Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Giáo án Âm Nhạc lớp 8: HỌC HÁT BÀI Lí Dĩa Bánh Bò docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (199.86 KB, 5 trang )

HỌC HÁT BÀI Lí Dĩa Bánh Bò
Dân ca Nam bộ
I. MỤC TIÊU:
1- Kiến thức: - Hiểu biết về Nam bộ nói chung (dân ca) và bài Lí dĩa bánh bò nói
riêng.
- Học hát bài Lí dĩa bánh bò với sắc thái vui, dí dỏm.
2- Kỹ năng: - Hát đúng giai điệu của bài hát, đặc biệt biết thể hiện được sắc tháu
của bài hát.
3- Thái độ: - Yêu quý, đồn kết với bạn bè, biết giúp đỡ bạn lúc khó khăn.

II. CHUẨN BỊ:
1- Tài liệu tham khảo: - Sách giáo khoa và Sách giáo viên Âm nhạc 8; Thiết kế bài
giảng Âm nhạc 8.
- Tập "Dân ca ba miền" - NXB Cà Mau 1998.
2- Đồ dùng dạy học:
+ Giáo viên: - Đàn Organ, bảng phụ, băng nhạc, máy hát, thanh phách.
+ Học sinh: - Sách giáo khoa Âm nhạc 8, thanh phách, song loan.
3. Kiểm tra bài cũ: 1- Em hãy thể hiện bài hát Mùa thu ngày khai trường và
nêu nội dung?
2- Nêu tóm tắt về cuộc đời và sự nghiệp của Ns Trần Hồn.

III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC:
1- Ổn định tổ chức.
2- Kiểm tra bài cũ.
3- Bài mới.




NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG GV HOẠT ĐỘNG HS BỔ SUNG
Nội dung 1:


Tìm hiểu bài
- Lí là gì? - Lí là những khúc hát
ngắn gọn, xúc tích nhưng
có nội dung cụ thể


- Lí được xây dựng như thế nào?
Ví dụ cho Hs thấy
- Lí thường được xây
dựng từ các cây thơ lục
bát


- Lí có vị trí như thế nào trong
cuộc sống?
- Lí chiếm vị trí quan
trọng trong sinh hoạt tinh
thần của đồng bào Trung
bộ và Nam bộ

- Hãy nêu một số điệu Lí của Nam
bộ
- Lí cây bông, L1 cây
xanh, Lí ngựa ô, Lí con
sáo gò công, Lí chiều
chiều,

-Nêu câu thơ lục bát của bài hát Lí
dĩa bánh bò
- "Hai tay bưng dĩa bánh



NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG GV HOẠT ĐỘNG HS BỔ SUNG
Giấu cha giấu mẹ cho
trò đi thi"
- Yêu cầu Hs đọc lời ca - Đọc lời ca bài hát

- Lời ca bài hát nói lên điều gì? - Biết thương yêu, đùm
bọc cho bạn bè lúc khó
khăn, đặc biệt là trong
học tập và biết thể hiện
tinh thần tương thân
tương ái với bạn bè

- Cho Hs nghe bài hát - Lắng nghe và cảm thu
Nội dung 3:
Học hát
- Em có nhận xét gì về nhịp của
bài hát

- Bài hát viết ở nhịp
2
4

nhịp đầu tiên là nhịp lấy
đà

- Trong bài có những điểm khó
nào?
- Là những chỗ nốt móc

đơn chấm đôi đi liền với
nốt móc kép và chỗ có
đảo phách

- Từ nào hát đảo phách? - Đó là "tang tang"
- Giải thích từ "dĩa", "bánh bò" - Lắng nghe
- Gv hát mẫu bài hát - Nghe GV hát mẫu
- Cho Hs luyện thanh - Luyện thanh khởi động
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG GV HOẠT ĐỘNG HS BỔ SUNG
giọng theo đàn
- Cho Hs thực hiện tiết tấu bài hát - Thực hiện tiết tấu bài
hát

- Đệm đàn cho Hs học hát từng
câu
- Tập hát từng câu ngắn
theo đàn

- Cho Hs hát tồn bài + tiết tấu - Hát tồn bài kết hợp thực
hiện tiết tấu


- Yêu cầu Hs hát và đánh nhịp
2
4


- Hát theo đàn kết hợp
đánh nhịp
2

4


- Nhắc Hs có sự xuất hiện khung
thay đổi
- Hát hết lần 1, quay lại
hát từ đầu

- Hát theo nhóm - Thực hiện yêu cầu của
nhóm

- Đệm cho Hs hát tồn bài - Hát tồn bài kết hợp gõ
phách hoặc song loan

* Đánh giá kết quả học tập:
- Đa số Hs hát đúng giai điệu, thể hiện được sắc thái bài hát.
- Còn một số Hs chưa thể hiện được từ đệm "i"
IV. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
1- Bài vừa học: - Học thuộc bài hát Lí dĩa bánh bò.
- Tự tìm các động tác phụ họa thích hợp cho bài hát.
- Trả lời câu hỏi số 1, 2 trang 13 SGK
2- Bài sắp học: - Tìm hiểu xem: Gam thứ là gì? Giọng thứ là gì?
- Xác định công thức xác lập nên giọng thứ?
- Phân tích bài TĐN số 2 về cao độ, trường độ.
V. RÚT KINH NGHIỆM:
- Nên cho Hs tập hát câu có đảo phách nhiều lần cho chuẩn.
- Cho Hs tập riêng các từ đệm "i".

×