đã nêu ở trên, còn một số các
đề tài, dự án khác cũng nghiên cứu về tình hình nguồn lợi, môi trƣờng biển Việt Nam,
tuy nhiên những đề tài này không sử dụng tàu thuyền điều tra thu thập số liệu trực tiếp
trên biển mà chủ yếu tập hợp các nguồn tài liệu sẵn có, qua các công đoạn xử lý, tổng
6
hợp rồi viết báo cáo nhƣ đề tài KT- 03, dự án ICLARM, dự án Ngăn chặn xu hƣớng
suy thoái môi trƣờng ở Biển Đông và vịnh Thái Lan [7, 18, 25, 55, 56]…
1.1.2. Tình hình nghiên cứu cá ở Việt Nam
Ở nƣớc ta, nghiên cứu về cá chỉ mới chú trọng từ những năm 1945 trở lại đây.
Trƣớc đó, việc nghiên cứu cá chủ yếu gồm những công trình của những ngƣời Pháp,
với mục đích khai thác thuộc địa. Theo các nguồn tài liệu hiện có, công trình đầu tiên
nghiên cứu về cá ở nƣớc ta là của H. E. Sauvage (1881) trong tác phẩm “Nghiên cứu
về khu hệ cá Á châu và mô tả một số loài mới ở Đông Dƣơng”. Tác giả đã thống kê
139 loài chung cho toàn Đông Dƣơng và mô tả một số loài mới ở miền Bắc nƣớc ta
[2]. Những năm tiếp theo có nhiều công bố về thành phần các loài cá ở các thủy vực
khác nhau hoặc mô tả loài mới của nhiều tác giả nhƣ H. E. Sauvage (1884) thu đƣợc
100 loài cá ở Hà Nội, trong đó có 7 loài mới; L. Vaillant (1891 - 1904) thu thập 6 loài,
mô tả 4 loài mới ở Lai Châu (1891), 5 loài ở sông Kỳ Cùng và có 1 loài mới (1904),
[2, 64] Sau đó khu hệ cá Đông Dƣơng đã đƣợc Pellegrin (1905) và Chabanaud
(1926) công bố chủ yếu ở vùng Trung Bộ, Nam Bộ Việt Nam và vịnh Thái Lan.
Gruvel (1926) đã mô tả một số loài cá ở vinh Bắc Bộ. Trong giai đoạn 1925 - 1939
còn nhiều tác giả nghiên cứu về nhiều mặt của các loài cá Việt Nam: Chevey,
Lenmasson, Chabanaud, Durant [2, 6, 7, 64].
Có thể xem thời kỳ cuối thế kỷ XIX đến giữa thế kỷ XX (1945) là thời kỳ các
nghiên cứu cá ở nƣớc ta do ngƣời nƣớc ngoài tiến hành. Các mẫu chuẩn phần lớn đƣợc
lƣu ở Bảo tàng Tự nhiên Paris. Thời kỳ này mới dừng lại ở mức mô tả, thống kê thành
phần loài, còn nghiên cứu về sinh học và nguồn lợi cá chƣa thực hiện đƣợc.
Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) công tác nghiên
cứu bị gián đoạn. Khi hoà bình lập lại, miền Bắc hoàn toàn giải phóng (1954), công tác
nghiên cứu cá lại đƣợc tiếp tục và do chính các nhà khoa học Việt Nam tiến hành [2].
Từ 1954 - 1975, các công trình nghiên cứu chủ yếu tập trung ở miền Bắc. Đáng
chú ý là các công trình của các tác giả nhƣ: Mai Đình Yên (1960, 1962, 1964, 1966,
1969), Hoàng Đức Đạt (1964). Những tác giả này chủ yếu nghiên cứu về khu hệ và
một số đặc điểm sinh học của các loài cá ở miền Bắc Việt Nam. Trong thời kỳ này ở
miền Bắc xuất hiện các cơ sở nghiên cứu cá nƣớc ngọt nhƣ: Trạm nghiên cứu Thủy
sản Đình Bảng, Phòng ngƣ loại của khoa Sinh Trƣờng Đại học tổng hợp Hà Nội,
Trƣờng Đại học Thủy sản,…
7
Miền Nam cũng có những công trình nghiên cứu của Trần Ngọc Lợi và Nguyễn
Cháu (1964), Fourmanoir (1965), M.Yamamura (1966), Nguyễn Viết Trƣơng và Trần
Tuý Hoa (1972), Y. Taki (1975),…
Nhìn chung các công trình nghiên cứu thời gian này vẫn mang tính chất riêng rẽ
cho từng khu vực [14].
Sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, các công trình nghiên cứu đƣợc tiến
hành và phát triển trên cả nƣớc. Nổi bật trong thời kỳ này là công trình nghiên cứu của
Mai Đình Yên (1978, 1979, 1985, 1988, 1992), Mai Đình Yên và Nguyễn Hữu Dực
(1991, 1995) [64]. Từ Xuân Dục và Lê Văn Dũng (1982), nghiên cứu thành thức ăn
của các loài cá nục: Decapterus kurroides, Decapterus maruadsi; cá tráp -
Priacanthus macracanthus và cá mối vạch - Saurida undosquamis ở vùng biển miền
Nam Việt Nam [13]. Lê Trọng Phấn (1986), đặc điểm sinh vật học và khai thác cá
kinh tế ở vùng biển Việt Nam.
Các nghiên cứu về đặc điểm sinh học của một số loài cá do Võ Văn Phú và nnk
thực hiện, nhƣ: cá Mòi cờ chấm (Clupanodon punctatus) [34]; cá Căng bốn sọc
(Pelates quadrilineatus) [35]; cá Hồng (Lutjanus erythroptorus) ở đầm phá tỉnh Thừa
Thiên Huế [36]; Khu hệ cá và đặc điểm sinh học của 10 loài cá kinh tế ở hệ đầm phá
Thừa Thiên Huế [33, 37]; Đặc điểm sinh học cá Móm gai dài (Gerres filamentosus
Cuvier) [39]; Dìa (Siganus guttatus) ở đầm phá, tỉnh Thừa Thiên Huế [14, 40]; Đặc
tính sinh sản của cá Dầy (Cyprinus centralus Nguyen et Mai, 1994) ở phá Tam Giang
Cầu Hai (2001) [41, 43]; Cá Đối mục (Mugil cephalus) ở đầm phá nƣớc lợ phía Nam
tỉnh Bình Trị Thiên [31]; Đặc tính dinh dƣỡng của cá Thát lát Notopterus notopterus
(Pallas, 1796) ở hồ Ayun Hạ, tỉnh Gia Lai [44]
Bên cạnh đó có các nghiên cứu của các tác giả khác, nhƣ: Lê Thị Nam Thuận,
Trần Duy Nga (1996): Dẫn liệu về đặc tính sinh sản của cá Dìa (Siganus guttatus) ở hệ
đầm phá Thừa Thiên Huế [53]; Nguyễn Trƣờng Khoa, Võ Văn Phú (2000): Dẫn liệu
bƣớc đầu về thành phần loài cá ở sông Thạch Hãn, tỉnh Quảng Trị (83 loài) [22]; Hà
Lê Thị Lộc (2002): Một số đặc điểm dinh dƣỡng của cá Khoang Cổ đỏ ở vùng biển
Nha Trang - Khánh Hòa [27]; Nguyễn Dƣơng Thạo (2002): Nghiên cứu cơ sở thức ăn
tự nhiên của cá và ƣớc tính khả năng trữ lƣợng cá nổi biển miền Nam Việt Nam,
Năm 2002, Trung tâm phát triển nghề cá Đông Nam Á (SEAFDEC) phối hợp
với các nƣớc trong khu vực tiến hành nghiên cứu đặc điểm sinh học, tập tính di cƣ,
8
đánh giá nguồn lợi của cá nổi nhỏ. Hoàng Đức Đạt, Thái Ngọc Trí, Nguyễn Xuân Thƣ
(2003): Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của loài cá Lăng nha (Mystus nemurus)
[15]; Lê Thị Nam Thuận, Phan Anh, Hoàng Đức Đạt (2003): Nghiên cứu chu kỳ sinh
dục năm trong tự nhiên của cá Trê đen (Clarias fuscus) ở tỉnh Thừa Thiên Huế; Lê Thị
Nam Thuận (2003): Dẫn liệu về đặc tính sinh trƣởng và dinh dƣỡng của cá Trê
(Clarias fuscus) ở Thừa Thiên Huế [54]; Tác dụng của 17α - Hydroxy - 20β -
Dihydroprogesteron (17,20p) lên sự chín và rụng trứng in vivo của cá Trôi Ấn Độ
(Labeo rohita) của Lê Văn Dân, Nguyễn Tƣờng Anh và Võ Văn Phú (2007) [12];
Nguyễn Đức Tuân và cộng sự (2007): Nghiên cứu kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá Lăng
chấm (Hemibagrus guttatus) trong điều kiện nuôi [59]; Nguyễn Phi Nam, Lê Đức
Ngoan và Nguyễn Công Dân (2007): Kết quả bƣớc đầu nghiên cứu sinh sản nhân tạo
cá Dầy (Cyprinus centralus Nguyen et Mai, 1994); Nguyễn Thị Thuý Hằng, Châu Thị
Tuyết Hạnh (2007): Nghiên cứu ảnh hƣởng của thức ăn công nghiệp và rong câu
(Gracilaria sp.) đến sinh trƣởng và phát triển của cá Dìa (Siganus guttatus) nuôi
thƣơng phẩm [17]; Đặc tính sinh trƣởng của cá Thát lát Notopterus notopterus (Pallas,
1796) ở hồ AYun Hạ, tỉnh Gia Lai của Võ Văn Phú và Trần Thị Trang (2007) [44]; Võ
Văn Quang, Hồ Bá Đỉnh, Lê Thị Thu Thảo, Nguyễn Phi Uy Vũ và Trần Thị Hồng Hoa
(2007): Nghiên cứu đặc điểm sinh học loài cá Lầm - Spratelloides gracilis (Temminck
& Schlegel, 1846) ở vùng biển Nha Trang - Khánh Hòa; Hà Lê Thị Lộc, Nguyễn Thị
Quỳnh Ngọc (2008): Sinh trƣởng và dinh dƣỡng của cá Khoang Cổ tím (Amphiprion
perideration Bleeker) vùng biển Khánh Hòa [27].
Trong thời kỳ này các tác giả không chỉ tập trung nghiên cứu sinh học, sinh thái
và phân loại mà còn quan tâm đến bảo vệ nguồn lợi, bảo vệ môi trƣờng và thực tiễn
sản xuất của nghề cá.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu về cá nói chung và các đặc điểm sinh học
của các loài cá nói riêng khá đa dạng. Tuy nhiên, cho đến nay chƣa có công trình
nghiên cứu nào về đặc điểm sinh học cá Tráp vây vàng - Acanthopagrus latus
(Houttuyn, 1782). Vì vậy, việc nghiên cứu các đặc điểm sinh học dinh dƣỡng và sinh
sản của loài cá này để hƣớng việc sinh sản tự nhiên vào sinh sản nhân tạo là cần thiết
[6, 14, 64],
1.1.3. Tình hình nghiên cứu về cá Tráp vây vàng
Cá tráp vây vàng đã đƣợc Houttuyn mô tả đầu tiên và đặt tên là Acanthopagrus
9
latus vào năm 1782, ngoài ra nó cũng còn có tên khác nữa là Mylio latus, Sparus latus.
Năm 1822 Lacepede đặt tên là Coius datnia. Năm 1822 Hamilton đặt tên là Chrysophrys
datnia. Vẫn còn nhiều cách phân loại và đặt tên cho loài cá này, sau này cũng có một
số tác giả khác nhƣ Raynonds (1982); De Bruin G.H.P., B.C. Russell và A. Bogusch
(1995); Kittaka.,J (1977); Anon (2002)… họ đã đặt nhiều tên khác nhau [82, 72, 77,
67]. Tuy nhiên cách phân loại Acanthopagrus latus (Houttuyn, 1782) đã đƣợc ghi
trong Appendix I, FAO (1974) là đƣợc nhiều nhà phân loại chấp nhận nhất [73].
Vị trí phân loại của cá tráp vây vàng - Acanthopagrus latus đã đƣợc Nguyễn
Nhật Thi (1971) xác nhận ở Việt Nam có một loài duy nhất, giống với cách phân loại
của Houttuyn (1782) [52]. Vƣơng Dĩ Khang (1958), cũng đã xác định vị trí phân loại
cá Tráp vây vàng ở Trung Quốc mô tả, đặt tên của Houttuyn (1782) [21].
Cơ thể hình bầu dục thân hơi tròn, lƣng có gồ cao lên, vẩy lƣợc lớn vừa và nhỏ.
Khoảng cách giữa mắt và đầu không có vẩy, bộ phận đầu trừ mõm, xƣơng trƣớc mắt và
xƣơng dƣới mắt ra đều có vẩy [87]. Vây lẻ không có vẩy hoặc vẩy bẹ thấp, đƣờng bên
hoàn toàn, đi ra sau theo vành ngoài của bộ phận lƣng. Vây lƣng liên tục, không có khía
lõm, bộ phận gai và tia vây cũng rất nở nang, gai vây lƣng to khỏe, có khoảng 10 - 13 tia
gai cứng, từ 9 - 17 tia vây mềm. Vây hậu môn có 3 gai, một số loài gai thứ 2 đặc biệt to
khỏe (Mylio latus, Mylio berda), tiếp đó là 7 - 15 tia vây mềm. Chúng có màu sắc cũng
rất khác nhau, nhƣ màu đỏ ở cá Nhỡ (Pagrus major), màu xám trắng nhƣ M. berda, màu
đen (M. sarba, M. macrocephlus), hoặc màu vàng nhƣ cá Tráp vàng (Taius tumifron),
hoặc màu ánh vàng nhƣ cá Tráp Địa Trung Hải (Sparus aurata) [21, 89, 92].
Nhiều nghiên cứu về vùng phân bố của cá tráp vây vàng đã khẳng định loài cá
này có vùng phân bố tƣơng đối rộng, trên tất cả các mặt nƣớc (mặn, lợ, ngọt) [69]. Đặc
biệt là ven bờ biển của các nƣớc nhiệt đới và cận nhiệt đới thuộc Thái Bình Dƣơng và
Ấn Độ Dƣơng bao gồm cả India, Srilanca, Bangladesh, Philippine, Taiwan và Việt Nam
[67]. Theo Nguyễn Nhật thi (1971) thì ở Việt Nam cá Tráp vây vàng có mặt khắp nơi
trong tất cả các thủy vực nƣớc mặn, lợ, đặc biệt là các tỉnh ven biển Vịnh Bắc Bộ [52].
Cá tráp vây vàng là loài có độ rộng muối và có tính di cƣ xuôi dòng. Do đó sự
phân bố của nó theo vùng sinh thái rất phong phú, tuân theo các giai đoạn phát triển
khác nhau [87].
Vòng đời của cá tráp cũng đã đƣợc nhiều tác giả nhƣ Mathew C.P. and M.
Samuel, 1987; Bauchot M.L. and M.M Smith, 1984; Morgan G.R., 1985; Tsai H J. and
L.T.Yang, 1995 nghiên cứu và một số tác giả khác cũng đã lập ra đƣợc vòng đời của cá
10
Tráp vây vàng. Đồng thời cũng đã chỉ ra rằng, vòng đời của cá Tráp vây vàng ở các khu
vực Tây Thái Bình Dƣơng và Ấn Độ Dƣơng cũng có những tƣơng đồng nhất định [79,
69, 80, 86]. Tuy nhiên yếu tố di cƣ của loài cá này ở đây chƣa đƣợc đề cập nhiều [71].
Các loài trong họ cá tráp đều là cá dữ, thành phần thức ăn của nó tƣơng đối
rộng, cá không có lựa chọn chặt chẽ, do đó sự phân bố của chúng tƣơng đối rộng [83].
Cá Tráp là loài cá ăn tạp, thức ăn chủ yếu là các loại động vật không xƣơng sống nhƣ
thân mềm, giáp xác, giun nhiều tơ kể cả cá nhỏ, thậm chí trong thành phần thức ăn của
chúng còn có mặt của một số loài nhuyễn thể và một số động vật đáy khác [74]…
Ngoài ra một số tác giả khác (Fukuhara O., 1985; Fukusho K., 1989) cũng đã xác nhận
cá Tráp là loài cá dữ, ăn mồi sống và đôi khi ăn cả thịt đồng loại và tính ăn của cá Tráp
vây vàng cũng thay đổi theo sự phát triển của cá thể [75, 76].
Theo Mathews, C.P. and M. Samuel, (1987) thì tốc độ sinh trƣởng của cá tráp
vây vàng có dạng hình cong sigma. Cá tăng trƣởng chậm ở các giai đoạn đầu, khi
trọng lƣợng cá đạt từ 35 - 40g/con tốc độ tăng trƣởng của nó nhanh hơn nhƣng chậm
lại khi cá đạt trọng lƣợng từ 350 - 500g. Trong điều kiện nuôi tốt sau 10 - 12 tháng
nuôi cá có thể tăng trƣởng từ 350 - 800g [79].
Tốc độ tăng trƣởng của cá Tráp phụ thuộc rất lớn vào khu vực nuôi, theo Anon
(2002), tại các trang trại ở Florida và vịnh Mexico cá Tráp có thể đạt 0,3 - 0,8kg trong
thời gian 14 - 22 tháng, nhƣng nếu nuôi trong khu vực nhiệt đới thì tốc độ tăng trƣởng
của nó tăng lên rất nhiều [67].
Tốc độ tăng trƣởng của cá còn phụ thuộc vào mật độ nuôi, thời gian nuôi, loại
thức ăn, cỡ cá thả ban đầu. Chẳng hạn nhƣ cỡ cá giống 120g, thả ở lồng với mật độ 30
- 60 con/m
3
, tốc độ tăng trƣởng trung bình là 800g/con trong vòng 6 - 7 tháng nuôi ở
Israel. Với mật độ nuôi 140 con/m
3
, cá có thể đạt 700g/con khi nuôi trong thời gian 10
- 14 tháng và cho ăn bằng thức ăn đạm cao [81].
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, với phạm vi giới tính của quần đàn, từ tuyến
sinh dục qua các hiện tƣợng lƣỡng tính sơ khai cho tới khi thành thục sinh dục, giới
tính của nó đã có biểu hiện thiên về tính đực hay cái [68, 90]; hiện tƣợng lƣỡng tính
này cũng thấy xuất hiện ở các họ cá Tráp (Sparidae, Teleostei) đã đƣợc đề cập lần đầu
tiên bởi Syrski (1876), A’ancona (1949), đã có những dự đoán về sự chuyển đổi giới
tính trong loài cá này mặc dù hiện tƣợng lƣỡng tính của tuyến sinh dục vẫn tiếp tục
xảy ra [68]. Theo Buxton, C.D. and P.A. Garrantt (1990) hiện tƣợng tính đực chính
11
hoặc cái có thể tìm thấy ở ngay cạnh hiện tƣợng lƣỡng tính thô sơ (ngay cả khi không
phải giai đoạn đầu của con đực hoặc cái) [70].
Một số tác giả khác cũng đã xác nhận cá Tráp vây vàng ở giai đoạn đầu là
lƣỡng tính. Kết quả nghiên cứu của Boxton C.D và Garrantt P.A., (1990) cho thấy tuổi
và kích thƣớc cá đực bắt đầu đổi giới tính thành cá cái ở các vùng địa lý khác nhau
cũng có sự khác nhau. Sự chuyển đổi giới tính thông thƣờng xảy ra khi cá đực khoảng
trên 1 tuổi. Sự chuyển đổi giới tính cũng có thể xảy ra sớm hơn ở những quần đàn sớm
bị già cỗi [70].
Mùa vụ sinh sản của cá Tráp vây vàng diễn ra từ tháng XII năm trƣớc kéo dài tới
tận tháng IV năm sau [87]. Mùa vụ sinh sản của cá Tráp vây vàng cũng khác nhau với
những họ khác nhau. Dựa trên cơ sở cá giống và số lƣợng khai thác đƣợc cá giống của
ngƣ dân ngoài tự nhiên, Morgan (1995) cũng đã xác định đƣợc mùa sinh sản diễn ra từ
tháng I đến tháng IV hàng năm và đặc biệt cao điểm vào tháng II và tháng III [80].
Sức sinh sản tuyệt đối của cá Tráp biến động nhƣ đa số loài cá khác, khi tuổi cá
tăng, kích thƣớc và khối lƣợng tăng thì sức sinh sản cũng tăng, đến giai đoạn cá già thì
giảm (Mai Đình Yên et al, 1979) [65]. Ở cá Tráp vây vàng cũng vậy, sức sinh sản dao
động khá lớn [65]. Qua quá trình điều tra năm 1975 tại một số đầm nuôi nƣớc lợ tại
cửa sông Văn Úc đã bắt gặp cá có sức sinh sản nhỏ nhất là 150.000 trứng và lớn nhất
là 454.000 trứng tƣơng ứng với cỡ cá 495 - 800g. Theo Vũ Trung Tạng (1987) thì sức
sinh sản tuyệt đối của loài cá này ở cá 3 năm tuổi là 345.000 trứng. Một số loài trong
họ cá Tráp (Sparidae) cũng có sức sinh sản biến động theo tuổi. Cá Tráp Địa Trung
Hải (Sparus aurata) có thể đẻ 2 triệu đến 3 triệu trứng/mùa/kg [78, 91]; cá Tráp đỏ
Nhật Bản (Pagrus major) 3 - 7 tuổi đẻ từ 1 - 4 triệu trứng/mùa/kg [89].
Ở Việt Nam, cá Tráp vây vàng chủ yếu là đối tƣợng khai thác của ngƣ dân ven
biển. Trong nuôi quảng canh nƣớc lợ cá Tráp cũng có trong thành phần sản phẩm thu
hoạch của ngƣ dân, nhƣng số lƣợng không đáng kể. Một số nghiên cứu về cá Tráp vây
vàng ở nƣớc ta chỉ dừng lại ở mức độ nghiên cứu về hình thái và một số đặc điểm sinh
học (Mai Đình Yên, 1969; Nguyễn Nhật Thi, 1971; Đỗ Văn Khƣơng, Trần Văn Đan,
2001) [63, 52, 23]. Theo các tác giả trên, ở Việt Nam, cá Tráp vây vàng phân bố tập
trung ở ở các tỉnh ven biển vịnh Bắc Bộ và có thể bắt gặp trong cả các thủy vực nƣớc
ngọt, lợ, mặn. Trong chƣơng trình phát triển thủy sản đến 2010 của Bộ Thủy sản, cá
Tráp là một trong những đối tƣợng đƣợc khuyến khích đƣa vào ngành nuôi trồng thủy
sản [3]. Để sớm đƣa đối tƣợng này vào nuôi trồng thủy sản, chúng ta cần tập trung
12
nghiên cứu đầy đủ về đặc tính sinh học. Trong khi đó chƣa có công trình nghiên cứu
nào về cá Tráp vàng ở khu vực Miền Trung, đặc biệt là vùng ven biển tỉnh Quảng Trị.
Chính vì vậy, chúng tôi thực hiện đề tài Nghiên cứu đặc điểm dinh dƣỡng, sinh sản của
cá Tráp vây vàng tại vùng ven biển tỉnh Quảng Trị nhằm thu thập dẫn liệu khoa học cần
thiết về đặc điểm dinh dƣỡng, sinh học sinh sản, các giai đoạn phát triển nhằm hƣớng
sinh sản tự nhiên vào sinh sản nhân tạo và khai thác hợp lý, bảo vệ tốt nguồn lợi.
1.2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
1.2.1. Điều kiện tự nhiên
1.2.1.1. Vị trí địa lý, địa hình vùng ven biển tỉnh Quảng Trị
1.2.1.1.1. Vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ vùng nghiên cứu
Bờ biển Quảng Trị có chiều dài khoảng 75 km thuộc địa phận của 4 huyện Vĩnh
Linh, Gio Linh, Triệu Phong và Hải Lăng. Có 2 cửa biển lớn là Cửa Tùng, Cửa Việt;
bãi biển Mỹ Thủy và nhiều cửa, lạch nhỏ đổ ra biển. Vùng cát ven biển Quảng Trị có
diện tích 43.675ha trong đó diện tích đất cát là 30.000ha tập trung ở 25 xã và thị tứ,
chiếm khoảng 7,5% diện tích tự nhiên toàn tỉnh.[11]
Lãnh thổ nghiên cứu đƣợc giới hạn trong phạm vi toạ độ địa lý từ 16
0
38’38” -
17
0
10’23” độ vĩ Bắc; 106
0
52’08” - 107
0
23’06” độ kinh Đông. Vùng ven biển tỉnh
Quảng Trị tiếp giáp:
- Phía Bắc giáp huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.
- Phía Nam giáp huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Phía Đông giáp biển Đông.
- Phía Tây giáp vùng đồng bằng của tỉnh Quảng Trị.
Do kiến tạo địa chất, vùng đồi thấp Đông Trƣờng Sơn ăn ra tận biển. Bờ biển từ
Cửa Tùng mở ra phía Bắc (khoảng 12 km) dƣới chân đồi đất đỏ bazan thuộc các xã
Vĩnh Quang, Vĩnh Thạch (huyện Vĩnh Linh). Dãy đồi đất đỏ bazan này phân chia
vùng cát ven biển tỉnh Quảng Trị ra 02 khu vực:
- Khu vực phía Bắc của tỉnh, theo đƣờng bờ biển dài 18 km, chiều rộng trung
bình từ bờ vào đất liền khoảng 3 km.
- Khu vực phía Nam chạy dài từ Nam Cửa Tùng đến giáp tỉnh Thừa Thiên Huế
dài khoảng 45km qua địa phận 3 huyện: Gio Linh, Triệu Phong và Hải Lăng, chiều
rộng trung bình từ bờ vào khoảng 5 km, chỗ rộng nhất tính từ bờ vào hết vùng cát nội
đồng huyện Hải Lăng khoảng 12 km [11]
13
1.2.1.1.2. Địa hình
Vùng nghiên cứu chủ yếu phân bố dạng địa hình tích tụ, bề mặt địa hình tƣơng
đối bằng phẳng, chạy song song với đƣờng bờ biển là các cồn cát cao hơn hẳn so với
địa hình xung quanh. Dạng địa hình này đƣợc tạo thành chủ yếu do gió biển. Các đụn
cát thƣờng tập trung ở gần biển và ven đồng bằng. Địa hình vùng cát cao nhất ở phía
Bắc của tỉnh và thấp dần về phía Nam [11].
1.2.1.2. Khí hậu
Tỉnh Quảng Trị nằm trong vùng chịu ảnh hƣởng khí hậu nhiệt đới gió mùa
tƣơng đối điển hình: gió Tây khô nóng về mùa khô, gió Đông Bắc ẩm ƣớt về mùa
mƣa. Vùng cát ven biển mang đầy đủ đặc trƣng của khí hậu Quảng Trị, đồng thời có
những đặc điểm riêng của tiểu vùng khí hậu ven biển
1.2.1.2.1. Lượng bức xạ
Cũng nhƣ toàn lãnh thổ Việt Nam, Vùng cát ven biển tỉnh Quảng Trị nằm trong
khu vực nội chí tuyến Bắc bán cầu nên hàng năm đều có hai lần mặt trời đi qua thiên
đỉnh. Điều đó dẫn đến lãnh thổ nhận đƣợc một lƣợng bức xạ rất lớn khoảng 125 - 130
kcal/cm
2
.năm. Phân bố lƣợng bức xạ tổng cộng năm theo không gian lãnh thổ có xu
hƣớng tăng lên khi đi ra biển nhƣng không đáng kể.
Trong năm lƣợng bức xạ tổng cộng phân bố theo mùa, thời kỳ có lƣợng bức xạ
lớn kéo dài từ tháng IV-IX (trung bình 12 -15 kcal/cm
2
), trong đó cao nhất là tháng V,
VI và tháng VII đạt khoảng 14-15 kcal/cm
2
có khi lên đến 24-25 kcal/cm
2
(2007). Các
tháng giữa mùa mƣa có lƣợng bức xạ thấp nhất khoảng 6,5-8,5 kcal/cm
2
.tháng. Chênh
lệch giữa hai tháng cực đại và cực tiểu khoảng 6-7kcal/cm
2
/tháng.
Tổng lƣợng bức xạ năm lớn, chênh lệch bức xạ giữa các tháng không lớn, cán
cân bức xạ luôn dƣơng và lớn là cơ sở của nền nhiệt độ tƣơng đối cao và ít bị biến đổi
trong năm.
1.2.1.2.2. Nhiệt độ
Nhiệt độ trung bình năm tại khu vực từ 24
0
C - 26
0
C, cao nhất là tháng VII và
thấp nhất là tháng I - II. Mùa nóng bắt đầu từ tháng V và kết thúc vào tháng IX, với
nhiệt độ trung bình khoảng 25
0
C. Vào những ngày có gió Tây Nam khô nóng (V đến
tháng VIII), nhiều nơi nhiệt độ không khí lên trên 40
0
C, tại các khu vực không có thảm
thực vật lên đến 57 - 58
0
C. Số ngày có nhiệt độ > 35
0
C và độ ẩm < 45% trên vùng cát
khoảng 35 - 36 ngày. Mùa lạnh kéo dài từ cuối tháng XII năm trƣớc đến tháng III năm
sau. Nhiệt độ trung bình các tháng mùa lạnh khoảng 20
0
C. Số ngày có nhiệt độ ≤ 15
0
C
14
chỉ có 5 - 6 ngày. Biên độ nhiệt ngày lớn nhất vào mùa nóng và nhỏ nhất vào mùa
lạnh. Trị số biên độ nhiệt ngày lớn nhất vào tháng IV, có khi tới 10
0
C.
1.2.1.2.3. Lượng mưa
Vùng cát ven biển tỉnh Quảng Trị có số ngày mƣa trong năm giao động từ 130-
180 ngày, kéo dài từ tháng IX đến tháng I năm sau. Trong đó chỉ riêng ba tháng IX, X
và XI đã chiếm đến 70-80% lƣợng mƣa năm (trung bình năm khoảng 2438,8mm).
Trong những tháng này, số ngày mƣa từ 15-20 ngày/tháng. Có những ngày lƣợng mƣa
cao nhất trên 500mm. Do lƣợng mƣa phân bố không đều theo không gian và thời gian
cộng với trên vùng cát độ che phủ thấp, phần lớn diện tích là đất trống, nên vào thời kỳ
mƣa lớn, tập trung gây rửa trôi và xói mòn mạnh làm cho đất càng nghèo kiệt, còn thời
kỳ khô hạn thì nạn cát bay ngày càng gia tăng [11].
1.2.1.2.4. Chế độ nắng
Nằm ở vĩ độ thấp, quanh năm độ dài ban ngày lớn, Quảng Trị có số giờ nắng
khá cao, tổng số giờ nắng đạt tời 1910 giờ. Các tháng có số giờ nắng cao là các tháng
mùa hè V, VI, VII, VIII. Số giờ nắng các tháng này đạt hơn 200 giờ. Nắng nhiều và
kéo dài, nhiệt độ không khí cao sẽ làm tăng khả năng khô hạn. Hiện tƣợng hạn cục bộ
đã xẩy ra khá nghiêm trọng trong mùa khô một số năm [11].
1.2.1.2.5. Độ ẩm và lượng bốc hơi
Độ ẩm trung bình trong năm chỉ 80%, tháng cao nhất lên đến 91%, tháng thấp
nhất độ ẩm chỉ xuống dƣới < 50%, có nơi còn xuống thấp chỉ còn 30% (tháng V và
VIII). Lƣợng bốc hơi trung bình cả năm là 1.508,6mm, tháng cao nhất dao động từ
170-236 mm. Vào các tháng mùa hè (tháng V đến tháng VII) lƣợng bốc hơi chiếm tới
70-75% lƣợng bốc hơi cả năm. Đây là nguyên nhân làm thiếu nƣớc vào mùa khô, ảnh
hƣởng đến hoạt động sản xuất của ngƣời dân, đồng thời khiến lớp phủ thực vật nghèo
nàn, đất thiếu nƣớc nghiêm trọng đã làm gia tăng quá trình cát bay.
1.2.1.2.6. Bão lụt
Bão lụt uy hiếp trực tiếp đến vùng cát ven biển, bão thƣờng xuất hiện trong mùa
mƣa và tập trung nhất là các tháng VIII, IX, X. Tần suất xuất hiện bão lớn nhất vào
tháng IX là 37 %. Bão thƣờng kèm theo mƣa to và gió lớn làm cho quá trình cát bay
diễn ra mạnh mẽ hơn.
Vào mùa mƣa nƣớc trên các hệ thống sông dồn về vùng đồng bằng và vùng cát
ven biển. Mặt khác trong các cơn bão mực nƣớc biển dâng cao cuốn trôi nhà cửa của
15
ngƣời dân và các công trình xây dựng ven bờ và vùng cửa sông vào theo đó là một
lƣợng lớn cát bị cuốn trôi đi nơi khác
1.2.1.3. Điều kiện thủy văn và sinh học vùng ven biển
1.2.1.3.1. Chế độ thủy triều
Vùng biển Quang Trị chịu ảnh hƣởng của chế độ bán nhật triều không đều. Hầu
hết các ngày trong tháng đều có 2 lần triều lên và 1 lần triều xuống. Biên độ thủy triều
tƣơng đối thấp, khoảng 0,6-1,2m. Trong kỳ nƣớc cƣờng độ lớn triều Cửa Tùng khoảng
trên dƣới 0,5m; tại Cửa Việt 0,4m. Riêng vùng Cửa Tùng đã có tính chất bán nhật triều
đều, chênh lệch về thời gian triều lên và triều xuống hầu nhƣ không có, chỉ có chênh
lệch độ cao của hai lần nƣớc ròng thể hiên tƣơng đối rõ.
1.2.1.3.2. Dòng Chảy
Hoạt động dòng hải lƣu tồn tại quanh năm theo chế độ gió mùa:Thời kỳ gió
mùa đông bắt dòng chảy theo hƣớng từ Bắc vào Nam, thời kỳ gió mùa tây nam thì
dòng chảy theo hƣớng ngƣợc lại
1.2.1.3.3. Nhiệt độ nước
Nhiệt độ nƣớc biển tầng mặt vào mùa đông trung bình 21-24
0
C vào mùa hè từ
28-30
0
C. Mùa đông nhiệt độ tăng dần từ bờ ra khơi và ngƣợc lại vào mùa hè. Biên độ
giao động nhiệt độ giữa tầng mặt và tầng đáy trong mùa đông khoảng 10
0
C, mùa hè
khoảng 6-10
0
C. Sự chênh lệch nhiệt độ giữa mùa đông và mùa hè dẫn đến sự di cƣ của
cá, mùa đông cá có xu hƣớng di cƣ ra xa bờ là nơi ấm áp hơn.
1.2.1.3.4. Tài nguyên sinh học
Theo báo cáo điều tra môi trƣờng và nguồn lợi thủy sản thì vùng ven biển Quảng
Trị có mật độ các loài thực vật phù du khá phong phú, với 184 loài, thuộc 5 nhóm
ngành. Động vật phù du có thành phần nghèo hơn gồm 8 bộ thuộc 3 ngành. Số lƣợng
của chúng có sự biến đổi theo mùa và theo vùng phân bố rõ rệt. Đối với thực vật phù du,
mật độ tế bào vào cuối mùa khô cao hơn mùa mƣa, động vật phù du có xu hƣớng ngƣợc
lại. Động vật đáy ở vùng ven biển Quảng Trị tập trung nhiều ở vùng ven cửa sông, vùng
bãi ngang đáy cát mức độ phong phú kém hơn và chủ yếu là các loài nƣớc mặn [61].
1.2.1.4. Nguồn lợi hải sản
Ở vùng biển Quảng Trị nguồn lợi hải sản mang đặc tính chung của khu hệ ven
biển miền Trung. Thành phần loài khá phong phú, tại khu vực Cửa Tùng xác định có
khoảng 900 loài đọng vật, trong đó có 40-50 loài có giá trị kinh tế. Tổng trữ lƣợng hải