Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Báo cáo khoa học: "CHI PHÍ PHÁT SINH VÀ QUẢN LÝ CHI PHÍ PHÁT SINH" pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (252.51 KB, 4 trang )


CT 2
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Phát sinh là hệ quả của các thay đổi xẩy
ra trong quá trình thực hiện dự án. Thay đổi
được hiểu là thay đổi một quyết định này bằng
một quyết định khác do hậu quả của sự thay
đổi của các yếu tố bên trong hoặc bên ngoài
trong quá trình lập và thực hiện dự án. Các
thay đổi có thể được đưa vào các bộ phận
khác nhau của dự án. Người đưa ra ý tưởng về
các thay đổi có thể là Chủ đầu tư, Đơn vị giám
sát, Nhà tài trợ, Nhà thiết kế hoặc nhà thầu
xây dựng. Chủ đầu tư thường đưa ra thay đổi
nâng cao đặc tính kinh tế - kỹ thuật cuối cùng
của dự án. Nhà thiết kế có thể đưa ra các thay
đổi trong tài liệu thiết kế, dự toán ban đầu, về
quy cách sản phẩm. Nhà thầu trong quá trình
thực hiện dự án có thể đưa ra các thay đổi
trong kế hoạch thỏi gian, các phương pháp và
công nghệ thực hiện công việc, trình tự (về
công nghệ, không gian) xây dựng công trình.
Nguyên nhân đưa ra các thay đổi thông
thường là sự thiếu khả năng nhìn thấy trước
các vấn đề trong quá trình lập dự án. Các vấn
đề đó có thể là các quyết định thiết kế mới, sử
dụng nguyên liệu, công nghệ hiệu quả hơn.
Cũng có thể là sự chậm trễ so với kế hoạch
trong tiến trình thực hiện dự án về thời gian
cũng như về khối lượng công việc do những
tình huống không lường trước.


CHI PHÍ PHÁT SINH
VÀ QUẢN LÝ CHI PHÍ PHÁT SINH


TS. ĐẶNG THỊ XUÂN MAI
Bộ môn Kinh tế xây dựng
Khoa Vận tải - Kinh tế
Trường Đại học Giao thông Vận tải


Tóm tắt: Chi phí phát sinh trong quá trình đầu tư xây dựng mang tính chất tất yếu khách
quan và có ảnh hưởng lớn đến quá trình quản lý chi phí, quản lý giá của công trình. Vì vậy
các chi phí phát sinh cần phải được nhận diện và quản lý trong từng bước của sự hình thành
sản phẩm đầu tư xây dựng.
Summary: In the construction investment process, the existence of additional costs is
objective and the costs greatly affect the cost management process and the construction price.
Therefore, all kinds of additional costs must be identified and well managed in each step of the
construction product accomplishment.

Do vậy mà việc nhận diện, phân loại các
chi phí phát sinh thường gặp trong các dự án
đầu tư xây dựng rất có ý nghĩa trong việc
quản lý chi phí của dự án.
II. NỘI DUNG
Chi phí phát sinh hay phát tử là các chi
phí tăng thêm hoặc giảm đi so với hợp đồng
ký kết ban đầu.
Thực chất phát sinh công trình là sự thay
đổi các điều khoản có liên quan trong hồ sơ
hợp đồng, nói chung nó bao gồm thay đổi

thiết kế, thay đổi kế hoạch tiến độ, thay đổi


điều kiện thi công, thay đổi quy phạm và tiêu
chuẩn kỹ thuật, thay đổi trình tự thi công, thay
đổi số lượng công trình, sửa chữa và bổ sung
điều khoản hợp đồng và văn bản mời thầu,
điều khoản hợp đồng hạng mục công trình mà
tuy không thay đổi nội dung công việc nhưng
có tăng hoặc giảm khối lượng.
Thường gặp các loại chi phí phát sinh sau
đây trong các dự án đầu tư xây dựng.
1. Chi phí phát sinh trong quá trình
định hướng và quy hoạch
Việc định hướng đúng có ý nghĩa rất
quan trọng đối với hiệu quả kinh tế, hiệu quả
xã hội của dự án đầu tư. Định hướng sai
không những dẫn đến đầu tư không có hiệu
quả hoặc hiệu quả kém thậm chí còn dẫn đến
hậu quả khó lường, cản trở đến phát triển kinh
tế, xã hội của một vùng, một khu vực như bố
trí địa điểm xây dựng nhà máy xi măng, nhà
máy đường xá vùng nguyên liệu… làm cho
chi phí sản xuất sản phẩm tăng cao, khi nhà
máy đi vào khai thác sử dụng, càng hoạt động
càng lỗ… Vì vậy cần nhận thấy sai lầm về
định hướng sẽ gây ra phát sinh lãng phí ở
những nội dung cụ thể sau:
CT 2
- Đầu tư không có quy hoạch, không theo

quy hoạch hoặc quy hoạch sai không phù hợp
với địa điểm kinh tế, điều kiện tự nhiên, tài
nguyên thiên nhiên, dân số và lao động dẫn
đến không phù hợp với quy luật phát triển
kinh tế - xã hội của vùng, của ngành nói riêng,
của cả nước nói chung.
- Xác định quy mô của dự án không phù
hợp với đặc điểm, điều kiện tự nhiên và kinh
tế xã hội của đất nước, của vùng, của khu vực
đặt địa điểm xây dựng dự án.
- Công tác thẩm định dự án trước khi ra
quyết định đầu tư thực hiện chưa đầy đủ: bỏ
sót nội dung, đánh giá lệch các nội dung của
dự án.
2. Chi phí phát sinh trong quá trình
khảo sát thiết kế
Phát sinh do chất lượng hồ sơ thiết kế
không theo đúng các quy phạm, quy chuẩn về
kỹ thuật của Nhà nước. Hồ sơ thiết kế thoát ly
với tình hình thực tế và địa chất địa hình, khí
hậu, điều kiện và đặc điểm về tài nguyên,
nguồn nhân lực và đặc điểm về nguồn nguyên
liệu, vật tư, thiết bị đầu vào, qui mô và khả
năng tiêu thụ sản phẩm, đầu ra… dẫn đến sai
sót gây hậu quả thất thoát lãng phí trong quá
trình thi công xây dựng dự án.
3. Chi phí phát sinh trong khâu lập
và quản lý dự toán dự án
Lập và quản lý dự toán là quản lý giá
trong hoạt động đầu tư. Đây là khâu nhạy cảm

gây ra sơ hở dẫn đến phát sinh trong hoạt
động đầu tư. Ở khâu này cần phân tích đánh
giá xem xét theo các tiêu chí sau:
- Khối lượng từng loại công việc theo
thiết kế kỹ thuật, thiết kế tổ chức thi công.
Đánh giá khối lượng thực tế theo thiết kế,
đánh giá tính hợp lý của khối lượng thiết kế so
với yêu cầu về kỹ thuật, công nghệ… Qua đó
rút ra những nhận xét và lượng hoá những
phát sinh do khâu thiết kế gây ra: Kê khống
khối lượng, thiết kế sai dẫn đến phải phá bỏ
khối lượng đã làm để làm lại theo thiết kế điều
chỉnh hoặc bổ sung, tính toán khối lượng sai
quy phạm, quy chuẩn.
- Sử dụng sai định mức kinh tế kỹ thuật
của Nhà nước ban hành cho từng loại công
trình theo quy phạm và quy chuẩn.
- Áp dụng sai giá cả theo từng loại vật tư
đã được Sở Tài chính vật giá thông báo theo
thực tế tại thời điểm tính toán, nghiệm thu


thanh toán.
- Áp dụng sai hoặc do tính toán sai về
khối lượng định mức, giá cả dẫn đến tính toán
sai về các loại chi phí theo định mức.
Nhìn chung phát sinh trong khâu quản lý
chi phí và giá khá lớn. Vì vậy phát sinh có thể
xẩy ra do khâu lập dự toán, quản lý giá và chi
phí trong hoạt động đầu tư XDCB.

4. Chi phí phát sinh trong khâu bồi
thường giải phóng mặt bằng
Đây là khu vực nhạy cảm về kinh tế và
xã hội và cũng là khu vực dễ bộc lộ những sơ
hở gây phát sinh. Phát sinh do:
- Sự không hợp lý của phương án bồi
thường giải phóng mặt bằng.
- Việc vận dụng chính sách, chế độ của
Nhà nước đối với công tác bồi thường giải
phóng mặt bằng không phù hợp như: việc xác
định giá nhà, giá đất, hệ số sử dụng đất, hệ số
xác định loại và hạng đất áp dụng trong khâu
phương án bồi thường.
CT 2
- Tính chính xác của số hộ dân, số tài sản
của dân cư trong phương án bồi thường và
trong quá trình thực hiện bồi thường.
5. Chi phí phát sinh trong quá trình
xây dựng
Chi phí phát sinh trong quá trình xây
dựng là các chi phí phát sinh trong quá trình
xây dựng công trình. Tuy nhiên không hẳn
nguồn gốc cơ bản của các chi phí phát sinh
này đều do quá trình thi công xây dựng mang
lại mà thường có nguồn gốc từ các quá trình
trước tạo ra nhưng phát sinh sẽ được giải
quyết trong giai đoạn này.
Chi phí phát sinh có nguồn gốc từ quy
hoạch dự án một việc làm không chuẩn mực
chính xác trong giai đoạn lập quy hoạch dự

án, có thể khi đó người ta chưa đánh giá hết
và lường hết được sự xuất hiện của dự án sẽ ra
sao, nhưng đến khi dự án được đưa vào xây
dựng mới biết được sự không hợp lý của nó.
Bên cạnh các nguyên nhân gây phát sinh
trong quá trình thi công xây dựng dự án trên
ta còn nhận thấy các nguyên nhân khác gây
nên phát sinh chi quá trình thi công trong
chính bản thân của quá trình này:
+ Sai lệch đồ án về vị trí, cao trình, mức
độ, quy mô.
+ Thi công sai công nghệ thiết bị.
+ Thi công không đúng dây chuyền thi
công, biện pháp thi công.
Các nguyên nhân trên chỉ ra rằng:
- Các yếu tố gây ảnh hưởng và tạo chi phí
phát sinh trên diễn ra ngay hiện tại, kiểm tra
kiểm duyệt được vấn đề, quá trình và diễn
biến.
- Sửa chữa được và buộc phải sửa ngay.
- Cập nhật thay thế được.
- Xu thế không gia tăng vì các nguyên
nhân đều gắn liền với lợi ích bản thân đối
tượng trực tiếp hành động (nhà thầu).
- Tỷ lệ thuận với kinh phí, trách nhiệm
nhà thầu (về một mặt nào đó chúng ta đã có
một lực lượng thực hiện công tác kiểm tra
kiểm duyệt và hạn chế do chính nhà thầu vì
nếu các nguyên nhân trên gia tăng đồng nghĩa
với việc họ sẽ thua lỗ) xong cho dù chi phí đó

nằm ở phía nào trong các đối tượng tham gia
xây dựng công trình giao thông thì đều gây
tổn thất cho nền kinh tế quốc dân và tổng sản
phẩm quốc nội.
+ Tiến độ công trình
+ Riêng vấn đề tiến độ thi công xây dựng


công trình sẽ là yếu tố gây ảnh hưởng, thiệt
hại không chỉ riêng nhà thầu trực tiếp tham
gia thi công mà còn ảnh hưởng tới rất nhiều
vấn đề khác như:
. An ninh quốc phòng.
. Sự thông suốt của giao thông.
. Hạn chế sự phát triển của các ngành
kinh tế khác liên quan.
. Sự tăng lên của các chi phí liên quan.
. Vệ sinh môi trường.
Tóm lại bản chất của chi phí phát sinh
trong quá trình thi công xây dựng các dự án là
các chi phí phát sinh có nguồn gốc từ các
bước trước đó tạo ra và các chi phí phát sinh
do chính quá trình này. Cả hai loại chi phí
phát sinh trên đều xảy ra trong giai đoạn này
và đều phải giải quyết vì nó sẽ là yếu tố mang
tính quyết định đến dự án và đưa dự án sẽ trở
thành hiện thực.
CT 2
Chi phí phát sinh có nhiều loại và hình
phát sinh do nhiều nguyên nhân khác nhau tạo

nên, do đó việc giải quyết và tổ chức quản lý
sẽ hết sức phức tạp và đòi hỏi nhiều cơ quan
ban hành, nhiều tổ chức cá nhân trong xã hội
tham gia. Vấn đề phân tích đánh giá và các
hướng giải quyết các chi phí này có ý nghĩa
vô cùng quan trọng.
6. Chi phí phát sinh trong quá trình
khai thác sử dụng
Chi phí phát sinh trong quá trình khai
thác sử dụng thường là nhỏ và mức độ không
lớn, chỉ bao gồm các chi phí thay thế làm mới,
hoặc biến đổi chi tiết bộ phận công trình trong
quá trình khai thác sử dụng.
+ Chi phí do các bộ phận hay chi tiết
công trình hỏng hóc trong thời gian đầu sẽ là
chi phí do nhà thầu đảm nhận và xử lý.
+ Chi phí làm mới hay bổ sung chi tiết bộ
phận cho phù hợp có xuất hiện nhưng không
nhiều vì bản thân các yếu tố đó cũng đã được
sửa chữa, bổ sung trong quá trình thi công khi
mà công trình đã hiện hữu. Bên cạnh đó công
trình xây dựng giao thông có đặc điểm là sản
phẩm đơn chiếc, nằm ngoài thực tế hiện
trường, quá trình xây dựng kéo dài vừa xây
dựng vừa sử dụng do đó nếu có sự không
đồng bộ hay không phù hợp với thực tế thì
điều đó đã được điều chỉnh và bổ sung trong
giai đoạn công trình.
+ Khi các chi phí tiếp theo xuất hiện thì
chi phí đó được tính vào chi phí duy trì sửa

chữa thường xuyên của công trình.
Nhưng dù không nhiều, không lớn xong
việc chi phối và quản lý hết sức cần thiết nó
tạo nên sự đồng bộ trong quản lý, hoạt động
liên thông các công tác tổ chức và vận hành
bộ máy hoạt động đầu tư xây dựng dự án giao
thông.
III. KẾT LUẬN
Tóm lại, việc nghiên cứu xem xét các
loại chi phí phát sinh trong quá trình thực hiện
dự án đầu tư xây dựng giúp cho các nhà quản
lý có khả năng nhìn thấy trước được các vấn
đề; để từ đó có các quyết định phù hợp trong
các trường hợp được phép thay đổi, bổ sung,
phê duyệt diều chỉnh chi phí dự toán.

Tài liệu tham khảo
[1]. PGS. TS. Thái Bá Cẩn. Quản lý tài chính trong
lĩnh vực đầu tư xây dựng. NXB Tài chính, 2003.
[2]. GS. TSKH. Nghiêm Văn Dĩnh. Cơ chế quản lý
xây dựng. Trường ĐH Giao thông Vận tải, 2005.
[3]. Website của Bộ Xây dựng năm 2007♦

×