Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.76 KB, 2 trang )
Bánh tráng nước dừa Tam Quan
Công đâu công uổng công thừa
Công đâu gánh nước tưới dừa Tam Quan
Phải! Tam Quan là xứ dừa với rừng dừa bạt ngàn. Dừa Tam Quan nhiều nhất ở
miền Trung, còn hơn cả vùng dừa sông Cầu (Phú Yên). Và xưa nay, người ta chỉ
biết dùng dừa trái để uống nước, ăn sống hoặc làm mứt, nấu xôi, kho mắm, nấu
dầu… chứ ít ai nghĩ đến việc dùng cơm dừa xay mịn trộn với nước dừa và hạt mè
để tráng bánh.
Từ lâu, bánh tráng nước dừa được xem như một đặc sản nổi tiếng của đất Bình
Định, và đặc biệt chỉ ở Tam Quan mới có. Khách phương xa đến thăm quê hương
Bình Định thường tìm mua đem về làm quà cho người thân. Bánh tráng được xếp
lại thành từng chồng 20 bánh rồi dùng dây chuối buộc lại hình chữ thập gọi là
“ràng”.
Khác với loại bánh tráng hủ tiếu, bánh tráng gạo pha mè hạt từng nổi tiếng ở Bình
Đình, bánh tráng nước dừa có bề mặt lớn bằng chiếc mâm thau, cộm lên những
xác cơm dừa và mè hạt. Loại bánh tráng nước dừa chỉ dùng để nướng ăn cho vui
miệng. Vì bánh quá dày không thể nhúng nước ăn được như các loại bánh khác.
Khi gặp lửa than, bánh tráng căng phồng lên, nước dừa cứ ứa ra như lớp mỡ vừa
bay mùi thơm vừa béo ngậy. Những ai mới ăn thử lần đầu cứ muốn ăn mãi, ăn
hoài.
Nhiều người còn đem phết lên mặt bánh một lớp mật đường hoặc mạch nha; có
người phết một lớp mắm ruốc ngon, ăn càng thấy mặn mà lạ miệng, chất béo cứ
ngấm dần xuống tận cổ. Vì bánh quá lớn và quá dày, người ta phải cắt ra thành
từng miếng nhỏ, làm đôi, làm ba, hay làm bốn, vừa dễ nướng mà cũng vừa dễ sắp
lên đĩa để cấm lấy ăn cho gọn gàng.
Các tiệm ăn ở Bình Định thường dùng bánh tráng nước dừa để ăn tráng miệng. Vì
sản xuất vào mùa nắng ráo và có hạn cho nên khó đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng
ngoài thị trường.