Vai trò, đặc điểm và các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển, phân bố ngành
giao thông vận tải
A. Mục tiêu bài học:
Sau khi học xong bài học, học sinh phải cần:
- Hiểu và trình bày được vai trò, đặc điểm của ngành giao thông vận tải và các chỉ
tiêu đánh giá khối lượng dịch vụ của hoạt động vận tải.
- Phân tích được ảnh hưởng của các nhân tố tự nhiên và kinh tế - xã hội đến sự
phân bố và phát triển của ngành cũng như sự hoạt động của các phương tiện vận
tải.
- Biết phân tích mối quan hệ qua lại và mối quan hệ nhân quả giữa các hiện tượng
kinh tế - xã hội.
- Biết liên hệ thực tế Việt Nam và ở địa phương.
B. Thiết bị dạy học:
- Bản đồ treo tường Giao thông Việt Nam.
- Bản đồ treo tường Tự nhiên Việt Nam.
- Bản đồ treo tường Tự nhiên Thế giới.
C. Hoạt động dạy học:
Kiểm tra 1 số kiến thức cũ đã học.
Khởi động.
GV giới thiệu GTVT thuộc nhóm ngành dịch vụ, ghi đề bài lên bảng, yêu
cầu HS cho biết bài học gồm mấy phần chính -> giới thiệu vài nét khái quát những
nội dung cơ bản của bài học.
Hoạt động của GV và HS Nội dung chính
HĐ 1: Cả lớp.
GV dán tranh ảnh lên bảng.
Yêu cầu HS nghiên cứu SGK và dựa vào các tranh
ảnh trên bảng nêu vai trò của ngành GTVT. Yêu
cầu HS nêu ví dụ minh hoạ cho từng vai trò.
Trong quá trình hướng dẫn HS xây dựng kiến thức
cho mục 1, GV có thể lần lượt yêu cầu HS trả lời
các câu hỏi sau:
I. Vai trò và đặc điểm ngành
giao thông vận tải.
1. Vai trò.
- Giúp cho các quá trình sản
xuất diễn ra liên tục và bình
thường.
- Phục vụ nhu cầu đi lại của
người dân.
- Tại sao nói: Để phát triển kinh tế, văn hoá miền
núi, GTVT phải đi trước một bước?
- Tại sao nói: GTVT có vai trò củng cố tính thống
nhất của nền kinh tế?
- Dựa vào những hiểu biết về lịch sử, văn học nước
nhà hoặc thế giới, em hãy chứng minh GTVT có
vai trò rất lớn trong việc bảo vệ Tổ quốc.
HĐ 2: Cá nhân/cặp.
Bước 1:
HS hoàn thành phiếu học tập 1 và phiếu học tập 2.
Gợi ý: Đối với phiếu học tập 2, gpị ý cho HS dựa
vào đơn vị của các chỉ tiêu đánh giá -> suy ra cách
tính cự ly vận chuyển trung bình.
Bước 2:
Gọi 2 HS lên bảng trình bày lần lượt kết quả, phiếu
học tập 1 và 2. GV giúp HS chuẩn kiến thức. Yêu
cầu HS trả lời các câu hỏi sau:
- Phân biệt sản phẩm của nhóm ngành NN, CN với
ngành DV.
- Phân biệt khối lượng vận chuyển và khối lượng
luân chuyển.
- Góp phần thực hiện các mối
liên hệ kinh tế - xã hội giữa các
địa phương -> củng cố tính
thống nhất của nền kinh tế; tạo
nên mối giao lưu kinh tế giữa
các nước.
- Thúc đẩy hoạt động kinh tế,
văn hoá ở những vùng xa xôi.
- Tăng cường sức mạnh quốc
phòng.
2. Đặc điểm.
- Sản phẩm là sự chuyên chở
người và hàng hoá.
- Chỉ tiêu đánh giá:
* Khối lượng vận chuyển (số
hành khách, số tấn hàng hoá).
* Khối lượng luân chuyển
(người/km; tấn/km).
* Cự ly vận chuyển trung bình
(km).
- Thế nào là cự ly vận chuyển trung bình?
Chuyển ý: Sự hình thành, phân bố và phát triển
ngành GTVT thường dựa trên những điều kiện gì?
HĐ 3: Nhóm.
Bước 1:
Nhóm 1: Dựa vào bản đồ Tự nhiên thế giới, bản đồ
Tự nhiên Việt Nam và SGK, hãy chứng minh
ĐKTN quy định sự có mặt và vai trò của một số
loại hình GTVT.
Nhóm 2: Dựa vào một số tranh ảnh (một số cầu lớn
bắc qua sông, đường hầm xuyên núi, đường đèo,
…) và SGK, hãy chứng minh ĐKTN ảnh hưởng
lớn đến công tác thiết kế và khai thác các công
trình GTVT.
Nhóm 3: Dựa vào kinh nghiệm thực tiễn, hãy nêu
vài ví dụ để thấy rõ Khí hậu & Thời tiết ảnh hưởng
sâu sắc tới hoạt động của các phương tiện vận tải.
Bước 2:
Đại diện các nhóm lên trình bày. GV chuẩn xác
kiến thức.
GV hỏi:
II. Các nhân tố ảnh hưởng tới
phát triển và phân bố ngành
giao thông vận tải.
1. Điều kiện tự nhiên.
- Quy định sự có mặt và vai trò
của một số loại hình vận tải.
- ảnh hưởng lớn đến công tác
thiết kế và khai thác các công
trình GTVT.
- Khí hậu và Thời tiết ảnh
hưởng sâu sắc tới hoạt động của
các phương tiện vận tải.
- Mạng lưới sông ngòi dày đặc ở nước ta có ảnh
hưởng như thế nào đến ngành GTVT?
- Điều kiện tự nhiên khắc nghiệt ở các hoang mạc
ảnh hưởng đến ngành GTVT như thế nào?
Chuyển ý: Các em đã chứng minh rất hùng hồn ảnh
hưởng sâu sắc của ĐKTN đối với sự phân bố và
phát triển GTVT. Còn các nhân tố KT - XH thì
sao?
HĐ 4: Cả lớp.
GV đặt vấn đề: Giữa 2 nhân tố trên, theo em nhân
tố nào đóng vai trò quyết định?
Yêu cầu HS nhận xét mạng lưới GTVT ở Tây
Nguyên và đồng bằng sông Hồng qua bản đồ Giao
thông Việt Nam. Giải thích sự khác biệt ấy.
Yêu cầu HS nhắc lại sản phẩm của ngành GTVT ->
GTVT không thể có sản phẩm. Sự chuyên chở hàng
hoá nếu không có các nhóm ngành NN và CN.
+ Giải thích lại chi tiết hơn nguyên nhân dẫn đến
mạng lưới GTVT ở đồng bằng sông Hồng dày đặc,
2. Điều kiện kinh tế - xã hội.
- Sự phát triển và phân bố các
ngành kinh tế quyết định sự
phát triển, phân bố, hoạt động
của GTVT.
+ Các ngành kinh tế khác là
còn ở Tây Nguyên thì ngược lại.
+ Đọc câu ca dao:
“Ai về nhắn với nậu nguồn.
Măng le gửi xuống cá chuồn gửi lên”.
Yêu cầu HS cho biết câu ca dao trên miêu tả sự trao
đổi hàng hoá giữa những vùng nào.
+ GV xác định các tuyến đường nối liền Đông Nam
Bộ và Tây Nam Bộ trên bản đồ giao thông Việt
Nam. Yêu cầu HS nêu các mặt hàng qua lại 2
chiều. GV mô tả cường độ các luồng vận chuyển
đó.
- GV chỉ trên bản đồ tuyến đường quốc lộ 1A nối
liền các thành phố, các vùng miền từ Bắc vào Nam.
Mô tả nhu cầu đi lại của người dân ở các nơi. Cho
HS xem ảnh các bến xe, nhà ga, sân bay, … tại
TP.HCM vào dịp tết.
khách hàng của ngành GTVT.
+ Tình hình phân bố các cơ sở
công nghiệp, trình độ phát triển
kinh tế giữa các vùng -> quy
định mật độ mạng lưới GTVT,
các loại hình vận tải.
+ Quan hệ giữa nơi sản xuất và
tiêu thụ -> quy định hướng và
cường độ các luồng vận chuyển.
- Sự phân bố dân cư, đặc biệt
các thành phố lớn, các chùm đô
thị ảnh hưởng sâu sắc tới vận tải
hành khách.
Đánh giá.
1. Điều kiện tự nhiên quyết định sự có mặt của loại hình GTVT:
A. Đường ô tô và xe lửa.
B. Đường sông và đường biển.
C. Đường ống và đường hàng không.
D. Câu B và C đúng.
2. Sản phẩm của ngành GTVT là:
A. Hành khách đủ mọi lứa tuổi, giới tính.
B. Xi măng, sắt, thép, gạch, đồ sành sứ.
C. Sự vận chuyển người và hàng hoá.
D. A, B, C đúng.
3. Trị tuyệt đối của khối lượng vận chuyển của một phương tiện vận tải nào
đó trong một khoảng thời gia nhất định thường:
A. Lớn hơn khối lượng luân chuyển.
B. Nhỏ hơn khối lượng luân chuyển.
C. Bằng khối lượng luân chuyển.
D. A, C đúng.
Rỳt kinh nghiệm sau bài dạy
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………