Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Thiết kế kỹ thuật dây chuyền đóng gói Artemia và trứng bào xác khô năng suất 10kg/ mẻ đạt tiêu chuẩn thương phẩm phục vụ nuôi trồng thủy sản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.62 MB, 117 trang )

- 1 -

LỜI NÓI ĐẦU
Trong những năm gần đây, ngành thuỷ sản nói chung và nuôi trồng thuỷ sản nói
riêng có những bước phát triển rất nhanh đem lại giá trị to lớn về mặt kinh tế cho đất
nước. Để có được kết quả như thế chính là nhờ áp dụng kịp thời những tiến bộ khoa học
kỹ thuật của nhiều lĩnh vực trong đó có sự đóng góp quan trọng của ngành công nghiệp
được thể hiện rất rõ nét qua một số dự án và rất nhiều máy móc phục vụ cho nuôi trồng
thuỷ sản ra đời. Đây không chỉ là điều thật sự cần thiết cho sự phát triển của riêng
ngành thuỷ sản mà còn là động lực rất tốt cho cả ngành công nghiệp vốn phát triển rất
chậm ở nước ta.
Xu hướng phát triển hiện nay là các loại máy móc ít nhiều đều có tính chất tự
động hoặc bán tự động. Đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất hàng tiêu dùng và sản xuất
thực phẩm , các hệ thống máy tự động đang ngày càng chiếm vai trò then chốt trong
việc làm giảm giá thành sản phẩm và tăng năng suất lao động. Đối với khâu đóng gói
sản phẩm, việc sử dụng các loại máy tự động để thay thế cho công việc đóng gói thủ
công là một đều tất yếu vì đây là khâu tốn rất nhiều sức lao động cho những công việc
lặp đi lặp lại một cách không cần thiết. Do đó, trong hoàn cảnh nước ta hiện nay, nhu
cầu đối với các loại máy đóng gói là rất lớn và rất đa dạng. Tuy nhiên, lâu nay thị
trường này vốn thuộc về các nhà sản xuất thiết bị nước ngoài với rất nhiều ưu thế về
công nghệ và kinh nghiệm, việc sản xuất máy móc trong nước thường không đáp ứng tốt
về mặt chất lượng và năng suất mặc dù vẫn có ưu thế về giá thành. Vì vậy, đòi hỏi bức
bách đối với lớp kỹ sư trẻ hiện nay là phải thiết kế những loại máy ngày càng tốt hơn
trên cơ sở kế thừa những thành tựu đã đạt được của những đàn anh đi trước và mạnh
dạn áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới nhất của thế giới vào việc thiết kế và tiến tới chế
tạo các loại máy móc đa dạng đáp ứng nhu cầu của sản xuất và đời sống.
Trước xu hướng đó, Khoa Cơ khí - trường Đại học Thuỷ Sản đã đưa ra một số
đề tài về thiết kế chế tạo một số máy móc thiết bị phục vụ cho ngành nuôi trồng thuỷ
sản. Một mặt giúp cho sinh viên làm quen với công việc của một kỹ sư sau khi ra
trường, vận dụng hết tất cả những kiến thức chuyên môn đã được học kết hợp với điều
kiện và tình hình thực tế để đưa ra một phương án thiết kế khả thi nhất. Mặt khác, góp


phần vào sự phát triển của ngành công nghiệp và thuỷ sản nước nhà.
- 2 -

Được sự đồng ý của bộ môn Chế tạo máy – Khoa Cơ khí - trường Đại học Thuỷ
sản, em được nhận đề tài: “Thiết kế kỹ thuật dây chuyền đóng gói Artemia và trứng
bào xác khô năng suất 10kg/mẻ đạt tiêu chuẩn thương phẩm phục vụ nuôi trồng
thuỷ sản” của thầy PGS.TS Phạm Hùng Thắng. Nội dung thực hiện trong đề tài này
gồm 7 chương:
Chương 1: Tổng quan về công nghệ sản xuất khô artemia và trứng bào
xác phục vụ nuôi trồng thuỷ sản.
Chương 2: Những vấn đề chung về dây chuyền đóng gói và lựa chọn
phương án thiết kế.
Chương 3: Thiết kế kỹ thuật thiết bị định lượng nguyên liệu.
Chương 4: Thiết kế các bộ phận của thiết bị.
Chương 5: Lập quy trình chế tạo các chi tiết đặc thù.
Chương 6: Vận hành và bảo dưỡng.
Chương 7: Kết luận và đề xuất ý kiến
Trong quá trình thực hiện đề tài này, mặc dù đã cố gắng nhưng do thời gian,
trình độ hiểu biết và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế cộng với việc đây là lần đầu thiết
kế các loại máy công nghiệp rất phức tạp nên không tránh khỏi những thiếu sót. Nhưng
hy vọng rằng với sự dìu dắt của các thầy cô và sự nổ lực tự thân của các kĩ sư trẻ ,
trong tương lai gần chúng ta sẽ tự sản xuất được những loại máy đáp ứng được đòi hỏi
của thị trường. Kính mong các thầy cô, các bạn cảm thông và góp ý để đề tài này được
hoàn thiện tốt hơn.
Xin chân thành cảm ơn tất cả các thầy cô và các bạn.
Nha Trang, tháng 11 năm 2007
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thái Dương







- 3 -

LỜI CẢM ƠN
Sau gần 5 năm ngồi trên giảng đường đại học, để có ngày nhận được quyết
định làm đề tài tốt nghiệp và hoàn thành đế tài này, đó không chỉ là sự cố gắng của
riêng bản thân em mà bên cạnh đó còn có rất nhiều sự ủng hộ, dạy bảo và giúp đỡ của
gia đình, thầy cô và bạn bè, đây thật sự là một chặn đường dài chan chứa bao nổi vui
buồn nhưng cùng vô cùng ý nghĩa.Thông qua đề tài này, em xin có lời cảm ơn đến tất cả
những người đã quan tâm giúp đỡ em trong những tháng ngày học đại học:
Đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn tất cả những thầy cô của trường Đại học
Thuỷ Sản trước đây, nay là trường Đại học Nha Trang nói chung và những thầy cô
trong khoa Cơ khí, Bộn môn Chế Tạo Máy, Xưởng cơ khí nói riêng đã dạy dỗ và dìu dắt
em từ những ngày đầu bước vào giảng đường đại học.
Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến Thầy PSG.TS Phạm Hùng
Thắng cùng Thầy Th.s Trần An Xuân đã tình giúp đỡ và chỉ bảo em trong quá trình thực
hiện đề tài này.
Qua đây, em cũng muốn nói lời cảm ơn đến gia đình, đặc biệt là bố mẹ đã tạo
điều kiện thuận lợi từ vật chất đến tinh thần để em có thể hoàn thành khoá học.
Cuối cùng, xin cảm ơn tất cả những bạn lớp 45CT, kĩ sư Đỗ hoàng Việt
(TP.HCM) nguyên là sinh viên khóa 43 CK, bạn Huỳnh Ngọc Thế, Lý Xuân Hải, Hồ Thế
Vũ, Nguyễn Văn Quãng, Nguyễn Vũ Lịch… những người đã giúp đỡ em rất nhiều trong
học tập và rèn luyện.

Nha Trang, tháng 11 năm 2007
Sinh viên


Nguyễn Thái Dương





- 4 -

Chương 1:
TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT KHÔ
ARTEMIA VÀ TRỨNG BÀO XÁC PHỤC VỤ NUÔI
TRỒNG THUỶ SẢN
1.1. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA ARTEMIA
1.1.1. Hệ thống phân loại
Artemia thuộc nhóm giáp xác có hệ thống phân loại như sau:
Ngành : Arthropoda
Lớp : Crustacea
Lớp phụ : Branchiopoda
Bộ : Anostraca
Họ : Artemiidae
Giống : Artemia, Leach 1819
Trong các dòng Artemia lưỡng tính hoặc dị hợp ( quần thể bao gồm con
đực và con cái) đã xác định có tất cả sáu loài anh em như sau:
Artemia salina: Lymington ( Anh, đã không còn hiện diện)
Artemia tunisiana : Châu Âu
Artemia franciscana : Châu Mỹ ( Bắc, Trung và Nam Mỹ )
Artemia perrsimilis : Argentina
Artemia urmiana : Iran
Artemia monica : Mono Lake, CA-USA

( Theo P.Sorgeloos.1986)
Vì những thể mới đang được liên tục mô tả đặc điểm , nên các nhà khoa
học được thuyết phục nên sử dụng tên Artemia. Trừ khi chúng có đủ bằng chứng
về sinh hoá, di truyền tế bào hoặc hình thái để định rõ tên loài.
1.1.2. Vòng đời và đặc điểm sinh trưởng của Artemia
* Vòng đời phát triển
- 5 -

Để hoàn thành vòng đời của mình , Artemia trải qua nhiều giai đoạn phát
triển khác nhau.
* Đặc điểm sinh trưởng của Artemia
Sự sinh trưởng và phát triển của Artemia trải qua nhiều giai đoạn khác
nhau. Ngoài tự nhiên, vào một thời điểm nào đó trong năm Artemia sẽ đẻ trứng
bào xác nổi trên mặt nước và được song thổi dạt vào bờ. Trứng này ở trạng thái
ngừng hoạt động trao đổi chất và ở tình trạng giữ khô. Các sản phẩm trứng nghỉ
là một đặc điểm thích nghi của Artemia với điều kiện môi trường bất lợi.
* Trứng bào xác có dạng hình cầu lõm, màu nâu hay nâu sậm, kích thước đạt
200-300µm trung bình một gam trứng bào xác có khoảng 270.000 đến 300.000
trứng. Trứng bào xác sinh ra trôi nổi trong điều kiện nước mặn (>20ppt) và chìm
trong nước ngọt. Nó có cấu tạo gồm hai phần :
● Phần vỏ có cấu tạo gồm 3 lớp:
 Ngoài cùng là lớp Chorion có bản chất là một lipoprotein chứa đầy kitin
và hematin (sắc tố đen) có tác dụng bảo vệ vỏ trứng khỏi những tác động
cơ học và các tác động cơ học khác của môi trường. Lớp này sẽ bị phá huỷ
dưới tác dụng của hypochlorine.
 Ở giữa là lớp màng ngoại bì có tác dụng ngăn cản những phân tử có kích
thước lớn hơn phân tử CO
2
xâm nhập.
 Trong cùng là lớp màng phôi trong suốt và có tính đàn hồi cao.

●Phần phôi trong trứng bào xác chỉ phát triển đến giai đoạn phôi vị thì dừng lại
ở trạng thái tiềm sinh với độ ẩm trong trứng < 10%. Trứng bào xác nếu được bảo
quản tốt có thể giữ được nhiều năm.
Trứng bào xác khi gặp môi trường nước biển sẽ hấp thụ nước và trở nên
căng tròn (trương nước). Lúc này bên trong trứng bắt đầu xảy ra quá trình trao
đổi chất, phôi tiếp tục phát triển. Trứng ngậm nước và tiêu thụ oxy để hoàn tất
quá trình chuyển hoá carbohydrat hiện tượng chuyển hoá này xảy ra khi độ ẩm
trong trứng >25% và độ mặn thích hợp (5-30ppt). Độ mặn dưới 5ppt thì trứng
vẫn nở nhưng ấu trùng sẽ chết rất nhanh, khi độ mặn trên 70ppt thì sự ngâm nước
- 6 -

không hoàn thành do đó trứng sẽ không nở. Trứng trương nước sau khoảng 18-20
giờ màng nở bên ngoài sẽ nứt ra phôi xuất hiện và vẫn được bao quanh bởi màng
nở. Trong khi phôi đang treo bên dưới vỏ trứng thì phôi vẫn phát triển. Sau một
thời gian ngắn màng nở bị phá vỡ ấu trùng Nauplius được phóng thích ra ngoài.
* Giai đoạn Nauplius
Ấu trùng Nauplius mới nở có chiều dài 400-500µm, có màu vàng nâu với
điểm mắt màu đỏ nằm giữa cặp râu I. Chúng có 3 đôi phần phụ: đôi râu I có chức
năng cảm giác, đôi râu II có chức năng vận động và lọc thức ăn, đôi râu III có
chức năng nhận và gom thức ăn. Ở giai đoạn này bộ máy tiêu hoá của Artemia
chưa hoàn chỉnh, chúng sống dựa vào nguồn noãn hoàng. Sau 7-8 giờ ấu trùng
Instar II, giai đoạn này chúng đã có khả năng sử nguồn thức ăn bằng cách lọc các
hạt thức ăn có kích thước nhỏ từ 10-50µm như: tế bào tảo, vi khuẩn, chất vẩn…
bằng đôi râu II.

Hình 1.1-Vòng đời sinh trưởng của Artemia
- 7 -

* Giai đoạn Nauplius
Ấu trùng Nauplius mới nở có chiều dài 400-500µm, có màu vàng nâu với

điểm mắt màu đỏ nằm giữa cặp râu I. Chúng có 3 đôi phần phụ: đôi râu I có chức
năng cảm giác, đôi râu II có chức năng vận động và lọc thức ăn, đôi râu III có
chức năng nhận và gom thức ăn. Ở giai đoạn này bộ máy tiêu hoá của Artemia
chưa hoàn chỉnh, chúng sống dựa vào nguồn noãn hoàng. Sau 7-8 giờ ấu trùng
Instar II, giai đoạn này chúng đã có khả năng sử nguồn thức ăn bằng cách lọc các
hạt thức ăn có kích thước nhỏ từ 10-50µm như: tế bào tảo, vi khuẩn, chất vẩn…
bằng đôi râu II.
* Giai đoạn ấu niên
Ở giai đoạn này cơ thể Artemia kéo dài dần, các đôi phần phụ dần xuất
hiện ngực và biến thành chân ngực, mắt kép xuất hiện ở hai bên mắt. Từ sau lần
lột xác thứ 10 trở đi chúng có sự thay đổi lớn về hình thái và chức năng của các
đôi phần phụ râu II mất đi chức năng vận động và lọc thức ăn chuyển sang biệt
hoá giới tính. Ở con đực đôi râu II phát triển thành đôi càng lớn dung để bám vào
con cái khi cặp đôi, trong khi đôi râu II của con cái biệt hoá thành phần phụ cảm
giác. Các chân ngực được biệt hoá thành ba bộ phận chức năng: đốt gốc và nhánh
trong làm nhiệm vụ hô hấp.
* Giai đoạn trưởng thành
Artemia trưởng thành trong quần thể lưỡng tính dài khoảng 1cm và dài
khoảng 2cm trong quần thể trinh sản đa bội. Chúng có cơ thể kéo dài với hai mắt
kép, ống tiêu hoá thẳng, một đôi râu cảm giác và 11 đôi chân ngực. Từ giai đoạn
Naulius đến giai đoạn trưởng thành chúng phải trải qua 15 lần lột xác. Con đực
có đôi gai giao phối ở phần sau của vùng ngực và có đôi càng hình móc rất đặc
thù ở vùng đầu. Đối với con cái rất dễ nhận dạng nhờ vào túi ấp hoặc tử cung
nằm ngay sau đôi chân ngực thứ 11, chúng thường có kích thước lớn hơn con
đực. Artemia ở giai đoạn ở giai đoạn này bắt đầu kết cặp và tiến hành sinh sản.


- 8 -

a) Đặc điểm dinh dưỡng

Artemia là sinh vật ăn không chọn lựa. Trong tự nhiên hay ao nuôi
Artemia sinh trưởng và phát triển chủ yếu dựa vào nguồn thức ăn có sẵn trong
môi trường.Chúng sử dụng mùn bã hữu cơ, tảo đơn bào và vi khuẩn có kích
thước nhỏ hơn 50µm. Trong tự nhiên, Artemia thường hiện diện ở vùng nước có
độ mặn cao nên hiếm gặp các loài động vật dữ và các động vật cạnh tranh thức
ăn khác như luân trùng, giáp xác nhỏ ăn tảo. Nhiệt độ, thức ăn và độ mặn là
những nhân tố ảnh hưởng đến sự gia tăng mật độ của quần thể Artemia hoặc
ngay cả đến sự vắng mặt tạm thời của chúng.
Trong nghề nuôi Artemia trên ruộng muối nông dân thường sử dụng phối
hợp phân chuồng ( chủ yếu là phân gà ) kết hợp với phân vô cơ như Urê hoặc
DAP để gây màu trực tiếp trong ao nuôi hoặc gián tiếp ngoài ao bón phân trước
khi cấp nước vào trong ao nuôi. Artemia có thể sử dụng trực tiếp phân gà và các
phân hữu cơ khác khi bón vào ao nuôi. Ngoài ra, khi lượng nước tảo cung cấp
vào ao hằng ngày thiếu hụt nông dân còn sử dụng cám gạo, bột đậu nành… để
duy trì quần thể.
b) Đặc điểm sinh sản
Artemia sinh sản ở 2 dạng: đơn tính và hữu tính, trong đó dạng sinh sản
hữu tính được sử dụng rộng rãi hơn trong sản xuất.
Đối với dòng Artemia lưỡng tính khi trưởng thành con đực bắt cặp với
con cái. Con đực dung đôi càng ôm phần bụng của con cái, giao cấu và thụ tinh
cho trứng. Hoạt động này diễn ra rất thường xuyên trong hầu hết vòng đời của
chúng. Trứng phát triển trong hai buồng trứng dạng ống ở phần bụng. Khi trứng
chin có dạng cầu và di chuyển qua hai ống dẫn để vào tử cung. Thông thường
trứng được thụ tinh phát triển thành ấu trùng bơi lội ( phương thức đẻ con-
ovviviparaus) và được con cái sinh ra. Trong điều kiện bất lợi các phôi chỉ phát
triển đến giai đoạn phôi vị. Lúc này chúng sẽ được bao bọc bằng một lớp vỏ dày
(được tiết ra từ tuyến vỏ trong tử cung) biến thành trứng nghỉ hay còn gọi là trngj
thái “ tiềm sinh” và được con cái phóng thích ra ngoài.
- 9 -


J.Vos (1980) cho rằng kiểu sinh sản Artemia được kiểm soát bởi giới hạn các
yếu tố môi trường. Các yếu tố chính ảnh hưởng như sau:
Đẻ con Đẻ trứng
- Độ mặn thấp - Độ mặn cao
- Hàm lượng ôxy cao - Hàm lượng ôxy thấp
- Biên độ dao động ôxy thấp - Biên độ dao động ôxy cao
- Thức ăn nghèo sắt - Thức ăn giàu sắt






a) b) c)
Hình 1.2 a) Artemie cái và buồn trứng b) artemia đực c) ấu trùng artemia
c) Đặc điểm sinh thái và khả năng thích nghi với các điều kiện môi trường
của Artemia
Artemia là sinh vật có tính rộng muối, chúng sống được trong môi trường
nước lợ ( vài phần ngàn) cho đến nước mặn bão hoà (250 phần ngàn). Tuỳ theo
điều kiện môi trường mà chúng có đặc điểm sinh trưởng và sinh sản khác nhau.
Chủng quần thể của Artemia được tìm thấy ở trên 500 hồ nước mặn và
ruộng muối trên thế giới. Artemia được tìm thấy chủ yếu trong những ao hồ có
nồng độ muối cao (80ppt- 120ppt) đây cũng là ngưỡng chịu đựng cao nhất về
nồng độ muối của các loài sinh vật dữ. Từ 250ppt trở lên mật độ Artemia giảm
mặc dù chúng có thể sống ở nồng độ muối cao hơn nhưng nhu cầu về năng lượng
để điều hoà áp suất thẩm thấu tăng làm ảnh hưởng bất lợi đến sinh trưởng và sinh
sản của chúng , thậm chí chúng bị đói và bị chết do môi trường trở nên độc và
việc trao đổi chất cực kỳ khó khăn.
- 10 -


Mặc dù Artemia có thể sống tốt trong môi trường nước biển tự nhiên
nhưng Artemia không có cơ chế chống lại sinh vật dữ ( cá, tôm…) và cạnh tranh
với các loài ăn lọc khác nên chúng có một cơ chế thích nghi rất tốt với độ mặn
cao(80-120ppt) nơi mà hầu như các loài sinh vật dữ và sinh vật cạnh tranh không
thể tồn tại được. Sự thích nghi về sinh lý của chúng với độ mặn cao là nhờ :
- Chúng có một hệ thống điều hoà thẩm thấu cực tốt.
- Khả năng tổng hợp các sắc tố hô hấp cao nhằm thích ứng với điều kiện
O
2
thấp ở nơi có độ mặn cao.
- Trong điều kiện bất lợi chúng có khả năng sản xuất ra trứng bào xác để
đảm bảo sự tồn tại của chúng trong tự nhiên.
- Các dòng Artemia khác nhau có thể thích nghi rộng với sự biến đổi của
môi trường, đặc biệt là nhiệt độ, chúng có thể thích nghi trong khoảng nhiệt độ 6-
35
0
C. Thành phần ion của các thuỷ vực gồm Chlorid, Sunfat, Cacbonate và NaCl
là thành phần chủ yếu tạo nên các sinh cảnh Artemia ven biển và sinh cảnh nước
mặn khác nằm sâu trong đất liền, chẳng hạn hồ Great-Salt ở Mỹ.
Đối với dòng Artemia bản địa của Việt Nam đã có nhiều đặc điểm thích
nghi khác xa so với tổ tiên của chúng, đặc biệt là sự thích nghi với nhiệt độ mặc
dù chúng có nguồn gốc từ Mỹ. Điều kiện môi trường thích hợp nhất cho chúng
là:

Độ mặn : 80- 120
0
/
00
 Nhiệt độ : 22-25
0

C
 Oxy hoà tan: cao hơn 2ppm
 pH từ trung tính đến kiềm (7.0-9.0)
Trong tự nhiên hay trong ruộng muối Artemia sinh trưởng và sinh sản chủ
yếu dựa vào nguồn thức ăn sẵn có trong môi trường. Chúng ăn lọc không có tính
chọn lựa với thành phần thức ăn là các mảnh vụn hữu cơ lơ lửng trong tầng nước
và các sinh vật nhỏ như tảo vi tảo, vi khuẩn với kích thước từ 10-50µm. Trong
thực tế, do sự thiếu vắng của các sinh vật dữ và sinh vật cạnh tranh thức ăn nên
Artemia thường thấy ở những hệ thống độc canh lớn.
- 11 -

1.1.3 Vai trò của Artemia
a) Vai trò của Artemia trong nuôi trồng thuỷ sản
Artemia được biết đến vào những năm 30 của thập kỷ 20 khi người ta phát
hiện ra chúng là loài thức ăn sống có giá trị dinh dưỡng cao cho việc ương nuôi
giống các loài thuỷ sản như tôm, cá, động vật than mềm. Artemia có thể đáp ứng
rất tốt nhu cầu dinh dưỡng cho giai đoạn ấu trùng của các loài tôm cá.
Hiện nay tại các trại sản xuất giống, ấu trùng Artemia được sử dụng rộng rãi nhất
bởi những lý do sau:
 Giá trị dinh dưỡng cao ( protein, axit béo không no HUFA cao)
 Sẵn có trên thị trường dưới dạng trứng bào xác
 Không phụ thuộc mùa vụ, thời tiết và có thể thu với số lượng lớn (trứng
bào xác nở sau 24 giờ tính từ khi ấp)
 Có thể khống chế được bệnh cho ấu trùng nuôi( xử lý ấu trùng Artemia
trước khi cho ăn hoặc sử dụng chúng như một bao sinh học để chứa các
dinh dưỡng, đặc biệt là thuốc phòng trị bệnh chuyển tới ấu trùng nuôi).
Con non và con trưỏng thành của Artemia được sử dụng làm thức ăn trong
ương nuôi tôm cá, cua và các loài thuỷ hải sản khác không chỉ vì giá trị dinh
dưỡng tối ưu của chúng ( chứa gần 70% đạm) mà còn bởi những lợi ích về năng
lượng. Do đó ấu trùng có thể sinh trưởng tốt hơn hoặc điều kiện sinh lý được cải

thiện như đã chứng minh trong việc nuôi ấu trùng của tôm hùm, cá mahi, cá bơn,
cá chẽm. Đối với ấu trùng cá chẽm Lates calcarifer việc sử dụng sinh khối
Artemia làm thức ăn trong trại giống và trại ương đã tiết kiệm được một lượng
trứng Artemia đáng kể ( lên tới 60%), do đó làm giảm được chi phí về thức ăn
cho ấu trùng đồng thời làm giảm sự ăn thịt lẫn nhau trong giai đoạn đầu ương
nuôi tôm hùm.
Việc sử dụng trực tiếp ấu trùng Artemia đã được nhiều tác giả ghi nhận:
O.Kinne (1976) cho rằng ấu trùng cá và giáp xác như tôm cua đều sử dụng với số
lượng lớn. Vanolst (1976) đã nhận thấy giai đoạn ấu trùng của nhiều đối tượng
thuỷ sản có giá trị kinh tế cao cũng sử dụng Nauplius của Artemia như là khẩu
- 12 -

phần cơ sở ban đầu. Ấu trùng các loài tôm biển sử dụng Nauplius như là khẩu
phần bắt buộc trong tuần lễ đầu tiên, sau đó mới kết hợp các loại thức ăn khác.
Artemia than mềm với lớp vỏ mỏng, chúng bơi lội chậm chạp trong môi
trường nước, có màu sắc hấp dẫn, trong nước ngọt có thể sống 8 giờ. Chính vì
vậy Artemia là thức ăn chủ yếu và lý tưởng cho ấu trùng các loài tôm cá ở giai
đoạn phát triển sớm. Artemia không chỉ có giá trị sử dụng tiện lợi mà chúng còn
có giá trị dinh dưỡng cao: hàm lượng protein chiếm 62% và 27% lipit (tính theo
trọng lượng khô)… Trong nuôi Artemia thu sinh khối thì Artemia trưởng thành
được quan tâm nhiều hơn do có kích thước lớn hơn 20 lần và khối lượng nặng
hơn 500 lần ấu trùng Artemia mới nở đồng thời thành phần dinh dưỡng của nó
cũng chứa đầy đủ các axitamin cần thiết như: histidine, methionine, phenyllanine
và threonine mà ở ấu trùng Nauplius không có.
Hiện nay, việc sử dụng sinh khối Artemia vẫn chưa được chấp nhận ở
mức độ công nghiệp do hạn chế về tính thời vụ và số lượng sinh khối tươi cũng
như sinh khối đông lạnh chi phí cao, chất lượng biến động. Ở Việt Nam, mức độ
sử dụng sinh khối vẫn chỉ ở mức độ thí nghiệm và thử nghiệm là thức ăn cho ấu
trùng tôm càng xanh, tôm cua biển và cá cảnh ở dạng tươi sống, đông lạnh và
thức ăn chế biến chứ không dùng có sản phẩm khô vì giá thành quá đắt.

b) Vai trò của Artemia trên ruộng muối
Nước ta có đường bờ biển dài nên nghề làm muối khá phổ biến. Tuy
nhiên, nghề làm muối mang lại hiệu quả kinh tế thấp và từ khi Artemia được
nhập nội và thuần hoá trên các ruộng muối thì việc chuyển hướng sản xuất muối
độc canh sang mô hình sản xuất muối kết hợp nuôi Artemia thu sinh khối như thu
trứng bào xác đã mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho người sản xuất.
Trên ruộng muối, Artemia có thể phát triển rự nhiên hay được thả nuôi
một cách chủ động như một công cụ quản lý các hoạt động thuỷ sinh học nhằm
nâng cao chất lượng muối, tận thu được nguồn trứng bào xác và sinh khối
Artemia, là hai sản phẩm có giá trị cao trong nghề nuôi trồng thuỷ sản. Artemia
được xem như là một hệ thống lọc sinh học trên ruộng muối nhờ tính ăn lọc của
- 13 -

mình. Sự phát triển củ tảo ở các phần trên ruộng muối làm bay hơi nước sẽ được
hạn chế rất nhiều nếu vùng đó có sự hiện diện của Artemia. Trong ruộng muối
nếu tảo phát triển mạnh cũng đồng nghĩa là quá trình trao đổi chất của các chất
hữu cơ trong môi trường tăng lên làm cho độ nhớt của nước tăng lên. Kết quả là
sự kết tủa của thạch cao xảy ra sớm dẫn đến sự kết tủa non của các tinh thể muối
ở phần ruộng kết tinh. Như vậy chất lượng muối sẽ giảm đáng kể vì hạt nhỏ,
nhiễm bẩn và làm cho giá thành muối giảm. Sự có mặt của Artemia trên ruộng
muối làm cho nước trở nên trong hơn, tảo và các chất vẩn hữu cơ trong ruộng sẽ
là nguồn thức ăn tốt cho Artemia. Qua thực tế cho thấy, phân và trứng do
Artemia thải ra không ảnh hưởng đến quá trình sản xuất muối mà nó còn mang
lại lợi ích cho ruộng muối nhờ tạo ra trên nền đáy một loại vi khuẩn ưa mặn
Halobacterium có màu đỏ sậm làm tăng khả năng hấp thụ nhiệt của ruộng muối
nhờ đó muối sẽ kết tinh nhanh hơn.
Artemia được nuôi trên ruộng muối chủ yếu ở các phần diện tích bốc hơi
nước nơi có độ mặn cao từ 100-180ppt, nhờ đó mà phần ruộng bỏ trống trước
đây đã được tận dụng để nuôi Artemia thu sinh khối ở các phần ruộng có độ mặn
từ 80-120ppt và thu trứng bào xác khi độ mặn là 150-180ppt.

Từ khi nuôi Artemia trên ruộng muối hiệu quả kinh tế trên các ruộng muối
đã tăng lên đáng kể nhờ vào chất lượng muối được nâng cao đồng thời có thêm
nguồn thu từ sinh khối Artemia cũng như trứng bào xác. Hiện nay, với vai trò
tích cực của Artemia trên ruộng muối mà mô hình sản xuất kết hợp Artemia -
muối đã và đang được ứng dụng phổ biến tai nhiều quốc gia trên thế giới.
1.2 TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT KHÔ ARTEMIA VÀ
TRỨNG BÀO XÁC PHỤC VỤ NUÔI THUỶ SẢN
1.2.1 Thu hoạch và xử lý sinh khối artemia.
 Bước thu hoạch
Có thể thu gom sinh khối artemia từ các ruộng nuôi rộng và nông bằng
cách dung lưới hình nón gắn vào phía trước một chiếc thuyền máy hoặc dung sức
người kéo. Ở các ruộng nuôi nhỏ có thể dùng vó. Cách thay thế là đặt lưới (tạm
- 14 -

thời) ở cửa thoát nước ở ruộng nuôi và khi đó sinh khối được thu gom tự động
khi nước chảy ( tự chảy hoặc dùng bơm) sang ruộng bên cạnh. Sau đây là một số
nguyên tắt chỉ đạo trong việc thu hoạch sinh khối Artemia:
* Lưới phải to để thuận tiện cho việc thu hoạch, ví dụ đối với 100kg sinh
khối trưởng thành thì dùng lưới có miệng rộng 1.2 m và chiều dài lưới lọc từ 3
đến 6m
* Dùng kích thước mắt lưới 1 đến 2 mm để thu hoạch chọn lọc Artemia
trưởng thành /non.
* Ráp loại kích thước mắt lưới 100ηm vào phân cuối của lưới, nơi Artemia
trưởng thành tích tụ, để tránh việc Artemie bị đẩy ra.
* Mổi giờ quét một lần; sinh khối Artemia tích tụ ở phần cuối lưới lọc được
phơi ra điều kiện kị khí là điều kiện mà nó có thể chịu đựng được tới 1 giờ; vì
Artemia giàu enzim phân giải prôtein cho nên điều quan trọng là phải thu hoạch
ở dạng tươi sống.
* Sau khi thu gom sinh khối cần được chuẩn bị để vận chuyển và dùng hoặc
xử lý tiếp.

 Bước xử lý
Dùng một trong các phương pháp sau đây cho phù hợp với nhu cầu:
a) Dùng ngay trong vòng 1 đến 3 giờ làm thức ăn sống hoặc để ướp đông xấy
khô ( tỷ lệ sống >90%)
 Tạm thời giữ sinh khối được thu hoạch trong lưới đặt ở trong ruộng nuôi
 Sục khí mạnh trong lưới chứa sinh khối
 Rửa nhẹ sinh khối bằng nước biển
 Chuyển sinh khối đã được rửa vào các thùng chứa có nước biển với mật độ
tối đa là 500g trọng lượng ướt/lít nước biển
 Dùng nước đá trộn với sinh khối để hạ nhiệt độ của sinh khối xuống 5-10 độ C
 Sục khí mạnh
b) Dùng ngay trong vòng 12 giờ làm thức ăn sống hoặc để ướp đông xấy khô ( tỷ
lệ sống >90%)
- 15 -

 thủ tục như ở phần a) nhưng lưu giữ tối đa 300g sinh khối trọng lượng ướt/lít
nước biển
 Vận chuyển sống để tiêu thụ như sản phẩm sống ( tỷ lệ sống >90%)
 chuyển sinh khối đã thu hoạch vào lưới đặt ở ruộng nuôi
 sục khí mạnh
 rủa nhẹ sinh khối bằng nước biển
 dùng kĩ thuật giống như vận chuyển ấu trùng cá/tom sống, tức là:
 chuẩn bị túi chất dẻo loại 9 lít chai ôxy
 đổ 2 đến 3 lít nước biển vào túi
 cho Artemia vào, mật độ 100g sinh khối trọng lượng ướt/lít
 bơm đầy ôxy vào túi và dùng dây cao su buộc chặt
 đặt túi vào thùng xốp cùng với nước đá
Sau khi thu hoạch và vận chuyển, sinh khối Artemia co thể được ướp
đông để sau đó dùng làm thức ăn cho các trại cá tôm giống hoặc bán làm thức ăn
cho sinh vật cảnh. Một cách khác là có thể sấy khô sinh khối Artemia và dùng

như một hợp phần thức ăn dùng cho ấu trùng (chà bông hoặc chế độ ăn hạt). Cần
ghi nhớ những điều sau đây:
 Vì Artemia giàu enzim phân giải protein nên điều quan trọng là phải xử lý
sinh khối lúc artemia còn sống.
 Ướp đông càng nhanh càng tốt (các lớp mỏng, nhiệt độ thấp), ướp đông
chậm sẽ dẫn đến hoạt động phân giải protein và làm mất các chất dinh dưỡng
quan trọng khi sử dụng về sau
 Nếu sấy khô từ từ (ví dụ phơi nắng) sẽ có hiện tượng ôxy hoá quá mức
(chuyển sang màu đen) và hoạt động phân giải protein sẽ làm thất thoát sản phẩm
 Có thể có được bột sinh khối chất lượng tốt nhất bằng cách ướp đông khô
hoặc xì khô.
 Có thể đạt được chất lượng cho phép bằng cách quay khô.
 Để tính toán kinh tế , hãy tính đến mất mát 90% trọng lượng (sinh khối chứa
khoảng 90% nước) khi sấy khô sinh khối Artemia.
- 16 -

1.2.2 Thu hoạch và xử lý trứng bào xác Artemia.
Sau khi thu hoạch trứng bào xác, cần tiến hành một số bước xử lý để có
thể có sản phẩm sạch, tiêu thụ được, đảm bảo các thông số về trứng nở và thời
hạn sử dụng. Công việc xử lý có thể được chia thành bảy bước kế tiếp nhau, cụ
thể là: thu hoạch, xử lý bằng nước mặn, xử lý bằng nước ngọt, sấy khô, chuẩn bị
đóng gói, đóng gói, đóng gói và lưu giữ khô.

a) b) c)
Hình 1.2- a) trứng artemia; b) trứng phóng to; c) trứng đang nở
Bào xác mới giải phóng phát triển ngay thành ấu trùng nauplius, ngay cả
khi ở sinh cảnh có điều kiện ấp trứng thuận lợi. Bào xác còn ở trong trạng thái
nghỉ hoạt động, có nghĩa là toàn bộ hoạt động trao đổi chất bị gián đoạn. Chỉ sau
khi khử hoạt tính của thời kì nghỉ hoạt động này thì bào xác mới có thể phát triển
trở lại khi được ấp trong điều kiện nở chấp nhận được( …).

Trong suốt quá trình xử lý cần phải thực hiện việc kiểm soát chất lượng
một cách chặt chẽ để có thể điều chỉnh hoặc sửa đổi kỹ thuật xử lý khi cần thiết
và để đạt được sản phẩm cuối cùng có chất lượng thương phẩm tốt.
a) Bước thu hoạch
Sau khi được giải phóng, bào xác trôi nổi trên mặt nước và dần dần bị gió
làm cho dạt vào bờ. Ở những nơi có gió đổi chiều, bào xác có thể trôi nổi vòng
quanh trong một thời gian dài trước khi bị dạt vào bờ. Nếu các bào xác này được
sản xuất ở các ruộng nuôi có độ mặn thấp (<100ppt) hoặc có hiện tượng phân
tầng độ mặn sau khi mưa thì các bào xác này có thể nở được. Khi nước bị lay
động mạnh và hình thành nhiều bọt, bào xác bị kẹt và mất trong đám bọt hình
thành do không khí này. Mặt khác, bào xác bị dạt vào bờ có thể phải chịu nhiệt
- 17 -

độ cao, sự phát xạ của tia cực tím và các chu kì thuỷ hợp/ khử nước nhắc đi nhắc
lại, do đó khả năng sống sót của sản phẩm cuối cùng có thể bị giảm đi. Tiếp theo,
số bào xác này khi khô có thể bị cuốn vào không khí.
Sự đảm bảo tối đa để đặt được chất lượng tốt, đồng thời giảm sự nhiểm
bẩn chỉ có được khi bào xác được thu hoạch thường xuyên từ mặt nước.
b) Bước xử lý trong nước muối
 Khử nước trong nước muối
Để có thể cải thiện điều kiện kho chứa và/ hoặc để khử hoạt tính của giai
đoạn nghỉ hoạt động, bào xác thường được khử nước (xuống mức 20-30% nước)
trong nước muối bão hòa ngay sau khi thu hoạch. Khi thiết bị phân ly kích thước
và mật độ được bố trí gần điểm thu gom, việc khử nước trong nước muối được
thực hiện ngay sau khi hoặc kết hợp với việc phân ly mật độ và phân ly kích
thước. Song khi có một khoảng thời giữa thu gom và xử lý, nên tiến hành khử
nước trong nước muối khi phân ly kích cỡ và mật độ trong nước muối để có thể
tránh sự giảm đi về chất lượng.
 Phân ly kích cỡ trong nước muối
Công việc này bao gồm việc loại bỏ các mảnh vụn lớn hơn hoặc nho hơn

báo xác (lông vũ, cát, gỗ, đá) bằng cách lọc sản phẩm đã thu hoạch bằng các túi
lọc có kích thước mắt lưới khác nhau (cụ thể là 1mm, 0.5mm, 1.15mm). Đối với
nguyên liệu bào xác có chứa nhiều mảnh vụng (khi thu gom ven bờ) thi sẽ hiệu
quả hơn neeeus tiến hành phân ly mật độ trước khi phân ly kích cỡ.
 Phân ly mật độ trong nước muối
Việc loại bỏ các mảnh vụn nặng cùng phạm vi kích cỡ với bào xác (khi
thực hiện sau phân ly kích cỡ) được tiến hành thông qua việc phân ly mật độ
trong nước muối. Khi ngập trong nước muối, bào xác trôi nổi trong khi đó các
mảnh vụn nặng thì chìm xuống. Việc phân ly mật độ thường được thực hiện gần
địa điểm sản xuất (do sẳn có muối bão hòa) ngay sau khi thu hoạch. Có thể kết
hợp với việc khử nước trong nước muối hoặc có thể chuyển bào xác sang bể khử
nước muối đặt biệt hoặc ruộng nuôi sau khi đã phân ly mật độ.
- 18 -

 Lưu giữ khô
Lý do của việc lưư giữ khô thường là sự kết hợp của các yếu tố sau đây:
 lưư giữ tạm thời ( vài ngày hoặc vài tuần) trước khi có hoạt động xử lý
trong nước muối tiếp theo, tức là:
 khi địa điểm xử lý ở xa khu thu gom
 khi số lượng thu gom quá nhỏ để xử lý hằng ngày
 giữa các lần xử lý trong nước muối khác nhau
 lưu giữ tạm thời trước bước xử lý trong nước ngọt
 kết hợp lưu giữ khô và các phương pháp khử hoạt tính giai đoạn nghỉ
 hoạt động cụ thể
 lưu giữ khô để dùng như một sản phẩm khô ướt (trong vòng 2 đến 3 tháng)
c) Sau đây là một số phương pháp lưu giữ khô:
1) Lưư giữ trong nước muối độ mặn thấp ( tức là nước muối trong ruộng nuôi):
Có thể lưu giữ được nhiều loài trong nước muối ruộng nuôi với độ mặn
thấp ở mức100ppt trong vài ngày ở nhiệt độ môi trường xung quanh mà không
làm giảm khả năng sống sót. Khi lưu giữ ở nước muối độ mặn thấp, điều quan

trọng là làm sao để bào xác có thể tồn tại trong điều kiện giảm ôxy –huyết nhằm
ngăn ngừa sự trao đổi chất dẫn đến sự nở trứng. Có thể có được điều kiện giảm
ôxy huyết khi lưu giữ với hệ số bào xác/nước muối tương đối cao (20 đến 80%
khối lượng/khối lượng) và không sục khí. Trong một số trường hợp nhất định,
bào xác đã được lưu giữ an toàn ở độ mặn thấp tới 80g/lít tới hai tháng ở nhiệt độ
môi trường xung quanh trong điều kiện giảm ôxy huyết, trong thời gian đó giai
đoạn nghỉ hoạt động từ từ bị khử hoạt tính.Lưu giữ trong nước muối bão hoà:
Sau khi khử nước muối, bào xác xó thể được lưu giữ tới một tháng ở nhiệt
độ môi trường xung quanh. Bào xác có thể được lưu giữ trong các thùng chứa để
ngập trong nước muối hoặc bằng cách loại bỏ nước muối thừa (dùng tay ép ) và
sản phẩm nửa ẩm này có thể được trong các túi bằng vải bông hoặc đay, số nước
muối còn lại sẽ tiếp tục rò rỉ trong quá trình lưu trữ. Khi lưu giữ sản phẩm dưới
dạng sản phẩm nửa ẩm như vậy trong một thời gian dài hơn(>1 tuần) ở những
- 19 -

nơi có độ ẩm tương đối cao thì muối khô cần được trộn với bào xác để ngăn ngừa
sự tái thuỷ hợp của bào xác có tính hút ẩm cao này. Lưu giữ trong điều kiện giảm
ôxy-huyết hoặc với mức ôxy thừa (như là một sản phẩm nửa ẩm) xem ra ít ảnh
hưởng tới thời gian lưu kho tối ưu, với điều kiện bào xác được khử nước một
cách thoả đáng. Thực tế thì bào xác cần được lưu trữ trong các túi nếu được vận
chuyển một khoảng cách dài (dể xử lý, trọng lượng ít hơn). Ngoài sự khử hoạt
tính của giai đoạn nghỉ hoạt động như một kết quả của bản thân của quá trình khử
nước, sự lưu giữ trong nước muối có thể khử thuộc tính giai đoạn nghỉ hoạt động
đối với một số dòng mẻ nuôi nhất định.
2) Lưu giữ lạnh:
Nhiều dòng mẻ nuôi bào xác có thể được lưu giữ từ vài tháng tới một năm
ở nhiệt độ trong khoảng -20 C đến 4C. Đối với một số loài / dòng bào xác nhất
định, sự lưu giữ lạnh trong vòng vài tháng là một phương pháp thích hợp đối với
việc khử hoạt tính giai đoạn nghỉ hoạt động. Do chi phí cao và hạn chế về kho
lạnh ở gần địa điểm thu hoạch cho nên chỉ nên xét đến việc lưu giữ lạnh khi cần

đến phương pháp khử hoạt tính giai đoạn nghỉ hoạt động đặc trưng này. Mặc dù
nhiều dòng mẻ nuôi đã được lưu giữ an toàn không cần khử nước một cách thích
đáng nhưng bào xác thường được khử nước trong nước muối bão hoà và được
đóng gói dưới dạng sản phẩm ẩm trước khi lưu giữ lạnh.
3) Sử dụng như một sản phẩm nửa ẩm:
Bào xác lưu giữ trong nước muối bão hoà có thể sử dụng được như một
sản phẩm nửa ẩm được làm sạch một phần trong vòng 2 đến 3 tháng sau khi thu
hoạch. Sau 2 đến 3 tháng lưu giữ trong nước muối, tỷ lệ nở trứng thường bị giảm
đi. Nếu cần thiết thì có thể có được sản phẩm bào xác sạch bằng cách áp dụng
bước xử lý nước ngọt.
d) Bước xử lý trong nước ngọt
Trong quá trình thực hiện bước xử lý nước sạch, bào xác tiếp tục được
làm sạch thông qua phân ly mật độ và được chuẩn bị sau đó để xấy khô. Vì dùng
nước ngọt cho nên bào xác sẽ thuỷ hợp một phần. Nếu bào xác ở trong trạng thái
- 20 -

thuỷ hợp quá lâu trong điều kiện sục khí thì trên thực tế phôi sẽ đạt đến trạng
thái không thể đảo ngược được của sự trao đổi chất dẫn đến nở trứng ( tức là
không thể khử nước bào xác mà không ảnh hưởng tới sự sống sót của phôi ).
Thời gian chính xác để đạt đến trạng thái không thể đảo ngược được phụ thuộc
rất nhiều vào dòng mẻ nuôi cụ thể nhưng có thể là rất ngắn –khoảng 6 giờ. Ngay
cả khi bào xác được khử nước trước khi đạt đến giai đoạn trao đổi chất không thể
đảo ngược được thì dự trữ năng lượng của bào xác đã có thể bị cạn kiệt đến mức
làm giảm tỷ lệ nở trứng. Để ngăn ngừa sự trao đổi chất kéo dài và hệ quả cạn kiệt
năng lượng việc xử lý trong nước ngọt phải được giới hạn tối đa là 30 phút. Bước
xử lý trong nước ngọt gồm các hoạt động sau:
 Loại bỏ nước muối thừa:
Trước khi phân ly mật độ trong nước ngọt, nước muối thừa cần được loại
bỏ để ngăn ngừa sự gia tăng độ mặn (mật độ ) của nước tiếp theo đó là sự phân ly
dưới mức cực thuận.

 Phân ly mật độ trong nước ngọt :
Bào xác để ngập trong nước ngọt sẽ phân ly thành một bộ phận mật độ
cao (chìm) và một bộ phận mật độ thấp ( trôi nổi). Bộ phận chìm chủ yếu là các
bào xác đầy đặng và một số chất không phải là bào xác có mật độ và kích thước
tương đương như các bào xác đầy đặn. Một số bào xác rỗng và vỏ bị nứt còn lại
trong bộ phận chìm sẽ được loại bỏ ở giai đoạn sau bởi sự phân loại bằng không
khí. Bộ phận trôi nổi chứa chủ yếu là các bào xác rỗng, bị nứt và các chất nhẹ
không phải là bào xác có kích thước tương tự. Đối với một số dòng bào xác, bộ
phận trôi nổi có thể còn chứa một số lượng đáng kể các bào xác đầy đặn có tỷ lệ
nở tương đối cao (tức là từ 50 đến 80%). Song, vì sự có mặt của các vỏ rỗng và
các chất nhẹ không phải là bào xác, hiệu quả nở trứng của khối vật chất này
thường rất thấp. Khi sẳn có thì khối vật chất bào xác này còn có thể được dùng
như sản phẩm loại hai.
- 21 -

 Khử trùng:
Để giảm vi khuẩn ở sản phẩm bào xác cuối cùng ( giảm nhu cầu ôxy trong
khi nở, giảm nồng độ tác nhân gây bệnh), bào xác có thể được khử trùng trong
quá trình xử lý trong nước ngọt. Việc này có thể thực hiện bằng cách bổ sung
hipoclorit (chất tẩy dạng lỏng ) vào các bể phân ly nước ngọt trước khi cho thêm
khối vật chất bào xác. Nồng độ clo trong nước ngọt ở các bể phân ly phải dưới
mức 200ppm.
 Rửa nhẹ:
Nếu các bào xác cần được xấy khô thì chúng cần được rửa nhẹ kỹ lưỡng bằng
nước ngọt để có thể tránh được sự kết tinh của muối còn sót lại trong quá trình
sấy khô và sau đó là sự tổn hại đến vỏ bào xác. Có thể rửa nhẹ trước hoặc sau khi
phân ly.
 Loại bỏ nước thừa:
Sau khi phân ly rửa nhẹ và thu gom vào túi, khối lượng nước ngọt có thể
loại bỏ bằng cách ép bào xác. Có thể khử nước bào xác trong nước muối bão hòa

để lưu giữ thô và sử dụng như một sản phẩm sạch nửa ẩm (trong vòng 1 đến 3
tháng ). Cách làm khác là sấy khô bào xác để lưu giữ dài hạn. Việc này cần được
làm ngay lập tức để có thể ngăn ngừa sự trao đổi chất tiếp theo và sự suy giảm
khả năng nở của bào xác. Nếu cần phải sấy khô bào xác thì có thể loại bỏ nước
thừa tiếp theo 10 đến 15 kg nước/ 100 kg bào xác ướt bằng lực ly tâm. Làm như
vậy sẽ giảm được độ bám dính của sản phẩm và tạo điều kiện thuận lợi cho quá
trình sấy khô. Làm như vậy cũng sẽ giảm đáng kể thời gian sấy khô và hệ quả là
giảm được năng lượng cần thiết.
 Tương tác với sự khử hoạt tính giai đoạn nghỉ hoạt động:
Cuối cùng sự tái thuỷ hợp và sau đó là sự khử nước như một kết quả của
bước xử lý trong nước ngọt trong một số trường hợp sẽ tiếp tục khử hoạt tính của
giai đoạn nghỉ hoạt động ở bào xác ở trạng thái nghỉ.


- 22 -

e) Bước sấy khô
Tuỳ thuộc vào thủ tục sấy khô, chất lượng của bào xác ( tỷ lệ và tốc độ nở
của bào xác) có thể bị ảnh hưởng. Cần xem xét các yếu tố sau đây khi chọn
phương pháp sấy khô:
 Hàm lượng nước cuối cùng:
Sau khi xử lý trong nước ngọt, phải giảm hàm lượng nước trong bào xác
càng nhanh càng tốt xuống dưới mức tới hạn 10% để cho hoạt tính trao đổi chất
ngừng hẳn và do đó đảm bảo có thời gian sử dụng dài hơn. Dưới mức hàm lượng
nước 10% chúng ta còn hiểu rất ít về mối quan hệ thực tế giữa hàm lượng nước
và chất lượng sau đó cũng như thời hạn sử dụng. Thông thường người ta vẫn giữ
hàm lượng ở mức từ 3 đến 8%.
 Thời gian sấy khô tối ưu:
Về thời gian sấy khô tối ưu, đã đạt được kết quả tốt nhất khi có được hàm
lượng nước 10% trong vòng 8 giờ hoặc ít hơn. Có ít các dữ liệu về sự cải thiện

chất lượng khi thời gian xấy khô rất ngắn (<3 giờ ). Rõ ràng là thời gian sấy kéo
dài (tức là >24 giờ ) dẫn đến tỷ lệ nở giảm (có lẽ do dự trữ năng lượng giảm ).
 Nhiệt độ xấy khô:
Nhiệt độ sấy khô tối đa vừa có tính đặc thù của dòng vừa phụ thuộc vào
mức độ khử nước trong bào xác. Đối với các bào xác thủy hợp đầy đủ thì thông
thường nhiệt độ dưới 35 độ C là an toàn. Khi quá trình sấy diễn ra, hàm lượng
nước giảm đi và bào xác có xu hướng (tăng sức) chịu đựng được nhiệt độ cao
hơn. Nếu chu kỳ sử lý bằng nước ngọt giới hạn trong vòng 45 phút hoặc ít hơn và
nước thừa được loại bỏ thích đáng thì bào xác chỉ thủy hợp được một phần
(hàm lượng nước từ 40 - 45%). Hệ quả là bào xác có thể chịu đựng được nhiệt độ
cao hơn (một số loài/mẻ nuôi chịu đựng được tới mức 60
o
C )
 Sấy khô đồng nhất:
Điều quan trọng là đảm bảo được quá trình sấy khô đồng nhất. Nếu sấy
khô không đồng đều thì kết quả sẽ là một số bào xác được sấy khô rất chậm và
- 23 -

thực tế không đạt được mức hàm lượng nước 10%. Điều này có thể giảm tỷ lệ nở
và tốc độ nở cũng như thời hạn sử dụng.
Tóm lại, để đạt được kết quả tối ưu khi đảm bảo được sự sấy khô nhanh
(< 8 giờ) và đồng nhất xuống mức hàm lượng nước dưới 10% mà không để cho
bào xác chịu nhiệt độ tới hạn. Tùy thuộc vào thiết bị sẳn có và khả năng nguồn
tài chính mà có thể áp dụng các kỹ thuật sấy khô dưới đây:
 Sấy khô từng lớp ở chổ thoáng:
Rãi bào xác thành từng lớp mỏng có độ dày đồng nhất ( chỉ vài mm) trên
khay làm lưới có kích thước mắt lưới 100m. Đặt các khay ở chổ thoáng có mái
che và đảm bảo có không khí được thông thoáng, không để ánh sáng chiếu thẳng
vào bào xác sẽ làm cho nhiệt độ bào xác tăng đến mức nguy kịch. Cần phải đảo
bào xác sau những khoảng thời gian nhất định. Đương nhiên phương pháp này có

ưu điểm là rẻ tiền nhất, cần ít thiết bị nhất. Song, nó có nhược điểm là khó tiêu
chuẩn hóa được việc sấy khô, đặc biệt là ở những nơi có độ ẩm tương đối cao
hoặc độ ẩm dao động lớn, việc sấy khô chậm. Hơn nữa, do trộn không tốt nên
bào xác kết tụ có thể ảnh hưởng đến chất lượng tổng thể của sản phẩm.
 Sấy khô từng lớp trong lò:
Đặt các giá sấy trong phòng có nhiệt độ được kiểm soát và đảm bảo cho
không khí được thông thoáng. Việc đốt nóng không khí sẽ làm giảm độ ẩm tương
đối do đó làm cho việc sấy được tốt hơn. Phương pháp này có ưu điểm là dễ tiêu
chuẩn hơn, nhất là khi có lắp đặt dụng cụ kiểm soát nhiệt độ. Song, nhược điểm
của nó là việc sấy vẫn có thể xẩy ra chậm và có thể có vấn đề bào xác kết tụ.
 Sấy quay:
Có thể sấy nhanh hơn và đồng nhất hơn nếu giữ bào xác ở trạng thái
chuyển động liên tục trong một máy sấy quay (cụ thể là với vận tốc 5 vòng/phút).
Mặc dù phương pháp này có tốn kém hơn nhưng máy sấy quay được thiết kế tốt
sẽ làm cho quá trình sấy khô được nhanh hơn, đồng nhất hơn và tiêu chuẩn hóa
tốt hơn so với việc sấy khô từng lớp, do vậy sẽ có được sản phẩm bào xác chất
lượng tốt hơn.
- 24 -

 Sấy khô đáy giả hóa lỏng:
Đây là phương pháp sấy khô hiệu quả nhất và toàn diện nhất bằng cách
dùng máy sấy đáy giả hóa lỏng. Thiết kế cơ bản như được khái quát ở hình…
gồm có khoang sấy hình nón, một máy thổi và một bộ phận đốt nóng với dụng cụ
kiểm soat nhiệt độ. Máy thổi đẩy không khí qua bộ phận được đốt nóng vào
khoang sấy. Giàn đặt ở đầu vào và đầu ra của khoang sấy cho phép không khí
chuyển động tự do mà không làm thất thoát bào xác lơ lửng trong không khí (giả
hóa lỏng). Hình nón của khoang sấy đảm bảo được bào xác được trộn tối ưu
trong suốt thời gian sấy và kết quả là bào xác được sấy đồng nhất mà không có
sự kết tập quá mức của bào xác.
f) Bước trước khi đóng gói:

Ngay sau khi sấy khô, bào xác cần được đưa vào các thùng chứa kín gió
hoặc các túi polyethylen được gắn kín để ngăn ngừa sự tái thủy hợp của các bào
xác có tính hút ẩm cao. Mặc dù một số dòng bào xác có thể được lưu trữ tạm thời
ở nhiệt độ cao tới 30
o
C trong vài tuần nhưng một số dòng khác lại cần được ở
môi trường mát hơn (dưới 10-20
o
C). Trong quá trình sấy, đặt biệt là cách sấy khô
từng lớp và sấy quay bào xác thường có sự vón cục. Mặc dù điều này có thể
không ảnh hưởng tới chất lượng nở của bào xác nhưng có thể loại bỏ các vón cục
này bằng cách giần khô để làm cho hình dáng của sản phẩm cuối cùng được đẹp
hơn. Các vón cục của bào xác có thể được tái thủy hợp trong nước muối bão hòa
và sử lý lại ở giai đoạn sau hoặc được dùng như một sản phẩm chất lượng thứ
cấp nếu tỷ lệ nở giảm.
Sự phân loại bằng không khí thường được dùng để phân ly các vỏ rỗng và
nức còn sót lại trong quá trình phân ly bằng nước ngọt. Có thể làm việc này bằng
cách phóng nguyên liệu khô vào dòng không khí chuyển động ngang trong đó
các hạt nặng có xu hướng rơi xuống nhanh hơn các hạt nhẹ, ví dụ bào xác đi
ngang qua dòng không khí thổi ngang có đặt một số thùng thu gom ở phía dưới
sẽ phân ly các hạt nặng, bào xác đầy đặn và cuối cùng là các vỏ rỗng, các vỏ nứt
và các chất nhẹ không phải là bào xáo. Khi vẫn còn một số lượng đáng kể bào
- 25 -

xác đầy đặng trong bộ phận trôi nổi của quá trình phân ly bằng nước ngọt thì vẫn
có thể sấy khô và phân loại bằng không khí để phan ly các bào xác này ra khỏi
các vỏ rỗng.
Cuối cùng, sự khác nhau về chất lượng bào xác khô (tức là kết quả của sự
khác nhau theo mùa của chất lượng bào xác ) có thể đòi hỏi phải trộn các mẻ bào
xác khác nhau để có thể đảm bảo có được bào xác thương phẩm có chất lượng

không đổi. Có thể dùng bất kỳ thiết bị trộn nào với điều kiện bào xác không bị
phơi ra ở nơi có độ ẩm cao ( nhằm tránh sự tái thủy hợp ). Nếu sẳn có thì có thể
dùng máy sấy quay một cách hiệu quả. Quá trình trộn thực tế phải được tiến hành
trong vòng không quá 5 đến 10 phút.
















×