Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Để trở thành nàng dâu hoàn hảo ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (501.86 KB, 9 trang )

Để trở thành nàng dâu hoàn hảo
Làm dâu, cuộc đời bạn mở ra một trang mới với một
mớ bòng bong những mối quan hệ mà điều khó khăn
nhất là cứ như đã gần gũi, thiết thân từ lâu.


Thế nên, rất khó cho chị em có thể dung hòa ngay
được các mối quan hệ ấy để trở thành một nàng dâu
hoàn hảo. Tuy nhiên, nếu bạn hòa mình được vào thế
giới nhà chồng mới mẻ ấy thì lại được “trả công”
xứng đáng bằng những tình cảm yêu thương chân
thành của chính những người ban đầu xa lạ này…

Sẻ chia của người trong cuộc

Muốn tự giúp mình, bạn hãy tham khảo những mấu
chốt ứng xử của các nàng dâu sau đây để hoàn thiện
và làm cho cuộc sống của mình vui vẻ, ý nghĩa hơn:

* Nguyễn Thị Dung (Cty Tư vấn BĐS – Tập đoàn
Megastar): Mở lòng. Có rộng mở tấm lòng đón nhận
những tình cảm mới thì bạn mới có những cảm giác
thân thiện, gần gũi với mọi người. Mình thấy thích
nói chuyện với bố mẹ chồng và những người trong
gia đình. Khi vui lúc buồn đều chia sẻ với họ, những
dịp đặc biệt, mình luôn chúc mừng và bên cạnh khi
họ gặp khó khăn nên mình thấy nhẹ nhàng, thoải mái
và mọi người cũng thấy dễ dàng cộng hưởng mọi
cảm xúc với mình. Mình chỉ nghĩ, sao lại không tạo
điều kiện cho tình thân này nảy nở giữa mình với các
thành viên khác trong gia đình nhà chồng? Sống mở


lòng sẽ dễ dàng nhận được sự tin yêu của mọi người
hơn.

* Nguyễn Thị Liên (Chủ tiệm may – An Dương, Hà
Nội): Của ít lòng nhiều. May mắn được sống chung
với bố mẹ chồng nên chỉ sau một thời gian ngắn,
mình đã có được sự hòa hợp gắn kết với họ. Tất cả
cũng bởi ông bà rất thương con, quý cháu và luôn dạy
bảo, sẻ chia với mình. Mình cũng luôn cố gắng sống
thật tốt qua việc chăm sóc chu đáo cho gia đinh và
thường xuyên biếu quà cho bố mẹ. Không nhất thiết
phải là những món quà đắt tiền, sự quan tâm, lòng
thành kính được biểu hiện bằng cách để ý xem bố mẹ
thích gì. Đôi khi, chỉ cần một chiếc bánh mình tự
làm, hay một chiếc khăn quàng cổ tự đan tặng, mình
cũng cảm nhận được niềm vui của bố mẹ chồng…

* Vũ Thị Tiến (CTy Tư vấn Luật Bizconsunlt - Hà
Nội): Không trách móc chồng trước mặt mẹ. Lấy
chồng, bỗng nhiên nghiêng hẳn về một cha mẹ mới,
có thêm những anh chị mới, rồi họ hàng, thậm chí cả
làng xóm của anh ấy nữa. Kể cả sau 20 – 25 năm
cùng chung sống cũng khó có được tình thân tự nhiên
như với cha mẹ, anh em mình. Tuy nhiên, mình ở xa
bố mẹ chồng nên không thường xuyên đối mặt với
những khó khăn đó. Lâu lâu mới có dịp về thăm bố
mẹ, chồng mình thường gặp gỡ, “bù khú” với bạn bè
ở quê. Đôi khi, rất bực và không hài lòng về chồng
nhưng không dám than phiền với mẹ anh ấy bởi mình
biết rằng, dù có đúng thế nào chăng nữa thì bà cũng

không vừa lòng nếu mình làm như vậy.

* Nguyễn Chung Thủy (Trung tâm tin – VOV):
Sống chân thật. Sống riêng hay chung, quan trọng
nhất là phải thật lòng. Mình có yêu thương bố mẹ
chồng thì bố mẹ mới yêu thương mình được. Mình
cũng có con trai, chăm bẵm bé suốt và phát hiện ra
nếu nó yêu ai hơn, mình cũng buồn lắm. Chẳng biết
sau này sẽ đối xử với con dâu sao đây? Nhiều bà mẹ
chồng có thành kiến với con dâu vì cho rằng sau khi
lấy vợ, con trai không còn quan tâm đến mình nữa
mà chỉ quan tâm đến vợ. Thế nên nếu yêu chồng, bạn
hãy hiếu thuận với mẹ chồng như hiếu thuận với mẹ
đẻ của mình vậy. Dẫu sao, người chồng chung sống
với bạn cả đời cũng là do “bà cụ” mang nặng đẻ đau
và nuôi dưỡng trưởng thành…

Và lời khuyên của chuyên gia

Bên cạnh quan điểm sẻ chia của các nàng dâu, những
gợi ý sau đây của nhà tâm lý Trịnh Trung Hòa sẽ
giúp ích rất nhiều cho các bạn để trở thành một nàng
dâu hoàn hảo nhất:

* Biết nấu ăn và dạy dỗ con cái: Nấu ăn là một trong
những yếu tố “nâng điểm” dễ nhất với những nàng
dâu dù mới hay cũ. Những bữa tiệc ấm áp, những bữa
cơm gia đình đầm ấm như là keo dính của mạng nhện
gắn kết bạn với mọi người trong gia đình nhà chồng.
Đặc biệt, những nàng dâu nào biết “học lỏm” và tập

ăn món ăn quen thuộc của chính nhà chồng thì chẳng
mấy chốc có cảm giác như đang ở nhà mình vậy.
Không chỉ có nấu ăn, biết dạy dỗ và cách giáo dục
con cái cũng là một trong những điều quan trọng nhất
thể hiện bạn có phải là nàng dâu tốt hay không. Hãy
trở thành một người bạn của con, cần nghiêm khắc
nhưng cũng không nên tùy tiện đánh mắng. Dạy dỗ,
mắng nhiếc con không khéo dễ khiến bố mẹ chồng
chạnh lòng và phản tác dụng.

* Yêu làm việc nhà: Điều này phải có cơ sở từ khi
bạn chưa lập gia đình. Biết yêu việc nhà, bạn mới
hiểu hết giá trị của việc chăm sóc nhà cửa sạch sẽ,
gọn gàng mang lại cho chính bạn những lợi ích gì.
Yêu làm việc nhà mới không bị cảm giác mình đang
phải phục vụ người khác mà đang hoàn thiện cuộc
sống của chính mình. Bạn yêu làm việc nhà thì không
bao giờ bị ấm ức vì mọi công việc trong nhà cứ dồn
vào mình hết dù mình cũng vất vả ở công sở như ai.
Yêu làm việc nhà, bạn sẽ ngày càng yêu ngôi nhà của
mình, muốn chăm sóc nó và hoàn thiện nó hơn.

* Thẳng thắn: Đây là đức tính cần có của các nàng
dâu nói. Tuy nhiên, thẳng thắn nhưng không thái quá
và đúng thời điểm chứ đừng như kiểu lúc nào cũng
có thể “toạc móng heo” hay “thẳng ruột ngựa” với
nhau. Biết bộc lộ tình cảm, suy nghĩ của mình với
chồng con, mọi người nhà chồng, bạn sẽ không bao
giờ đẩy mình vào cảnh tủi thân hay tức giận một
mình. Tự nói ra được với người trong cuộc tốt hơn

tâm sự, chia sẻ với người khác bởi bạn tìm được sự
thanh thản ngay và không đẩy sự việc đi quá xa với
thực tế. Và như thế, bạn cũng sẽ hóa giải những cuộc
cãi vã vô lý để cuộc sống nhẹ nhõm hơn.

* Vị tha: Chắc chắn bạn sẽ bị ngộp trong những lần
đầu tiên tiếp xúc hay hòa nhập vào nhà chồng. Ai
chẳng cảm thấy mình lẻ loi, cô độc khi chỉ có một
mình giữa một nhóm người đã quá thân thiết. Nghe
được những bình phẩm của mọi người về mình, hùa
nhau dò xét mình cũng là điều khó tránh khỏi. Thậm
chí trên thực tế, có những “cuộc thử” con dâu tiến
hành nhiều bước, nhiều cung bậc và bạn phải tự ứng
phó giữa mê cung. Vị tha ở đây không phải là tha thứ
cho lỗi lầm của ai đó mà là cái nhìn vị tha với hoàn
cảnh, thực tế để thấy rằng, cuộc sống này rất dễ thở
và thú vị. Cảm nhận được ý tốt của mọi người, bạn
không bị chi phối bởi sự bỡ ngỡ của bản thân. Không
quá bận tâm với sự thăm dò của nhà chồng, tự khắc
bạn không gặp khó khăn để thích nghi.

* Không quá tò mò: Phải có thời gian, bạn mới dần
trở thành thành viên thật sự trong nhà, mới biết mọi
chuyện liên quan và thấy mình có nặt trong các sự
kiện gia đình chồng. Hãy tôn trọng những câu chuyện
riêng của họ mà không có mình trong đó. Đừng quá
đi sâu vào những câu chuyện mà mình không biết rõ
hoặc không ở trong thời điểm đó. Được như vậy, bạn
vừa không thấy mình bị lạc lõng, vừa tạo sự thoải
mái cho chính mọi người nhà chồng khi muốn trao

đổi, nói chuyện với nhau về quá khứ hay hiện tại của
những người họ hàng bạn chưa biết.
Phương Dung - tạp chí Bầu

×