Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

TỔ CHỨC SINH HOẠT NGOẠI KHÓA potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.39 KB, 11 trang )


TỔ CHỨC SINH HOẠT NGOẠI KHÓA
Trong hoạt động TỔ VĂN


I. ĐẶT VẤN ĐỀ :
Trong hoạt động của tổ bộ môn Văn, ngoài chức năng tổ chức việc thực hiện chương
trình chính khóa, cần phải có những hoạt động ngoại khóa hỗ trợ nhằm hướng tới việc nâng
cao hiệu quả giảng dạy bộ môn. Đó là việc tạo những môi trường sinh hoạt thực tế sinh động
để học sinh có cơ hội kiểm tra, vận dụng kiến thức, kỹ năng và năng lực của mình một cách
hứng thú, vui tươi phù hợp đặc trưng bộ môn – môn học gắn liền đời sống văn hóa, xã hội.
Là một sinh hoạt quan trọng cần thiết nhưng do không có tính chất pháp chế như
chương trình giảng dạy cho nên việc tổ chức ngoại khóa hoàn toàn phụ thuộc vào sự tùy tiện
của mỗi trường. Riêng tổ Văn trường THPT Châu Văn Liêm đã cố gắng sinh hoạt ngoại
khóa nhiều năm và thấy được kết quả rất tốt.
II. CƠ SỞ CỦA VẤN ĐỀ :
Tổ chức sinh hoạt ngoại khóa bộ môn Văn trong hoạt động Tổ cần phải nhằm vào
mục đích đáp ứng yêu cầu giáo dục của bộ môn và việc gắn liền với đời sống xã hội, cụ thể
là :

- Củng cố và nâng cao kiến thức văn học để hiểu tốt một chân dung văn học, một
giai đoạn, một xu hướng văn học … phục vụ cho yêu cầu thi cử, cảm thụ, thưởng thức văn
chương … Với hình thức tổ chức thực hiện như tổ chức ôn tập, triển lãm chân dung văn học,
thi tìm hiểu.
- Rèn luyện các năng lực tư duy và sử dụng ngôn ngữ để nói, viết với hình thức tổ
chức hội thảo, thi hùng biện, sáng tác thơ văn, bình thơ …
- Diễn xướng, thể hiện tác phẩm văn học (sinh hoạt câu lạc bộ văn học : diễn kịch,
hát, ngâm thơ, ca múa …)
* Tổ chức sinh hoạt ngoại khóa nhằm mục đích phát huy tính tích cực học tập của
học sinh; tinh thần tự học và phát huy năng lực, năng khiếu, nâng cao khả năng hiểu biết
cảm thụ văn chương.


* Sinh hoạt ngoại khóa của Tổ cũng xuất phát từ yêu cầu mở rộng tổ chức ra phạm
vi toàn trường, khối lớp hoặc nhóm đối tượng học sinh với những nội dung chương trình đa
dạng, phong phú, quy mô hơn mà một giáo viên không thể thực hiện được, cần có sự kết hợp
hoạt động của các bộ phận trong nhà trường như Ban giám hiệu, Công đoàn, Đoàn thanh
niên, thư viện, tài chính, các tổ chuyên môn khác …
III. CÁC HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ VÀ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN :
1/ Tổ chức ôn tập văn học dân gian :
- Mục đích : Củng cố kiến thức, nâng cao hiểu biết và cảm hứng văn học.

- Đối tượng : Học sinh khối lớp 10
- Thời gian thực hiện : Sau phần kết thúc chương VHDG lớp 10 (khoảng trung tuần
tháng 11).
- Nội dung yêu cầu : Nắm vững kiến thức văn học dân gian lớp 10, và tái hiện các
hình thức diễn xướng văn học dân gian ngày xưa.
- Hình thức tổ chức : Sinh hoạt ngoài sân hoặc trong hội trường. Mỗi lớp cử 1 đội 4
học sinh thi kiến thức văn học và 1 đội thi phần diễn xướng tự chọn (đăng ký trước) như
trình bày làn điệu dân ca (hò đối đáp, hát giao duyên, điệu lý, đồng dao ru em,…) diễn đoạn
kịch trong truyện cổ tích, ca múa hoạt cảnh (trống cơm, cò lả, lý ngựa ô …)
(Phần thi kiến thức diễn ra dưới hình thức hái hoa dân chủ và thực hiện theo yêu cầu
câu hỏi, có thể là 1 câu hỏi giáo khoa, 1 câu đố, đoán 1 câu tục ngữ ca dao qua ngôn ngữ
hoặc điệu bộ, nghe vài nốt nhạc cho biết tên 1 bài dân ca …)
- Có câu hỏi dành cho các cổ động viên.
* Kết quả : Không khí sinh hoạt thật vui tươi hào hứng. Phát hiện được nhiều học
sinh có khả năng diễn kịch, múa, hát và viết kịch bản : nhiều tiết mục hay như hoạt cảnh lý
đất giồng, vợ chồng làm biếng, hò đối đáp, múa trống cơm, hát dân ca, làm theo vợ dặn …
2/ Tổng ôn tập thi tốt nghiệp phổ thông :
- Mục đích : Rà soát lại kiến thức chuẩn bị thi TNPT.
- Đối tượng : HS khối 12

- Thời gian tổ chức : Cuối tháng tư (đầu tháng 5)

- Kết hợp với sinh hoạt kỷ niệm những ngày lễ lớn : 50 năm chiến thắng Điện Biên,
30 năm ngày Giải phóng miền Nam.
- Tổ chức : Phối hợp với các tổ có môn thi như Toán, Hóa (tối đa 3 môn)
Hình thức thi kiến thức và kỹ năng giải bài tập nhỏ.
Nội dung chương trình ôn thi TNPTTH với chủ đề “Hành quân về Điện Biên”
(năm 2004). Cuộc thi chia 3 chặng :
* Chặng 1 : Tập kết, xuất kích : 90đ (10đ x 3 học sinh x 3 môn)
1 lớp tham gia 3 học sinh cho 3 môn Văn, Toán, Hóa (được bóc số theo thứ tự danh
sách lớp)
- Mỗi học sinh sẽ trả lời nhanh 3 câu hỏi cho 1 môn trong 1 phút.
- Lần lượt từng môn cho các môn lớp 12. Hết môn Văn tới môn Toán, môn Hóa …
* Chặng 2 : Tiến quân : 60 điểm (3 môn x 20 đ)
Mỗi lớp 2 học sinh (gọi theo danh sách lớp) thực hiện câu hỏi bài tập trên bảng theo
yêu cầu, thời gian 5 phút (1 vòng cho 1 môn)
* Chặng 3 : Xung phong, chiếm lĩnh trận địa : 120đ (20đx3câux2vòng)

- Hình thức : thi chạy tiếp sức. Mỗi lớp cử 1 học sinh nhận đề và cờ lên bảng – giải
bài tập xong quay về trao cờ cho học sinh thứ hai lên nhận đề môn khác và lên bảng giải bài
tập …
- Thực hiện 2 vòng các môn trong vòng 15 phút
- Tổng số điểm tối đa về đích là : 210 điểm
- Lớp dẫn đầu sẽ được trao cờ Quyết thắng vẫy trên nắp hầm tướng De Castrie.
- Kết quả : Học sinh có điều kiện rà soát lại kiến thức để xem lại việc học, không khí
thi đua sôi nổi. Chương trình văn nghệ với các bài hát kháng chiến thời chống Pháp đan xen
góp phần tạo thêm sự hào hứng, phấn khích.
3/ Triển lãm chân dung văn học : NGUYỄN DU & TRUYỆN KIỀU
- Mục đích yêu cầu : Nguyễn Du là một tác giả lớn trong văn học nhưng với số tiết
dạy 8 tiết của phân phối chương trình chưa giúp học sinh đi sâu vào tác giả tác phẩm, hoạt
động ngoại khóa sẽ cung cấp cho các em điều kiện hiểu thêm.
- Đối tượng học sinh khối 10

- Thời gian tổ chức : Sau phần trích giảng các tác phẩm của Nguyễn Du (cuối tháng
2).
- Nội dung và hình thức : Kết hợp với thư viện để thu thập tài liệu, sách, ảnh cần
thiết :

+ Anh quê hương Nguyễn Du (sông Lam, Mộ phần, nhà lưu niệm bìa Truyện Kiều
cũ …)
+ Tranh vẽ chân dung các nhân vật trong Truyện Kiều
+ Tranh vẽ minh họa Truyện Kiều (TK bằng tranh – NXBVHDT 2004)
+ Tài liệu sách văn học Việt Nam (Nguyễn Lộc), Thi pháp Truyện Kiều (Trần Đình
Sử), Văn học tuổi trẻ, Truyện Kiều và các sách phê bình …
+ Một số tài liệu cần phôtô đóng thành những xấp nhỏ để học sinh tiện việc xem,
đọc tham khảo.
Tất cả được trình bày trong một không gian thuận tiện như thư viện (có người quản
lí)
* Tổ chức cuộc thi đố vui tìm hiểu về Nguyễn Du và Truyện Kiều có giải thưởng.
Các câu hỏi xoay quanh tác giả và tác phẩm, và có thể tìm được các câu trả lời trong các
tranh ảnh, tài liệu sách vở tham khảo.
Kết quả : Tạo được một không gian trưng bày đẹp, thu hút được nhiều học sinh đến
xem và tham gia trả lời các câu hỏi đố vui. Nhờ đó hoạt động thư viện thu hút, sôi động hẳn
lên và hiệu quả giáo dục được nâng cao hơn.
4/ Hoạt động sáng tác thơ văn :
* Mục đích yêu cầu : Phát triển phong trào sáng tác văn học, thực hành kỹ năng viết
văn, phát huy năng khiếu và nhằm vào các ngày chủ điểm giáo dục truyền thống.

* Thời gian tổ chức phát động cuộc thi sáng tác : đầu năm học hướng tới ngày lễ 20-
11 và mừng Xuân mới chuẩn bị báo 20-11 và báo Xuân.
* Chủ đề sáng tác : Tuổi trẻ, mái trường và mùa Xuân quê hương đất nước.
* Yêu cầu : Nội dung các bài viết phản ánh sinh hoạt học tập và đời sống học sinh,
những kỷ niệm sâu sắc trong đời đối với thầy cô, bạn bè, những suy nghĩ về quê hương đất

nước, về mùa Xuân, những tấm gương người tốt việc tốt … khơi sâu những chất liệu lấy từ
đời sống thực trên sinh hoạt riêng của cá nhân, tập thể lớp. Mỗi tờ bào là một góc sinh hoạt,
một sân chơi và học tập thể hiện chân dung của lớp với những hình ảnh thầy cô kính yêu và
bạn bè thân thương.
* Thể loại đề tài : Truyện, thơ, tùy bút, phóng sự, tản văn, các bài phỏng vấn, tin tức
thời sự, các mục vui chơi giải trí (kịch, nhạc, tranh vẽ, ô chữ, đố vui …)
* Hình thức trình bày : Mỗi lớp thực hiện một tờ đặc san 20-11 trên khổ giấy A4 :
viết tay hoặc in đóng thành tập (không làm hình thức báo tường vì không lưu giữ bảo quản
được). Để thực hiện tốt tờ báo, mỗi lớp thành lập một Ban biên tập, các nhóm bút, phân công
viết bài, trang trí, chép bài, phỏng vấn … hoàn thành đúng thời hạn 15-11 tham dự giải. Ban
giám khảo công bố và phát các giải thưởng tập thể và cá nhân trong ngày lễ 20-11.
* Báo Xuân : Tập hợp những bài viết tốt trong đặc san 20-11 của các lớp và một số
bài khác cần thiết thành tuyển tập Xuân, phát hành vào đúng dịp tết.
* Kết quả : Phong trào sáng tạo được đẩy mạnh, nhiều học sinh có năng khiếu có
điều kiện phát triển, nhà trường trở thành một vườn ươm, hình thành nhiều nhóm sáng tác,

câu lạc bộ văn học hoạt động thường xuyên, các “tác phẩm” được giới thiệu trên báo, trên
góc sinh hoạt câu lạc bộ hoặc trên các báo Mực Tím, Ao Trắng, hoặc dự thi giải văn chương
Thủ Khoa Nghĩa.
5/ Tổ chức trình diễn tác phẩm văn học trong nhà trường :
* Mục đích yêu cầu : Cho học sinh có điều kiện tự thể hiện và thưởng thức những
tác phẩm văn học, do đó hứng thú học tập bộ môn được nâng cao.
* Các hình thức và thời điểm tổ chức :
- Diễn ngâm những bài thơ hay (theo chủ đề tổ chức), ca hát (bài thơ được phổ
nhạc), hoạt cảnh, múa, diễn kịch (trích đoạn tác phẩm văn học : Chí Phèo, Số đỏ, Rừng Sà
nu, Hồi trống cổ thành, Tây du ký, Tắt đèn, Am mưu và ái tình …)
- Có thể tổ đăng ký tổ chức hoặc kết hợp với nhà trương trong hoạt động chào mừng
những ngày lễ lớn – liên hoan văn nghệ chào mừng ngày lễ nhà giáo 20-11, đêm lửa trại 26-
3 ngày thành lập Đoàn, hoặc đêm Nguyên tiêu.
* Cách tổ chức : Tổ lên kế hoạch cho học sinh các lớp đăng ký tham gia. Giáo viên

bộ môn Văn theo lớp tập dượt, khi cần thì cung cấp kịch bản. Tổng dượt và trình diễn chấm
phát thưởng.
* Kết quả : Không khí các buổi trình diễn rất sôi nổi học sinh rất phấn khích. Qua
các đợt sinh hoạt, phát hiện được nhiều học sinh có năng khiếu, năng lực văn nghệ : ca, múa,
diễn kịch và viết kịch bản. Hoạt động dạy học bộ môn tăng thêm phần hứng thú, tác phẩm

văn học được khắc sâu. Tổ chức trình diễn tác phẩm văn học cũng là cách phát huy thế mạnh
bộ môn văn học nghệ thuật, có giá trị giáo dục sâu sắc.
6/ Tổ chức hội thảo khoa học :
* Mục đích yêu cầu : Tạo điều kiện thực hành tốt hơn một số tiết làm văn trong
chương trình lớp 10 và lớp 11, phần phát biểu thảo luận và hội thảo khoa học, tạo môi
trường sinh hoạt văn hóa thực tế để học sinh thực tập và rèn luyện các kỹ năng viết, nói
(phát biểu, tranh luận) trước đám đông.
* Đối tượng : Học sinh khối 10, khối 11 và các học sinh trong đội học sinh Giỏi văn
10, 11.
* Thời điểm : Sau các tiết làm văn phát biểu thảo luận (lớp 10). Hội thảo khoa học
(lớp 11).
* Tổ chức : Lên kế hoạch thi hùng biện.
- Công bố đề tài (văn học hoặc sinh hoạt cuộc sống xã hội đời thường về lối sống, lý
tưởng, tình yêu, ứng xử …)
- Phân nhỏ đề tài cho nhóm học sinh giỏi văn phụ trách, có thể kết hợp với Đoàn
TNCSHCM để tổ chức (nếu phạm vi đề tài quan hệ đến vấn đề thời sự thanh niên).
Kết quả : Học sinh làm quen được với môi trường sinh hoạt giao tiếp, nhiều mặt
năng lực tiềm tàng được phát huy. Học sinh mạnh dạn và tự tin hơn.
IV. KẾT QUẢ VIỆC TỔ CHỨC SINH HOẠT NGOẠI KHÓA :

- Tổ chức sinh hoạt ngoại khóa với những hình thức tiêu biểu trên làm cho hoạt động
tổ văn thêm phong phú vừa phát huy tính tích cực học tập của học sinh vừa phát huy vai trò
của bộ môn : nâng cao được kiến thức kỹ năng, xúc cảm thẩm mỹ, và hứng thú học tập, góp
phần làm cho học sinh yêu thích môn Văn hơn.

- Qua sinh hoạt ngoại khóa, giáo viên có điều kiện rà soát hiệu quả giảng dạy và phát
hiện những học sinh có năng lực, năng khiếu về nhiều mặt để bồi dưỡng, hướng dẫn.
- Sinh hoạt ngoại khóa của tổ là hoạt động ở tầm “vĩ mô” nên huy động được sự
tham gia nhiều người, nhờ Ban giám hiệu, giáo viên, học sinh và các bộ phận khác trong
trường nên hiệu quả hoạt động rất cao rất hứng thú, không thể thiếu được trong việc giáo dục
ngày nay.
V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM :
- Hoạt động ngoại khóa cần đưa vào kế hoạch hoạt động chung của tổ được xây
dựng từ đầu năm học, được Ban giám hiệu duyệt để có thể chủ động chuẩn bị trước về nhiều
mặt như cơ sở vật chất, kinh phí, chương trình, đối tượng tham gia.
- Cần xây dựng được một tập thể Tổ đoàn kết, nhiệt tình và có tinh thần vì học sinh
để có thể tích cực tham gia hoạt động.
- Nếu có thể xây dựng được nguồn quỹ, nguồn tài trợ thì hoạt động sẽ tốt hơn và có
thể phát triển thêm hoạt động như đưa học sinh tham quan du lịch, dã ngoại, sinh hoạt giao
lưu, mời khách nói chuyện chuyên đề …

Trong quá trình thực hiên hoạt động ngoại khóa, chúng tôi vừa làm và cũng vừa học
tập thêm kinh nghiệm sáng tạo của các trường bạn để hoạt động tổ ngày càng mạnh hơn.
Mỹ Luông, ngày 10 tháng 3 năm 2005
Người viết

Nguyễn Văn Đằng

×