Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Sự phân bố của khí áp. một số loại gió chính pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.58 KB, 10 trang )

Sự phân bố của khí áp. một số loại gió chính

A. Mục tiêu bài học:

Sau khi học xong bài học, học sinh phải cần:
- Biết được khí áp là gì, nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi của khí áp, sự phân bố
khí áp trên Trái Đất.
- Trình bày nguyên nhân sinh ra một số loại gió chính và sự tác động của chúng
trên Trái Đất.
- Đọc, phân tích lược đồ, bản đồ, biểu đồ, hình vẽ về khí áp, gió.

B. Thiết bị dạy học:

- Các bản đồ: khí áp và gió, khí hậu thế giới.
- Hình 12.2, 12.3 phóng to.


C. Hoạt động dạy học:
Kiểm tra 1 số kiến thức cũ đã học.
Bài mới.
GV yêu cầu HS trình bày các nhân tố ảnh hưởng đến phân bố nhiệt độ không
khí trên TRái Đất. Sau đó GV nói: ở lớp 6 và các lớp 7, 8 chúng ta đã đề cập nhiều
tới khí áp và gió. Vậy giữa nhiệt độ và khí áp có quan hệ với nhau không? Trên
Trái Đất khí áp và gió phân bố như thế nào? -> Vào bài.

Hoạt động của GV và HS Nội dung chính
HĐ 1: Cả lớp.
- GV yêu cầu HS đọc mục 2 SGK kết hợp với kiến
thức đã học ở lớp 6 THCS, trao đổi cả lớp cho biết:
Khái niệm về khí áp, giải thích được nguyên nhân dẫn
đến sự thay đổi của khí áp.


- GV có thể sử dụng hình vẽ thể hiệnn độ cao, dày của
cột không khí, tạo sức ép lên bề mặt Trái Đất; hình
15.1 SGK phóng to để hướng dẫn HS trao đổi, giải
thích kiến thức bằng kênh hình.
* Kết luận:
- Càng lên cao, không khí càng loãng, sức ép của
không khí nhỏ, khí áp càng giảm.
- Những nơi có nhiệt độ cao, không khí nở ra, tỉ trọng
giảm đi, khí áp hạ. Những nơi có nhiệt độ thấp, không
khí co lại, tỉ trọng tăng lên, khí áp tăng.
- Không khí có chứa nhiều hơi nước khí áp cũng hạ vì
vì trọng lượng riêng của không khí ẩm nhỏ hơn không
I. Sự phân bố khí áp.
1. Nguyên nhân thay đổi khí
áp.







- Khí áp: sức nén của không
khí xuống mặt Trái Đất.
- Sự thay đổi khí áp: theo độ
cao, nhiệt độ, độ ẩm.



khí khô. ở những vùng có nhiệt độ cao, hơi nước bốc

lên nhiều, chiếm dần chỗ của không khí khô làm khí áp
giảm đi.
- HS quan sát hình 12.1 kết hợp với kiến thức đã học,
cho biết:
+ Trên bề mặt Trái Đất khí áp được phân bố như thế
nào?
+ Các đai khí áp thấp và khí áp cao từ Xích đạo đến
cực có liên tục không? Tại sao có sự chia cắt như vậy?
- GV chuẩn xác kiến thức:
Dọc Xích đạo có các áp thấp liền nhau thành vành đai.
Hai đai áp cao cận chí tuyến ở khoảng 2 vĩ tuyến 30
0
B
và N. Hai đai áp thấp ở khoảng 2 vĩ tuyến 0
0
B và N.
Hai áp cao ở 2 cực Bắc và Nam.
Thực tế, chủ yếu do sự phân bố xen kẽ giữa lục địa và
đại dương nên các đai khí áp không liên tục mà chia
cắt thành những khu khí áp riêng biệt.
HĐ 2: Cá nhân/ cặp.
Bước 1:
- GV sử dụng Sơ đồ các đai gió gợi ý yêu cầu HS nhắc
lại khái quát kiến thức cũ về khái niệm gió, nguyên





2. Phân bố các đa khí áp

trên Trái Đất.
- Sự phân bố khí áp: các đai
cao áp, hạ áp phân bố xen kẽ
và đối xứng qua đai hạ áp
xích đạo.








II. Một số loại gió chính.
1. Gió Tây ôn đới.
nhân sinh ra gió, lực Cô-ri-ô-lít làm lệch hướng chuyển
động của gió.
- GV nói: Các vành đai áp là những trung tâm hoạt
đọng điều khiển các chuyển động chung của khí quyển
làm sinh ra các loại gió có tính chất vành đai như gió
mậu dịch, gió Tây, gió Đông cực.
Bước 2:
HS đọc nội dung mục 1 và 2, quan sát hình 12.1, kết
hợp vốn hiểu biết:
- Cho biết gió Tây ôn đới, gió Mậu dịch thổi từ đâu
đến đâu?
- Thời gian hoạt động?
- Đặc điểm của từng loại gió?
Bước 3:
HS trình bày kết quả, chỉ bản đồ, sơ đồ về hai loại gió.

GV giúp HS chuẩn kiến thức.





















- Thổi từ các áp cao chí tuyến
về phía vùng áp thấp ôn đới.
- Thời gian hoạt động: quanh
năm.
- Hướng: thổi từ hai áp cao












HĐ 3: Cặp/ nhóm.
Bước 1:
- HS đọc nội dung mục 3 và quan sát bản đồ Khí hậu
thế giới, lược đồ 12.2 và 12.3 kết hợp với kiến thức đã
học để phân tích, trình bày về nguyên nhân và hoạt
động của gió mùa theo những gợi ý dưới đây:
+ Xác định trên lược đồ một số trung tâm áp, hướng
gió và dải hội tụ nhiệt đới vào tháng 1 và tháng 7.
+ Nêu sự tác động của chúng. Cho ví dụ.
+ Xác định trên bản đồ Khí hậu thế giới khu vực có gió
cận nhiệt đới về hai áp thấp
ôn đới. Hướng Tây là chủ
yếu.
- Tính chất của gió: ẩm, đem
mưa nhiều.
2. Gió mậu dịch.
- Thổi từ hai cao áp cận chí
tuyến về khu vực áp thấp xích
đạo.
- Thời gian hoạt động: quanh
năm.
- Hướng: Đông Bắc (BCB),

đông nam (BCN).
3. Gió mùa.







mùa: ấn Độ, Đông Nam á.
Bước 2:
- Đại diện các nhóm dựa vào bản đồ trình bày kết quả.
- GV chốt lại kiến thức như sau:
+ Mùa đông, trên lục địa hình thành khu áp cao như áp
cao Xibia trên lục địa á- Âu, gió thổi từ lục địa ra đại
dương mang theo không khí khô. Mùa hạ trên lục địa
rất nóng, lại hình thành áp thấp như á thấp Iran…, gió
thổi từ đại dương vào lục địa mang theo không khí ẩm,
gây mưa.
+ ở vùng nhiệt đới, hai bán cầu lúc nào cũng ở vào hai
mùa trái ngược nhau, có sự luân phiên bị đốt nóng.
Mùa đông bán cầu Bắc (bán cầu Nam là mùa hè):
Những luồng lớn không khí chuyển động từ các cao áp
bán cầu Bắc sang các áp thấp bán cầu Nam. Hướng gió
chủ yếu là Đông Bắc- Tây Nam, cùng hướng với gió
Mậu dịch Bắc bán cầu. Khi vượt qua Xích đạo, gió
chuyển hướng thành Tây Bắc- Đông Nam. Loại gió
này khô, nhiệt độ thấp.
Ngược lại, vào mùa hạ của bán cầu Bắc (mùa đông của
bán cầu Nam): trên các lục địa bán cầu Bắc khí áp






- Là loại gió thổi hai mùa
ngược hướng nhau với tính
chất định kì.
- Loại gió này không có tính
vành đai.
Thường ở đới nóng (ấn Độ,
Đông Nam á ) và phía dông
các lục đị lớn thuộc vĩ độ
trung bình như Đông á, Đông
Nam Hoa Kỳ…
- Có hai loại gió mùa:
+ Gió mùa hình thành do sự
chênh lệch nhiều về nhiệt và
khí áp giữa mặt các lục địa và
mặt các đại dương rộng lớn.
Gió mùa được hình thành do
xuống rất thấp. Các áp thấp này liền với áp thấp xích
đạo. Các áp cao cận chí tuyến Nam bán cầu bành
trướng rất rộng, không khí chuyển động từ các áp cao
này lên các áp thấp Bắc bán cầu theo hướng Đông
Nam- Tây Bắc, cùng hướng với gió Mậu dịch Nam bán
cầu, vượt qua Xích đạo gió chuyển hướng thành Tây
Nam- Đông Bắc.
HĐ 4: Cá nhân/ cặp.
Bước 1: HS quan sát hình 12.4, đọc nội dung mục 4 để

hoàn thành nội dung sau:
+ Trình bày hoạt động của gió biển, gió đất.
+ Giải thích nguyên nhân hình thành gió này.
- Dựa vào hình 12.5 và kiến thức đã học hãy:
+ Trình bày hoạt động của gió phơn.
+ Nêu tính chất của gió ở hai sườn núi.
+ Giải thích sự hình thành và tính chất của gió phơn.
Nêu ví dụ những nơi có loại gió này.
Bước 2: HS trình bày kết quả, GV giúp HS chuẩn kiến
thức.
- Sự chênh lệch nhiệt độ giữa đất và nước ở các vùng
ven biển làm sinh ra gió đất và gió biển.
chênh lệch về nhiệt và khí áp
giữa bán cầu Bắc và bán cầu
Nam (vùng nhiệt đới).








4. Gió địa phương.










- Ban ngày, mặt đất nóng nhanh hơn, nhiệt độ lên cao,
không khí nở ra trở thành khu áp thấp. Nước biển nóng
chậm hơn mặt đất, nước vẫn còn lạnh, không khí trên
mặt biển trở thành khu áp cao sinh ra gió thổi vào đất
liền. Ban đêm thì ngược lại, nên có gió thổi từ đất ra
biển.
- ở ven các sông, hồ lớn cũng có loại gió này.
* Kết luận:
ở những nơi có địa hình cao, chặn không khí ẩm tới,
đẩy lên cao theo sườn núi. Đến một độ cao nào đó,
nhiệt độ hạ thấp, hơi nước ngưng tụ, mây hình thành
gây mưa bên sườn đón gió. Khi gió vượt núi sang sườn
bên kia và di chuyển xuống, hơi nước giảm nhiều,
nhiệt độ tăng lên (trung bình 100m tăng 1
0
C) nên gió
này rất khô và nóng.
Những nơi có loại gió này như ở các thung lũng Thuỵ
Sĩ, áo, các mạch núi phía Tây, Bắc Mỹ… ở nước ta,
gió này thổi từ phía Tây rồi vượt dải núi Trường Sơn
vào nước ta trong mùa hạ nên rất khô, nóng. Nhân dân
ta quen gọi là gió Lào hay gió phơn Tây Nam.
a) Gió đất, gió biển.
- Hình thành ở vùng bờ biển.
- Thay đổi hướng theo ngày
và đêm.
- Ban ngày, gió từ biển thổi

vào đất liền. Ban đêm, gió
thổi từ đất liền ra biển.
b) Gió phơn.
- Là loại gió khô, nóng khi
xuống núi.





Đánh giá.
1. Sắp xếp các ý ở cột A với B sao cho hợp lý.
A. Gió B. Phạm vi hoạt động
1. Gió Tây ôn đới.
2. Gió Mậu dịch.
3. Gió Đông cực.
a. Thổi từ áp cao địa cực về áp thấp ôn đới.
b. Thổi từ áp cao cận chí tuyến về áp thấp ôn đới.
c. Thổi từ áp cao địa cực về áp thấp xích đạo.
d. Thổi từ áp cao cận chí tuyến về áp thấp xích đạo.

2. Loại gió nào thổi quanh năm, thường mang theo mưa?
A. Gió Đông cực.
B. Gió Tây ôn đới.
C. Gió Mậu dịch.
D. Gió Mùa.
3. Gió mùa là loại gió thổi:
A. Thường xuyên, quanh năm, có mưa nhiều.
B. Thường xuyên, hướng gió và tính chất gió hai mùa ngược chiều nhau.
C. Theo mùa, hướng gió và tính chất gió hai mùa ngược nhau.

D. Theo mùa, tính chất gió 2 mùa gần như nhau.
4. So sánh sự hình thành và hoạt động của hai loại gió mùa.
Bài tập về nhà.
1. So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa gió mùa với gió biển, gió đất.
2. làm các câu 2, 3, 4
Phụ lục.
Có thể so sánh gió mùa với gió biển, gió đất theo bảng sau:
Khác nhau
Giống nhau
Gió mùa Gió đất, gió biển
- Được hình thành do
chênh lệch nhiệt và khí
áp.



- Hướng gió thay đổi
ngược nhau có tính chất
định kì.
- Tính chất gió 2 chiều
khác nhau.
- Phạm vi hoạt động lớn
thường ở Đông và Đông
Nam, Nam các lục địa.
- Thời gian hoạt động dài
(cả năm), mỗi mùa mọt
loại gió.
- Phạm vi hoạt động nhỏ
có tính chất địa phương
(vùng ven biển).

- Thời gian hoạt động
ngắn (trong ngày đêm).


Rỳt kinh nghiệm sau bài dạy




×