Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Giáo án Công Nghệ lớp 12: BÀI 16 Thực hành: MẠCH ĐIỀU KHIỂN TỐC ĐỘ ĐỘNG CƠ ĐIỆN XOAY CHIỀU 1 PHA potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (183.8 KB, 4 trang )

BÀI 16 Thực hành:
MẠCH ĐIỀU KHIỂN TỐC ĐỘ ĐỘNG CƠ ĐIỆN XOAY CHIỀU 1
PHA (tiết 1)

I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- HS hiểu và phân biệt được sơ đồ nguyên lí và sơ đồ lắp ráp mạch điều
khiển tốc độ động cơ điện xoay chiều 1 pha
2. Kĩ năng
- Lắp được một mạch điều khiển đơn giản.
- Có ý thức thực hiện đúng quy trình và các quy định về an toàn.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Nghiên cứu nội dung Bài 16 trong SGK.
- GV làm thực hành, điền các số liệu vào báo cáo mẫu trước khi hướng
dẫn cho HS.
2. Học sinh
- Dụng cụ, thiết bị thực hành:
+ Bo mạch thử.
+ Đồng hồ vạn năng.
+ ổ cắm đôi có dây nối không phích cắm.
+ Quạt bàn điều khiển tốc độ bằng phím bấm.
+ Máy dao động kí và máy đo tốc độ của quạt (nếu có).
- Vật liệu thực hành:
+ Triac BTA6 – 600 (I=4A, U=600V).
+ Diac DB3
+ Tụ 0,1µF-300V.
+ Điện trở 1kΩ - 0,5W.
+ Biến trở (50÷100)kΩ.
+ Dây điện: 2m dây đôi mềm có phích cắm và (10÷15)đoạn x 10cm dây
cứng một sợi.


III. PHƯƠNG PHÁP
- Vấn đáp, thuyết trình
IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC THỰC HÀNH:
1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số.
2. Tiến trình thực hành
Hoạt động 1. Chọn sơ đồ thiết kế mạch điều khiển tốc độ động cơ một
pha.

Hoạt động của giáo viên và học
sinh
Nội dung
- GV chia lớp thành 4 nhóm và
giao cho mỗi nhóm một sơ đồ và
cho các điện áp cần đo.
- HS phải nắm được nguyên lí của
mạch điện và làm thực hành theo
hướng dẫn.
- GV lưu ý HS những nội dung
chính:
+ Chú ý an toàn về điện trong thực
hành.
+ Các điểm cần đo.
1. Chọn sơ đồ thiết kế
+ Chú ý an toàn về điện trong thực
hành.
+ Các điểm cần đo.

Hoạt động 2. Học sinh nghiên cứu, tính toán và vẽ sơ đồ lắp ráp.
Hoạt động của giáo viên và học
sinh

Nội dung
- GV gợi ý cho HS những nguyên
tắc khi vẽ sơ đồ lắp ráp.
- HS làm thực hành.

2. Nghiên cứu, tính toán, vẽ sơ đồ
lắp ráp

V. Tổng kết, đánh giá kết quả thực hành.
a. GV nhận xét chung về tiết thực hành:
- Về tinh thần, thái độ học tập và kĩ năng thực hành của HS.
b. Yêu cầu HS về nhà tự ôn tập, củng cố các kiến thức đã học để chuẩn
bị cho tiết bài tập hôm sau
* Rút kinh nghiệm tiết dạy

×