Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Báo cáo thực tế ngành môi trường docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.25 MB, 22 trang )

Nhóm 6 Báo cáo thực tế chuyên đề 1
1. Nhà Máy Xử Lý Nước Thải Sóng Thần 1
1.1 Giới thiệu chung:
- Địa điểm: thị trấn Dĩ An, huyện Dĩ An.
- Diện tích: 180 ha.
- Địa chỉ liên lạc: Công ty Thương mại xuất nhập khẩu Thanh Lễ, 63 Yersin, thị xã -
Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
- Điện thoại: (84-650) 822966 , 824116.
- Fax: (84-650) 824112, 824114.
- Tính chất nghề nghiệp: khu công nghiệp hỗn hợp.
- Thành lập tháng 9/1995.
- Được phê duyệt tại các quyết định:
• Quyết định số: 577/TTg ngày 16/09/1995 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt dự án đầu tư.
• Quyết định số: 646/TTg ngày 09/10/1995 của Thủ tướng Chính phủ về
việc cho thuê đất.
• Quyết định số: 2148/BXD/KTQH ngày 21/09/1995 của Bộ Xây dựng
phê duyệt qui hoạch chi tiết khu công nghiệp.
- Công nghệ của nhà máy là công nghệ FBR
- Công suất 5500 m
3

1
Nhóm 6 Báo cáo thực tế chuyên đề 1
Bảng1: Chỉ tiêu của nước thải đầu vào và đầu ra theo QCVN 24:2009/BTNMT (loại B):
SST
Chỉ tiêu/ đơn
vị đo
Nước thải
đầu vào
Nước thải


đầu ra
QCVN
24:2009/BTNMT
(Loai B)
1 pH 8.67 8.32 5.5-9
2
Độ màu (Pt-
Co)
1248 97 70
3
Độ đục
(FAU)
274 14 -
4
Chất rắn lơ
lững (SS) (mg/l)
264 9 90
5
Nhu cầu oxi
hóa học (COD)
(mg/l)
1032 73 90
- Với tình hình ô nhiễm kênh Ba Bò trong thời gian qua, Khu công nghiệp Sóng
Thần 1 đã nâng cấp công suất xử lý nước thải từ 5500m3/ngày đêm lên 6.500m3/ngày
đêm (dự kiến áp dụng vào tháng 12/2010); sau khi hoàn thành sẽ nâng công suất xử lý
của Khu xử lý nước thải Khu công nghiệp Sóng Thần lên 13.000m3/ngày đêm.
1.2 Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải:
2
Nhóm 6 Báo cáo thực tế chuyên đề 1
Sơ đồ 1: Hệ thống xử lý nước thải

1.3 Giải thích quy trình xử lý nước thải
3
Song chắn rác Bể thu TK1-101 Bể trung hòa TK1-
103
Bể sục bùn 3
TH1-201C
Bể sục bùn 1
TK1-201A
Bể sục bùn 2
TK1-201B
Hồ đệm TK1-202Hệ thống Pall
Nước thải
chưa xử lý
Bể phân phối TK1-
104
Nhóm 6 Báo cáo thực tế chuyên đề 1
1.3.1 Song chắn rác:
- Song chắn rác thường đặt trước hệ thống xử lý nước nhằm giữ lại các tạp chất có
kích thước lớn như: nhánh cây, gỗ, lá, giấy, nilông, vải vụn và các loại rác khác.
- Song chắn rác có cấu tạo gồm các thanh thép tiết diện tròn cỡ 8 hoặc 10, hoặc tiết
diện hình chữ nhật kích thước 6 x 50 mm đặt song song với nhau và hàn vào khung
thép.
- Nguồn nước thải từ các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp Sóng Thần sau khi
tiếp nhận sẽ đưa vào hệ thống tách rác thải và nước đi qua song chắn rác tại đây các
loại rác lớn nước sẽ giữ lại ở bể thu TK1-101.
Hình 1: Hệ thống song chắn rác
1.3.2 Bể thu TK1-101:
- Sau khi tách rác thì nước thải từ bể thu TK1-101 sẽ được bơm tới bể trung hòa
TK1-103 để sục khí, bể này có nhiệm vụ chứa nước để vận chuyển sang bể trung hòa,
ở đây có hai máy bơm có nhiệm vụ sục khí liên tục cho nước thải, một máy làm việc

24/24, còn máy còn lại thì không làm việc, máy này đề phòng khi máy kia có sự cố thì
sẽ vận hành để sục khí liên tục cho nước thải.
4
Nhóm 6 Báo cáo thực tế chuyên đề 1
Hình 2: Máy bơm sục khí
1.3.3 Bể phân phối TK1-104:
- Trước khi nước thải tới ba bể sục bùn TK1- 201A,B,C thì nước thải sẽ qua bể
phân phối TK1-104, bể này có nhiệm vụ phân phối lượng nước, khi lượng nước từ bể
trung hòa chuyển qua bể phân phối để đi qua các bể sục bùn quá nhiều, thì ở bể phân
phối có đường ống đi ngược lại bể trung hòa TK1-103, như vậy sẽ điều tiết được
lượng nước thải xuống các bể sục bùn.
Hình 3: Bể phân phối nước
5
Nhóm 6 Báo cáo thực tế chuyên đề 1
1.3.4 Bể sục bùn:
- Khi nước thải từ bể phân phối sang các bể sục bùn thì nước thải được suc bùn liện
tục nhờ vào các máy bơm.
- Ở đây có ba bể nên có sáu máy bơm để sục bùn, cũng như trên thì một máy hoạt
động một máy sẽ nghĩ, máy nghỉ sẽ đề phòng khi có sự cố sẽ hoạt động.
- Ở bể này có sự xử lý của vi sinh vật, tại đây diễn ra quá trình oxy hóa sinh hóa các
chất hữu cơ hòa tan và dạng keo trong nước thải dưới sự tham gia của các vi sinh vật
hiếu khí, dính bám.
- Vi sinh vật hiếu khí sẽ tiêu thụ các chất hữu cơ dạng keo và hòa tan có trong nước
để sinh trưởng.
- Vi sinh vật phát triển thành quần thể và tạo ra các bông bùn. Các ống sục bùn có
đầu hình xoắn ốc như vậy khi sục bùn sẽ làm tăng khả năng bám dính của vinh sinh
lên chất hữu cơ hòa tan và dạng keo trong nước thải. Khi màng vi sinh phát triển, dày
lên, lớp bên trong do không thể cạnh tranh thức ăn và oxy với lớp ngoài, mất khả năng
phát triển, trôi theo dòng nước thành cặn sinh học. Máy thổi khí sẽ cung cấp khí để
quá trình sống của vi sinh vật hiếu khí được duy trì.

Hình 4a: Bể sục bùn
6
Nhóm 6 Báo cáo thực tế chuyên đề 1
- Sau khi nước thải chuyển từ bể sục bùn sang hồ đệm TK1-202 thì kiểm tra chất
lượng nước đạt yêu cầu sẽ được xả vào hệ thống cống để thoát ra ngoài môi trường.
Hình 4b: Bể sục bùn
1.3.5 Hồ chứa:
- Ngoài ra, trong thời gian qua Tổng Công ty TM-XNK Một thành viên Thanh Lễ
đã đầu tư cải tạo hồ chứa nước mưa trong khu công nghiệp Sóng thần 1 để điều tiết
nước thải và giảm áp lực nước thoát ra hệ thống cống.
Hình 5: Hồ Chứa Nước Mưa
7
Nhóm 6 Báo cáo thực tế chuyên đề 1
1.4 Kết luận kiến nghị:
- Trước khi xây dựng các phương án cần đánh giá các mức độ vấn đề cần giải
quyết. Hiện nay, có nhiều phương pháp xử lý nước thải, vậy cần chọn phương pháp
nào ? Kết cấu công trình nào là phù hợp ? Chi phí và vận hành có vượt qua khả năng
tài chính cho phép hay không? Các giới hạn về diện tích đất? Quản lý công trình ra
sao? Mổi phương án phải nêu ra mặt mạnh và mặt yếu của nó. Chọn phương án tối ưu
(lợi ích cao, thỏa yêu cầu, chi phí ít, vận hành dễ,…)
- Khi xem xét một công trình xử lý nước thải, càn thiết lưu ý ba yếu tố sau:
+ Nguồn xã nước thải
+ Khối lượng và thành phần nước thải
+ Xây dựng và quản lý công trình làm sạch nước thải
- Công trình xử lý nước thải, với mục tiêu chính là ngăn ngừa ảnh hưởng xấu của
nước thải với nguồn nước chung, sức khỏe cộng đồng và sinh thái khu vực. Cơ quan
quản lý tài nguyên nước phải cung cấp yêu cầu làm sạch và đánh giá tình trạng nơi
nước thải xả ra. Việc thiết kế xây dựng công trình cần chú ý đến khả năng hợp nhất
các trạm xử lý nước thải khác nhau nhằm làm giảm chi phí xây dựng ngây cả trong
trường hợp xây dựng công trình biệt lập như xử lý nước thải sinh hoat riêng , xử lý

nước tràn mặt (mưa) và nước thải sản xuất.
8
Nhóm 6 Báo cáo thực tế chuyên đề 1
2. Bãi chôn lấp rác thải Biên Hòa, Đồng Nai
Hình 6: Tổng quan khu vực bãi chôn lấp
2.1 Giới thiệu tổng quan:
- Công ty TNHH Một thành viên Dịch vụ Môi trường Đô thị Đồng Nai tiền
thân là Công ty Dịch vụ Môi trường Đô thị Biên Hòa được thành lập vào cuối
năm 1994, theo Quyết định số 3262/QĐ-UBT ngày 26/12/1994 của UBND
tỉnh Đồng Nai trên cơ sở sáp nhập 02 đơn vị là Xí nghiệp Chế biến gỗ gia
dụng và Công ty Vệ sinh thành phố Biên Hòa. Công ty TNHH Một thành viên
Dịch vụ Môi trường Đô thị Đồng Na còn gọi là URENCO Đồng Nai (địa chỉ:
12 Huỳnh Văn nghệ, P.Bửu Long, Tp.Biên Hòa, Đồng Nai) là một công ty
dịch vụ đa ngành, chuyên về các dịch vụ như:
- Quét dọn đường phố, vỉa hè. Thu gom rác thải sinh hoạt tại hộ gia đình, hộ
kinh doanh, tổ chức kinh tế - xã hội. Cung cấp dịch vụ lau dọn vệ sinh cho
các tổ chức, cá nhân.
- Xử lý nước thải. Sản xuất, mua bán, xuất nhập khẩu và lắp đặt các thiết bị
về môi trường; đại lý phân phối hàng hóa thiết bị về môi trường. Kinh doanh
9
Nhóm 6 Báo cáo thực tế chuyên đề 1
và tái chế phế liệu, sản xuất phân hữu cơ. Duy tu, sửa chữa các hệ thống công
trình thoát nước, vĩa hè, cầu - đường.
- Thi công xây dựng công trình giao thông, dân dụng và công nghiệp; san lắp
mặt bằng.
- Quản lý, chăm sóc công viên công cộng, hoa viên, cây xanh đường phố.
- Thi công xây dựng, duy tu bảo dưỡng công trình công viên cây xanh.
- Cung cấp dịch vụ mai táng, hỏa táng, xây mộ. Đầu tư xây dựng, quản lý và
khai thác nghĩa trang. Đầu tư, xây dựng, quản lý và khai thác chợ đêm.
- Xây dựng, quản lý các dịch vụ và duy tu bảo dưỡng phục vụ khu dân cư.

Đầu tư, xây dựng, quản lý, kinh doanh du lịch, khách sạn, dịch vụ ăn uống và
vui chơi giải trí.
2.2 Bải chôn lấp chất thải rắn:
2.2.1 Sơ lược bãi chôn lấp:
- Khu xử lý rác thải sinh hoạt tập trung Đồng Xanh (địa chỉ: khu phố 3, p.
Trảng Dài, Biên Hòa, Đồng Nai) củng là một xí nghiệp do URENCO quản lý.
Bải rác được hình thành trên khu đất rộng 15ha, bải rác là địa điểm duy nhất
tiếp nhận nguồn rác thải sinh hoạt của thành phố và các huyện lân cận (bao
gồm cả rác thải công nghiêp và y tế) với số lượng dân cư đông đúc 92500 hộ
thì lượng rác được tiếp nhận vào bải chôn lấp là rất lớn khoảng 500 tấn
rác/ngày. Lượng chất thải rắn được thu vào nhà máy đa phần là lượng rác thải
sinh hoạt.
- Lượng rác thải được đưa vào nhà máy hiện nay chưa được tận dụng lại ( ủ
phân compost hoặc tái chế ,….). Trong quá trình chôn lấp thì rác chủ yếu
được xịt các chế phẩm sinh học, rắc vôi, do đó mùi hôi của rác, đặc biệt bụi lơ
lửng trong không khí không còn ảnh hưởng đến môi trường bên ngoài, các hố
chôn lấp được phủ tấm lót, đổ đất và trồng cây lên phía trên, do đó mùi hôi từ
bãi rác đã được cải thiện đáng kể.
2.2.2 Quy trình xử lý chất thải rắn:
10
Các công đoạn xử

Giai đoạn thi công
hố chôn lấp
Đầm nén rác
Chuẩn bị mặt
bằng
Rác thu gom
Đào hố
Che phủ tạm thời bằng

đất 10cm ( hoàn thành
lớp thứ 1)
Xuống lớp rác thứ 2,3,…
đến khi lắp đầy hố chôn
rác
Lớp đất phủ đóng hố
>0,6m
Lắp hệ thống thu và đốt
khí
Trồng cỏ
Đốt khí bãi rác
Nước rỉ rác
thu gom để
xử lý
Xử lý nền đáy;
Xây dựng hệ
thống thoát
nước mặt, nước
mưa
Xuống rác tại ô chôn
lấp
Trạm cân rác
Phun chế phẩm
khử mùi và
phân hủy rác
Nhóm 6 Báo cáo thực tế chuyên đề 1
Sơ đồ 2 : Quy trình xử lý chất thải rắn – Bãi chôn lấp Trảng Dài
- Trước khi chôn lấp rác, tiến hành thi công hố chôn lấp: xác định vị
trí,chuẩn bị mặt bằng, đào hố chôn lấp; sau khi đào hố phải xử lý nền đáy của
hố chôn lấp tạo ra đáy chống thấm: ổn định nền đáy bằng lớp đất sét chống

thấm,lót lớp vật liệu chống thấm nước rỉ rác vào tầng nước ngầm,lót các lớp
vải địa chất, bổ sung các lớp sỏi vá các để giữ lại cặn trong nước rỉ rác trước
khi thu gom nước rỉ rác vá lắp đặt hệ thống thu gom nước rỉ rác để xử lý trước
khi xả thải nước vào môi trường. Xây dựng hệ thống thoát nước mặt và nước
mưa để giảm tối đa lượng nước này xâm nhập vào hố chôn lấp (làm tăng đáng
kể lượng nước rỉ rác).
- Rác thu gom về được đưa qua trạm cân để xác định khối lượng,sau đó rác
được đưa đến Hố chôn lấp,sau đó rác thải được phun chế phẩm vi sinh Aqua-
Clean OC để khử mùi và phân hủy.
11
Nhóm 6 Báo cáo thực tế chuyên đề 1
- Tại hố chôn lấp, rác sẽ được đầm nén thành lớp chiều cao 0,9-1,0m và
được che phủ tạm thời bằng đất 10cm để hoàn thành lớp thứ nhất.
- Sau đó tiếp tục xuống rác cho lớp thứ 2,3,…cho đến lớp cuối cùng hoàn
thành hố chôn.
- Sau khi hoàn thành lớp rác cuối cùng,tiến hành tạo lớp đất phủ bề mặt
đóng hố chôn lấp.
Hình 7: Bãi chôn lấp
rác thải khi đã hoàn tất
- Khoan và lắp đặt hệ
thống thu khí và đốt khí bãi rác.
- Cuối cùng trồng cỏ trên bề mặt đóng hố chôn lấp.
- Trong các quá trình thực hiện chôn rác,từ giai đoạn xử lý sơ bộ đến giai
đoạn hoàn thành hố chôn và thời gian sau đó đến khi rác được phân hủy hoàn
toàn đều sinh ra lượng nước này sẽ được thu gom và xử lý đạt quy chuẩn thải
trước khi xả thải vào môi trường.
- Sau khi hoàn thành hố chôn lấp (đã phủ định,trồng cỏ),lượng khí sinh ra
do rác phân hủy sẽ được thu và đốt bằng các hệ thống đã lắp đặt,cho đến khi
rác được phân hủy hoàn toàn.
12

Nhóm 6 Báo cáo thực tế chuyên đề 1
Hình 8 : Hệ thống đốt khí Metan có trong bãi rác
2.2.3 Hệ thống xử lý nước rỉ rác:
2.2.3.1 Sơ lược hệ thống nước rỉ rác của bãi chôn lấp Trãng Dài:
- Nhà máy xử lý rác thải Đồng Xanh được lắp đặt hệ thống DAF-40M3 xử
lý nước rĩ rác. Hệ thống DAF-40M3 với chức năng keo tụ nước thải bằng các
chế phẩm RX-360, RX-260 tuyển nổi áp lực các chất sau quá trình keo tụ để
loại bỏ các thành phần ô nhiễm trong nước thải phù hợp với điều kiện xử lý
môi trường. Theo thiết kế 80 m³/ngày đêm, hiện nay với công suất 30-50 m³/
ngày đêm, nước thải được chứa tại các bể, sau đó đưa qua bồn phản ứng của
hệ thống DAF-40M3. Kết thúc quy trình, nước thải đã qua xử lý được đưa qua
bể chứa nước sạch để tái sử dụng vào các mục đích công nghiệp, trồng trọt,
hoặc xả thẳng ra môi trường.
2.2.3.2 Quy trình hoạt động:
Sơ đồ 3 : Sơ đồ hệ thống xử lý nước rỉ rác
13
FAC
Bùn
Bùn
Hố chôn rác Nước rỉ rác
Bể điều hòa
Bể trộn
Bể lắng
Bể UASB
Bể FBR
Bể lắng 2
Hệ thống lọc màng
Hồ sinh học
Tái sử dụng nước để pha hóa chất,
khử mùi và tưới cây

Hố
chôn
lấp
rác
công
nghiệ
p
Không khí
Nước sau xử lý
Nhóm 6 Báo cáo thực tế chuyên đề 1
- Nước rỉ rác từ các hố chôn cất thải rắn được dẫn đến bể gom,tại đây nước
thải được tập trung nhằm điều hòa lưu lượng và nồng độ nước thải tạo thuận
lợi cho quá trình xử lý tiếp theo.
`
Hình 9a : Bể thu gom nước rĩ rác
- Nước thải từ bể điều hòa được bơm sang bể phối trộn hóa chất tạo keo tụ
(dung dịch Na
2
CO
3
và PAC).Tại đây nước thải sẽ được phối trộn đều với hóa
chất nhờ môtơ khuấy.
- Nước thải sau khi trộn hóa chất keo tụ được dẫn qua bể lắng 1,tại đây các
bông cặn được hình thành với kích thước lớn dần và sẽ kết lắng xuống do
trọng lực.
Hình 9b: bể lắng
- Phần nước sau lắng tiếp tục được bơn sang bể xử lý sinh học ky khí
(UASB-xử lý nước thải ở lớp bùn kỵ khí với dòng hướng lên),trên đường vận
chuyển được bổ sung thêm chất dinh dưỡng cho vi sinh (để tăng cường quá
trình phân hủy sinh học).Các chất hữu cơ phức tạp sẽ được vi khuẩn kỵ khí

phân hủy và chuyển hóa thành các chất hữu cơ đơn giản,và chuyển hóa tiếp
tục thành các acid hữu cơ,cuối cùng chúng sẽ bị phân hủy thành khí metan và
khí cacbonic.Hệ thống UASB được trang bị hệ thống thu gom khí Biogas và
14
Nhóm 6 Báo cáo thực tế chuyên đề 1
đánh lửa tự động theo chu kỳ để đốt hoàn toàn khí biogas.Bùn từ lớp đáy bể
kỵ khí (đã giảm hoạt tính sinh học) được dẫn về bể thu bùn.
- Nước thải sau xử lý taị bể kỵ khí chảy tràn qua máng ngăn hình răng
cưa,phần nước chảy tràn tiếp tục được thu gom về FBR (xử lý sinh học hiếu
khí và thiếu khí). Bể FBR ứng dụng quá trình sinh trưởng và bám dính trên giá
thể của sinh vật.Tại đây nước thải được xử lý nhờ hai chủng loại vi sinh hiếu
khí và thiếu khí với oxy được cung cấp từ hệ thống thổi khí.Trong điều kiện
được thổi khí lien tục, các vi khuẩn sẽ phân hủy các chất hữu cơ đơn giản
chưa bị phân hủy từ quá trình kỵ khí có trong nước thải. Qúa trình phân hủy
các chất hữu cơ tạo ra sinh khối (bùn).
Hình 10 : Bể xử lý sinh học hiếu khí và kị khí.
- Nước thải sau xử lý tại bể FBR được dẫn bể lắng 2,tại đây cặn lắng được
lắng dưới đáy và bơm về bể thu bùn.Phần nước đã xử lý ở lớp trên bể lắng
được tiếp tục xử lý tại hệ thống lọc màng và trích clorine. Đây là hệ thống xử
lý hiện đại nhằm loại bỏ các các chất hữu cơ khó phân hủy sinnh học và diệt
các vi khuẩn còn tồn tại trong nước thải.
- Nước sau xử lý được dẫn thải vào hệ thống hồ sinh học (hiếu khí và tùy
nghi) gồm 3 hồ nối tiếp (đều được lót lớp phủ đáy nhằm tránh rò rỉ nước thải
vào môi trường theo đúng tiêu chuẩn thiết kế hồ sinh học) với các chức năng :
+ Hồ N1:Phân hủy các hợp chất hữu cơ còn lại trong nước thải nhờ vi
sinh dưới việc cung cấp oxy của máy sục khí bề mặt.
+ Hồ N2 và N3:Hồ ổn định :Nước thải tiếp tục được vi sinh trong hồ
phân hủy các hợp chất hữu cơ còn lại.
15
Nhóm 6 Báo cáo thực tế chuyên đề 1

- Nước thải sau khi xử lý tại N3 tự chảy vào hệ thống thoát nước chung sau
đó chảy vào suối Bà Ba ra nguồn tiếp nhận.
- Bùn lắng từ bể thu bùn được hút đưa về hố chôn lấp chất rắn
2.3 Kết luận và kiến nghị:
- Trong quá khứ do việc do buông lỏng trong quản lý, quá trình tiếp nhận
rác và không có quy hoạch cụ thể, bãi rác Trảng Dài đã gây ô nhiễm môi
trường nghiêm trọng. do buông lỏng trong quản lý, quá trình tiếp nhận rác và
không có quy hoạch cụ thể, bãi rác Trảng Dài đã gây ô nhiễm môi trường
nghiêm trọng.Nên UBND tỉnh Đồng Nai đã đầu tư xây dựng các quy trình xử
lý rác như hiện nay đúng tiêu chuẩn hiện hành
- Tuy tình hình đã được cải thiện hơn trước nhưng hiện nay việc mùi của
bãi chôn lấp vẫn chưa được xử lý triệt để.
- Việc tận dụng rác để tái chế hoặc làm phân compost vẫn chưa được thực
hiện,nên hiệu quả kinh tế chưa cao.
- Dù vậy, bãi chôn lấp đã cải thiện được một phần môi trường của thành
phố Biên Hòa, làm giảm sự ô nhiểm của rác thải sinh hoạt ở cộng đồng dân
cư, và đem lại nguồn thu nhập cho các người lao động trong vùng.
.
3. Nhà máy xử lý nước thải tập trung ở Đà Lạt
3.1 Giới thiệu:
- Hệ thống xử lý nước thải tập trung Đà Lạt được khởi công xây dựng từ tháng 3-
2003 và bắt đầu hoạt động vào 12-2005 và đến năm 2007 thì hoàn thành hạng mục
đấu nối nước thải từ các hộ thoát nước trong phạm vi dự án. Nhà máy được xây
dựng để đáp ứng nhu cầu nhu cầu xử lý nước thải từ : toilet, bết, phòng tắm và nước
thải sinh hoạt từ các khu vực trung tâm thành phố chủ yếu là các phường 1, 2, một
phần phường 5, 6, 8. Sơ bộ về nhà máy:
+ Diện tích nhà máy gần 8 ha.
+Công suất 7500m
3
.

16
Nhóm 6 Báo cáo thực tế chuyên đề 1
+ Do địa hình ở Đà Lạt phức tạp nên có hệ thống bơm nưng: có 7 trạm bơm
nưng với công suất vận hành là 250m
3
/1h.
+ Có 3 trạm bơm chính: 2 bơm vận hành, 1 bơm dự phòng, trạm bơm vận
hành chỉ được hoạt động khi giờ cao điểm.
3.2 Mục tiêu:
- Phương pháp xử lý nước thải đơn giản dễ vận hành thân thiện với môi trường
và con người đáp ứng được nhu cầu phát triển của xã hội. bên cạnh đó giúp cải
thiện môi trường xung quanh, làm cho hai con suối camly và Pren ngày càng trở
nên xanh sạch đẹp vì nước từ thác Camly sẽ chảy ra sông Đồng Nai ảnh hưởng đến
các khu vực khác và đây cũng chính là tiêu chí hướng tới của phương pháp xử lý
nước thải tập trung.
3.3 Sự cần thiết phải quan tâm:
- Công nghệ xử lý nước thải tập trung nhằm đáp ứng cho nhu cầu của con người,
phát triển và nâng cao công nghệ xử lý để ngày càng đạt hiệu quả hơn trong việc
xử lý nước thải.
- Nhận thức chưa cao của người dân.
- Giải quyết vấn đề ô nhiễm trên hai suối Camly và Pren nâng cao hiệu quả bảo
vệ môi trường, bảo vệ hệ sinh thái động thực vật của hai suối
17
Bể lọc
cát
Bể lắng
2 vỏ
Bể lọc
sinh học
Bể lắng

thứ cấp
Hồ sinh
học
tách rác
Hố bơm bùn
Loại B -TCVN
Sân phơi
bùn
Nước
đầu vào
Lưới
tách rác
Nhóm 6 Báo cáo thực tế chuyên đề 1
3.4 Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tập trung ở Đà Lạt:
3.4.1 Lưới chắn rác:
- Lưới chắn rác được thiết kế để loại bỏ các tạp chất lơ lửng thô có thể làm hư
hỏng hoặc nghẹt thiết bị nhằm đảm bảo cho quá trình hoạt động ổn định. Lưới chắn
rác có hai loại: lưới chắn rác thô và lưới chắn rác tinh.
+ Lưới chắn rác thô: được vận hành bằng tay do lượng rác không lớn.
+ Lưới chắn rác tinh: được vận hành tự động vì lượng rác thải qua lưới rất
nhiều.
3.4.2 Bể lắng cát:
- Bể lắng cát được dùng để loại bỏ các cặn thô, nặng như:cát, sỏi, mảnh thủy
tinh, mảnh kim loại, các vật liệu cứng… nhằm bảo vệ thiết bị cơ khí dễ bị mòn,
giảm cặn nặng ở các công đoạn xử lý sau.
- Thường bể được thiết kế bể hai ngăn để luân phiên làm việc và cạo cặn, việc
cạo cặn có thể được tiến hành bằng thủ công hoặc theo quy mô của bể.
3.4.3 Bể lắng hai vỏ:
3.4.3.1 Cấu tạo gồm: máng lắng, khe hở của máng lắng, ngăn lên men cặn
lắng, ống xả bùn.

3.4.3.2 Nguyên tắc hoạt động:
18
Sơ đồ 3:Sơ đồ hệ thống xử lý nước
thải
Nhóm 6 Báo cáo thực tế chuyên đề 1
- Bể lắng hai vỏ hoạt động giống như bể
UASB. Nhờ các vi sinh vật kỵ khí để biến
đổi cặn lắng.
- Nước thải đi qua ngăn lắng và cặn lơ
lửng xuống qua khe hở và chứa, lên men ở
ngăn dưới. Ở ngăn lên men yếm khí đều
tồn tại các loại vi khuẩn tạo axít và vi
khuẩn lên mêtan. Khí tạo ra được thoát ra
bề mặt tự do giữa màng lắng và tường bể.
Ở bề mặt này của bể hai vỏ diễn ra hiện
tượng tạo lớp màng dày trên mặt nước như
ở bể tự hoại và sự phát triển vi sinh vật rất
tốt. sản phẩm của vi khuẩn tạo axít còn lưu lại lâu trong cặn ở ngăn lên men cho nên
đủ để vi khuẩn tạo mêtan phát triển. Do đó lượng khí mêtan tạo ra cũng đáng kể.
3.4.4 Bể lọc sinh học:
- Lọc sinh học là quá trình xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học sử dụng
các vi khuẩn không di động và bám dính trên các bề mặt vật liệu rắn tiếp xúc
thường xuyên hay di dộng đối với nước thải. Thường nước thải được tưới từ trên
xuống qua lớp vật liệu lọc bằng đá hoặc vật liệu khác, vì vậy người ta còn gọi hệ
thống này là bể lọc nhỏ giọt.
- Nguyên lý hoạt động của bể lọc sinh học:
+ Dựa trên nguyên lý của quá trình hoạt động của vi sinh vật ở màng sinh
học,oxi hóa các chất bẩn hữu cơ có trong nước.
+ Vi sinh vật cố định dính bám và phát triển trên bề mặt vật liệu đệm dạng
rắn tạo thành các lớp màng sinh học.

19
Hình 11: Bản vẽ cấu tạo bể lẳng 2 vỏ
Nhóm 6 Báo cáo thực tế chuyên đề 1
+ Vi sinh vật tiếp xúc với nước thải và tiêu thụ cơ chất làm sạch nước.
- Màng sinh học gồm các vi khuẩn nấm và các động vật bậc thấp được nạp vào
hệ thống cùng với nuóc thải mặc dù lớp màng này rất mỏng nhưng cũng có hai lớp,
lớp yếm khí ở sát bề mặc đệm và lớp hiếu khí ở ngoài. Do đó gọi là quá trình lọc
sinh học.
Hình 12: Cấu tạo màng sinh học
3.4.5 Bể lắng thứ cấp:
- Bể lắng thứ cấp đây là bể được dùng để tách các bùn hoạt tính, ổn định bùn
nhằm để phân hủy các chất hữu cơ chưa được xử lý ở ở bể lọc sinh học bằng con
đường sinh học thành CO
2
,

CH4, H
2
O giảm mùi hoặc loại trừ thối rửa của bùn cặn,
quá trình này cũng làm giảm số lượng vi khuẩn gây bệnh và thể tích bùn cặn. Bể
lắng này cũng có thể cung cấp nước cho bể lọc sinh học tránh nghẹt, sau cùng bùn
cặn được đưa ra khỏi hố bơm bùn.
20
Nhóm 6 Báo cáo thực tế chuyên đề 1
3.4.6 Hồ sinh học:
- Hồ sinh học là các ao hồ có nguồn gốc tự nhiên hoặc nhân tạo, còn được gọi là
hồ oxy hóa, hồ ổn định nước thải… Trong hồ sinh vật diễn ra quá trình oxy hóa sinh
hóa chất hữu cơ nhờ các loài vi khuẩn, tảo và các loại thủy sinh vật khác.
- Nguyên tắc hoạt động chung của hồ sinh học:
+ Vi sinh vật sử dụng oxy sinh ra từ rêu tảo trong quá trình quang hợp cũng

như oxy hóa từ không khí để oxy hóa các chất hữu cơ, rong tảo lại tiêu thụ CO
2
,
phốt phát và NH
4
+
sinh ra từ sự phân hủy, oxy hóa các chất hữu cơ bởi vi sinh vật.
+ Để hồ hoạt động bình thường cần phải giữ giá trị PH và T
O
tối ưu. Nhiệt độ
không được thấp hơn 60
O
C.
- Điểm riêng ở nhà máy xử lý nước thải tập trung ở thành phố Đà Lạt thì không
chú trọng đến vi sinh vật mà chỉ sử dụng ánh nắng mặt tròi để diệt các loại vi khuẩn
và nước đạt loại B được phép thải ra môi trường bên ngoài theo TCVN.
3.4.7 Hồ bơm bùn: đây là hố được dùng để bơm cặn lên sân phơi bùn, còn
nước thì được tuần hoàn vào khu đầu vào.
3.4.8 Sân phơi bùn: phơi bùn khô.
3.5 Kết luận kiến nghị:
- Nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt tập trung ở Đà Lạt hoạt động trên mô hình
xử lý bằng phương pháp sinh học, công nghệ đơn giản, thích hợp với điều kiện tự
nhiên Đà Lạt. Nhà máy đã giúp giảm đáng kể tình trạng ô nhiễm do sinh hoạt cùa
con người gây ra, cải thện môi trường.
- Nên cần có thêm nguồn vốn đầu tư nghiên cứu và nguồn nhân lực để có thể tận
dụng nguồn nước đầu ra phục vụ các nhu cầu sinh hoạt hoặc nhu cầu trong công
nghiệp. Cần xây dựng thêm cho hệ thống tái chế bùn.
21
Nhóm 6 Báo cáo thực tế chuyên đề 1
22

×