Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

phân tích pest và 5 lực trong ngành ô tô việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (295.76 KB, 16 trang )

ĐỀ TÀI : Phân tích PEST và mô hình 5 lực trong
ngành sản xuất và kinh doanh xe ô tô tại Việt Nam ?
Chỉ ra những cơ hội và thách thức cho các công ty
trong ngành từ nay cho đến 2017 ?
I. Lịch sử phát triển ngành ô tô:
1/Thế giới:
Vào năm 1885, chiếc ô tô chạy bằng động cơ xăng đầu tiên trên thế giới
được chế tạo bởi Carl Benz, một kỹ sư người Đức và là người tiên phong trong
ngành ô tô tại thành phố Mannheim, Đức
Không lâu sau đó, năm 1889 tại Stuttgart, Gottlieb Daimler và Wilhelm
Maybach thiết kế một chiếc ô tô từ một chiếc xe linh tinh, tựa như một chiếc xe
ngựa kéo được gắn động cơ.
Tuy nhiên từ năm 1992, một người Ý thuộc trường đại học Padua, Enrico
Bernardi, đã xin bằng sáng chế cho một động cơ một xy lanh chạy bằng
xăng, công suất 0,024 mã lực (17,9 W) 122 cc.
Năm 1892, Bernardi mở rộng chiếc xe ba bánh để có thể chở được hai
người.
Lịch sử ngành công nghiệp ô tô gắn liền với sự sản xuất và tiêu thụ hàng
loạt. Đầu thế kỷ 20, mô hình Ford trở thành hình mẫu cho nền kinh tế hiện đại:
phân chia công việc, sự tiêu chuẩn hóa và nâng cao sức mua của công nhân,
nhằm thúc đẩy tiêu dùng và tăng nhu cầu. Vào những năm 1970, một mô hình
cạnh tranh rộ lên ở Nhật: mô hình Toyota.
Mặc cho sự xâm chiếm của những mô hình kinh tế, công nghiệp ô tô vẫn
tiếp tục giữ một vai trò chủ chốt trong nền kinh tế thế giới, nhất là với sự khẳng
định vị thế của Châu Á (đặc biệt là Nhật Bản và Trung Quốc) và những nước
công nghiệp mới (NPI).
Cho đến ngày nay, nền công nghiệp ô tô ở mỗi nước có một lịch sử hình
thành và phát triển riêng
2/ Việt Nam:
Thời kì trước 1975:
Xe ô tô sử dụng ở Việt Nam hoàn toàn là mạng từ Pháp sang, phụ tùng


được nhập 100% từ Pháp.
Sau 1950, do sự khan hiếm về phụ tùng cho xe viện trợ, chính phủ đề ra
chính sách về sản xuất phụ tùng ô tô.
2-9-1960, hai chiếc xe lắp ráp đầu tiên tai Việt Nam đã tham gia diễu hành
trên quảng trường Ba Đình. Sau đó ta không sản xuất thêm nữa vì chất lượng xe
có nhiều hạn chế.
Từ 1975-1991:tăng cường thu hút đầu tư, ban hành chính sách ưu đãi đầu
tư.
Từ 1991 đến nay: sự ra đời rầm rộ của các hãng xe liên doanh như: Ford,
Toyota…
Như vậy các liên doanh ô tô có vai trò vô cùng quan trọng trong việc bước
đầu tạo dựng nên nền công nghiệp ô tô Việt Nam trong khi vai trò của các doanh
nghiệp ô tô trong nước là hết sức mờ nhạt.
II.PHÂN TÍCH PEST
1.POLICTICS:
1/Yếu tố luật pháp:
Tình hình môi trường đầu tư hiện tại ở Việt Nam không thuận lợi cho lắm,
cho dù thị trường này vẫn còn có rất nhiều cơ hội. Một số quy định pháp luật mới
được thông qua gần đây thậm chí còn làm cho việc kinh doanh ở Việt Nam khó
khăn hơn, kể cả đối với dự án mới và dự án cũ.
Trong những năm qua, Chính phủ và nhiều địa phương đã có rất nhiều
lần thay đổi chính sách về thuế và phí liên quan đến ngành ô tô. Ông Laurent
Charpentier - Chủ tịch Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam kiêm Tổng giám
đốc của Ford Việt Nam, trong một cuộc gặp mặt với báo chí gần đây đã nhấn
mạnh tiềm năng phát triển của thị trường Việt Nam vẫn còn rất lớn, nhưng chính
sự thay đổi thường xuyên về chính sách đang gây ra sự lo lắng cho các nhà sản
xuất ô tô cũng như làm nản lòng các công ty cung cấp phụ tùng xây nhà máy tại
Việt Nam.
+ Gần đây nhất là mức tăng phí trước bạ đối với ô tô tại hai thành phố lớn
Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh lên 15% và 20%.

+ Thông tư 31/2010/TT-BTC ngày 09/03/2010 của Bộ Tài Chính về việc
sửa đổi, bổ sung mức thuế suất áp dụng cho xe chở người có dung tích xi lanh
trên 2500cc nhưng không quá 3000cc (mã 8703.33.51) là 83% thuế nhập khẩu,
45% thuế tiêu thụ đặc biệt và 10% VAT. Lần tăng thuế nhập khẩu ôtô lần này
được Bộ Tài chính lý giải là nhằm giảm gánh nặng nhập siêu và giảm ùn tắc giao
thông tại các thành phố lớn.
Bộ Luật Lao động mới được Quốc hội thông qua là một ví dụ. Theo Bộ
luật này thì thời gian làm thêm giờ của một công nhân không vượt quá 200 giờ
một năm. Điều này nhằm đảm bảo sức lao động của người công nhân, nhưng
đối với các nhà đầu tư nước ngoài, họ vẫn cho rằng quy định này làm mất đi sự
linh hoạt và giảm năng suất lao động tại các nhà máy.
Tuy nhiên sự thay đổi của Luật Lao động chỉ là một trong rất nhiều sự
thay đổi về chính sách tại Việt Nam trong thời gian qua

2/.Thuế và phí
Việc chính sách Thuế thay đổi liên tục và không theo xu hướng nhất định
khiến cho các nhà đầu tư không tính toán được bài toán doanh thu-chi phí trong
một chiến lược lâu dài theo như đại diện của một số công ty như GM
Deawoo..Một số nhà nhập khẩu vẫn luôn chạy theo chính sách Thuế chứ không
có một động thái chủ quan hay một chiến lược dài hạn vì thế hành lang thuế vẫn
là bài toán muôn thuở.
Theo Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA), 3 tháng đầu năm
nay, tình hình sản xuất, tiêu thụ của các liên doanh sản xuất ôtô trong nước đã
sụt giảm trông thấy. Đây là hệ quả không khó hình dung của việc tiếp tục "hy
sinh" một phần tăng trưởng để ổn định kinh tế vĩ mô; thắt chặt tín dụng để kiềm
chế lạm phát và giảm chi tiêu công. Bên cạnh đó, hàng loạt những chính sách
nhằm hạn chế sử dụng phương tiện cá nhân tại Việt Nam cũng có tác động
không nhỏ. Ngay từ đầu năm2012, 2 thành phố lớn Hà Nội và TP.HCM đã tăng
lệ phí trước bạ lên 20% và 15%, sẽ khiến nhu cầu mua xe chững lại. Kế hoạch
mua xe ôtô của người dân sẽ gặp nhiều khó khăn hơn,vì số tiền đầu tư ban đầu

tang lên đáng kể. Do đó, nhiều người sẽ do dự, trì hoãn mua xe.
Chưa kịp phục hồi, theo đề xuất của Bộ Giao thông - Vận tải, tới đây ôtô
sẽ tiếp tục phải gánh thêm 3 loại phí nữa gồm, phí sử dụng đường bộ, phí lưu
hành phương tiện giao thông cá nhân và phí ôtô đi vào trung tâm thành phố giờ
cao điểm. Và như thế, muốn sở hữu một chiếc ôtô tại Việt Nam, người tiêu dùng
phải nộp đủ các khoản thuế, phí có giá trị tương đương 2 chiếc ôtô. "Cơn lốc"
các loại phí này được xem là đòn "nốc ao" đối với thị trường ôtô Việt Nam.
2.ECONOMICS
1/Người tiêu dùng:
Những năm gần đây chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế dẫn đến
việc người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến số
lượng xe ô tô được tiêu thụ trong nước. Kế hoạch mua xe ôtô của người dân sẽ
gặp nhiều khó khăn hơn, vì số tiền đầu tư ban đầu tăng lên đáng kể. Do đó,
nhiều người sẽ do dự, trì hoãn mua xe. Số lượng tiêu thụ những tháng đầu năm
giảm đáng kể so với những năm 2009, 2010, 2011. ( trong 6 tháng đầu năm
lượng ô tô tiêu thụ chỉ chiếm 24,95% trên kế hoạch, lượng ô tô 4 chỗ tiêu thụ
giảm 41% so với cùng kì năm ngoái).
Người việt nam có thu nhập thấp so với các nước trong khu vực và trên
thế giới (1,300 USD). Vì vậy, mặt hàng ô tô được liệt kê vào loại hàng xa xỉ. Điều
này ảnh hưởng đến tâm lí khách hàng nhất là trong thời kì khủng hoảng kinh tế
hiện nay.
2/ Lãi suất :
Hiện nay , trần huy động lãi suất đang là 9% / năm , lãi suất cho vay có
thể là 14%-15% / năm . Tuy là đã có giảm nhưng vẫn còn ở mức cao , người
tiêu dùng có nhu cầu vay tiêu dùng để mua ô tô vẫn còn đắn đo , e dè . Bên
cạnh đó , các doanh nghiệp sản xuất , lắp ráp ô tô cũng như các doanh nghiệp
cung cấp phụ kiện khó tiếp cận được vốn vay để mở rộng , phát triển quy mô .
3.SOCIAL:
1/ Đặc điểm riêng biệt của văn hóa Việt Nam ảnh hưởng đến hoạt
động sản xuất kinh doanh ô tô:

- Việc sở hữu một chiếc xe ở Việt Nam được xem như việc khẳng định
thương hiệu hay đẳng cấp của chủ nhân, giá trị một chiếc xe còn là một món tài
sản như nhà cửa chứ chưa được coi là phương tiện lưu thông phổ biến.
2 / Các yếu tố xã hội :
- Ngoài ra nhu cầu mua ô tô còn phụ thuộc nhiều vào các yếu tố xã hội
như,thu nhập, lứa tuổi, lối sống…
+ Thu nhập: Đa phần người sử dụng ô-tô đều có mức sống cao và thu
nhập khá trở lên (nếu muốn sắm ôtô riêng mà vẫn đảm bảo cho tất cả các điều
kiện sống, các chủ nhân sẽ phải có mức thu nhập hàng tháng ít nhất là 15 triệu
đồng)
+ Lứa tuổi:
• Giới trẻ: Điện thoại thông minh, laptop, các thiêt bị máy tính bảng
rẻ hơn và hấp dẫn hơn nhiều so với việc mua xe.
Nguồn tài chính để mua xe, phí đỗ xe, phí bảo dưỡng, phí nuôi xe
khiến các khách hàng trẻ bị sức ép về tiền nong thấy nản lòng hơn.
Như vậy, xe đã trở thành nhu cầu đứng thứ 2 sau mặt hàng công
nghệ như iPhone, máy tính cá nhân…đối với giới trẻ.
Đối với số ít ỏi khách hàng trẻ có nhu cầu mua xe, họ muốn
phương tiện của họ phải có kết nối internet, có nhiều tính năng hơn
và có khả năng kết nối cao
• Người lớn tuổi, các bậc trung niên, những người sắp sửa hoặc đã
về hưu: Số lượng những người này có xe hơi riêng để dùng chiếm
một phần không nhỏ trong xã hội.
Đơn giản, những người sau những năm dài hoạt động không
ngừng nghỉ, cống hiến hết mình và biết tính toán chi ly thì mới
chính là những người có đủ điều kiện nhất để sở hữu xe hơi riêng,
nhất là các loại tiện nghi, sang trọng.
Các bậc trung niên có sở thích dùng xe riêng của mình. Nhưng
thường thì các yếu tố về chức năng vận hành, độ an toàn và khả

×