Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Báo cáo khoa học: "PHÂN TÍCH RỦI RO KỸ THUẬT TRONG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH CẦU Ở VIỆT NAM" pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (457.45 KB, 8 trang )


PHN TCH RI RO K THUT
TRONG XY DNG CễNG TRèNH CU VIT NAM

GS. TS. NGUYN VIT TRUNG
Trng i hc Giao thụng Vn ti
ThS. V TH NGA
Túm tt: Bỏo cỏo ny s cp ti Phõn tớch ri ro k thut xõy dng cụng trỡnh cu
Vit Nam qua mt s s c gn õy. T ú cú th s giỳp cho ngi k s cú cỏch nhỡn nhn
tng quỏt hn trong cụng tỏc phũng trỏnh ri ro trong sut quỏ trỡnh xõy dng v khai thỏc
cụng trỡnh cu.
Summary: This paper presents Analysis of technical risks of construction projects in
Vietnam via some recent incidents. Then it gives the engineers a more general view in
advoiding the risks in all construction stages and services of bridges.
I. CC NGUYấN NHN C BN GY RA RI RO V S C
Trờn thc t, nhiu hin tng ri ro ó li cho chỳng ta nhng bi hc ln: nh v sp
cu Tacoma Narrows (do nh hng ca dao ng giú, sau khi cõy cu ny sp) ó a li kin
thc cho s phỏt trin xõy dng cu dõy vừng, cõy dõy vng ngy nay.
ó cú nhiu trng hp m ngi ta cú th d bỏo c ri ro. Sau khi phõn tớch ri ro
rỳt kinh nghim, chỳng ta cú th a ra cỏc bin phỏp phũng nga mi ri ro khụng dn n
cỏc s vic thm khc khi do s tớch ly hu qu t nhng ri ro nh. Chỳng ta cú th thy cỏc
nguyờn nhõn gõy ra ri ro ch yu hỡnh 1.
CT 2
Nh nghiờn cu nguyờn nhõn dn n
ri ro cú th tỡm ra cỏc bin phỏp ngn
nga chỳng.
1. Thiếu
hiểu biết

2. Sự cẩu thả
3. Sự thay


đổi thủ tục
4. Sai sót
trong
đánh giá
5.Thiếu sót về
điều tra/phân tích

6.
Đ
iều
kiện thay
đổi
8. Sai sót
khi đánh giá
giá trị

9. Sai sót
khi thực hiện
10. Sự không hiểu biết
NGUYÊN
NHÂN
RủI RO
7. Sai sót khi
lập kế hoạch

Hỡnh 1. Cỏc nguyờn nhõn gõy ri ro
Sau õy xột tng loi nguyờn nhõn chớnh
ca ri ro.
(1) Thiu hiu bit
Nguyờn nhõn ri ro do thiu nghiờn cu.

Trong trng hp ny, phũng trỏnh hay gii
quyt ri ro l thc t cú th cụng khai. Cỏch
trỏnh loi ri ro ny l nghiờn cu, tuy
nhiờn, nu chỳng ta c gng nghiờn cu v
hc tp tỡm ra nguyờn nhõn gõy ri ro,
chỳng ta cú th mt thi gian v quan tõm l
nhiu yu t hn s mt mỏt t ri ro.
(2) S cu th, khụng cn thn
ú l ri ro m cú th trỏnh c nu chỳng ta cú s chỳ ý mc nghiờm tỳc. Cỏc trng
hp s s ri ro ny b gõy ra bi s thiu thụng tin so iu kin t nhiờn xu, s mt mi do
lm vic quỏ sc, hay thiu ý kin xỏc ỏng khi chỳng ta bn rn hay phi lm vic di ỏp lc
ln. Nu cụng vic cú th a ti mt ri ro thm ho thỡ tt nht l chỳng ta nờn dng cụng
vic hon ton trỏnh ri ro do thiu cn thn. Mt vớ d in hỡnh l nu bun ng trong khi


đang lái xe thì không nên lái xe nữa mà dừng lại hay đổi người khác lái xe.
(3) Thay đổi thủ tục, cách quản lý
Đó là rủi ro gây ra do mọi người không tuân thủ theo các qui tắc hợp lý đã được thiết lập từ
trước. Một số hoạt động cá nhân mà bỏ qua các nguyên tắc thường dẫn tới rủi ro, đặc biệt khi cá
nhân đó đang tham gia trong hoạt động của cả nhóm.
Để ngăn ngừa loại rủi ro này các Công ty thường đưa ra sách hướng dẫn để bất cứ người
nào đều có thể thực hiện những hoạt động tương tự mà không rủi ro (ví dụ sách hướng dẫn công
nhân khi làm việc trên cao). Cần phải có phương pháp quản lý cụ thể để mọi người lao động
luôn hiểu rằng: “tất cả chúng ta phải làm theo hướng dẫn”, và hiểu rằng tự mỗi người lao động
không thể đưa ra giải pháp đúng trong mọi tình huống bất ngờ hay tình huống tai nạn.
(4) Sai sót trong đánh giá vấn đề
Đó là sự hiểu biết không hợp lý về tình huống, hay sự đánh giá sai dẫn tới rủi ro, thậm chí
nếu các tình huống đã được hiểu đúng. Trong một số trường hợp, một đánh giá hay quá trình
quyết định sai lầm có thể dẫn tới sự cố rủi ro. Đây có thể được gọi là rủi ro vì “sự thiếu suy
nghĩ” hay “sự sơ xuất”.

Để phòng ngừa những rủi ro này chúng ta nên kiểm soát các vấn đề kỹ lưỡng, nêu ra tất cả
các trường hợp sự cố tiềm ẩn và kết quả phỏng đoán.
(5) Thiếu sót trong nghiên cứu và điều tra
Cho trường hợp này, rủi ro là do một người đưa ra sự đánh giá sai khi thiếu sự điều tra đầy
đủ và cụ thể. Một nhà lãnh đạo tốt thường cho rằng trường hợp lỗi đánh giá là do họ và lập các
kế hoạch triệt để đối phó trong các tình huống như vậy. Như vậy, một kế hoạch tốt sẽ loại trừ
được sự lộn xộn trong rủi ro tiềm ẩn.
(6) Điều kiện thay đổi
TCT2
Khi chúng ta sáng tạo hay thực hiện một vài thứ mới (công nghệ mới, vật liệu mới), đầu tiên
chúng ta cho rằng đã thiết lập các hệ thống chặt chẽ. Nhưng nếu các sự việc bất ngờ xẩy ra trong
điều kiện không như giả định ban đầu mong muốn, thì đó là rủi ro do sự thay đổi điều kiện.
Ví dụ, một cấp phối bê tông đã được thiết kế và thử nghiệm cho phù hợp với điều kiện thi
công trong những ngày mùa hè nắng nóng sẽ có thể không phù hợp khi thời tiết đã chuyển sang
nhiều mưa và nhiệt độ thấp hơn.
(7) Sai sót khi lập kế hoạch sản xuất
Đó là sự rủi ro do các vấn đề với thị trường hay kế hoạch của nó. Ví dụ có thể khi lập tiến
độ kế hoạch đã không xét kỹ đến tình hình mưa lũ, tình hình biến động giá nguyên liệu cát, đá,
xi măng, sắt thép, xăng dầu, v.v Rủi ro do kế hoạch sản xuất sai thường đem lại tổn thất lớn kỹ
thuật và cả về tài chính. Các tổ chức với sự tập trung quan liêu ở cấp cao (ví dụ Tổng công ty)
thường rơi vào tình huống này.
(8) Sai sót khi đánh giá giá trị
Đó là rủi ro gây ra do sự không nhất quán khả năng giữa bạn, tổ chức của bạn và môi
trường. Tất cả sự tín nhiệm qua các kinh nghiệm thành công trong quá khứ hay quyền lực tổ
chức làm cản trở giá trị thông thường từ kinh tế, luật lệ, hay lập trường văn hoá và dẫn tới loại
này.
(9) Sai sót khi thực hiện
Rủi ro này là nguyên nhân do bản thân tổ chức thiếu năng động. Người đứng đầu tổ chức



có sai lầm trong đánh giá tình hình của họ và bỏ qua các quyết định đúng để sửa chữa công tác
quản lý của tổ chức.
(10) Sự không hiểu biết
Một vài rủi ro xẩy ra mà không ai trên thế giới biết về hiện tượng và nguyên nhân dẫn đến nó.
Nếu xét theo riêng trong lĩnh vực xây dựng công trình, có thể chia ra thành 10
nguyên nhân sau:
1. Vi phạm trình tự xây dựng cơ bản: như không triển khai nghiên cứu khả thi, thi công
không có hay thiếu bản vẽ, đơn vị thiết kế hay thi công không đảm bảo yêu cầu, không thử tải
đầy đủ và đúng mức đối với các thiết bị tạm hay công trình phụ tạm trước khi thi công (ví dụ sự
cố ở cầu Cần thơ).
2. Có sai sót trong khảo sát địa chất công trình: như tiến hành khảo sát địa chất không cẩn
thận, xác định tùy tiện sức chịu tải của nền, khảo sát địa chất công trình không đủ, không tỉ mỉ,
chính xác dẫn đến sai sót trong thiết kế và thi công nền móng (ví dụ sự cố sụt lở đường đầu cầu
HR trên nền đất yếu).
3. Có vấn đề trong tính toán thiết kế: như phương pháp tính toán không đúng, sơ đồ tính
toán không phù hợp với thực tế, tính sai, tổ hợp tải trọng sai, không kiểm tra ổn định của kết cấu
theo Tiêu chuẩn, vi phạm qui định cấu tạo của kết cấu, cùng những sai sót trong tính toán (ví dụ
việc xét tải trọng gió chưa đầy đủ trong thiết kế ban đầu của cầu Bãi Cháy).
4. Chất lượng của vật liệu và chế phẩm xây dựng kém: như tính năng cơ học của vật liệu
kết cấu không tốt, thành phần hóa học không đảm bảo, cường độ cốt thép thấp, cường độ bê
tông không đạt yêu cầu, cấu kiện kết cấu không đạt yêu cầu (ví dụ sự cố tụt cáp neo Cầu treo
Easup dẫn đến sập cầu).
5. Sử dụng công trình không thỏa đáng: công trình bị khai thác quá mức cho phép mà
không có sự nâng cấp hợp lý, không dọn vệ sinh công trình, không tiến hành bảo dưỡng cần
thiết (ví dụ đứt thanh thép neo dầm cầu dây văng Dackrong cũ khiến sập đổ cầu).
CT 2
6. Về mặt nghiên cứu khoa học còn có vấn đề tồn tại hoặc điểm khó trong kĩ thuật chưa
được giải quyết thỏa đáng đã vội vã dùng trong công trình: như cốt thép bị giòn, tính năng của
vật liệu nhập ngoại chưa được nghiên cứu đầy đủ dẫn đến sự cố (ví dụ sự cố hỏng hàng loạt khe
biến dạng mua từ Trung quốc trên các tuyến đường bộ mới hiện nay).

7. Trong thi công xem nhẹ lý thuyết kết cấu: như không hiểu nguyên lý cơ bản của cơ học
đất, xem nhẹ tính năng ổn định của kết cấu, hiểu biết không đầy đủ cường độ, độ cứng, tính ổn
định trong các giai đoạn thi công, bố trí ván khuôn, đà giáo không hợp lý gây sự thay đổi cách
truyền lực hoặc tính chất của nội lực (ví dụ sự cố nứt dầm cầu đường sắt bằng BTCT nhịp giản
đơn ở Quảng ngãi do kê thêm trụ tạm vào giữa nhịp khiến xuất hiện mô men âm ở nơi không dự
kiến trong thiết kế).
8. Công nghệ thi công không thỏa đáng: như xuất hiện cát chảy khi đào hố móng mà không
có biện pháp xử lý hợp lý, tháo ván khuôn quá sớm gây nứt hay sập công trình (ví dụ sự cố hỏng
hơn 100 cọc khoan nhồi ở cầu Thanh Trì).
9. Quản lý tổ chức thi công không tốt: như không thuộc bản vẽ, thi công tùy tiện, không
thao tác theo đúng qui trình thiết kế, thiếu nhân viên kỹ thuật thi công có chức danh, phối hợp
thi công giữa các đơn vị thi công kém, xẩy ra sự cố, che dấu sự cố.
10. Các sự cố có tính thiên tai vượt quá sự tính toán của con người: như sự tổn thất do động
đất, bão, lũ, nổ, hỏa hoạn gây nên.


II. NGHIÊN CỨU VỀ RỦI RO KỸ THUẬT XÂY DỰNG CẦU
TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
H
iện nay ở trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đã có nhiều nghiên cứu về rủi ro
và quản lý rủi ro công trình về mặt kinh tế hay những nghiên cứu chung về rủi ro dự án nói
chung.
Tuy nhiên các báo cáo về quản lý rủi ro kỹ thuật dự án công trình Cầu rất ít được công bố.
Riêng ở Việt Nam, hiện chưa có một báo cáo nào tổng hợp và nghiên cứu cụ thể về các sự cố
công trình Cầu. Trong khi đó, quá trình thực hiện một dự án xây dựng công trình Cầu ở Việt
nam luôn luôn tiềm ẩn các nguy cơ rủi ro về kỹ thuật, mà hầu như công trình nào cũng gặp phải.
Quá trình quản lý rủi ro có thể được biểu diễn dưới sơ đồ hình 2.
Điều thực sự quan trọng, là cần phải phân tích rủi ro để đạt được sự hiểu biết qui luật của
rủi ro, biết nguyên nhân của nó và đạt được các kỹ năng để tránh chúng trước khi chúng phát
triển thành tai hoạ. Qua đó ta thấy rằng việc nhìn nhận lại, tổng hợp, đánh giá, phân tích cụ thể

các sự cố đã xảy ra có ý nghĩa quan trọng trong công tác quản lý rủi ro kỹ thuật công trình Cầu.
III. PHÂN TÍCH MỘT SỐ RỦI RO KỸ THUẬT ĐIỂN HÌNH TRONG XÂY DỰNG CẦU
Ở VIỆT NAM
Trong bảng 1 (trang sau) là tóm tắt một số sự cố công trình Cầu đã xảy ra ở Việt Nam.
IV. KẾT LUẬN
Rủi ro kỹ thuật là một trong các nhóm nguyên nhân dẫn đến sự cố công trình, chúng có
phần nào mang tính chất ngẫu nhiên. Không phải là rủi ro nào cũng dẫn đến sự cố nghiêm trọng.
Vì vậy khi phân tích cần đánh giá mức độ nghiệm trọng của từng nhóm rủi ro cụ thể để có biện
pháp quản lý, kiểm soát hợp lý tương ứng.
TCT2
Nói chung không có sự cố công trình Cầu nào là hoàn toàn giống như nhau. Mặc dù vậy,
người kỹ sư có khả năng kiểm soát và dự đoán các rủi ro có thể dẫn đến sự cố. Hầu hết rủi ro kỹ
thuật xây dựng công trình Cầu đều có nguyên
nhân chủ quan từ con người, vì vậy việc phân
tích, phòng tránh, xử lý rủi ro kịp thời là hoàn
toàn có thể thực hiện được. Công tác nghiên cứu,
phân tích cụ thể các sự cố đã xảy ra là kho tư liệu
quí giá để người kỹ sư hoàn thành tốt dự án công
trình của mình, là tài liệu thực tế quan trọng để
chúng ta xây dựng biện pháp quản lý rủi ro kỹ
thuật công trình cầu một cách có hiệu quả.
Hình 2. Sơ đồ quản lý rủi ro
Đánh giá rủi ro:
+ Phân tích rủi ro
-Nhận dạng rủi ro
-Miêu tả rủi ro
-Nhận xét rủi ro
+ Dự đoán rủi ro
Báo cáo rủi ro
Hiểm họa và cơ hội

Quyết định
Xử lý rủi ro
Báo cáo rủi ro còn có thể xẩy ra
Kiểm tra
Định hướng của Tổ chức

Kiểm toán
chính xác
Thay đổi
Tài liệu tham khảo
02), Learing from failure.
struction

[1]. Yataro Hatamura (20
]. Anna Klemetti, 2007.Risk Management in Con[2
Project Networks.
[3]. GS. TS. Nguyễn Viết Trung. Bài giảng Tư vấn giám sát
công trình Cầu.
[4]. GS. TS.Dương Học Hải. Các sự cố công trình nền
đường ôtô xây dựng trên vùng đất yếu và các nguyên nhân.
Tạp chí cầu đường Việt Nam, số 6/2007.
[5]. GS. TS. Nguyễn viết Trung, Th.S. Nguyễn Tuấn Anh.
Về một số sự cố cọc khoan nhồi, đặc biệt trong vùng Castơ.
[6].
♦Vương Hách, 2000. Sổ tay xử lý sự cố công trình xây dựng


CT 2
Bảng 1. Một số sự cố công trình Cầu đã xảy ra ở Việt Nam
STT Tên Cầu - Thời gian Sự cố Nguyên nhân Loại sự cố BIỆN PHÁP XỬ LÝ

(1) (2) (3) (4) (5) (6)
1 Sông Trà - Long An,
8/4/2008
Gãy một bên nhịp giữa cầu. Cầu yếu Gẫy cầu Xây dựng mới
2 Đát Hùng - Yên Bái -
1/4/2008
Là lần thứ 2 xảy ra sự cố Xe quá tải qua cầu Gẫy cầu Xây dựng mới
3 Hoà Long – Đồng Tháp
– quốc lộ 80, 11/6/2008
Cầu sập Cầu yếu Gẫy cầu Xây dựng mới
4 Phú Lương - 1999 Vết nứt sâu xuất hiện trên bản mặt
cầu, vách ngang.Vết nứt ở mép lỗ trên
vách ngang
Do co ngót, từ biến. Cần
xử lý để tránh hơi nước
xâm nhập ăn mòn cốt thép
Vết nứt Xử lý vết nứt
5 Phong Châu – thi công
trụ T7
Cát đùn vào trong vòng vây cọc ván
thép khi đào đất đến gần cao độ thiết
kế.
Cọc ván thép không đóng
được đến cao độ thiết kế
do gặp đá mồ côi
Nền móng -vòng vây
cọc ván thép

6 Hàm Rồng – thi công
trụ 2

Khung chống vòng vây cọc ván thép
bị kẹt không hạ xuống tới cao độ thiết
kế.
Do mực nước thi công lớn
nên chiều dài cọc ván lớn.
Nền móng -vòng vây
cọc ván thép

7 Dần Xây – thi công trụ
T5-T8
Đóng cọc Φ1000mm, dài 48m, không
xuống và gây nứt
Cọc xuyên qua tầng sét
dẻo - cứng và tựa trong
tầng cát mịn - trung
Móng cọc đóng (cọc
ống) – nứt gẫy thân
cọc

8 Hiệp Phước – Tp HCM,
thi công trụ T8
Đóng 54 cọc BTCT đúc sẵn: 40x40,
dài 49m, cọc đóng không xuống đến
cao độ yêu cầu và gãy nứt cọc
Cọc xuyên qua tầng cát
chặt vừa và tựa trên tầng
sét cứng
Móng cọc đóng – nứt
gẫy thân cọc
Thay đổi thiết kế từ 54 cọc đúc sẵn (đóng) thành 5

cọc khoan nhồi đường kính 1500mm, dài 52m
9 Bình Điền - Tp HCM Không hạ hết được chiều dài lồng
thép theo thiết kế, không rút lồng thép
lên được
Do đất vách lỗ khoan bị
sụt lở nhiều trong quá trình
hạ lồng thép
Cọc khoan nhồi - sạt lở
vách lỗ, lớp mùn quá
dày, sức chịu tải không
đủ

10 Thanh Trì – Hà Nội 81cọc khoan nhồi (trong 160/580 cọc
được kiểm tra) có hiện tượng bê tông
không đồng nhất hoặc thiếu bê tông ở
chiều dài 1- 5m dưới chân
Do quá trình thi công đã
không giữ được ổn định
thành vách khi có tầng địa
chất cát dày 45 - 50 m
Cọc khoan nhồi- Sự cố
chất lượng bê tông
thân cọc thấp, có tổ
ong, lỗ rỗng trên thân
cọc
Tiến hành khoan dọc cọc, dùng bơm áp lực bơm
dung dịch bê tông đẩy nước, cát, trám hết các
khoảng trống dưới chân cọc. Những móng chưa đảm
bảo chất lượng có thể phải khoan bổ sung thêm các
cọc mới.

11 Cầu Đuống Khi hút nước khô hố móng thì phát
hiện ba cọc cốt thép bị tụt hơn thiết
kế. Nhiều cọc không có cốt thép.
Do không treo lồng thép
và thời gian đổ bê tông quá
nhanh, không kiểm tra
trong quá trình thi công
Cọc khoan nhồi – Sự
cố lồng thép không đạt
yêu cầu
Thi công bổ sung cọc
12 Troóc – Phong Nha,
đường Hồ Chí Minh,
khi khoan tạo lỗ cọc số
3 của mố Mo
Cọc số 3 dài 22 m (tính từ đáy bệ) khi
khoan gần đến cao độ mũi cọc búa
khoan bị trượt và kẹt vào hốc đá
Do khoan qua đá gốc nứt
nẻ, hang hốc
Cọc khoan nhồi – Sự
cố không rút được đầu
khoan lên
Khoan bổ sung 01 cọc bên cạnh, đổ bê tông lấp cọc đã
khoan… Nên dùng công nghệ khoan ống vách để giữ thành
trong suốt quá trình khoan, ống vách được giữ lại không rút
lên hoặc dung công nghệ khoan không sử dụng ống vách.


Bảng 1 (tiếp)

(1) (2) (3) (4) (5) (6)
13 VS - đường Hồ Chí
Minh, khi khoan và đổ
bê tông cọc khoan nhồi
tại trụ T2
Khoan kiểm tra mùn ở mũi cọc phát hiện
thấy chân cọc đặt trên vòm hang castơ mà
trần hang còn rất mỏng
Do khoan thăm dò địa chất ở bước thiết kế kỹ
thuật không phản ánh hết mức độ hang castơ
Cọc khoan nhồi –
Sự cố cọc khoan
nhồi khi đi qua
vùng Castơ
Tiến hành mở rộng bệ móng trụ,
khoan bổ sung cọc. Mất rất
nhiều thời gian và lãng phí.

14 Trạ - Ang Sự cố kẹt búa, rơi búa đối với máy khoan
đập cáp CZ-30
Do hệ thống hang động castơ rất phức tạp. Cọc khoan nhồi –
Sự cố cọc khoan
nhồi khi đi qua
vùng Castơ
Việc giải quyết sự cố này mất
nhiều gian, dẫn đến thời gian
khoan chỉ riêng cọc này mất gần
nửa năm mới xong
15 Nam cầu vượt đường sắt
trên tuyến qua cầu

Hoàng Long: 8 – 11h,
ngày 19/3/1999
Đắp đến chiều cao 6,8m (chưa đến cao độ
thiết kế) thì xẩy ra lún sụt. 8 h sáng (phát
hiện các khe nứt dọc và ngang 3 -4mm) trên
một đoạn dài 140m,
Đắp tăng quá nhanh vượt tốc độ cố kết cần
thiết.

Sự cố đường đầu
cầu- Sự cố lún sụt
trượt trồi

16 Nam cầu Trìa, 7/2001 Lún sụt, trượt trồi về phía trái, trên 1 đoạn
dài 50m từ tim đường vùng trượt rộng 26m.
Đất ruộng bị đẩy trồi lên hàng mét.Tại tim và
trên mặt nền xuất hiện nứt dọc rất lớn và sâu.
Không khảo sát địa chất (xem là nền đường
cũ đắp mở rộng). Đắp không theo dõi lún,
không tính toán chiều cao đã giới hạn
Sự cố đường đầu
cầu- Sự cố lún sụt
trượt trồi

17 Sơn Trà tại km22 + 402 Đứt một đoạn đường đầu cầu Hư hỏng do xói Sự cố đường đầu
cầu

18 Trường Phước, quận 9,
Tp.HCM - 4/1999
Trượt nền đường đắp vào cầu Sự cố đường đầu

cầu

19 Thông Lưu, QL 1A,
huyện Cái Bè, tỉnh Tiền
Giang - 5/1999
Nền đường dẫn bị trượt Trượt nền đường đắp vào cầu Sự cố đường đầu
cầu

20 Kim Ngang, quận 8 – tp
HCM
Sụp đổ nền đường đắp và mố cầu Đất đỏ đắp đường vào cầu Kinh Ngang mất
ổn định
Sự cố đường đầu
cầu

21 Sư Son, xã Tân Phong,
huyên Giá Rai
Nền đường dẫn bị sạt lở Trượt nền đường đắp vào đầu cầu Sự cố đường đầu
cầu

22 Chiệt Niêu, xã Vĩnh Mỹ
B - Bạc Liêu
Đường đắp vào cầu bị sạt lở và lún mố dài
75m, làm sập đổ hệ thống kè bằng bê tông
dọc bờ sông.
Trượt nền đường đắp vào đầu cầu Sự cố đường đầu
cầu

23 Nền đường đầu cầu Hàm
Rồng

Nền đường dẫn vào cầu Vượt Hàm rồng đã
bị sụt. Các mặt trượt đã cắt qua gần tim
đường và đẩy nền đất đắp về hai phía chân
đường làm mặt đất ruộng lúa hai bên đường
trồi từ 70 - 85cm
Báo cáo địa chất không đánh giá hết nhiều sự
phức tạp và từng có nhiều sự cố về nền đắp
trong quá khứ. Do thiết kế sai khi lấy chỉ tiêu
cơ lý của lớp bùn quá lớn mà thực tế không
đánh giá được
Sự cố đường đầu
cầu
Có thể dùng biện pháp: Đắp bệ
phản áp, Nền đường nằm trên
cọc bê tông, Dùng bệ phản áp và
bấc thấm, Dùng bệ phản áp và
đệm cát

TCT2

CT 2

Bảng 1 (tiếp)
(1) (2) (3) (4) (5) (6)
24 Đường dẫn vào cầu Văn
Thánh 2
Đường phía bờ Nam cầu Sài Gòn, bị lún sụt
1,14m, hình thành các túi bùn, tiếp tục lún và xô
đẩy cả mố và các dầm cầu Văn Thánh 2
Nhiều vết nứt rộng 10cm xuất hiện tại tiếp giáp

đường đầu cầu và mố
Đất yếu không được cố
kết, gây hiện tượng lún sụt
1,14m, hình thành các túi
bùn

Sự cố đường
đầu cầu
Tiến hành bù lún nền đường
25 Đường đầu cầu sông Mã Lún sụt trên đoạn đường sau mố Do những lớp đất bùn phía
dưới nền đường
Sự cố đường
đầu cầu
Có thể dùng biện pháp: Giảm độ dốc ta luy nền
đường và gia cố cọc cát ,Dùng cọc bê tông cốt
thép kết hợp bản giảm tải,Kéo dài cầu thêm 3
nhịp dầm, bấc thấm
26 Đường đầu cầu phía bắc
cầu Hoàng Long
Lún so với cao độ hoàn công là 13 - 15,2cm Do dự báo lún không
chính xác
Sự cố đường
đầu cầu

27 Sập cầu Bình Điền – Tp.
Hồ Chí Minh
Cầu sập Sà lan mất lái trôi đâm vào
trụ cầu gây sập đổ trụ làm
cầu sập
Sự cố va chạm Sửa chữa, xây dựng lại

28 Cầu Bến Lức Trụ bị gãy và chuyển vị lớn Va chạm sà lan với trụ
cầu
Sự cố va chạm Sửa chữa, xây dựng lại
29 Cầu Vệ tại Km144 + 070,
quốc lộ 10 trên địa bàn
tỉnh Ninh Bình
dầm và bản mặt cầu bị nứt nhiều,
gối cầu bị hư hỏng, cầu rung lắc mạnh khi xe
chạy qua
Do xe chạy quá tải trên
cầu yếu
Kết cấu bị quá
tải
Sửa chữa, xây dựng lại
30 Lý Quàn – Gò Công
Đông – tỉnh Tiền Giang
Cầu sập Do xe chạy quá tải trên
cầu yếu
Kết cấu bị quá
tải
Xây dựng lại cầu mới
31 Cầu Dài I – 23/10/2006,
tại km 778+205 trên quốc
lộ 1A
Cầu sập Do xe chạy quá tải trên
cầu yếu
Kết cấu bị quá
tải
Xây dựng lại cầu mới
32 Cầu Bưng Sen – quốc lộ

54
Cầu sập Do xe chạy quá tải trên
cầu yếu
Kết cấu bị quá
tải
Xây dựng lại cầu mới
33 Cầu Rào – Hải Phòng –
1982
Cầu sập Do cáp DƯL bị gỉ dẫn đến
đứt cáp
Bảo dưỡng
không tốt
Xây dựng lại cầu mới
34 Cầu Đăkrông Cầu sập Do thép DƯL bị gỉ Bảo dưỡng
không tốt
Xây dựng lại cầu mới
35 Rạch Chiếc – Tp HCM Xuất hiện nhiều vết nứt cục bộ tại cánh dầm, vỡ
bê tông tại vị trí căng cáp ngang.Bể bê tông đáy
dầm,lót bệ trụ, đầu neo.Gãy ống thoát nước, nứt
tường mố
Do cầu yếu Khai thác trong
thời gian dài,
lưu lượng lớn.
Gia cố, tăng cường khả năng chịu tải của cầu,
đồng thời xây dựng cầu mới
36 Nhịp dẫn cầu Cần Thơ -
2007
Nhịp dẫn sập Do lún lệch móng đà giáo
trụ tạm
Sự cố công trình

phụ tạm
Xây dựng lại



TCT2

×