Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Báo cáo y học: "Nghiên cứu tác dụng của Mật ong điều trị tại chỗ vết thương bỏng sâu" pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (185 KB, 24 trang )

Nghiên cứu tác dụng của Mật ong điều trị

tại chỗ vết thương bỏng sâu

Nguyễn Gia Tiến và CS*
Tóm tắt
Nghiên cứu 20 bệnh nhân (BN) bị bỏng sâu độ IV
do nhiệt, tuổi từ 16 đến 55, điều trị nội trú tại Viện
Bỏng quốc gia từ tháng 12-2004 đến 04-2005. Trên
một BN sau khi phẫu thuật cắt hoại tử chia thành 2
vùng nghiên cứu có diện tích và độ sâu mỗi vùng
tương đương. Vùng nghiên cứu đắp mật ong nguyên
chất, vùng đối chứng đắp silver sulfadiazine 1%
(SSD1%). Kết quả nghiên cứu cho thấy: vết thương
bỏng sau cắt hoại tử đắp mật ong nguyên chất làm
giảm tiết dịch, giảm phù viêm, thời gian tổ chức hạt
đỏ đẹp hoàn toàn cho phép ghép da (7,0
±
0,1 ngày)
ngắn hơn so với vết bỏng đắp SSD1% (7,9
±
0,1
ngày); với p < 0,05.
* Từ khoá: Bỏng sâu; Mật ong; Tác dụng điều trị
tại chỗ.


Study of effect of honey on fullthickness burn

Nguyen Gia Tien
et al


SUMMARY
This study was conducted on 20 fullthickness
thermal burn patients, age from 16 to 55 years old,
treated at the National Institute of Burns from
December, 2004 to April, 2005. Two equivalent deep
burn areas in the same patient were excised then
applied either pure honey or silver sulfadiazine
cream 1% (SSD 1%). The result showed that burn
bed area which has been used honey has less
exudation, local inflammation. The taken time for
shape granulation was significant shorter than in
which applied by SSD 1% (7.0
±
0.1 days vs. 7.9
±

0.1 days, p < 0.05).
* Key words: Fullthickness burn; Honey; The
effect of local treatment.

Đặt vấn đề

Phẫu thuật cắt bỏ hoại tử sớm đóng vai trò quan
trọng góp phần loại bỏ hoại tử, giảm nhiễm khuẩn,
nhiễm độc bỏng. Thời gian hình thành tổ chức hạt
đến khi có thể ghép da đóng vai trò quan trọng trong
quá trình liền vết thương bỏng.
Mật ong là một sản phẩm tự nhiên tốt cho sức khoẻ.
Trên thế giới việc điều trị vết bỏng bằng mật ong khá
phổ biến và có nhiều nghiên cứu được công bố. Tại

Việt Nam chưa có công bố một nghiên cứu cụ thể nào
về tác dụng điều trị vết bỏng của mật ong trên vết
bỏng sâu. Do vậy chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên
cứu tác dụng điều trị tại chỗ của mật ong trên vết
bỏng sâu do nhiệt”.

*
Bệnh bỏng Quốc gia

Phản biện khoa học: GS.TS.Lê Năm

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

1. Đối tượng nghiên cứu.
- 20 BN bị bỏng sâu được cắt hoại tử sớm, tuổi từ
16-55, điều trị nội trú tại Viện Bỏng Quốc
gia từ tháng 12-2004 đến 04-2005.
2. Chất liệu nghiên cứu.
- Mật ong nguyên chất: do Công ty Ong Trung ư-
ơng cung cấp đạt TCVN số 5266/90-5271/90: hàm
lượng nước 22,6%; cacbonhydrat 74,5% (sacarosa
3,2%); acid 17mg/kg, pH 6.
- Thuốc đối chứng: silver sulfadiazine 1% (SSD
1%) do hãng Rapkatos (ấn Độ) sản xuất.
3. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp thử nghiệm lâm sàng có đối chứng
so sánh.
- Nghiên cứu tiến hành trên cùng một BN: sau khi
cắt hoại tử, chia thành 2 vùng
có diện tích và độ sâu mỗi vùng tương đương: diện

tích mỗi vùng dưới 5% diện tích cơ thể (DTCT),
diện tích bỏng sâu dưới 20% DTCT.
+ Vùng nghiên cứu (vùng A): đắp gạc tẩm mật ong
nguyên chất.
+ Vùng đối chứng (vùng B): đắp SSD 1%.
3.1. Nghiên cứu lâm sàng:
- BN sau phẫu thuật cắt hoại tử sớm, tiến hành đắp
thuốc nghiên cứu.
- Đánh giá tình trạng tại chỗ vết bỏng: viêm nề,
dịch tiết, thời gian tổ chức hạt đỏ đẹp hoàn toàn .
3.2. Nghiên cứu cận lâm sàng:
- Xét nghiệm vi khuẩn học vết bỏng: loài vi khuẩn,
số lượng vi khuẩn.
- Xét nghiệm mô học: xét nghiệm tiêu bản áp vết
thương bỏng.
3.3. Xử lý số liệu:
- Xử lý số liệu bằng phần mềm Stata Intercool 6.0.

Kết quả nghiên cứu
1. Kết quả lâm sàng.
Bảng 1: Diễn biến lâm sàng tại chỗ vết thương
bỏng sau cắt hoại tử và đắp thuốc nghiên
cứu.
Triệu
chứng
Vùng A (n =20)
(đắp mật ong)
Vùng B (n=20)
(đắp SSD1%)
Cảm giác

đau sau đắp
thuốc
Không có cảm
giác đau, nóng rát
sau khi đắp thuốc
Không có cảm
giác đau, nóng rát
sau khi đắp thuốc

Dị ứng Không Không
Phù viêm, Viêm nề, xung Hiện tượng viêm
xung huyết huyết giảm nhanh
từ ngày thứ 2
nề giảm dần từ
ngày thứ 3 trở đi
1 2 3
Dịch tiết,
dịch mủ,
giả mạc
Dịch tiết, dịch mủ,
giả mạc giảm dần
từ ngày thứ 2, đặc
biệt dịch tiết giả
m
rất nhanh, nền tổn
thương khô sạch
Dịch tiết dịch mủ
tăng dầ
n trong
1-2 ngày đầu sau

đó giảm từ ngày
thứ 3 trở đi
Tính chất
mô hạt
Mô hạt phẳng,
hồng, rớm máu,
tương đối sạch
Mô hạt phẳng,
hồng, còn xen lẫn
nhiều giả mạc
Kết quả da
ghép
Da ghép bám sống
tốt
Da ghép bám
sống tốt
Nền da khi Nền da mịn Nền da mịn
khỏi

Bảng 2: Thời gian có mô hạt và ghép da ở hai
vùng nghiên cứu.
Thời gian/vùng Vùng A
(ngày)
Vùng B
(ngày)
p
Thời gian bắt đầu
có tổ chức hạt
(TCH)
5,5 ± 0,2


6,5 ± 0,2
< 0,01

Thời gian TCH đỏ
đẹp
7,0 ± 0,1

7,9 ± 0,1
< 0,05


2. Kết quả cận lâm sàng.
Bảng 3: Tỷ lệ các loài vi khuẩn phân lập được trên
vết thương bỏng sâu sau cắt hoại tử theo phương
pháp tiếp tuyến.

Trước khi
cắt hoại tử
(N0)
Sau khi cắt
hoại tử và
đắp thuốc
(N1)
Trước khi
ghép da
(N2)
Vùn
g
nghi

ên
cứu

Loài
vi
khuẩn
(VK)
VT
mọc
VK
Tỷ lệ

(%)

VT
mọc
VK
Tỷ
lệ
(%)

VT
mọc
VK
Tỷ
lệ
(%)

P.
aerugi

nosa
10 47,6

7 41,
2
1 16,
7
S.
aureus
8 38,1

10 58,
8
5 83,
3
Acinet
obacte
r
3 14,3



Vùn
g A

Cộng 21 100

17 100

6 100


10 45,5

9 50 4 44,
4

Vùn
g B

8 36,4

9 50 5 55,
6
P.
aerugi
nosa
4 18,2


S.
aureus

22 100

18 100

9 100

Bảng 4: Số lượng vi khuẩn/cm
2

ở vết thương bỏng
sâu (x10
3
/cm
2
).
Loài
VK
Thời
gian
Vùng A Vùng B p
A/B
N0
79,3 ± 9,4
(n=7)
77,7 ± 9,0
(n=7)
> 0,05

N1
26,1 ± 4,2
(n=7)
48,8 ± 7,4
(n=7)
< 0,01



P.
aerugin

osa
N2 13 (n=1) 25 (n=1)
p p
1-2
< 0,05
N0
70,8 ± 17,6
(n=10)
75,5 ± 19,5
(n=10)
> 0,05

N1
45,5 ± 10,0
(n=9)
48,5 ± 12,2
(n=9)
> 0,05

N2
26,5 ± 8,2
(n=8)
29,3 ± 8,0
(n=8)
> 0,05




S.

aureus
p p
1-3
< 0,05
N0
28 ± 7 31 ± 3
> 0,05

N1 0 0

Acineto
bacter
N2 0 0

Bảng 5: Diễn biến tế bào học trên tiêu bản áp vết
thương bỏng sâu.
Thời
gian/vù
ng
Vùng A (n=10) Vùng B (n=10)

P
Trước
khi
cắt hoại
tử
- Hình ảnh đám
tế bào hoại tử, rất
nhiều tế bào
viêm, chủ yếu là

bạch cầu đa nhân
trung tính còn
nguyên vẹn hoặc
đã thoái hoá, rải
rác có một số đại
thực bào, bạch
cầu đơn nhân.
- Số lượng tế bào
(SLTB): 13,5 ±
2,1/đơn vị diện
- Hình ảnh tế
bào viêm trên
nền dịch rỉ
viêm, chủ yếu
là bạch cầu đa
nhân trung tính
còn nguyên
vẹn hoặc đã
thoái hoá, rải
rác có các đại
thực bào hoặc
bạch cầu đơn
nhân.
- SLTB:12,9 ±


p >
0,05
tích (ĐVDT) 2,1/ĐVDT
1 2 3

Sau khi
cắt hoại
tử và
đắp
thuốc
-Số lượng tế bào
viêm giảm, chủ
yếu là bạch cầu
đa nhân trung
tính và rải rác các
đại thực bào.
- SLTB: 7,2 ±
1,3/ĐVDT
- Số lượng tế
bào viêm giả
m
chủ yếu là các
bạch cầu đa
nhân lẫn đại
thực bào.
- SLTB: 7,5 ±
1,3/ĐVDT

p >
0,05
Trước
khi
ghép da

- Số lượng tế bào

viêm giảm rất
nhiều, xen kẽ là
các tế bào sợi và
nguyên bào sợi.
- SLTB: 3,2 ±
- Số lượng tế
bào viêm giảm
mạnh, xen lẫn
là các tế bào
sợi và nguyên
bào sợi.

p >
0,05
0,3/ĐVDT
-SLTB: 3,0 ±
0,3/ĐVDT
n
2-3
p < 0,05 p < 0,05

T¹p chÝ y d-îc häc qu©n sù sè 1-2007
164

Bàn luận

1. Tác dụng ức chế sự phát triển vi khuẩn tại chỗ
vết thương bỏng sâu.
* Đặc điểm quần thể vi khuẩn ở vết thương bỏng:
Trong nghiên cứu của chúng tôi trên vết thương bỏng

sâu thấy có 3 loài vi khuẩn, trong đó tỷ lệ P. aeruginosa
(47,6%), S. aureus (38,1%) và Acinetobacter (14,3%)
(bảng 3).
* Số lượng vi khuẩn/cm
2
diện tích bỏng ở hai vùng
nghiên cứu:
Trên các vết bỏng sâu, chúng tôi nhận thấy trước khi
cắt hoại tử số lượng vi khuẩn P. aeruginosa tăng cao tới
77,7- 79,3 x 10
3
vi khuẩn/cm
2
và S. aureus 70,8- 75,5 x
10
3
/cm
2
. Nhưng sau khi cắt hoại tử và đắp thuốc số
lượng vi khuẩn P. aeruginosa và S. aureus tại các vết
bỏng sâu đã giảm đi đáng kể. ở các vết bỏng sâu đắp
mật ong sau khi cắt hoại tử và đắp thuốc, số lượng vi
khuẩn P. aeruginosa giảm xuống còn 26,2 x 10
3
/cm
2

S. aureus 45,6 x 10
3
/cm

2
; tiếp tục giảm xuống còn 13 x
T¹p chÝ y d-îc häc qu©n sù sè 1-2007
165

10
3
/cm
2
và 26,5 x 10
3
/cm
2
trước khi ghép da. ở các vết
bỏng sâu đắp SSD 1% số lượng vi khuẩn P. aeruginosa
giảm xuống còn 48,6 x 10
3
/cm
2
và S. aureus 48,6 x
10
3
/cm
2
sau khi cắt hoại tử và đắp thuốc; sau đó tiếp tục
giảm xuống còn 25 x 10
3
/cm
2
và 29,3 x 10

3
/cm
2
trước
khi ghép da (bảng 4), sự biến đổi có ý nghĩa thống kê
với p < 0,05. Đặc biệt số lượng P. aeruginosa ở vết
bỏng đắp mật ong giảm hẳn so với vết bỏng đắp
SSD1%, sự khác biệt có ý nghĩa với p < 0,01 (bảng 4).
Điều này cũng phù hợp với nghiên cứu của một số tác
giả nước ngoài về tác dụng kháng khuẩn của mật ong
trên vết bỏng: mật ong có tác dụng ức chế sự phát triển
vi khuẩn tại vết bỏng đặc biệt với P. aeruginosa [5, 7].
Như vậy, mật ong có tác dụng kháng khuẩn là do: mật
ong là dung dịch đường bão hoà quá mức với áp lực
thẩm thấu cao (0,5- 0,6) và hoạt tính nước thấp nên có ít
nước để hỗ trợ cho vi khuẩn phát triển. Hơn nữa, mật
ong còn các antioxydant như phenolic, acid ascorbic,
các enzym: glucose oxidase, catalase, peroxidase góp
phần vào hoạt tính kháng khuẩn của mật ong [6].
2. Tác dụng chống viêm của mật ong.
T¹p chÝ y d-îc häc qu©n sù sè 1-2007
166

* Diễn biến lâm sàng tại chỗ:
Trên các vết bỏng sâu sau cắt hoại tử và đắp mật ong
hiện tượng viêm nề, xung huyết giảm nhanh. Dịch tiết,
dịch mủ, giả mạc giảm dần từ ngày thứ hai, nền tổn
thương khô sạch, mô hạt phẳng, hồng, rớm máu, trong
khi vết bỏng sâu đắp SSD1% dịch tiết tăng dần trong 1 -
2 ngày đầu sau đó mới giảm xuống và mô hạt lẫn ít giả

mạc. Nhìn chung, hiện tượng viêm nề, tiết dịch ở các
vết thương bỏng sâu được cắt hoại tử tiếp tuyến và đắp
mật ong giảm hơn so với vết thương đắp SSD1% (bảng
1).
Điều này cũng phù hợp với nhiều kết quả nghiên cứu
của các tác giả nước ngoài về tác dụng của việc thay
băng bằng mật ong làm vết bỏng nhanh lên tổ chức hạt
so với thay băng thông thường. Nghiên cứu của
Subrahmanyam M. [4] ở ấn Độ cho thấy thay băng vết
bỏng sâu với mật ong nguyên chất nhanh hình thành mô
hạt. Cooper R. [3] cho rằng tác dụng làm sạch vết
thương là do các hoá thực vật, tăng cường dinh dưỡng
tại chỗ giúp cho tế bào tăng trưởng bởi các protein và
T¹p chÝ y d-îc häc qu©n sù sè 1-2007
167

cung cấp năng lượng bởi glucose có trong thành phần
của mật ong.
* Sự thay đổi các tế bào viêm:
Trên xét nghiệm tiêu bản áp trước cắt hoại tử thấy
hình ảnh tế bào viêm dày đặc. Sau khi cắt hoại tử, số
lượng tế bào viêm giảm từ 13,5 ± 7,2 tế bào (TB)/ĐVDT
xuống 7,2 ± 1,3 TB/ĐVDT và sau khi ghép da tế bào
viêm giảm mạnh (còn 3,2 ± 0,33 TB/ĐVDT), sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 (bảng 5). Tuy
nhiên, số lượng tế bào viêm ở các thời điểm nghiên cứu
biến đổi tại vết bỏng sâu đắp mật ong không khác biệt
so với các vết bỏng đắp SSD1%, (p > 0,05).
Như vậy, trên vết thương bỏng sâu sau cắt hoại tử đắp
mật ong, tình trạng viêm giảm so với đắp SSD1% là do

quá trình viêm bị ức chế thông qua việc làm sạch gốc tự
do nhờ antioxydan của mật ong, tính acid hoạt hoá bạch
cầu trung tính, bổ trợ hoạt động của đại thực bào, cung
cấp năng lượng bởi glucose, tăng dinh dưỡng cho mô do
bổ sung các protein quan trọng.
T¹p chÝ y d-îc häc qu©n sù sè 1-2007
168

3. Tác dụng kích thích biểu mô hoá tại vết thương
bỏng của mật ong.
Chúng tôi nhận thấy thời gian bắt đầu có mô hạt ở các
vết bỏng đắp mật ong (5,6 ± 0,2 ngày) sớm hơn so với
các vết bỏng đắp SSD1% (6,5 ± 0,2 ngày), (p < 0 ,01).
Thời gian cho phép ghép da ở vùng có sự chênh lệch
nhiều (7,0 ± 0,1 ngày) ở vết bỏng đắp mật ong và 7,9 ±
0,1 ngày ở vết bỏng đắp SSD1%), (p < 0,05) (bảng 2).
Điều này là do mật ong có tác dụng làm giảm phù nề,
bảo vệ mức ATP ở tế bào và làm tăng hàm lượng
supeoxide dismutase, một enzym quan trọng nhất trong
hệ thống enzym chống oxy hoá đã góp phần làm tăng
nhanh quá trình biểu mô hóa vết thương [1, 7].
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với
kết quả nghiên cứu của một số tác giả nước ngoài cho
rằng mật ong có tác dụng kích thích biểu mô hoá vết
thương bỏng, do trong mật ong có chứa một hàm lượng
các hoá thực vật mà điển hình là các antioxydan, một
chất chống oxy hoá có tác dụng làm sạch các gốc tự do,
giảm nguy cơ oxy hoá mô. Đồng thời chứa một lượng
T¹p chÝ y d-îc häc qu©n sù sè 1-2007
169


protein bao gồm các acid amin thiết yếu như lisin,
pronin, tyrosin, glutamic acid, ngoài ra còn chứa một
lượng nhỏ vitamin C, các men như gluco oxydase,
invertase, amylase [2, 6].

Kết luận

- Mật ong có tác dụng ức chế sự phát triển vi khuẩn
tại vết thương bỏng sâu, đặc biệt đối với P. aeruginose.
- Mật ong có tác dụng chống viêm, kích thích biểu mô
hoá và hình thành mô hạt ở vết thương bỏng sâu.

Tài liệu tham khảo

1.
Lê Thế Trung. Sự liền vết thương. Bài giảng bệnh
học ngoại khoa sau đại học, Tập I, HVQY, 1992, tr. 98-
106.
T¹p chÝ y d-îc häc qu©n sù sè 1-2007
170

2. Bulman M. W. Honey as a surgical dressing. Midd.
hosp. J., 1995, 55 (6), pp. 188- 189.
3.
Cooper R. How does honey heal wound? In “Honey
and Healing”, ed Munn.P and Jones.R. International
Bee Research Association, Cardiff, UK. 2001.
4. Subrahmanyam M. Early tangential excision and
skin grafting of moderate burns is superior to honey

dressing: a prospective randomized trial. Burns, 1993,
25, pp. 729- 731.
5. Zaghlou A. A. El- Shattawy H. H., Kassem A. A. et
al. , Honey, a prospective antibiotic extraction,
formulation, and stability, Pharmacie, 2001, 56 (8), pp.
643- 647.
6. Zumla A., Lulat A. Honey – a remedy rediscovered.
J. R. Soc. Med., 1989, 83, pp. 384- 385.
7.
Willix D. J. Molan P. C., Harfoot C. G. , A comparison
of the sensitivity of wound – infecting species to the
T¹p chÝ y d-îc häc qu©n sù sè 1-2007
171

antibacterial activity of Manuka honey and other honey.
J. Appl. Bacterial., 1992, 73, pp. 388- 394.


×