Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Giáo án Âm nhạc lớp 7 : Tên bài dạy : HỌC HÁT: BÀI LÍ CÂY ĐA doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.42 KB, 7 trang )

HỌC HÁT: BÀI LÍ CÂY ĐA

A/ MỤC TIÊU:
- Hs hát đúng giai điệu và lời ca bài Lí cây đa, dân ca Quan họ
Bắc Ninh.
- Luyện tập kĩ năng hát tập thể và hát đơn ca, lối hát hoà giọng
và lối hát đối đáp.
- Hs có thêm những hiểu biết về các làn điệu dân ca Quan họ
Bắc Ninh.Qua bài hát, hướng các em có tình cảm yêu mến các
làn điệu dân ca và có ý thức giữ gìn, phát huy các làn điệu dân
ca đó.
B/ PHƯƠNG PHÁP:
- Truyền khẩu, luyện tập.
C/ CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Đàn or-gan, băng đĩa nhạc, máy cát sét. Một vài làn
điệu quan họ Bắc Ninh.
- Học sinh: Đọc thuộc trước lời bài hát.
D/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
I/ Ổn định lớp:
- Kiểm tra sĩ số.
- Ổn định lớp: Lớp hát bài Mái trường mến yêu.
II/ Kiểm tra bài củ:
(?) Thực hiện đọc nhạc và vỗ phách bài TĐN số 1.
- Gv gọi 1-2 nhóm 3 Hs lên bảng trình bày. Gv nhận xét, sửa
sai, ghi điểm.
- Gv gọi cá nhân xung phong trình bày, nhận xét và ghi điểm
tuyên dương.
III/Triển khai bài:

Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức




- Gv giới thiệu vào bài học.
- Hs đọc sgk ( trang 14).
- Thảo luận và trả lời câu
Học hát:
Lí cây đa.
Dân ca Quan họ Bắc Ninh.

1. Giới thiệu bài.


hỏi:
(?) Vị trí địa lí của tỉnh Bắc
Ninh?
(?) Hãy kể tên một vài làn
điệu Quan họ Bắc Ninh mà
em biết?
- Gv giới thiệu qua một vài
nét về Quan họ Bắc Ninh,
hát minh hoạ một số bài như:
Qua cầu gió bay, Người ở
đừng về, Hoa thơm bướm
lượn, Trống cơm
- Gv trình bày bài hát Lí cây
đa (1lần).
- Hs nghe và cảm nhận.
- Gv hỏi:
(?) Bài hát được chia làm
mấy câu? (4 câu ).









2. Nghe hát mẫu.








3. Luyện thanh.
- Gv hướng dẫn: Chia 4 câu,
câu 2 và câu 4 đều là “rằng
tôi lí ơi a cây đa rằng tôi lới
ơi a cây đa”
- Gv đàn mẫu luyện thanh.
- Hs luyện thanh theo mẫu
âm La.
- Gv tiến hành dạy hát từng
câu theo lối móc xích: Tập
từng câu, mỗi câu 2-3 lần,
kết nối các câu thành bài hát.


- Hs thực hiện theo yêu cầu
Gv.
- Gv lưu ý cho Hs có tiếng
cần phải hát luyến 3 nốt như
: quán, ngồi, tôi, luyến 2 nốt
như : ai, tang. Gv hát mẫu,
đàn giai điệu để Hs hát theo.

4. Tập từng câu.







5. Hát cả bài.




6. Trình bày bài hát ở mức độ
hoàn chỉnh.
- Hs (cá nhân) thực hiện cả
bài hát, Gv nghe và sửa sai
cho Hs.
- Gv hướng dẫn Hs vừa hát
vừa vỗ tay theo phách cả bài
2 lần.
- Hs thực hiện.

- Gv yêu cầu Hs hát chú ý
thể hiện tình cảm trong sáng,
tính chất vui tươi, nhịp
nhàng, sử dụng lối hát hoà
giọng.
- Hs thực hiện theo yêu cầu.
- Gv hướng dẫn.
- Hs hát đối đáp: Nửa lớp hát
câu 1 và câu3, nửa lớp hát
câu 2 và câu 4, sau đó đổi
bên. Hát hai lần.
- Hs đứng hát kết hợp vận
động nhẹ nhàng.






IV/ Củng cố bài:
- Gv tổ chức thi hát giữa Hs nam và Hs nữ để tạo không khí thi
đua học tập:
+ Tất cả Hs nam trình bày bài hát, sau đó đến Hs nữ.
+ Một nhóm Hs nam, sau đó là nhóm Hs nữ.
+ Hát đối đáp giữa Hs nam và Hs nữ.
- Hs thực hiện theo yêu cầu Gv. Gv nhận xét, sửa sai và cho
điểm khích lệ.
V/ Dặn dò:
- Chép nhạc và lời bài hát Lí cây đa vào vở, học thuộc giai điệu
bài hát.

- Tập hát diễn cảm thể hiện sắc thái tình cảm và kết hợp vận
động nhẹ nhàng theo giai điệu bài hát.
- Bài tập: Sưu tầm và kể tên một vài bài dân ca Quan họ Bắc
Ninh mà em biết.
- Chuẩn bị bài mới: Đọc trước nội dung nhạc lí: Nhịp 4/4. Đọc
đúng tên nốt nhạc bài TĐN số 2.


×