Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

Các chủ thể của thị trường chứng khoán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (358.22 KB, 32 trang )

THẢO LUẬN
CÁC CHỦ THỂ CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG
KHOÁN
A. MỞ ĐẦU
Để thực hiện mục tiêu đến năm 2020 phấn đấu đưa Việt Nam trở
thành một nước công nghiệp phát triển đòi hỏi trong nước phải có một
nguồn vốn lớn để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nền kinh tế. Vì vậy,
Việt Nam cần phải có chính sách huy động tối đa mọi nguồn lực tài chính
trong và ngoài nước để chuyển các nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế
thành nguồn vốn đầu tư và thị trường chứng khoán tất yếu sẽ ra đời vì nó
giữ vai trò quan trọng đối với việc huy động vốn trung và dài hạn cho
hoạt động kinh tế.
Nhận thức rõ việc xây dựng thị trường chứng khoán là một nhiệm
vụ chiến lược có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với tiến trình xây dựng
và phát triển đất nước, trước yêu cầu đổi mới và phát triển kinh tế, phù
hợp với các điều kiện kinh tế – chính trị và xã hội trong nước và xu thế
hội nhập kinh tế quốc tế, trên cơ sở tham khảo có chọn lọc các kinh
nghiệm và mô hình thị trường chứng khoán trên thế giới, thị trường
chứng khoán Việt Nam đã ra đời.
Sự ra đời của thị trường chứng khoán Việt Nam được đánh dấu
bằng việc đưa vào vận hành Trung tâm giao dịch chứng khoán TP.Hồ Chí
Minh ngày 20/07/2000 và thực hiện phiên giao dịch đầu tiên vào ngày
28/07/2000.
Để thị trường chứng khoán bước vào hoạt động và ngày một phát triển thì
cần có sự tham gia của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Từ khi thành
lập đến nay, số lượng cũng như chất lượng của các nhà đầu tư ngày một
tăng lên. Bên cạnh đó thì dưới sự tác động của nền kinh tế thị trường các
nhà đầu tư cũng không tránh khỏi những khó khăn, hạn chế. Vậy chúng ta
cùng tìm hiểu vấn đề này để đưa ra những giải pháp hữu hiệu cho thị
trường chứng khoán Việt Nam.
B. NỘI DUNG


I – Lý luận về nhà đầu tư
1. Định nghĩa về Nhà đầu tư
- Khái niệm: Nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước
tham gia đầu tư trên TTCK bằng cách thực sự mua bán chứng khoán
nhằm hưởng lợi nhuận.
- Mục đích đầu tư: Tối đa hoá lợi nhuận trong các khoản đầu tư của họ.
2. Phân biệt Nhà đầu tư và nhà đầu cơ
+ Nhà đầu tư là những người rất bảo thủ trong các phương thức đầu tư.
Họ tìm mọi cách giảm thỉêu rủi ro và tìm kiếm lợi nhuận có thể ở mức rủi
ro thấp nhất.
+ Nhà đầu cơ: là các nhà đầu tư chấp nhận rủi ro, những người có mục
đích tối đa hoá lợi nhuận thu được. Họ thường là những nhà đầu tư lớn và
đầu tư ngắn hạn.
3. Cách thức đầu tư:
a. Mua bán chứng khoán của tổ chức phát hành: Đối với loại chứng khoán
này, bạn có thể thực hiện theo hai hình thức:
- Mua trực tiếp tại tổ chức phát hành (công ty): nhà đầu tư phải đăng ký
mua và nộp tiền trực tiếp tại tổ chức phát hành chứng khoán. Hình thức
này rất bất cập, nhất là về mặt địa lý.
- Mua thông qua trung gian: tức mua thông qua các nhà đại lý hoặc bảo
lãnh phát hành, thông thường là các công ty chứng khoán và ngân hàng
thương mại.
b. Mua bán chứng khoán niêm yết tại các sở giao dịch chứng khoán:
Chứng khoán niêm yết là chứng khoán có đủ điều kiện và tiêu chuẩn
được đăng ký để mua bán tại các sở giao dịch chứng khoán. Khi mua bán
chứng khoán niêm yết phải tuân thủ theo một số nguyên tắc sau:
- Mọi giao dịch mua bán chứng khoán đều phải qua hệ thống tại sở giao
dịch chứng khoán theo phương thức khớp lệnh hoặc phương thức thỏa
thuận.
- Giao dịch chứng khoán thực hiện theo phương thức khớp lệnh trên

nguyên tắc ưu tiên về giá và ưu tiên về thời gian.
- Giao dịch chứng khoán niêm yết lô lẻ được thực hiện trực tiếp giữa
người đầu tư với công ty chứng khoán thành viên là thành viên của trung
tâm giao dịch chứng khoán trên nguyên tắc thỏa thuận về giá.
Quy trình giao dịch chứng khoán niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán:
Toàn bộ quy trình này được tiến hành theo năm bước:
- Bước 1: Nhà đầu tư đến mở tài khoản và đặt lệnh mua hay bán chứng
khoán tại một công ty chứng khoán.
- Bước 2: Công ty chứng khoán chuyển lệnh đó cho đại diện của công ty
tại sở giao dịch chứng khoán để nhập vào hệ thống giao dịch của sở.
- Bước 3: Sở giao dịch chứng khoán thực hiện ghép lệnh và thông báo kết
quả giao dịch cho công ty chứng khoán.
- Bước 4: Công ty chứng khoán thông báo kết quả giao dịch cho nhà đầu
tư.
- Bước 5: Nhà đầu tư nhận được chứng khoán (nếu là người mua) hoặc
tiền (nếu là người bán) trên tài khoản của mình tại công ty chứng khoán
sau ba ngày làm việc kể từ ngày mua bán nếu quy định về thời gian thực
hiện thanh toán bù trừ chứng khoán là T+3.
II. Phân loại và thực trạng các nhà đầu tư hiện nay:
1. Nhà đầu tư cá nhân:
a. Nhà đầu tư cá nhân chủ yếu là các cá nhân hộ gia đình có tiền tiết kiệm và
muốn đầu tư vào chứng khoán để hưởng lợi tức. Họ cũng là những người
bán chứng khoán của mình trên thị trường thứ cấp để rút vốn khi cần thiết.
Đây là loại chủ thể tham gia TTCK quan trọng và đông đảo.
b. Thực trạng;
- Một chủ thể quan trọng trên thị trường chứng khoán là các nhà đầu
tư cá nhân nhỏ lẻ.
Các nhà đầu tư này có một số đặc điểm nổi bật sau:
+ Có trên 70% tổng số tài khoản đầu tư trên thị trường chứng khoán là
tài khoản cá nhân

+ Họ đầu tư theo phong trào và phương thức đầu tư của phần đông
trong số này là khi chỉ số giá lên cao thì họ ào ạt mua vào.
Ví dụ: Đầu tư chứng khoán cá nhân vẫn như đánh bạc
Chu kỳ phục hồi gần 90 điểm của chỉ số chứng khoán (VN-Index) từ
đầu tháng 8/2006 trở lại đây có tác động không nhỏ từ các liều thuốc
“an thần” của cơ quan quản lý thị trường và doanh nghiệp (DN)
niêm yết.
Tuy nhiên, với một thị trường mà phần lớn cổ
phiếu (CP) nằm trong tay các nhà đầu tư cá
nhân nhỏ lẻ, phổ biến tâm lý mua bán chứng
khoán theo kiểu “đánh quả” thì những cơn
“sốt nóng”, “sốt lạnh” là điều khó tránh.

Xuất hiện xu hướng “bán non”

Nguyên nhân cơ bản của đợt mất giá CP kéo dài từ giữa tháng 4/2006 đến
cuối tháng 7/2006 được xác định là sự tháo chạy ồ ạt của một bộ phận rất
Nhộn nhịp “chợ” chứng
khoán nhờ các nhà đầu tư
cá nhân.
lớn nhà đầu tư cá nhân mới tham gia thị trường. Làn sóng bán tháo CP để
“vớt vát” khoản đầu tư thua lỗ do lỡ mua tại mức giá cao khiến thị trường
càng xuống dốc mạnh hơn.

Thực tiễn “xương máu” này đã dạy cho các nhà đầu tư bài học kinh
nghiệm đầu tiên là phải đánh giá đúng giá trị CP. Tuy nhiên, trong những
diễn biến phục hồi tích cực gần đây lại xuất hiện tâm lý “ăn non”, một
nguyên nhân khiến giá CP lên xuống đồng loạt theo chu kỳ.

Biểu hiện rõ ràng nhất là các phiên giá CP tăng cao thường đi kèm

liền sau đó với các phiên giá giảm mạnh. Những biến động giá trên thị
trường gần đây cho thấy một lượng CP lớn được bán ra rất sớm chỉ sau
một - hai phiên giá tăng. Động thái này càng rõ ràng hơn khi thị trường ở
vào thời điểm T+3, tức là ngày làm việc thứ ba sau khi các giao dịch
được thực hiện - tiền và CP mới về tài khoản.

Các thống kê thị trường cũng thể hiện những biến đổi đảo ngược
chóng mặt của cung cầu CP - từ trạng thái chào mua cao gấp nhiều lần
chào bán sang trạng thái chào bán ế liên tục khối lượng lớn - chứng tỏ
tâm lý lo ngại khả năng tăng giá sớm kết thúc vẫn thường trực. Bài học về
sự mất giá vừa qua khiến không ít nhà đầu tư mất phương hướng và
thường đầu tư theo lối “ăn ít nhưng chắc”.
Xu hướng “bán non” này cũng được hậu thuẫn bởi cách đầu tư ăn
theo, hay đầu cơ CP, vốn diễn ra phổ biến ở thời kỳ thị trường tăng
trưởng và giá tăng liên tục. Không phủ nhận việc đầu cơ giúp tạo ra khả
năng thanh khoản tốt cho thị trường, tuy nhiên đối với một thị trường mà
tỉ lệ nhà đầu tư cá nhân ít kinh nghiệm quá lớn, đầu cơ tạo ra những cơn
sốt ảo và các nhà đầu cơ “non tay” thường chính là những người chịu hậu
quả nặng nề nhất khi thị trường diễn biến bất lợi.
+ Số lượng cá nhân tham gia TTCK còn quá ít so với tiềm lực tài
chính trong dân, so với các loại hình đầu tư khác như gửi tiết kiệm hoặc
đầu tư bất động sản.
+ Công chúng đầu tư chưa nhận được sự tư vấn đầy đủ và có chất
lượng từ các công ty chứng khoán. Phải thừa nhận rằng tư vấn đầu tư
chứng khoán là 1 công việc khó, đòi hỏi những người làm tư vấn, phân
tích chứng khoán phải có trình độ cao trong bối cảnh hạ tằng của TTCK
còn chưa đầy đủ và hoàn thiện .
Tuy nhiên các nhà đầu tư chứng khoán cá nhân đã trưởng thành rất
nhiều, đầu tư có kinh nghiệm và thận trọng hơn trước . Quan sát giá cả
của các loại cổ phiếu trên TTCK với nhau trong các thời kỳ thì nhận thấy

rằng càng ngày càng có sự hợp lý về tương quan giá cả giữa các loại cổ
phiếu - Điều đó chứng tỏ trình độ đánh giá doanh nghiệp niêm yết ngày
càng được năng lên, chuyên nghiệp hơn.
Trong báo cáo về tình hình kinh tế Việt Nam ra ngày 6/5, Ngân
hàng Hồng Kông - Thượng Hải (HSBC) cho rằng, thị trường chứng
khoán Việt Nam đã có một số chuyển biến tích cực.
Báo cáo cho rằng, từ đầu năm tới nay, thị trường chứng khoán Việt
Nam đã chứng kiến mức độ lên xuống mạnh của giá cổ phiếu, tương tự
những gì diễn ra trên thị trường toàn cầu. Trong thời gian từ 24/2 đến
14/4, VN-Index đã tăng 47%, trước khi giảm trở lại khoảng 8% trong thời
gian còn lại của tháng 4. Từ đầu năm tới nay, chỉ số này hiện đã tăng 1%.
Tuy nhiên, từ đầu năm tới nay, chỉ số VN-Index nếu tính theo USD
đã tăng kém hơn chỉ số MSCI của thị trường chứng khoán châu Á-Thái
Bình Dương trừ Nhật Bản 10,1%.
Những chuyển biến tích cực
Một yếu tố đáng chú ý trên thị trường chứng khoán Việt Nam từ đầu năm
tới thời điểm này là sự khác biệt tương đối lớn giữa sự lên xuống của giá
các cổ phiếu. Dường như, các nhà đầu tư Việt Nam cuối cùng đã lựa chọn
kỹ hơn khi mua cổ phiếu, thay vì mua theo cảm tính như trước đây.
Các chuyên gia của HSBC nhận định, một vài yếu tố khác cũng đã có
chuyển biến tích cực. Khối lượng giao dịch bình quân trên thị trường
trong đợt phục hồi gần đây đã tăng lên. Trong đó, riêng trong tháng 4,
khối lượng trung bình ngày của cả hai sàn cộng lại đạt 69 triệu USD, cao
nhất từ tháng 9 năm ngoái.
Nhìn lại thị trường chứng khoán trong 7 tháng đầu năm 2009 có thể thấy
rõ bước thăng trầm của thị trường này. Trong hai tháng đầu năm 2009,
giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam liên tục sụt giảm
mạnh. Tính đến hết tháng 2/2009, VN-Index giảm về ngưỡng 245,7 điểm,
giảm 22% so với cuối năm 2008 (315,62 điểm).
Thực tế, vào thời điểm đó, nhiều nhà đầu tư đã định bỏ mặc cho cổ phiếu

rớt giá và chỉ số chứng khoán được dự báo sẽ giảm đến mức thấp kỷ lục
thì thị trường lại đảo chiều tăng mạnh. Bước sang tháng 3/2009, thị
trường chứng khoán Việt Nam đã tăng điểm ấn tượng. Cụ thể, kết thúc
tháng 3/2009, VN-Index đã tăng lên 280,67 điểm, tăng 14%. Chỉ số
HASTC tăng 17% lên 98,37 điểm. Có thể nói, các nhà đầu tư đã lấy lại
được niềm tin khi chứng kiến một tháng 3 tăng điểm ấn tượng nhất kể từ
tháng 11/2008, VN-Index không chỉ khởi sắc về điểm số mà khối lượng
giao dịch cũng tăng mạnh trong hai tuần cuối tháng 3.
Kết thúc tháng 4, VN-Index đạt 321,63 điểm, tăng 14,5% và chỉ số
HASTC đạt 111,95 điểm, tăng 13,8%, so với cuối tháng 3. VN-Index
tăng nhẹ qua các phiên và khối lượng giao dịch ấm dần lên càng củng cố
hơn niềm tin của các nhà đầu tư.
Tính đến hết ngày 30/06/2009, VN-Index đã tăng 132,67 điểm(42,03%)
và HNX-Index tăng 44,57 điểm (42,66%) so với thời điểm kêt thúc năm
2008. Đây là một bước tiến dài của thị trường chứng khoán trong nước
nếu như so với 6 tháng đầu năm 2008, VN-Index đã mất 527,62 điểm
(56,91%), còn HASTC-Index giảm 211,49 điểm (65,37%) so với thời
điểm kết thúc năm 2007.
Thị trường chứng khoán đã có nửa năm khá thành công nếu so với cả
năm 2008, trong tháng 7/2009, dù không còn tăng nóng như hồi tháng 6
nhưng đóng cửa phiên giao dịch cuối cùng của tháng 7, chỉ số VN-Index
vẫn tăng điểm so với mức đóng cửa cuối tháng 6. Cụ thể, VN-Index đã
tăng 18,47 điểm (4,12%) sau 23 phiên giao dịch để vươn lên đứng ở mức
466,76 điểm. Điều này chứng tỏ niềm tin của các nhà đầu tư (NĐT) vào
thị trường (TT) đã được khẳng định và phía trước vẫn còn nhiều dấu hiệu
phục hồi.
Nhà đầu tư CK hy vọng vào những tháng cuối năm
- Một chủ thể ngày một chiếm vị trí cao trong thị trường chứng khoán là
nhà đầu tư nước ngoài.
Đối với các cổ phiếu còn hấp dẫn thì nhà đầu tư nước ngoài đã gần

như hết ROM. Đích nhắm tới của họ là các đợt IPO của các công ty "đại
gia" vừa có vốn lớn, có thương hiệu mạnh, có vị trí quan trọng trong nền
kinh tế Việt Nam, trong khi các đợt IPO lại giãn tiến độ, nên với lượng
vốn lớn và các nhà đầu tư khi nhận ra tiềm lực vốn hạn hẹp của các nhà
đầu tư trong nước, các nhà đầu tư nước ngoài có vai trò rất lớn của mình.
Một cuộc ép giá từ nhà đầu tư nước ngoài đang diễn ra trên thị trường: họ
tăng mua thì thị trường tăng giá trị giao dịch và giá chứng khoán tăng,
hoặc ngược lại, họ giảm mua thì thị trường giảm giá trị giao dịch và chỉ
số giá chứng khoán sẽ xuống! Nhà đầu tư nước ngoài gần như đã trở
thành người điều khiển giá trên thị trường chứng khoán hiện nay.
Ngoài ra, nhờ giá cổ phiếu tăng, nhóm cổ phiếu có giá trị vốn hóa
thị trường đủ lớn để các nhà đầu tư ngoại rót vốn cũng tăng lên. Hiện
đang có 8 cổ phiếu có giá trị vốn hóa từ 500 triệu USD trở lên, so với 4
cổ phiếu ở thời điểm cuối tháng 2.
Tuy nhiên, báo cáo của HSBC cũng cho thấy, các nhà đầu tư ngoại không
phải là đối tượng chèo lái đợt phục hồi này của thị trường chứng khoán
Việt Nam. Lượng mua vào của khối ngoại đã co lại tới mức gần như
không có gì.
Từ đầu năm tới nay, lượng mua ròng cổ phiếu Việt Nam của khối
ngoại chỉ là 3 triệu USD. Sau một thời gian bán ròng trong quý 4/2008,
hoạt động của các nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán
Việt Nam về cơ bản gần như là trung tính, với các hoạt động bên phía
mua và phía bán cùng ít.
Theo số liệu của HSBC, hiện khối ngoại vẫn chiếm khoảng 1/5 khối
lượng giao dịch trên thị trường chứng khoán Việt Nam, nhưng có vẻ như
lượng vốn nước ngoài mới chảy vào thị trường này là rất hạn chế. Trong
đó, các hoạt động của khối ngoại tập trung vào việc tái cân bằng danh
mục đầu tư của các quỹ quốc gia đóng.
2. Các tổ chức đầu tư
2.1. Ngân hàng thương mại

Ngân hàng thương mại là các chủ thể tham gia thường xuyên và đa dạng
trên TTCK. Các ngân hàng tham gia đầu tư, kinh doanh chứng khoán trên
TTCK nhiều hay ít là tuỳ thuộc vào mô hình ngân hàng đa năng hay ngân
hàng chuyên doanh ở mỗi nước.
Vai trò của các NHTM trên thị trường sơ cấp:
Vai trò đầu tư trực tiếp :
Với tiềm lực tài chính mạnh và khả năng sử dụng vốn ngắn hạn đầu
tư dài hạn, các NHTM có thể đóng vai trò là nhà đầu tư trên thị trường
trái phiếu, đặc biệt là đối với trái phiếu Chính phủ, vốn đòi hỏi tầm nhìn
đầu tư trung và dài hạn. Trên thực tế, một số lượng lớn trái phiếu Chính
phủ và công trái là do NHTM mua. Trong năm 2007, tổng lượng trái
phiếu Chính phủ phát hành là 17.226 tỷ đồng, trong đó các NHTM mua
12.058 tỷ đồng, chiếm khoảng 70%.
Vai trò của ngân hàng thương mại trên thị trường thứ cấp:
a. Sản phẩm phái sinh:
Các NHTM có thể thực hiện các sản phẩm phái sinh như: hoán đổi, kỳ
hạn, quyền chọn, hợp đồng tương lai đối với các trái phiếu, cổ phiếu trên
thị trường. Ở đây, sự kết hợp liên thị trường giữa thị trường tiền tệ với thị
trường chứng khoán sẽ cung cấp cho các nhà đầu tư nhiều công cụ để
kinh doanh (đầu cơ) và bảo hiểm rủi ro, đồng thời tăng tính thanh khoản
của thị trường.
b. Cho vay chứng khoán:
Nghiệp vụ cho vay chứng khoán rất phổ biến đối với các TTCK phát
triển. Tại Mỹ, Cục dự trữ liên bang (Fed) thực hiện nghiệp vụ này với các
đại lý sơ cấp đối với trái phiếu Chính phủ. Nghiệp vụ này một mặt làm
tăng thanh khoản của thị trường, mặt khác giúp Fed điều tiết được lượng
cung tiền. Tài sản thế chấp thường là tiền mặt. Nghiệp vụ cho vay chứng
khoán giữa các trung gian tài chính có phạm vi rộng hơn cả về danh mục
chứng khoán cho vay cũng như danh mục tài sản thế chấp. Bên vay thế
chấp tài sản khi nhận chứng khoán và phải trả lại chứng khoán, đồng thời

nhận lại tài sản thế chấp khi đáo hạn. Việc cho vay chứng khoán thực sự
góp phần làm tăng tính thanh khoản của thị trường, đồng thời có thể giúp
các bên tham gia (đặc biệt là đối với các trung gian tài chính) tìm kiếm lợi
nhuận thông qua việc kinh doanh chứng khoán đi vay hoặc nhận thế chấp.
Nhìn lại hoạt động đầu tư chứng khoán
của ngân hàng thương mại
Chiếm tỷ trong lớn trong nguồn vốn
đầu tư của các ngân hàng là chứng
khoán nợ, khá an toàn như trái phiếu,
tìn phiếu
Những ngày qua, nhiều nhà đầu tư, cổ đông giật mình khi tiếp xúc với
những con số quá lớn được tổng hợp từ báo cáo tài chính năm 2007 của
một số ngân hàng thương mại về hoạt động đầu tư chứng khoán.
Một thống kê cho thấy dẫn đầu trong khối ngân hàng về hoạt động này là
Ngân hàng Á châu, khi tổng trị giá danh mục đầu tư chứng khoán là
9.636 tỷ đồng; tiếp theo Ngân hàng Kỹ thương Techcombank 6.842 tỷ
đồng, Ngân hàng Đông Nam Á là 3.968 tỷ đồng, Ngân hàng An Bình gần
3.600 tỷ đồng, Ngân hàng Hàng hải 2.169 tỷ đồng, Ngân hàng Ngoài
quốc doanh là 1.678 tỷ đồng…
Đó là những con số được tính ở thời điểm cuối năm 2007. Và nay, khi giá
hầu hết cổ phiếu trên sàn niêm yết, cũng như trên thị trường tự do (OTC),
đã giảm phổ biến 50%, thậm chí mạnh hơn, làm nảy sinh những lo ngại
về khả năng thua lỗ lớn của các ngân hàng, ứng với lượng vốn đầu tư nói
trên.
Nếu tính theo “định lượng” trên, với mức giảm 50% của giá chứng
khoán, thì khoản lỗ của mỗi thành viên nói trên có thể lên đến cả nghìn tỷ
đồng, có thể gạt hẳn mức lợi nhuận của cả năm 2007 tạo dựng được.
Có nhận định cho rằng các ngân hàng đã đổ lượng tiền trên là quá nhiều
vào “tự doanh” chứng khoán dẫn đến khả năng lỗ nặng sau những đợt
giảm giá kéo dài.

Chưa nói đến sự chính xác và cơ sở thực tế của những suy tính, lo ngại
trên, mà ở đây cho thấy một phần còn thiếu của các ngân hàng thương
mại trong việc công bố, cập nhật thông tin cụ thể về các khoản đầu tư và
mức lỗ - lãi theo từng thời điểm nhạy cảm của thị trường (dù đó là những
chênh lệch “ảo” vì chưa cụ thể bán ra) với cổ đông và nhà đầu tư.
Trước hết, nhìn lại tổng hợp trên, đối chiếu với quy định tại Quyết định
457/2005/QĐ-NHNN do Ngân hàng Nhà nước ban hành ngày 19/4/2005
về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, có
thể thấy ngay vốn lưu động của hầu hết những ngân hàng trên chỉ khoảng
từ 2.500 – 3.000 tỷ đồng nhưng lại đầu tư từ 3.000 tỷ đồng cho tới trên
9.000 tỷ đồng vào chứng khoán vốn. Như vậy, đây là một hiện tượng bất
thường.
Sự "bất thường" đó xuất phát từ cách nhìn đánh gộp khái niệm chứng
khoán là cổ phiếu trên thị trường có mức giảm tới 50% từ đầu năm đến
nay với sự tách biệt về bản chất của chứng khoán nợ và chứng khoán vốn
trong tổng vốn đầu tư của ngân hàng, theo hạch toán, kế toán mà Ngân
hàng Nhà nước quy định (ứng với các tài khoản 141 và 142).
Trong lượng vốn đầu tư hàng nghìn tỷ đồng của mỗi thành viên nói trên,
chiếm phần lớn là chứng khoán nợ (trái phiếu chính phủ, trái phiếu doanh
nghiệp, chứng chỉ tiền gửi của tổ chức tín dụng…), chờ đáo hạn hoặc có
thể bán. Và đáng chú ý là lỗ - lãi của khoản đầu tư vào đây được tính theo
% lãi suất, không căn theo thị giá để có thể lỗ tới 50% như đầu tư cổ
phiếu (chứng khoán vốn).
Thực tế cho thấy sau giai đoạn ào ạt cho vay chứng khoán, đến đầu
2008, phần lớn các ngân hàng đều báo lỗ vì mảng này. Các công ty
chứng khoán có mảng tự doanh chiếm tỷ lệ lớn cũng lỗ nặng. Cuộc
khủng hoảng tài chính thế giới cũng là một minh chứng cho thấy rủi
ro từ hoạt động ngân hàng đầu tư là cực lớn. Hàng loạt ngân hàng
đầu tư lừng lẫy một thời của Mỹ đã phải dừng hoạt động, sáp nhập
với đơn vị khác hoặc chuyển đổi thành mô hình ngân hàng đa năng.

Rủi ro từ các hợp đồng phái sinh cũng là một nguyên nhân dẫn tới
cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Vì vậy, trong dự thảo luật quy
định rõ, ngân hàng chỉ được phép thực hiện các nghiệp vụ phái sinh
về tỷ giá, lãi suất, ngoại hối, tiền tệ, tài sản tài chính… khi có sự
chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước.
• Một số giải pháp nhằm thúc đẩy sự tham gia của các NHTM
vào TTCK.
+ Đẩy mạnh thị trường OTC với nòng cốt là hoạt động của NHTM và
công ty chứng khoán
+ Thu hút mạnh đầu tư của các nhà đầu cá nhân nhỏ và phát triển dịch vụ
quản lý danh mục đầu tư cho khách hàng cá nhân. Với dịch vụ này, các
NHTM sẽ thiết kế với các đối tác nước ngoài để bán các sản phẩm quỹ
đầu tư của nước ngoài (đầu tư ra nước ngoài)
+ Tiếp tục phát triển các công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán
+ Taọ khuôn khổ pháp lý khuyến khích NHTM tham gia hoạt động chứng
khoán việc khuyến khích các NHTM tham gia hoạt động chứng khoán,
đặc biệt là hoạt động cổ phiếu sẽ phát huy được các thế mạnh của các
NHTM, đó là: (i) ưu thế về mạng lưới, (ii) khả năng phát triển thị trường
OTC, và (iii) xu thế của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực
tài chính - ngân hàng - đầu tư, khi các NHTM Việt Nam được phép và đã
thực hiện hoạt động quản lý tài sản, thực chất là hoạt động đầu tư chứng
khoán tại nước ngoài mà lại bị hạn chế đối với hoạt động này ở trong
nước.
2.2. Các tổ chức kinh doanh chứng khoán
a. Công ty chứng khoán
Công ty chứng khoán là các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm
hữu hạn thực hiện một hoặc một số, toàn bộ nghiệp vụ chứng khoán. Vai
trò chủ yếu của công ty chứng khoán trên thị trường là giao dịch, môi giới
và bảo lãnh chứng khoán.
 Thực trạng:

Hiện nay tỷ lệ người dân Việt Nam tham gia đầu tư chứng khoán
vẫn còn rất nhỏ, nên việc số lượng các CtyCK gia tăng nhanh trong một
khoảng thời gian khá ngắn đã dẫn đến một số công ty gặp nhiều khó khăn
trong hoạt động kinh doanh. Với khả năng tài chính và kinh nghiệm còn
hạn chế, vì mục tiêu lợi nhuận của mình một số CtyCK đã sử dụng những
biện pháp cạnh tranh không lành mạnh, gây ra những ảnh hưởng xấu đến
sự phát triển chung của thị trường, tạo tâm lý lo ngại cho các nhà đầu tư.
Trên thực tế, hiện nay với số lượng trên 60 CtyCK được cấp phép
và đi vào hoạt động nhưng phải chia nhau một thị trường quá nhỏ chỉ với
trên dưới 250.000 khách hàng (là các nhà đầu tư, tổ chức và cá nhân,
trong khi đó các CtyCK lớn và hoạt động lâu năm như SSI, VCBS,
ACBS, BCVS, SBS đã thâu tóm khoảng 85% lượng khách hàng, những
CtyCK mới và quy mô vốn nhỏ phải chật vật chia nhau 15% thị phần còn
lại (chưa kể số CtyCK mới đang nộp hồ sơ chờ cấp phép tại UBCKNN).
Nhiều CtyCK đã phải bỏ ra hàng chục tỷ đồng để mua sắm trang thiết bị,
thuê mặt bằng nhưng thực tế hoạt động trong thời gian gần đây số
lượng khách hàng đến đầu tư không đáng kể, khiến nhiều CtyCK bị thâm
hụt vốn sở hữu.
Để hút khách trên thị trường, nhiều công ty đã mở rộng dịch vụ
repo và hạ phí Tuy nhiên, nóng bỏng hơn cả là cuộc đua hạ phí. Theo
quy định, phí giao dịch thu từ các nhà đầu tư là 0,5% trên giá trị giao
dịch. Nhưng hiện nay đã bị một số CtyCK hạ đến mức thấp nhất, thậm
chí có CtyCK không thu phí trong 3 tháng đầu hoạt động. Đặc biệt, nhiều
CtyCK mới thành lập đã sử dụng chiêu khuyến mại bằng cách tặng tiền
cho khách hàng mở tài khoản giao dịch tại công ty và trừ dần vào phí giao
dịch. Trên thực tế trong thời gian gần đây, thông tin về việc giảm, miễn
phí giao dịch của các CtyCK liên tục được công bố trên thị trường. Trong
đó, tất cả các CtyCK lớn nhỏ lần lượt vào cuộc, dù đây là nguồn thu đáng
kể, nhất là với những thành viên mới hoạt động. Cuộc cạnh tranh phí giao
dịch được giới chuyên môn nhận định là đang ở hồi căng thẳng. Đỉnh

điểm của cuộc đua giảm phí giao dịch giữa các CtyCK tập trung từ đầu
tháng 9 này, nhân dịp kỷ niệm ngày Cách mạng tháng 8 và Quốc khánh
2/9. Mức giảm phổ biến từ 1/2 phí giao dịch hiện hành; một số miễn phí
100%. Với CtyCK, đây là một hình thức khuyến mãi, kéo nhà đầu tư đến
sàn giao dịch Nhưng với nhiều công ty nhỏ, mới tham gia thị trường,
kinh doanh đang lỗ thì việc giảm phí sẽ là một gánh nặng lớn.
Ngoài việc khó khăn về chiếm lĩnh thị phần, sự thiếu hụt nguồn
nhân lực cũng đặt các CtyCK vào những tình thế khó khăn. Tính đến thời
điểm 30/6/2007, số nhân viên được UBCKNN cấp Chứng chỉ hành nghề
chứng khoán đạt khoảng 650 người. Tuy nhiên, do có nhiều CtyCK được
cấp phép trong những tháng cuối năm 2006 và có khoảng trên 80 Hồ sơ
đề nghị thành lập CtyCK đã được gửi UBCKNN nên số người hành nghề
chứng khoán đã được cấp Chứng chỉ hành nghề chứng khoán tại các công
ty lại càng thiếu hụt. Mặt khác, do Quy chế hành nghề chứng khoán chưa
chính thức ban hành nên tại một số công ty, một số người hành nghề đã
có Hồ sơ hợp lệ đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề nhưng chưa được cấp.
Bên cạnh đó, một số công ty có số người hành nghề tương đối ít so với
yêu cầu tối thiểu theo quy định, giữa các CtyCK có xu hướng dịch
chuyển, thu hút, lôi kéo nhân viên hành nghề
Ví dụ về thực trạng đầu tư chứng khoán của các doanh nghiệp:
- Chứng khoán tăng “nóng” trong thời gian gần đây khiến nhiều doanh
nghiệp quay lại với phong trào đầu tư tài chính. Họ ồ ạt vào mua cổ phiếu
Liên tục những ngày gần đây, Công ty TNHH Thương mại Thành
Hưng (TP HCM) đã mua vào một lượng lớn cổ phiếu VDL của Công ty
CP thực phẩm Lâm Đồng. Cụ thể, từ ngày 11/3 đến 10/4, Thành Hưng
mua 18.900 cổ phiếu VDL, sau đó từ ngày 15/4 đến 15/5, doanh nghiệp
này mua 31.400 VDL và tiếp tục đăng ký mua 60.000 cổ phiếu VDL từ
ngày 20/5 đến 15/6.
Khó kiểm soát nguồn vốn vay hỗ trợ lãi suất được DN đầu tư
vào chứng khoán. Ảnh: TNLinh.

Hàng loạt doanh nghiệp khác cũng “dốc” tiền mua cổ phiếu với số lượng
rất lớn. Điển hình là Công ty CP phát triển đô thị Kinh Bắc đăng ký mua
hơn 1,2 triệu cổ phiếu SGT của Công ty CP công nghệ viễn thông Sài
Gòn từ ngày 15/5 đến 14/7 (trước đó, Công ty Kinh Bắc đã mua 360.710
cổ phiếu SGT). Công ty CP dịch vụ bưu chính viễn thông Sài Gòn mua
hơn 37.400 cổ phiếu CSG của Công ty CP cáp Sài Gòn. Tổng công ty CP
đầu tư phát triển xây dựng mua 420.936 cổ phiếu DIC của Công ty CP
đầu tư và thương mại DIC
Dù hoạt động kinh doanh chính không mấy thuận lợi do ảnh hưởng của
suy thoái kinh tế nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn “chịu chơi” tung ra
lượng lớn tiền mua cổ phiếu quỹ như Công ty CP Năm Bảy Bảy đăng ký
mua lại hơn 1,5 triệu cổ phiếu NBB; Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai
đăng ký mua ba triệu cổ phiếu HAG; Công ty CP Bourbon Tây Ninh
(SBT) đăng ký mua hai triệu cổ phiếu SBT từ ngày 17/4 - 17/7
- Hàng loạt công ty nộp đơn xin niêm yết, số lượng doanh nghiệp phát
hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ hoặc huy động vốn cho đầu tư sản
xuất ngày càng nhiều, thị trường chứng khoán phát triển đang đem lại
cho các doanh nghiệp cơ hội tài chính và họ đã không bỏ lỡ
+ Phát hành cổ phiếu huy động vốn vì phải vay ngân hàng
Theo kế hoạch năm 2007 đã được đại hội cổ đông thông qua, Công ty cổ
phần xi măng Hà Tiên 1 sẽ phát hành thêm thêm 25.700.000 CP với tổng
mệnh giá là 257 tỉ đồng. Vốn huy động được sẽ đầu tư vào cảng container
và Khu công nghiệp đa ngành Phước
Thắng tại Vũng Tàu (tổng vốn đầu tư là 600 tỉ đồng). Đồng thời công ty
sẽ cải tạo, nâng cấp thiết bị nhà máy hiện hữu tại Thủ Đức (500 tỉ đồng)
trong giai đoạn từ nay đến năm 2009.
Những phiên đấu giá
CP luôn thu hút được
khá đông nhà đầu tư
tham gia

Theo tính toán của Hội đồng quản trị (HĐQT), số vốn thu được sau đợt
phát hành CP khoảng 602 tỉ đồng đủ để đầu tư triển khai hai dự án quan
trọng nói trên, công ty không phải đi vay ngân hàng (NH).
b. Công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán
Công ty quản lý quỹ là các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu
hạn thực hiện nghiệp vụ quản lý quỹ đầu tư chứng khoán.
Bao gồm:
 Công ty bảo hiểm:
Đặc điểm
Các công ty bảo hiểm sử dụng một phần phí bảo hiểm thu được nhờ
bán các hợp đồng bảo hiểm để đầu tư vào các tài sản có như: các trái
phiếu,cổ phiếu, các món vay thế chấp hoặc các món vay khác. Từ đó
họ thanh toán cho các phiếu lại đòi bồi thường theo các hợp đồng đã
bán. Thông thường các công ty bảo hiểm đầu tư vào chứng khoán hơn
40% tổng số tài sản.
Ví dụ: Công ty cổ phần Bảo Minh
• Bảo Minh là Nhà bảo hiểm đầu tiên của Việt Nam đã xây dựng
thành công hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO
9001:2000
• Bảo Minh đang đầu tư vào nền kinh tế tổng số tiền trên 2.000 tỷ
đồng, trong đó :
+ Đầu tư góp vốn liên doanh và cổ phần đến 31/12/2008, chiếm
20 % , gồm :
Liên doanh Công ty bảo hiểm Liên hiệp (UIC, được thành lập năm
1997 . Vốn điều lệ hiện nay là USD 5,000,000, gồm 3 đối tác : Bảo
Minh, Sompo (Nhật) và LIG ( Hàn Quốc)
+ Đầu tư trái phiếu : gồm trái phiếu chính phủ và trái phiếu
doanh nghiệp, chiếm 15%. Trong đó phần lớn là đầu tư vào trái
phiếu chính phủ


+ Đầu tư tiền gửi có kỳ hạn tại các ngân hàng và các tổ chức tài
chính chiếm 50%. Trong đó phần lớn là đầu tư vào các ngân hàng
quốc doanh và các ngân hàng cổ phần lớn.

+ Đầu tư vào các cổ phiếu niêm yết và OTC chiếm 8%.
 Các quỹ tương trợ:
Các quỹ tương trợ là những trung gian tài chính thu nhận
vốn của nhiều nhà đầu tư nhỏ bằng cách bán cho họ những cổ phần
và dùng những món tiền thu được này để mua các chứng khoán.
Nhờ quá trình chuyển đổi tài sản có khi phát hành các cổ phần với
những lượng tiền nhỏ và mua các lô lớn chứng khoán, các quỹ
tương trợ có thể thu được lợi về sự giảm giá theo quy mô đối với
tiền hoa hồng môi giới và về việc mua các danh mục chứng khoán
đa dạng hoá. Các nhà đầu tư nhỏ thu được lợi do chi phí giao dịch
nhỏ hơn.
 Các quỹ trợ cấp:
Trong việc thực hiện các chức năng trung gian tài chính chuyển đổi tài
sản, các quỹ trợ cấp đem lại cho công chúng một loại bảo vệ khác – thanh
toán tiền thu nhập hưu trí và trợ cấp khác ( thanh toán tiền y tế, trợ giúp
người tàn tật,….). Vì các khoản trợ cấp được thanh toán hàng năm và có
thể dự tính ở mức độ chính xác cao, do đó, các quỹ trợ cấp thường sử
dụng nguồn vốn tạm thời nhàn dỗi có tính chất cố định để đầu tư vào các
chứng khoán dài hạn. Thông thường hơn 1/2 giá trị tài sản có của các quỹ
trợ cấp là trái phiếu và cổ phiếu.
Quỹ đầu tư (QĐT) và công ty quản lý quỹ đầu tư (CtyQLQ) ra đời xuất
phát từ nhu cầu nội tại của thị trường tài chính và khi TTCK đã phát triển
ở mức độ nhất định. Thực tiễn đã chứng minh rằng, mặc dù TTCK đã
xuất hiện từ giữa thế kỷ XV nhưng các QĐT, CtyQLQ mới chỉ bắt đầu
xuất hiện vào cuối thế kỷ XIX và phát triển mạnh mẽ từ giữa thế kỷ XX
đến nay.

QĐT và CtyQLQ thường được hình thành một cách tuần tự, từ đơn giản
đến phức tạp, quy mô từ nhỏ đến lớn và mô hình tổ chức - quản lý ngày
càng hoàn thiện, phạm vi hoạt động từ quốc gia đến quốc tế. Lịch sử phát
triển của các QĐT, CtyQLQ cho thấy, mô hình khởi điểm là các QĐT tập
thể, chưa phải là pháp nhân, sau đó là thời kỳ phát triển của các QĐT
dưới dạng công ty theo mô hình “đóng” rồi mới xuất hiện và phát triển
dưới mô hình “mở”.
Từ thực tiễn, sự phát triển không ngừng của các QĐT và CtyQLQ trên thị
trường tài chính là một trong những kết quả trực tiếp của sự phát triển của
phân công lao động xã hội trong lĩnh vực tài chính.
Các QĐT và CtyQLQ đầu tư có những nhiệm vụ chủ yếu như sau:
- Huy động vốn đầu tư;
- Quản lý và thực hiện quá trình đầu tư trên cơ sở các nguồn vốn đã huy
động được;
- Lưu ký, bảo quản tài sản và tổ chức giám sát các hoạt động đầu
tư;
Để thực hiện những nhiệm vụ này, QĐT và CtyQLQ đầu tư phải giải
quyết tốt những mối quan hệ trên TTCK, thị trường tiền tệ. Trong đó, có
những mối quan hệ với các ngân hàng, công ty tài chính… với tư cách là
tổ chức bảo lãnh phát hành, lưu ký, bảo quản tài sản, giám sát hoạt động
của các CtyQLQ đầu tư hoặc thực hiện các hợp đồng ủy thác huy động
vốn, quản lý danh mục đầu tư cho các QĐT.
Những nội dung cơ bản của hoạt động đầu tư:
Hoạt động đầu tư là nhiệm vụ quan trọng nhất, giữ vai trò quyết định đến
sự thành công hay thất bại đối với mọi QĐT, CtyQLQ đầu tư. Vì vậy, để
tiến hành đầu tư, các QĐT, CtyQLQ đầu tư phải tổ chức thực hiện
nghiêm túc quy trình hoạt động đầu tư.
Để nghiên cứu đầu tư, các QĐT và CtyQLQ đầu tư sử dụng công cụ phân
tích cơ bản, nhằm tập trung giải quyết những vấn đề vĩ mô như: phân tích
sự tác động của lãi suất, tỷ giá, chính sách kinh tế - xã hội, các quan hệ

kinh tế quốc tế… tác động tới hoạt động đầu tư - kinh doanh chứng
khoán; phát hiện, dự đoán khuynh hướng phát triển và những biến động
có thể sảy ra đối với toàn bộ nền kinh tế - đặc biệt là đối với thị trường tài
chính và triển vọng phát triển của từng ngành, từng lĩnh vực cụ thể. Đồng
thời, để tính toán khả năng sinh lời, triển vọng tăng trưởng, phân tích rủi
ro đối với từng loại chứng khoán cụ thể; QĐT, CtyQLQ đầu tư sử dụng
công cụ phân tích kỹ thuật để thực hiện điều này.
Mục tiêu đầu tư được xác định và thiết lập trên cơ sở những kết quả
nghiên cứu thị trường và phân tích lợi nhuận, rủi ro theo quy trình như sơ
đồ 3. Đồng thời, phải xuất phát từ khả năng tài chính, khả năng tham gia
của các nhà đầu tư, những đặc điểm và mục tiêu thành lập quỹ Trên cơ
sở đó, phải xác định mục tiêu đầu tư là thu nhập, lãi vốn hay kết hợp cả
hai mục tiêu này để bảo tồn và phát triển quỹ một cách hiệu quả
nhất.
Mục tiêu đầu tư được thực hiện thông qua các chiến lược đầu tư. Nghĩa
là, chiến lược đầu tư phải được thành lập trên cơ sở mục tiêu đầu tư. Căn
cứ vào mục tiêu đầu tư chủ động xây dựng chiến lược đầu tư để xác định
cơ cấu tài sản (phân bố tài sản) và lựa chọn chứng khoán theo hướng
năng động hoặc theo cơ cấu ổn định. Từ đó hình thành chiến lược đầu tư
mang tính chủ động hay thụ động hoặc sử dụng chiến lược hỗn hợp cả hai
thuộc tính này để hình thành danh mục đầu tư.
Chiến lược đầu tư mang tính chủ động: áp dụng chiến lược này, danh
mục đầu tư thường tập trung vào các công cụ tài chính mang tính mạo
hiểm, mức độ rủi ro cao như đối với việc đầu tư - kinh doanh cổ phiếu,
các công cụ tài chính phái sinh và liên quan nhiều đến yếu tố tạo lập thị
trường.
Với việc áp dụng chiến lược này, các nhà hoạch định kỳ vọng vào sự tăng
trưởng về giá trị tương lai hoặc vào sự phát triển đột biến để lựa chọn
ngành, lĩnh vực và các chứng khoán cụ thể. Điều này đòi hỏi phải sử
dụng thuần thục cả hai loại công cụ phân tích nêu trên để có thể phát huy

tính chủ động, không ngừng chuyển hóa cơ cấu tài sản và đổi mới chứng
khoán.
Ngược lại, chiến lược đầu tư mang tính thụ động thường dàn trải tài sản
và đa dạng hóa chứng khoán trong danh mục đầu tư; nhằm bù đắp giữa
lợi nhuận và rủi ro để có được thu nhập ổn định, hạn chế rủi ro đến mức
có thể chấp nhận được đối với từng chứng khoán cụ thể. Với việc áp dụng
chiến lược này, các nhà hoạch định thường phân bổ tài sản chủ yếu vào
các công cụ tài chính có thu nhập tương đối ổn định như trái phiếu Chính
phủ, hoặc thiết lập danh mục đầu tư theo kết cấu chỉ số. Về bản chất, đây
chỉ là sự sao chép lại một cách thụ động mức lợi nhuận của toàn thị
trường và không kỳ vọng vào loại hình chứng khoán và lĩnh vực kinh tế
cụ thể nào, còn kết quả hoạt động đầu tư thì bị lệ thuộc vào diễn biến
khách quan của thị trường. Trong những điều kiện đặc biệt, chiến lược
này phát huy được hiệu quả đầu tư rất cao. Ví dụ, trong thời kỳ Trung
tâm Giao dịch Chứng khoán (TTGDCK) mới triển khai hoạt động ở Việt
Nam, mặc dù các nhà đầu tư đã thực hiện chiến lược đầu tư một cách thụ
động theo chỉ số cổ phiếu với danh mục đầu tư rất đơn điệu và chỉ tập
trung vào cổ phiếu. Nhưng, do giá cả cổ phiếu liên tục tăng lên trong
khoảng thời gian khá dài nên việc áp dụng chiến lược đầu tư thụ động là
hợp lý, đơn giản và hiệu quả nhất.
Các QĐT và CtyQLQ cũng có thể áp dụng chiến lược đầu tư mang tính
hỗn hợp trên cơ sở phối hợp cả hai chiến lược nêu trên. Ví dụ, phát huy
tính chủ động trong việc phân bố tài sản, thường xuyên thay đổi cơ cấu
chứng khoán trong danh mục đầu tư nhưng trong việc lựa chọn chứng
khoán thì nắm giữ các danh mục đầu tư theo chỉ số đối với từng loại
chứng khoán cụ thể. Tính chất hỗn hợp của chiến lược đầu tư cũng có thể
được thực hiện theo hướng thụ động trọng tâm. Để thực hiện chiến lược
này, trọng tâm của danh mục đầu tư là những chứng khoán được lựa chọn
theo chỉ số. Bộ phận còn lại của danh mục đầu tư được thực hiện theo
phương thức chủ động.

Để nâng cao hiệu quả vốn đầu tư; việc quản trị, điều hành QĐT, CtyQLQ
đầu tư phải luôn luôn hướng vào các chỉ tiêu kinh tế cơ bản như: tổng thu
nhập, tỷ lệ thu nhập, tổng chi phí, tỷ lệ chi phí và chất lượng hoạt động
của bộ máy quản trị điều hành. Đồng thời, các QĐT, CtyQLQ đầu tư
không chỉ khai thác và sử lý tốt các thông tin thị trường, mà còn phải
cung cấp thông tin một cách chính xác, kịp thời, đầy đủ về tình hình tài
chính và hoạt động QĐT, CtyQLQ đầu tư. Hội đồng quản trị phải cung
cấp cho các NĐT các báo cáo về tình hình hoạt động đầu tư, tình hình tài
chính. Nếu QĐT theo mô hình hợp đồng thì phải cung cấp cho nhà đầu tư
các tài liệu báo cáo định kỳ của CtyQLQ đầu tư, báo cáo của người thụ
ủy và các báo cáo tài chính (bao gồm: báo cáo về tài sản và công nợ, thu
nhập và chi phí, sự thay đổi giá trị tài sản ròng…).
Danh mục đầu tư thể hiện một cách tổng thể mục tiêu, chiến lược đầu tư,
việc phân bố tài sản và lựa chọn chứng khoán không chỉ đối với các loại
hình chứng khoán, ngành, lĩnh vực mà QĐT, CtyQLQ đầu tư quan tâm;
mà còn thể hiện cả mục tiêu, phạm vi hoạt động của chúng trên thị trường
tài chính thế giới. Danh mục đầu tư của các QĐT, CtyQLQ ở các nước
trên thế giới trong những năm qua đã không chỉ tập trung việc phân bố tài
sản và lựa chọn những chứng khoán ở các thị trường vốn phát triển mà
còn tranh thủ những cơ hội đầu tư vào những TTCK đang phục hồi ở
những quốc gia thực hiện việc chuyển đổi mô hình kinh tế (đặc biệt là đối
với TTCK của một số nước Đông Âu, Nga và Trung Quốc).
Tại Việt Nam, các nhà đầu tư nước ngoài (ĐTNN) cũng đã bắt đầu quan
tâm, tiến hành đầu tư, thành lập CtyQLQ ở Việt Nam để tận dụng những
cơ hội đầu tư xuất hiện trên TTCK và trong quá trình cổ phần hóa (CPH)
doanh nghiệp nhà nước (DNNN). Năm 2003, lần đầu tiên ở Việt Nam,
CtyQLQ đầu tư đã được thành lập, đó là Công ty Liên doanh QLQ đầu tư
chứng khoán Việt Nam- VietFund Management (VFM). Đây là một liên
doanh giữa Công ty Dragon Capital Management và Ngân hàng Thương
mại (NHTM) Cổ phần Sài Gòn Thương Tín.

III. Hạn chế chung của các nhà đầu tư vào thị trường chứng
khoán hiện nay:
Chỉ chăm chăm đầu tư vào cổ phiếu mà không quan tâm tới tình hình làm
ăn của doanh nghiệp, không có danh mục đầu tư đa dạng mà chỉ chơi độc
một mã là những lỗi dễ thấy:
1. Không có chiến lược đầu tư
Ngay khi mới bắt đầu, mỗi nhà đầu tư nên lập cho mình một chiến
lược đầu tư đóng vai trò như một khung chương trình đã lập sẵn để có thể
đưa ra những quyết định đúng đắn sau này.
Một chiến lược đã được lên kế hoạch kỹ càng phải bao quát được những
yếu tố quan trọng như sự trải dài về thời gian, tính chịu đựng rủi ro, số
tiền có thể dùng để đầu tư và những đóng góp có thể cho tương lai.
2. Chỉ đầu tư vào những cổ phiếu cá thể thay vì có một danh mục đa
dạng các loại chứng khoán
Việc chỉ đầu tư vào một hay vài mã cổ phiếu sẽ làm gia tăng tính
rủi ro. Nên duy trì một danh mục đầu tư được phân bố rộng và có sự chặt
chẽ giữa các loại tài sản khác nhau với các cách đầu tư khác nhau.
Nếu không làm được việc này, sẽ làm cho các loại cổ phiếu cá thể đó dễ
bị ảnh hưởng bởi những dao động bất thường trên thị trường đối với một
loại chứng khoán hoặc trong một ngành cụ thể nào đó.
Tuy nhiên cũng có trường hợp lại phân bố danh mục đầu tư quá rộng và
sở hữu trong tay quá nhiều sản phẩm đầu tư, đặc biệt nếu nhà đầu tư nào
đó có một vốn đầu tư khiêm tốn. Cách tiếp cận không tập trung này
không những làm phát sinh chi phí mà còn không có tính chiến lược.
Điều tốt nhất nên làm lúc này là giữ được mức độ thăng bằng hợp lý nhất
giữa hai việc là đừng phân bố danh mục đầu tư quá hẹp hay quá rộng.
Cũng cần có thêm lời khuyên của các chuyên gia hoặc những nhà tư vấn
đáng tin cậy.
3. Đầu tư vào cổ phiếu chứ không phải vào các công ty
Đầu tư chứng khoán không phải là đang đánh bạc, và vì vậy đừng

nên đối xử với nó như làm một việc làm "chẳng trúng thì trượt”.
Trước khi quyết định mua một loại cổ phiếu nào đó, hãy phân tích những
nền tảng của công ty đó hay của nhóm ngành đó và chắc chắn rằng công
ty hay ngành đó có sự bảo hộ tối thiểu từ Nhà nước. Bạn đừng nên chỉ
nhìn vào giá cổ phiếu tăng giảm từng ngày.
Việc bạn mua một cổ phiếu nào đó là bởi vì trông nó có vẻ sắp lên giá
hoặc bởi vì bạn rất thích các sản phẩm hay dịch vụ của công ty đó, thì
không phải là một chiến lược đầu tư đúng đắn.
4. Mua vào với giá cao và bán ra với giá thấp
Quy tắc cốt yếu trong đầu tư là mua vào với giá thấp và bán ra với
giá cao. Vậy mà tại sao lại có rất nhiều nhà đầu tư quyết định làm ngược
lại? Có hai lý do chính để có thể giải thích cho hành động trên. Thứ nhất,
các nhà đầu tư đuổi theo những gì mà cổ phiếu đó đang làm được trên thị
trường. Thứ hai là chạy theo “mốt đầu tư”.
Việc một chứng khoán hay một ngành nào đó đã hoạt động tốt trong quá
khứ không có nghĩa là nó sẽ tiếp tục phát triển tốt trong tương lai. Tương
tự như vậy, việc mua một loại cổ phiếu đang được ưa chuộng trên thị
trường thường dẫn đến việc đầu tư đúng vào thời điểm đỉnh cao của một
chu trình hoặc một xu hướng nào đó, và đó cũng là lúc nó chuẩn bị “lao
xuống dốc”.
Các nhà đầu tư cũng thường quyết định mua vào với giá cao và bán ra với
giá thấp bởi vì họ chỉ nghĩ đến những cái lợi trước mắt thay vì tập trung
vào chiến lược đầu tư dài hạn. Cách đầu tư này là kiểu đầu tư mưu mẹo
chứ không hề mang tính chiến lược.
Khi một cổ phiếu nào đó xuống giá, quá nhiều nhà đầu tư thường chậm
trễ trong việc cắt giảm thua lỗ và bán chúng ra, thay vào đó họ lại chờ đợi
và hy vọng sẽ giành lại được dù là chút ít những gì họ đã mất.
Nếu là những nhà đầu tư khôn ngoan họ biết rằng điều đó chẳng bao giờ
có thể xảy ra cả. Không phải tất cả mọi đầu tư đều sẽ gia tăng về giá trị,
vì vậy hãy luôn đặt lệnh “ngừng thua lỗ” đối với bất kì một cổ phiếu nào

khi cần thiết. Tốt hơn hết là nên đón nhận thất bại đó rồi tìm cách phân bố
lại tài sản của mình vào những cổ phiếu có triển vọng hơn.
5. Giao dịch quá thường xuyên
Giao dịch quá thường xuyên là việc có thể làm giảm lợi nhuận đầu
tư hơn bất kỳ việc làm nào khác. Một nghiên cứu bởi hai giáo sư trường
Đại học California (Mỹ) đã khảo sát danh mục đầu tư của 64.615 nhà đầu

×