Tải bản đầy đủ (.docx) (90 trang)

CÂU HỎI ÔN TẬP KỸ NGHỆ PHẦN MỀM NÂNG CAO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (726.27 KB, 90 trang )

CÂU HỎI ÔN TẬP KỸ NGHỆ PHẦN MỀM NÂNG CAO
Câu 1:
a. Độ tin cậy phần mềm: là độ đo về mức tốt của các dịch vụ mà hệ cung cấp cho máy tính
b. Một số cách đo độ tin cậy của phần mềm:
- Xác suất thất bại tính theo đòi hỏi
- Tỷ lệ xuất hiện thất bại
- Thời gian trung bình giữa 1 thất bại liên tiếp nhau
- Độ đo mức sẵn sàng hoạt động của hệ
Câu2: Cái gì được dùng làm cơ sở để kiểm định chất lượng phần mềm:
Để đánh giá chất lượng phần mềm người ta dựa vào quan điểm chính sau:
• Yêu cầu phần mềm là cơ sở để đo chất lượng:
 Sự phù hợp với yêu cầu là có chất lượng
 Phù hợp yêu cầu cả về số lượng và chất lượng
• Yêu cầu thể hiện bằng đặc tả - đặc tả phải có chuẩn của nó mới kiểm tra được
• Các chuẩn đặc tả xác định một bộ các tiêu chuẩn phát triển, các tiêu chuẩn này hướng dẫn
cách thức làm ra phần mềm: nếu không tuân thủ các tiêu chuẩn đó thì hầu như chắc chắn là
chất lượng sẽ kém
• Luôn có một tập các yêu cầu ngầm thường ít được nhắc đến
 Quá thông dụng, hiển nhiên (sử dụng cửa số)
 Không thể hiện ra ngoài (quy tắc nghiệp vụ)
• Nếu phần mềm chỉ phù hợp với các yêu cầu đã hiển thị mà chưa phù hợp với yêu cầu ngầm
thì chất lượng phần mềm là đáng nghi ngờ
• Cần làm rõ yêu cầu và đưa vào đặc tả càng nhiều càng tốt
Câu 3: Các nhân tố ảnh hưởng lên chất lượng phần mềm có mấy mức độ? Những loại
nhân tố nào ảnh hưởng đến chất lượng?
- Có 2 loại mức độ ảnh hưởng
 Nhân tố trực tiếp
 Nhân tố gián tiếp
- Có 3 loại nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng
 Đặc trưng chức năng
 Khả năng đương đầu với những thay đổi


 khả năng thích nghi với môi trường mới.
Câu 4: Nêu các đặc trưng ảnh hưởng lên chất lượng của mỗi loại nhân tố: đặc trưng chức
năng, khả năng thích nghi với thay đổi, khả năng thích nghi với môi trường
• McCall đề xuất 11 nhân tố và phân thành 3 loại:
(1) đặc trưng chức năng
(2) khả năng đương đầu với những thay đổi
(3) khả năng thích nghi với môi trường mới.
• Loại 1: Các đặc trưng chức năng - (5)
 Tính đúng đắn
- Có làm đúng với cái tôi muốn hay không?
- Có thỏa mãn những điều đã được đặc tả chưa?
- Có thực hiện được những mục tiêu nhiệm vụ của khách hàng chưa?
o Độ đày đủ
o Độ hòa hợp
o Độ lần vết được
 Tính tin tưởng được
- mức hy vọng vào sự thực hiện các chức năng dự kiến
1
1
- mức chính xác được đòi hỏi
o Độ chính xác
o Độ phức tạp
o Độ hòa hợp
o Độ dung thứ lỗi
o Độ đo mođun hoá
o Độ đơn giản – dễ hiểu.
o Độ lần vết được
 Tính hiệu quả: khối lượng tài nguyên tính toán và mã được đòi hỏi khi thực hiện các
chức năng của chương trình
o Độ súc tích

o Độ hiệu quả thực hiện
o Độ dễ thao tác
 Tính toàn vẹn: có thể khống chế được việc truy cập của những người không được phép
tới phần mềm và dữ liệu
o Độ kiểm toán được
o Trang bị đồ nghề đủ
o Độ an ninh.
 Tính khả dụng: đo công sức học hiểu, thao tác, chuẩn bị đầu vào, thể hiện đầu ra của
chương trình
o Độ dễ thao tác
o Độ đo khả năng huấn luyện
• Loại 2: khả năng đương đầu với những thay đổi - (3)
 Tính bảo trì được: nỗ lực đòi hỏi để định vị và xác định được một sai trong chương
trình
o Độ súc tích
o Độ hoà hợp
o Trang bị đồ nghề đủ
o Độ đo mođun hoá
o Độ tự cấp tài liệu
o Độ đơn giản - dễ hiểu
 Tính mềm dẻo: nỗ lực đòi hỏi để cải biên một chương trình
o Độ phức tạp
o Độ súc tích
o Độ hoà hợp
o Độ khuếch trương được
o Độ khái quát
o Độ đo mođun hoá
o Độ tự cấp tài liệu
o Độ đơn giản - dễ hiểu
 Tính thử nghiệm được: nỗ lực đòi hỏi để thử nghiệm một chương trình và bảo đảm

rằng nó thực hiện chức năng được dự định cho nó
o Độ kiểm toán được
o Độ phức tạp
o Trang bị đồ nghề đủ
o Độ đo mođun hoá
o Độ tự cấp tài liệu
o Độ đơn giản - dễ hiểu
2
2
• Loại 3: khả năng thích nghi với môi trường mới - (3)
 Tính mang chuyển được: nỗ lực đòi hỏi để chuyển nó từ một môi trường phần
cứng/phần mềm này sang một môi trường phần cứng/phần mềm khác
o Độ khái quát
o Độ độc lập phần cứng
o Độ đo mođun hoá
o Độ tự cấp tài liệu
o Độ độc lập hệ thống phần mềm
 Tính sử dụng lại được: một chương trình (hoặc một phần của nó) có thể được dùng lại
trong một ứng dụng khác
o Độ khái quát
o Độ độc lập phần cứng
o Độ đo mođun hoá
o Độ tự tạo tài liệu
o Độ độc lập hệ thống phần mềm
 Tính liên tác được: nỗ lực đòi hỏi để ghép đôi một hệ thống vào một hệ thống khác
o Độ tương đồng giao tiếp
o Độ tương đồng dữ liệu
o Độ khái quát
o Độ đo mođun hoá.
• Có hai mức độ ảnh hưởng

 Nhân tố trực tiếp: có thể thực tiếp đo như lỗi/KLOC/ đơn vị thời gian
 Nhân tố gián tiếp: nhân tố chỉ có thể đo được một cách gián tiếp như tính bảo trì
Nhân tố
Độ đo
Đúng
đắn
Tin
cậy
được
Hiệ
u
quả
To
àn
vẹ
n
Khả
dụng
Bảo
trì
được
Mề
m
dẻo
Thử
nghi
ệm
đượ
c
Mang

chuyển
được
Sử
dụn
g lại
đượ
c
Liên
tác
được
Kiểm toán được X x
Chính xác x
Tương đồng
giao tiếp
x
Đầy đủ X
Phức tạp x x x
Súc tích x x x
Hòa hợp X x x x
Tương đồng dữ
liệu
x
Dung thứ lỗi x
Hiệu quả thực
hiện
x
Khuyếch trương
được
x
Độc lập phần

cứng
x x
Trang bị đủ đồ X x x
3
3
nghề
Đo Modul hóa x x x x x x x
Dễ thao tác x x
An ninh X
Tự tạo tài liệu x x x x x
Đơn giản - Dễ
hiểu
x x x x
Độc lập hệ
thống phần
mềm
x x
Lần vết được X x
Khả năng huấn
luyện
x
Khái quát x x x x
Câu 5: Có thể đo trực tiếp chất lượng phần mềm không? Tại sao? Vậy phải đo bằng cách
nào?
 Nhân tố trực tiếp: có thể trực tiếp đo như lỗi/KLOC/ đơn vị thời gian
Câu 6: Kể ra các độ đo đặc trưng chất lượng chính của McCall? Giải thích nội dung của
nó?
• McCall đề xuất 22 độ đo sau:
(1) Độ kiểm toán được: có thể kiểm tra dễ dàng về việc tuân thủ các chuẩn
(2) Độ chính xác: Độ chính xác của tính toán và điều khiển

(3) Độ tương đồng giao tiếp: mức độ sử dụng các giao diện, giao thức và giải thông chuẩn.
(4) Độ đầy đủ: mức độ theo đó các việc cài đặt đầy đủ cho các chức năng yêu cầu đã được
đạt tới.
(5) Độ phức tạp: tránh dùng chương trình có độ phức tạp cao
(6) Độ súc tích (conciseness): độ gọn của chương trình dưới dạng số dòng mã.
(7) Độ hoà hợp (consistancy): việc dùng kỹ thuật thiết kế và tư liệu thống nhất trong toàn
bộ chương trình.
(8) Độ tương đồng dữ liệu: việc dùng các cấu trúc và kiểu dữ liệu chuẩn trong toàn bộ
chương trình
(9) Độ dung thứ lỗi: những hỏng hóc xuất hiện khi chương trình gặp phải một lỗi được
chấp nhận.
(10) Độ hiệu qủa thực hiện: hiệu năng khi chạy của chương trình
(11) Độ khuếch trương được:Mức độ theo đó thiết kế kiến trúc, dữ liệu hay thủ tục có thể
được mở rộng.
(12) Độ khái quát: độ rộng rãi của ứng dụng tiềm năng của các thành phần chương trình.
(13) Độ độc lập phần cứng: mức độ theo đó phần mềm tách biệt được với phần cứng mà
nó vận hành.
(14) Trang bị đồ nghề đủ (instrumentation):mức độ theo đó chương trình điều phối thao tác
của riêng nó và xác định các lỗi xuất hiện
(15) Độ đo mođun hoá: sự độc lập chức năng của các thành phần trong chương trình
(16) Độ dễ thao tác: Việc dễ vận hành trong chương trình
(17) Độ an ninh: có sẵn cơ chế kiển soát hay bảo vệ chương trình và dữ liệu.
(18) Độ tự tạo tài liệu (self-doccumentation): mức độ theo đó mã gốc cung cấp tài liệu có ý
nghĩa.
(19) Độ đơn giản - dễ hiểu: mức độ theo đó người ta có thể hiểu được chương trình không
khó khăn.
4
4
(20) Độ độc lập hệ thống phần mềm: mức độ theo đó chương trình được độc lập với các tính
năng ngôn ngữ lập trình, các đặc trưng hệ điều hành và những ràng buộc môi trường

không chuẩn khác.
(21) Độ lần vết được: khả năng theo dõi các dấu vết của một biểu diễn thiết kế hay thành
phần của chương trình thực hiện so với yêu cầu
(22) Độ đo khả năng huấn luyện: Mức độ theo đó phần mềm trợ giúp làm cho người dùng
mới dùng được hệ thống.
Câu 7: Giải thích nội dung các thuộc tính chất lượng phần mềm sau đây và nêu ra các độ
đo liên quan được sử dụng để đo thuộc tính đó:
 Tính đúng đắn
- Làm đúng với khách hàng mong muốn
- Có thỏa mãn những điều đã được đặc tả (những yêu cầu của đối tượng khác)
o Độ đày đủ
o Độ hòa hợp
o Độ lần vết được
 Tính tin cậy được
- Có thể trông đợi vào sự thực hiện các chức năng dự kiến
- mức chính xác được đòi hỏi
o Độ chính xác
o Độ phức tạp
o Độ hòa hợp
o Độ dung thứ lỗi
o Độ đo mođun hoá
o Độ đơn giản – dễ hiểu.
o Độ lần vết được
 Tính hiệu quả: tổng lượng nguồn lực tính toán và mã yêu cầu khi thực hiện các chức
năng của chương trình là thích hợp
o Độ súc tích
o Độ hiệu quả thực hiện
o Độ dễ thao tác
 Tính toàn vẹn: là sự khống chế được việc truy cập trái phép tới phần mềm và dữ liệu
hệ thống

o Độ kiểm toán được
o Trang bị đồ nghề đủ
o Độ an ninh.
 Tính khả dụng: công sức để học hiểu, thao tác, chuẩn bị đầu vào, thể hiện đầu ra của
chương trình là chấp nhận nhận được
o Độ dễ thao tác
o Độ đo khả năng huấn luyện
 Tính bảo trì được: nỗ lực cần để định vị và xác định được một lỗi trong chương trình
là chấp nhận được
o Độ súc tích
o Độ hoà hợp
o Trang bị đồ nghề đủ
o Độ đo mođun hoá
o Độ tự cấp tài liệu
o Độ đơn giản - dễ hiểu
 Tính mềm dẻo: nỗ lực cần để cải biên một chương trình là chấp nhận được
5
5
o Độ phức tạp
o Độ súc tích
o Độ hoà hợp
o Độ khuếch trương được
o Độ khái quát
o Độ đo mođun hoá
o Độ tự cấp tài liệu
o Độ đơn giản - dễ hiểu
 Tính thử nghiệm được: nỗ lực cần để thử nghiệm một chương trình và bảo đảm rằng
nó thực hiện đúng chức năng dự định là chấp nhận được
o Độ kiểm toán được
o Độ phức tạp

o Trang bị đồ nghề đủ
o Độ đo mođun hoá
o Độ tự cấp tài liệu
o Độ đơn giản - dễ hiểu
 Tính mang chuyển được: nỗ lực đòi hỏi để chuyển nó từ một môi trường phần
cứng/phần mềm này sang một môi trường phần cứng/phần mềm khác là chấp nhận
được
o Độ khái quát
o Độ độc lập phần cứng
o Độ đo mođun hoá
o Độ tự cấp tài liệu
o Độ độc lập hệ thống phần mềm
 Tính sử dụng lại được: khả năng chương trình (hoặc một phần của nó) có thể được
dùng lại trong một ứng dụng khác
o Độ khái quát
o Độ độc lập phần cứng
o Độ đo mođun hoá
o Độ tự tạo tài liệu
o Độ độc lập hệ thống phần mềm
 Tính liên tác được: nỗ lực đòi hỏi để ghép hệ thống chương trình vào một hệ thống
khác là chấp nhận được
o Độ tương đồng giao tiếp
o Độ tương đồng dữ liệu
o Độ khái quát
o Độ đo mođun hoá.
Câu 8: Đảm bảo chất lượng phần mềm xuất phát từ đâu? Tiến triển của nó như thế nào
- Khi phần mềm trở thành sản phẩm có nhu cầu và đòi hỏi đảm bảo chất lượng:
• Từ nhu cầu của khách hàng
• Từ nhà sản xuất: đảm bảo tính đồng đều của sản phẩm, cải thiện chất lượng thường
xuyên

- Sự phát triển của SQA
• Bảo đảm chất lượng là một hoạt động cốt yếu trong bất kỳ một doanh nghiệp nào làm ra
sản phẩm được người khác dùng
• Lịch sử bảo đảm chất lượng phần mềm (SQA) diễn ra song song với bảo đảm chất
lượng trong chế tạo phần cứng.
6
6
• Các chuẩn bảo đảm chất lượng phần mềm đầu tiên được đưa ra trong quân sự, thời
những năm 70 và nhanh chóng lan ra lĩnh vực thương mại
Câu 9:Tại sao cần đảm bảo chất lượng phần mềm? Nó đóng vai trò gì trong một doanh
nghiệp phát triển phần mềm?
Đảm bảo chất lượng phần mềm là các hoạt động nhằm mục tiêu là sản xuất ra phần mềm có
chất lượng cao.
• Phải đảm bảo chất lượng phần mềm vì
• Từ nhu cầu của khách hàng
• Từ nhà sản xuất: đảm bảo tính đồng đều của sản phẩm làm ra
• Giúp nhà phân tích có được đặc tả chất lượng cao
• Giúp nhà thiết kế có được thiết kế chất lượng cao
• Theo dõi chất lượng phần mềm
• Đánh giá ảnh hưởng của thay đổi về phương pháp luận và thủ tục lên chất lượng phần
mềm
• SQA có những lợi ích sau:
- phần mềm có ít các khiếm khuyết tiềm ẩn hơn và do đó mất ít công sức và thời gian
thử nghiệm và bảo trì
- Độ tin cậy cao hơn và do đó khách hàng thoả mãn hơn
- Giảm phí tổn bảo trì
- Giảm phí tổn tổng thể toàn bộ vòng đời của phần mềm
• nó đóng vai trò trong một doanh nghiệp phát triển phần mềm
• Bảo đảm chất lượng là một hoạt động cốt yếu trong bất kỳ một doanh nghiệp nào làm ra
sản phẩm được người khác dùng

Câu 10: Trong một tổ chức ai là người tham gia vào hoạt động đảm bảo chất lượng? Vai trò
và trách nhiệm của mỗi đối tượng đó là gì?
Những người trong tổ chức có trách nhiệm bảo đảm chất lượng phần mềm:
- các kỹ sư phần mềm,
- các nhà quản lý dự án,
- khách hàng,
- người bán hàng,
- các cá nhân trong nhóm SQA.
• Nhóm SQA đóng vai trò như đại diện của khách hàng - để xem chất lượng phần mềm
với quan điểm khách hàng
• Có đáp ứng được các nhân tố chất lượng không?
• Có tuân theo các chuẩn dự định trước không?
• Các thủ tục phương pháp kỹ thuật có thực sự đóng vai trò của chúng trong hoạt
động SQA?
Câu 11: Mục tiêu của SQA là gì? Các hoạt động chính đảm bảo chất lượng phần mềm là
những hoạt động nào?
Đảm bảo chất lượng phần mềm là các hoạt động nhằm mục tiêu là sản xuất ra phần mềm có
chất lượng cao.
• Có 7 hoạt động chính:
1. Áp dụng các phương pháp kỹ thuật tiến bộ
2. Tiến hành rà soát kỹ thuật chính thức
3. Thử nghiệm phần mềm
4. Tuân theo các chuẩn
5. Khống chế các thay đổi
6. Đo lường
7. Báo cáo và bảo quản các báo cáo.
7
7
Câu 12: Giải thích nội dung tóm tắt của mỗi hoạt động chính đảm bảo chất lượng?
1. Áp dụng các phương pháp kỹ thuật: giúp cho

- người phân tích có được đặc tả chất lượng cao
- người thiết kế có được thiết kế với chất lượng cao.
2. Tiến hành rà soát kỹ thuật chính thức: được nhóm kỹ thuật tiến hành với mục đích là phát
hiện ra vấn đề chất lượng.
3. Kiểm thử phần mềm: là một chiến lược nhiều bước với một loạt các phương pháp thiết kế
các trường hợp kiểm thử giúp đảm bảo phát hiện ra các lỗi một cách hiệu quả.
4. Bắt tuân theo các chuẩn: Là hình thức được áp dụng cho tiến trình kỹ nghệ phần mềm
thay đổi tuỳ theo công ty.
5. Khống chế các thay đổi: đóng góp trực tiếp vào chất lượng phần mềm nhờ
+ Chính thức hoá các yêu cầu đổi thay
+ Đánh giá bản chất của sự đổi thay
+ Khống chế các ảnh hưởng của sự đổi thay
+ Đe doạ chủ yếu của chất lượng đến từ sự thay đổi, thay đổi là bản chất của phần
mềm
+ thay đổi tạo ra tiềm năng sinh ra sai và tạo ra hiệu ứng phụ lan truyền
Áp dụng trong suốt quá trình phát triển và trong quá trình bảo trì
6. Đo lường: dùng để theo dõi chất lượng phần mềm và thẩm định tác dụng của những thay
đổi phương pháp luận và thủ tục lên chất lượng phần mềm đã được cải tiến.
7. Báo cáo và bảo quản các báo cáo: Kết quả của các cuộc họp xét duyệt , kiểm toán, kiểm
soát thay đổi, kiểm thử phải trở thành một phần của bản ghi lịch sử cho một dự án và
phải được phân phát cho nhóm phát triển trên cơ sở điều-cần - phải- biết.
Câu 13: Rà soát phần mềm được hiểu là gì (khái niệm, mục tiêu, cách thức áp dụng)?
Nêu các lợi ích của việc ra soát?
• Khái niệm: Rà soát là việc xem xét, đánh giá sản phẩm được tiến hành mỗi giai đoạn để
phát hiện ra những khiếm khuyết cần sửa chữa trước khi sang giai đoạn sau.
• Mục tiêu:
• Chỉ ra các chỗ khiếm khuyết cần phải cải thiện
• Khẳng định những sản phẩm đạt yêu cầu
• Kiểm soát việc đạt chất lượng kỹ thuật tối thiểu của sản phẩm
• Cách thức áp dụng: Rà soát được áp dụng tại các thời điểm khác nhau trong quá trình phát

triển phầm mềm.
• Có nhiều kiểu rà soát khác nhau:
• Các cuộc họp xét duyệt không chính thức
• Cuộc trình bày chính thức trước cử tọa gồm khách hàng, nhà quản lý, nhân viên kỹ
thuật. (chỉ tập trung vào các rà soát kỹ thuật chính thức FTR-Format Technical Review)
• Các lợi ích của việc ra soát
 Lợi ích hiển nhiên của FTR là sớm phát hiện các “khiếm khuyết” phần mềm để có thể
chỉnh sửa từng khiếm khuyết một trước khi bước sang bước tiếp theo của quá trình
phần mềm.
 Các nghiên cứu của công nghiệp phần mềm đã chỉ ra rằng: các hoạt động thiết kế tạo
ra đến 50%-60% tổng số các khiểm khuyết tạo ra trong phát triển phần mềm.
 Chi phí chỉnh sửa một khiếm khuyết tăng lên nhanh chóng sau mỗi giai đoạn. VD: Lỗi
không được phát hiện trong thiết kế tốn phí 1.0 để sửa chữa, trước kiểm thử nghiệm:
6.5; trong thử nghiệm: 15 và sau khi phân phát sẽ là từ 60.0 đến 100.0
Câu 14: Các hình thức của hoạt động rà soát? trình bày khái niệm, mục tiêu của rà soát kỹ
thuật chính thức?
• Có nhiều kiểu rà soát khác nhau:
8
8
• Các cuộc họp xét duyệt không chính thức
• Cuộc trình bày chính thức trước khách hàng, nhà quản lý, thành viên kỹ thuật
• Rà soát do các kỹ sư phần mềm thực hiện, là một phương tiện hiệu quả để cải thiện chất
lượng phần mềm.
Rà soát kỹ thuật chính thức(FTR):
- Khái niệm: là hoạt động đảm bảo chất lượng phần mềm do những người đang tham
gia phát triển phần mềm thực hiện.
- Mục tiêu:
(1) Phát hiện các lỗi trong chức năng, trong logic, trong triển khai.
(2) Kiểm thử sự phù hợp của phần mềm với yêu cầu
(3) Bảo đảm rằng phần mềm phù hợp với các chuẩn đã định sẵn

(4) Đảm bảo “ phần mềm đã được phát triển theo một cách thức nhất quán.
(5) Làm cho dự án dễ quản lý hơn
(6) Ngoài ra dùng để làm cơ sở huấn luyện các kỹ sư trẻ và có ích ngay cả cho
những kỹ sư đã có kinh nghiệm.
Câu 15: Vẽ sơ đồ tiến trình hoạt động rà soát va giải thích sơ bộ nội dung mỗi bước?
Giải thích:
- Mỗi cá nhân phát triển phải thông báo cho lãnh đạo dự án biết rằng sản phẩm đã
hoàn tất và cần phải rà soát.
- Lãnh đạo dự án thông báo cho người chịu trách nhiệm rà soát biết
- Người chịu trách nhiệm lãnh đạo rà soát:
o Xem xét sản phẩm để đọc, rà soát
o Tạo ra các bản sao của sản phẩm , phân cho 2,3 người ra soát
o Thiết lập chương trình họp rà soát
- Những thực hiện rà soát: thường tốn 1-2 giờ để rà soát viết các bản ghi chú : tham
gia cuộc họp rà soát.
Câu 16: Trình bày nội dung cơ bản một cuộc họp rà soát: thành phần, thời gian, công việc
cần làm, phương châm , sản phẩm?
Bất kể thế nào, mọi cuộc họp rà soát phải:
• Thành phần: Có từ 3 đến 5 người liên quan tới việc rà soát, gồm có:
• lãnh đạo rà soát
• tất cả các cá nhân rà soát
• người tạo ra sản phẩm được rà soát
• Thời gian:
• Phải có sự chuẩn bị trước, tuy nhiên mỗi người không quá 2 giờ chuẩn bị.
• Cuộc họp nên ít hơn 2 giờ. Mỗi cuộc họp rà soát chỉ hạn chế trong một phần nhỏ, cụ
thể.
• Công việc cần làm:
9
9
• Trọng tâm của các cuộc họp rà soát là về sản phẩm: một thành phần (một thành phần

của đặc tả yêu cầu, một thiết kế modul chi tiết, một danh sách mã nguồn cho một
modul)
• Phải đưa ra một trong 3 quyết định sau đây:
- Chấp nhận sản phẩm không cần chỉnh sửa
- Khước từ sản phẩm vì những lỗi nghiêm trọng
- Chấp nhận cho chỉnh sửa sản phẩm, sau khi chỉnh sửa phải có cuộc họp rà soát lại
• Mọi thành viên tham gia cuộc họp phải ký vào quyết định
• Phương châm rà soát:
• Cần thiết lập trước phương châm rà soát, phân phát cho những người làm nhiệm vụ rà
soát, thống nhất tán thành và tuân thủ. Một rà soát mà không khống chế được thì có thể
còn xấu hơn là không rà soát
• 10 điều tối thiểu trong phương châm rà soát kỹ thuật chính thức:
(1) rà soát sản phẩm, không rà soát người làm nó
(2) Lập chương trình nghị sự và duy trì nó.
(3) Hạn chế tranh luận và bác bỏ: các vấn đề tranh luận nên để ghi nhớ cho các thảo
luận tiếp tục
(4) Trình bày rõ ràng mạch lạc các vùng có vấn đề nhưng không được gượng ép giải
quyết mọi vấn đề nhận thấy: FTR không giải quyết vấn đề, việc giải quyết vấn đề
sau FTR và thường do chính người làm ra sản phẩm thực hiện, có thể nhờ sự trợ
giúp của vài cá nhân khác.
(5) Nên có ghi chú trên bảng tường
(6) Giới hạn số người tham dự và kiên trì các dự kiến
(7) Lập một danh sách các kiểm tra cho từng sản phẩm sẽ được rà soát:
 Giúp nhà lãnh đạo rà soát cấu trúc các cuộc họp FTR
 Giúp người rà soát tập trung vào các vấn đề quan trọng
 Danh sách kiểm tra lập cho từng loại sản phẩm:ành cho việc phân tích, thiết kế,
mã hoá kiểm tra và bảo trì
 Một tập thể các đại diện sẽ xem lại danh sách này để trình.
(8) Cấp phát nguồn lực và thời biểu cho các FTR: xem nó là một nhiệm vụ trong quá
trình phát triển phần mềm, và cũng phải dự tính các cải biên cần thiết cho sự kiện

chưa dự đoán được
(9) Cần phải tiến hành huấn luyện chính thức cho các cá nhân ra soát
(10) Rà soát lại các rà soát trước đây.
Câu 17: Các sản phẩm của cuộc họp rà soát là gì? Nội dung, vai trò của mỗi sản phẩm đó?
Sản phẩm của cuộc họp rà soát là:
• Báo cáo các vấn đề nảy sinh do các cá nhân rà soát nêu ra
• Một danh sách các vấn đề cần giải quyết do cuộc họp thống nhất.
 để nhận ra vùng có vấn đề trong sản phẩm được rà soát
 dùng như một danh sách các khoản mục hành động để chỉ cho người làm ra sản
phẩm cần chỉnh sửa
 Cần thiết lập một thủ tục để bảo đảm rằng các khoản mục trong danh sách đó sẽ
được chỉnh sửa thực sự
• Một văn bản tổng kết cuộc họp rà soát đó, văn bản này phải chỉ rõ
 Rà soát cái gì
 Ai rà soát
 Tìm thấy cái gì? và kết luận
Câu 18: Khi nào tiến hành rà soát? Cần rà soát những sản phẩm gì
- Mọi sản phẩm tạo ra ở mỗi bước đều được rà soát (không chỉ sản phẩm cuối cùng)
10
10
- Rà soát được tiến hành suốt quá trình phát triển
- Tiến trình phát triển chung nhất gồm 4-5 giai đoạn:
 Kỹ nghệ hệ thống
 Phân tích, xác định yêu cầu phần mềm
 Thiết kế phần mềm
 Kiểm thử phần mềm
 Bảo trì (với sản phẩm đặt hàng)
Rà soát bám theo các sản phẩm của rà soát này
Câu 19: Trình bày nội dung danh mục rà soát của?
Danh mục rà soát trong kỹ nghệ hệ thống:

Bảo đảm chất lượng mức này là đánh giá yêu cầu thẩm duyệt ở mức hệ thống: Một cuộc họp
lớn gồm đại diện các đơn vị liên quan
(1) Các chức năng chủ yếu đã được xác định đủ và rõ ràng(không mơ hồ)?
(2) Các giao diện giữa các hệ con của hệ thống đã được xác định đủ và đúng hay chưa?
(3) Các ràng buộc thực thi đã được thiết lập cho toàn hệ thống và cho từng phần tử hay
chưa?
(4) Các ràng buộc thiết kế đã được thiết lập cho từng phần tử hay chưa?
(5) khả năng chọn đã là đã tốt nhất chưa?
(6) Giải pháp này có khả thi kỹ thuật không?
(7) Cơ chế kiểm chứng và thẩm duyệt đã đwợc thiết lập hay chưa?
(8) Có sự hoà hợp giữa các phần tử của hệ thống hay chưa?
Rà soát việc lập kế hoạch
Lập kế hoạch dự án phần mềm dựa trên sản phẩm của kỹ nghệ hệ thống để đưa ra các nội dung
chủ yếu:
+ Phạm vi công việc kiểm tra thực hiện
+ ước lượng nguồn lực, giá cả, thời gian công việc
+ Lịch biểu thực hiện
+ Tổ chức, nhân sự, cơ chế triển khai
+ đánh giá rủi ro và kế hoạch khác
Danh mục
(1) Phạm vi của phần mềm đã xác định đúng đắn chưa? có bị hạn chế hay không?
(2) Thuật ngữ có trong sáng không?
(3) Các nguồn lực (người, chi phí, thời gian): có đủ tương xứng với phạm vi đó không? Các
nguồn lực đã có sẵn sàng chưa?cơ sở dự đoán giá cả có hợp lý không? dữ liệu năng xuất
và chất lượng trước đây có được sử dụng không? Sự khác biệt của ước lượng đã được sử
lý chưa?
(4) Các công việc lên lịch biểu đã: xác định thích hợp chưa? Sắp xếp trình tự thực hiện đúng
logic chưa? bố trí song song có phù hợp với các nguồn lực đã sẵn có hay không?
(5) Phương án tổ chức và nhân sự đã hợp lý chưa?
(6) Các rủi ro trong tất cả các hạng mục quan trọng đã: xác định và đánh giá đầy đủ chưa?

Lập kế hoạch quản lý và kế hoạch thích hợp chưa?
(7) Các nhiệm vụ đã thật sự được xác định và sắp xếp tuần tự chưa?, tính song song có hợp
lý đối với các nguồn lực đã sẵn có hay chưa?
(8) Ngân sách và giới hạn chót được dự kiến: có hiện thực hay không? có phù hợp với lịch
biểu không?
Trình bày những nội dung cơ bản (mục tiêu, nội dung, danh mục) của
- rà soát phân tích yêu cầu phần mềm
- rà soát thiết kế phần mềm ( tương ứng với từng giai đoạn thiết kế)
- rà soát lập mã phần mềm
11
11
- rà soát kiểm thử phần mềm (tương ứng với kế hoạch và thủ tục kiểm thử)
- rà soát bảo trì phần mềm (ứng với kế hoạch và thủ tục kiểm thử)
TL
• rà soát phân tích yêu cầu phần mềm
♦ Mục tiêu: thẩm định và xác minh yêu cầu phần mềm
− phải chỉ ra các nhu cầu của người dùng là được thoả mãn
− Các yêu cầu phải nhất quán, nghĩa là không mâu thuẫn nhau
− Các yêu cầu phải đầy đủ: chúng phải chứa mọi chức năng và mọi ràng buộc mà người
dùng đã nhắm đến
− Các yêu cầu phải là hiện thực, tức là có khả năng thực hiện được
♦ Nội dung:
− tập trung vào khả năng viết ra các yêu cầu hệ thống phần mềm (chức năng, phi chức
năng, ngoại lai)
− sự phù hợp và tính đúng đắn của mô hình phân tích.
− Với các hệ thống lớn cần tăng cường:
Các rà soát kỹ thuật chính thức
việc đánh giá các nguyên mẫu cũng như các cuộc họp với khách hàng
♦ Danh mục: xem xét các chủ đề sau:
(1) Phân hoạch vấn đề (hệ con) có đầy đủ hay không?

(2) Các giao diện trong và ngoài đã thực sự được xác định chưa?
(3) Phân tích lĩnh vực thông tin có đầy đủ, phi mâu thuẫn và chính xác hay ko?
(4) Mô hình dữ liệu đã thực sự phản ánh các đối tượng dữ liệu, các thuộc tính và các quan
hệ?
(5) Tất cả các yêu cầu có thể lần vết được ở mức hệ thống không?
(6) Đã làm bản mẫu dành cho người sử dụng (khách hàng) chưa?
(7) Liệu có thực hiện được với những ràng buộc quy định bởi các phần tử hệ thống khác
hay không?
(8) Các yêu cầu có phù hợp với lịch biểu, nguồn lực và kinh phí hay không?
(9) Các chuẩn thẩm định có đầy đủ hay không?
• rà soát thiết kế phần mềm ( tương ứng với từng giai đoạn thiết kế)
♦ Mục tiêu: Hướng đến thiết kế đảm bảo hai yêu cầu
− Phản ánh đúng các yêu cầu đặc tả
 Đủ các phần
 Đủ chức năng và ràng buộc
 Dữ liệu đủ, phù hợp
− Có chất lượng tốt
 Cấu trúc tốt (phân hoạch, giao diện, modul hoá)
 Thuật toán tốt (ít phức tạp, tốc độ cao, dễ hiểu)
 Dữ liệu tốt (cấu trúc, biểu diễn)
 Có thể lần vết được (dễ hiểu, dễ kiểm tra)
♦ Nội dung:
− Rà soát kỹ thuật chính thức cho khâu thiết kế tập trung vào:
 thiết kế dữ liệu
 thiết kế kiến trúc
 thiết kế thủ tục.
− Có 2 kiểu rà soát thiết kế (phù hợp với bước triển khai):
 rà soát thiết kế sơ bộ - preliminary design review (đánh giá việc dịch các yêu cầu
thành thiết kế dữ liệu và thiết kế kiến trúc),
12

12
 rà soát thiết kế trọn vẹn - design walkthrough (tập trung vào tính đúng đắn của
thuật toán).
♦ Danh mục
− Rà soát thiết kế sơ bộ
(1) Các yêu cầu phần mềm có được phản ánh trong kiến trúc phần mềm hay không?
(2) Có đạt được sự môđun hoá hiệu quả không? Các môđun có độc lập chức năng hay
không
(3) Kiến trúc chơng trình có được phân tách không?
(4) Các giao diện đã được xác định cho các môđun và các phần tử hệ thống ngoại lai
chưa?
(5) Cấu trúc dữ liệu có phù hợp với lĩnh vực thông tin chưa?
(6) Cấu trúc dữ liệu có phù hợp với yêu cầu phần mềm chưa?
(7) Khả năng bảo trì đã được xem xét chưa?
(8) Các nhân tố chất lượng đã được đánh giá rõ ràng chưa?
− Rà soát thiết kế toàn bộ
(1) Thuật toán có hoàn thành chức năng mong muốn không?
(2) Thuật toán có đúng đắn logic không?
(3) Giao diện có phù hợp với thiết kế kiến trúc không?
(4) Độ phức tạp logic có phải chăng hay không?
(5) Sử lý sai đã được đặc tả chưa?
(6) Cấu trúc dữ liệu cục bộ có thật sự đã được xác định?
(7) Kiến tạo lập trình cấu trúc đã xuyên suốt chưa?
(8) Các chi tiết thiết kế đã tuân theo ngôn ngữ thực hiện chưa?
(9) Dùng các đặc điểm hệ điều hành hay là phụ thuộc ngôn ngữ?
(10) Đó dùng logic compound hoặc logic inverse?
(11) Khả năng bảo trì đã được xét tới chưa
• rà soát lập mã phần mềm
♦ Mục tiêu: rà soát hướng đến mã nguồn đạt được
− phản ánh đầy đủ, phù hợp với thiết kế

− phù hợp với ngôn ngữ sử dụng (chuẩn, cú pháp, khai báo dữ liệu )
− Văn bản chương trình tốt (không lỗi chính tả, có cấu trúc, nhất quán )
♦ Nội dung
♦ Danh mục
(1) Thiết kế có thực sự được dịch thành mã chưa?
(2) Có các sai sót chính tả hoặc in ấn nào không?
(3) Có thực sự dùng các quy ước ngôn ngữ hay không?
(4) Có phục tùng về các chuẩn mẫu lập mã đối với phong cách ngôn ngữ, ghi chú
(5) Có ghi chú nào không đúng đắn hoặc mơ hồ?
(6) Kiểu dữ liệu và khai báo dữ liệu có chính xác hay không?
(7) Các hằng số vật lý có đúng đắn hay không?
(8) Có phải tất cả các khoản mục của danh sách rà soát thiết kế trọn vẹn là được áp dụng
lại hay không?
• rà soát kiểm thử phần mềm (tương ứng với kế hoạch và thủ tục kiểm thử)
♦ Mục tiêu:
− Đánh giá một cách phê phán các kế hoạch kiểm thử và các thủ tục kiểm thử
− hướng đến đảm bảo các phương pháp, các chiến lược và các kỹ thuật được sử dụng và
kế hoạch tốt
♦ Nội dung:
− chiến lược kiểm thử
13
13
 từ trên xuống
 từ dưới lên
 vụ nổ lớn (big bang)
− kỹ thuật kiểm thử
 kiểm thử hộp đen
 kiểm thử hộp trắng
 kiểm thử tải trọng
 kiểm thử luồn sợi (cho hệ thời gian thực)

 sử dụng CASE
− Kế hoạch kiểm thử tổng thể
 Giới thiệu chung
 Mô tả hệ thống cần kiểm thử
 Các mục tiêu kiểm thử
 Phương pháp sử dụng
 Tài liệu hỗ trợ
 Kế hoạch
 Thời gian, địa điểm
 Tài liệu kiểm thử: các ca kiểm thử, tiến trình, lịch trình
 Điều kiện
 Các yêu cầu: phần cứng, phần mềm, nhân sự
 Kiểm soát quá trình kiểm thử
♦ Danh mục:
(1) Các pha thử nghiệm chủ yếu có thực sự được định rõ và được xắp xếp tuần tự hay
không?
(2) Theo dõi các yêu cầu (tiêu chuẩn) có được thiết lập như một phần của pha phân tích
yêu cầu phần mềm hay không?
(3) Các chức năng chủ yếu có được trình diễn sớm không?
(4) Kế hoạch thử nghiệm có phù hợp với kế hoạch dự án tổng thể hay không?
(5) Lịch trình thử nghiệm có được xác định rõ ràng hay không?
(6) Nguồn lực và công cụ thử nghiệm đã đợc minh định và đã sẵn sàng hay chưa?
(7) Đã thiết lập cơ chế lưu trữ các báo cáo chưa?
(8) Các bộ lái (driver) và các cuống (stub) thử nghiệm đã được minh định chưa?; công
việc phát triển chúng đã được lập lịch chưa?
(9) Thử nghiệm cường độ chịu áp lực cho phần mềm đã được đặc tả chưa?
(10) Cả hai loại thử nghiệm hộp trắng và hộp đen đã được đặc tả chưa?
(11) Có phải tất cả các đường logic độc lập đều được thử nghiệm?
(12) Có phải tất cả các ca thử nghiệm đều đã được minh định và lập danh sách với đủ các
kết qủa chờ mong?

(13) Việc xử lý sai có được thử nghiệm?
(14) Các giá trị biên có được thử nghiệm?
(15) Các yêu cầu thời gian và sự diễn tiến có được thử nghiệm?
(16) Các biến thể chấp nhận được của kết quả thử nghiệm mong đợi đã được đặc tả chưa?
• rà soát bảo trì phần mềm (ứng với kế hoạch và thủ tục kiểm thử)
(1) Đã xét đến các hiệu ứng phụ gắn với các đổi thay hay chưa?
(2) Xem xét yêu cầu đổi thay đã được lập tài liệu, được đánh giá và được chấp thuận hay
chưa?
(3) Báo cáo xem xét sự đổi thay cho tất cả các bên quan tâm hay chưa?
(4) Các rà soát kỹ thuật chính thức thích hợp đã được tiến hành hay chưa?
14
14
(5) Một rà soát chấp thuận cuối cùng đã được thực hiện để bảo đảm rằng toàn bộ phần mềm
đã thực sự được cập nhật, được thử nghiệm và được thay thế hay chưa?
− D6: Đặc trưng vào/ra của mô dun D6=1-s7/s1
Câu20:Số đo độ phức tạp của McCabedựa trên cái gì và những đại lượng cụ thể nào?
- Số đo dựa trên độ phức tạp chu trình trong đồ thị chương trình của một modun
+ Số chu trình có chu trình lồng nhau
+ Số chu trình trong một chu trình
- Người ta cũng dùng các miền phẳng của đồ thị phẳng để biểu diễn đồ thị chương trình
Câu21: Đảm bảo chất lượng phần mềm dựa trên thống kê nghĩa là gì?Nó gồm những
công việc gì? Kể ít nhất năm nguyên nhân của những khuyết điểm trong phần mềm?
Là bảo đảm chất lượng thống kê phản ánh một xu thế ngày càng tăng trong công nghiệp.
Công việc bao gồm:
- Thu thập và phân loại thông tin khiếm khuyết phần mềm.
- Cố gắng lần vết để tìm ra nguyên nhân
- Dùng nguyên lý Pare cô lập 20% khiếm khuyết
- Sau khi tìm được nguyên nhân sẽ chỉnh sửa các nguyên nhân của khiếm khuyết
Các nguyên nhân gây ra khiếm khuyết có thể là:
- Đặc tả không đầy đủ hoặc sai sót (IES)

- Hiểu nhầm khi giao tiếp với khách hàng (MCC)
- Lệch hướng dự định khi đặc tả (IDS)
- Vi phạm các chuẩn lập trình (VPS)
- Sai trong biểu diễn dữ liệu (EDR)
- Không phù hợp với giao diện modun (IMI)
- Sai trong logic thiết kế (EDL)
- Thử nghiệm sai hoặc không đầy đủ (IET). . .
Câu 22: Tiếp cận hình thức cho SQA nghĩa là gì? Quá trình phòng sạch là gì? Phương
châm của kỹ thuật này là gì?
Người ta nhận thấy cần phải dùng một cách tiếp cận hình thức hơn trong việc bảo đảm
chất lượng phần mềm, cách tiếp cận này sẽ bổ sung cho các hoạt động mô tả ở trên
Tiếp cận hình thức hoá: đặc tả hình thức cho phép chứng minh tính đúng đắn, kiểm tra
lỗi, chuyển tự động thành chương trình . . . làm tăng chất lượng.
- Kiểm chứng chương trình một cách hình thức (chứng minh tính đúng đắn) và bảo đảm
chất lượng phần mềm thống kê hợp lại với nhau cho ta ta một kỹ thuật cải thiện chất
lượng sản phẩm, được gọi là quá trình phòng sạch.
- Phương châm của kỹ thuật này là: Phòng khiếm khuyết hơn là trừ khiếm khuyết
Câu23: Độ tin cậy của phần mềm là cái gì? Đo độ tin cậy dựa trên những dữ liệu nào?
- Độ tin cậy của phần mềm là một yếu tố quan trọng trong chất lượng phần mềm.
- Độ tin cậy phần mềm được định nghĩa theo thuật ngữ thống kê: “xác suất thao tác không
thất bại của chương trình máy tính trong một môi trường đặt biệt với một thời gian đã định rõ”.
- Độ tin cậy của phần mềm được đo trực tiếp và được đánh giá qua các dữ liệu phát triển và
các dữ liệu lịch sử.
Câu 24: Nêu chỉ tiêu để tính độ tin cậy? Nêu công thức tính độ sẵn sàng? Giải thích ý
nghĩa của nó?
- Với các hệ thống dựa trên máy tính thì một số đo đơn giản về độ tin cậy chính là thời gian
trung bình giữa hai lần thất bại kế tiếp (MTBF- Mean Time Between Failure):
MTBF = MTTF + MTTR
- MTTF (Mean Time To Failure) là thời gian hoạt động liên tục trung bình
- MTTR (Mean Time To Repair) là thời gian sửa xong lỗi trung bình

15
15
• Ý nghĩa:
MTBF là cách đo hữu ích hơn nhiều so với tỷ số “số khiếm khuyết”/KLOC (LOC-M
T
– F
a
– F
c
-F
d
M
T
Line Of Code) vì người dùng cuối cùng quan tâm tới những thất bại chứ không quan tâm đếm
lỗi (nhà nghiên cứu).
Do các lỗi trong chương trình không có cùng mức độ (nặng, nhẹ khác nhau) nên số các lỗi
chỉ cho ta một chỉ số nhỏ về độ tin cậy của hệ thống.
VD: Khi đưa 1 chương trình vào vận hành trong 14 tháng , trong các lỗi chưa được phát
hiện có lỗi chỉ được phát hiện sau dăm chục năm, các lỗi còn lại với MTBF khoảng 18-24
tháng
- Độ sẵn sàng phần mềm là xác suất để chương trình vận hành đúng với yêu cầu ở các thời
điểm đã định và được tính như sau:
MTTF/(MTTF + MTTR) x100%
Ý nghĩa
Thể hiện tỷ lệ thời gian làm việc trung bình trong tổng thời gian vận hành
Là độ đo gián tiếp về khả năng bảo trì được (số này càng gần 100 là đã bảo trì tốt)
Câu 25: Có những mô hình độ tin cậy nào? Nó dựa trên tham biến nào và trên giả thiết
nào? Mô hình độ tin cậy gieo hạt dựa trên ý tưởng nào? Mục tiêu để làm gì
• Có hai mô hình độ tin cậy phần mềm:
- Mô hình tiên đoán độ tin cậy như là một hàm của thời gian lịch

- Mô hình tiên đoán độ tin cậy như là một hàm của thời gian xử lý đã trôi qua (thời gian
vận hành của CPU). Loại này được coi là tốt hơn.
• Các mô hình độ tin cậy phần mềm dựa trên các giả thiết:
- Thời gian gỡ lỗi giữa các xuất hiện sai có phân phối mũ với nhịp độ xuất hiện sai, nhịp độ
này tỷ lệ thuận với số các lỗi còn lại
- Mỗi lỗi bị phát hiện sẽ được loại trừ ngay lập tức và số lỗi còn lại giảm đi 1
- Nhịp độ thất bại giữa các lỗi là không thay đổi
• Các giả thiết này còn phải bàn: vì một lỗi được loại trừ thì có thể nhiều lỗi khác lại được
sinh ra.
• Một lớp các mô hình độ tin cậy phần mềm dựa vào các đặc trưng tồn tại của một chương
trình và tính toán số dự đoán các sai tồn tại trong phần mềm
• Các mô hình này dựa trên các quan hệ định lưwngj như một hàm của độ đo tính phức tạp,
chúng liên kết thiết kế đặc chủng hoặc các thuộc tính hướng mã của chương trình với “một
ước định số khải phát các lỗi được tin rằng có trong chương trình đã cho”
Mô hình độ tin cậy gieo hạt dựa trên ý tưởng nào? Mục tiêu để làm gì?
• Ý tưởng: Một chương trình được gieo một cách ngẫu nhiên một số các lỗi(k) hiệu chuẩn
(calibration) vào một chương trình; sau đó đem kiểm thử (bằng một số ca thử nghiệm); tính
xác suất tìm được j lỗi trong tập J lỗixem như tương ứng với xác suất tìm được k lỗi đã gieo
trong K lỗi đã nhúng vào chương trình.
j/J=k/K
• Mục đích:
- dùng như một chỉ báo của độ tin cậy phần mềm;
- hoặc một cách thực tiễn hơn như một độ đo “năng lực phát hiện sai” của một tập hợp các
ca thử nghiệm.
16
16
Câu 26: Độ an toàn phần mềm là cái gì?Có những phương pháp nào để phân tích độ an
toàn?
• An toàn phần mềm là một hoạt động bảo đảm chất lượng phần mềm tập trung vào việc minh
định và đánh giá các mối nguy hiểm tiềm ẩn có thể gây ảnh hưởng phản tác dụng thậm chí

là gây ra thất bại của toàn hệ thống.
• Độ an toàn phần mềm xem xét lại cách thức lỗi nảy sinh trong một điều kiện nào đó có thể
dẫn tới rủi ro. Nghĩa là lỗi không được xem xét trong chân không mà được đánh giá trong
hoàn cảnh của toàn bộ hệ thống dựa trên máy tính.
Có các phương pháp như:
• Phân tích cây lỗi:
 dựng lên một mô hình đồ thị các tổ hợp tuần tự và song song các sự kiện dẫn đến một sự
kiện hay một trạng thái hệ thống mạo hiểm.
 Dùng một cây lỗi phát triển tốt có thể quan sát được hậu quả của một dãy các thất bại liên
kết với nhau, xuất hiện trong các thành phần khác nhau của hệ thống.
• Logic thời gian thực: xây dựng mô hình hệ thống bằng các đặc tả các sự kiện và các hành
động tương ứng. Mô hình sự kiện – hành động có thể được phân tích bằng cách dùng các
toán tử logic để thử nghiệm các quyết đoán an toàn đối với các thành phần của hệ thống và
định thời cho chúng
• Mô hình lưới petry: dùng để xác định xem lỗi nào là nghiêm trọng nhất
Câu 27: Khảo sát nhu cầu SQA gồm những nội dung gì? nhằm trả lời các câu hỏi gì?nếu
có nhu cầu thì mình làm gì?
- Gồm ba nội dung nhằm trả lời ba câu hỏi
+ Kiểm kê các chính sách SQA: chính sách, thủ tục, chuẩn nào đã có trong các pha phát
triển?
+ Đánh giá vai trò của kỹ nghệ phần mềm, bảo đảm chất lượng trong tổ chức hiện tại có
quyền lực đến đâu?
+ Đánh giá mối quan hệ SQA: Giao diện chức năng giữa SQA với các đơn vị khác như
thế nào? với các người thực hiện rà soát kỹ thuật chính thức, quản lý cấu hình và thử nghiệm
- Nếu có nhu cầu thì cần phải tiến hành đánh giá cẩn thận bằng quy tắc bỏ phiếu.
Câu 28: Có những vấn đề gì đạt ra khi triển khai SQA? Lợi íchcủa SQA là gì? Nguyên tắc
chi phí hiệu quả của SQA là gì?
- SQA có những vấn đề sau đây
+ Khó thiết lập trong một tổ chức nhỏ: khó có nguồn lực để thực hiện các hoạt động cần
thiết mà hiện chưa có.

+ Nó biểu thị một thay đổi có tính văn hoá: nên chẳng bao giờ dễ dàng thực hiện
+ Nó đòi hỏi tiêu tốn không ít tiền
- SQA có những lợi ích sau đây:
+ Phần mềm có ít các khiếm khuyết tiềm ẩn hơn và do đó mất ít công sức và thời gian
kiểm thử và bảo trì.
+ Độ tin cậy cao hơn và do đó khách hàng thoả mãn hơn
+ Giảm phí tổn bảo trì
+ Giảm phí tổn tổng thể toàn bộ vòng đời của phần mềm
- Nguyên tắc chi phí: Ở mức cơ bản SQA được xem là hiệu quả về chi phí nếu
C3>C1 + C2
Ở đây:
+ C3 là chi phí từ các sai do không có SQA
+ C1 là chi phí cho SQA của chương trình
17
17
+ C2 là chi phí do các sai không tìm thấy khi chương trình đã có SQA
Câu 29: Tại sao phải kiểm thử phần mềm? Mục tiêu kiểm thử là gì? Từ đó có quan niệm
già sai về kiểm thử phần mềm?
Kiểm thử phần mềm là yếu tố quyết định của SQA và khâu điển hình của rá soát đặc tả thiết kế
và lập mã
• Lý do cần kiểm thử phần mềm:
 muốn nhìn thấy phần mềm như là một phần tử của hệ thống hoạt động
 Hạn chế chi phí phải trả cho các thất bại do lỗi gây ra sau này
 có kế hoạch tốt cho suốt quá trình phát triển
o Tầm quan trọng. Kiểm thử chiếm:
- 40% tổng công sức phát triển
- >=30% tổng thời gian phát triển
Với phần mềm ảnh hưởng tới sinh mạng chi phí có thể gấp từ 3 dến 4 lần tổng chi phí
khác cộng lại
• Mục tiêu kiểm thử (Glen Myers): Kiểm thử là một quá trình vận hành chương trình để tìm

ra lỗi. Vì vậy:
 Một ca kiểm thử tốt là ca kiểm thử có xác suất cao trong việc tìm ra một lỗi chưa
được phát hiện
 Một ca kiểm thử thắng lợi là một ca kiểm thử làm lộ ra được ít nhất một lỗi còn
chưa được phát hiện
Một ca kiểm thử thắng lợi làm lộ ra khiếm khuyết, đồng thời mang lại các lợi ích phụ:
 chứng tỏ rằng các chức năng phầm mềm làm việc tương ứng với đặc tả,
 chứng tỏ các yêu cầu thực thi là phù hợp
 có thêm các chỉ số độ tin cậy phần mềm và các chỉ số về chất lượng phần mềm nói
chung
“Kiểm thử không thể chứng minh được việc không có khiếm khuyết, nó chỉ có thể chứng
minh rằng khiếm khuyết phần mềm hiện hữu”
• Người ta thường có những quan niệm sai gì về kiểm thử phần mềm?
- Người phát triển không tham gia kiểm thử
- Phần mềm được công bố một cách rộng rãi để người lạ kiểm thử nó một cách tàn nhẫn
- Người kiểm thử chỉ quan tâm khi kiểm bắt đầu
- Kiểm thử có thể chứng minh được phần mềm không có khiếm khuyết
- Phép kiểm thử thành công là kiểm thử không tìm ra lỗi nào
- Chỉ cần kiểm thử một lần
Câu 30: Thế nào là một ca kiểm thử tốt? ca kiểm thử thành công? Lợi ích phụ kiểm thử là

 Một ca kiểm thử tốt là ca kiểm thử có xác suất cao trong việc tìm ra một lỗi chưa được
phát hiện
 Một ca kiểm thử thắng lợi là một ca kiểm thử làm lộ ra được ít nhất một lỗi còn chưa
được phát hiện
Một ca kiểm thử thắng lợi làm lộ ra khiếm khuyết, đồng thời mang lại các lợi ích phụ:
 chứng tỏ rằng các chức năng phầm mềm làm việc tương ứng với đặc tả,
 chứng tỏ các yêu cầu thực thi là phù hợp
 có thêm các chỉ số độ tin cậy phần mềm và các chỉ số về chất lượng phần mềm nói
chung

Câu 31: Biểu đồ dòng thông tin kiểm thử mô tả cái gì? vẽ biểu đồ của nó?
Biểu đồ dòng thông tin kiểm thử tuân theo hình mẫu được mô tả như sau:
18
18
Hai lớp được cung cấp cho tiến trình kiểm thử:
(1) Cấu hình phần mềm: Bản Đặc tả yêu cầu phần mềm, bản Đặc tả thiết kế, chương trình gốc
(2) Cấu hình kiểm thử: Kế hoạch và thủ tục kiểm thử, các công cụ kiểm thử dự định dùng, các
ca kiểm thử cùng kết quả dự kiến.
Cấu hình phần mềm
Cấu hình kiểm thử
Kiểm thử
Đánh giá
Gỡ lỗi
Mô hình độ tin cậy
Phần mềm chỉnh sửa
Độ tin cậy dự đoán
Kiểm thử được tiến hành và tất cả các kết quả được đánh giá bằng cách so sánh với kết
quả dự kiến. Khi phát hiện lỗi, việc gỡ lỗi bắt đầu được tiến hành.
Tiến trình gỡ lỗi thường không dự kiến được thời gian nên việc lập lịch kiểm thử trở
nên khó khăn.Ví dụ: 1 lỗi chỉ ra sự sai biệt độ 0.01% giữa kết quả trông đợi và thực tại có
thể mất 1 giờ, 1 ngày hay 1 tháng để chuẩn đoán và sửa chữa.
Khi các kết quả kiểm thử được thu thập và đánh giá thì chất lượng và độ tin cậy phần
mềm dần được khẳng định. Nếu hay gặp phải lỗi nghiêm trọng yêu cầu sửa đổi thết kế thì
chất lượng và độ tin cậy là đáng ngờ và cần kiểm thử thêm.
Mặt khác, nếu các chức năng phần mềm dường như làm việc đúng và lỗi gặp phải là dễ
sửa thì có thể rút ra một trong hai kết luận:
(1) Chất lượng và độ tin cậy phần mềm chấp nhận được
(2) Kiểm thử không tương xứng để làm lộ ra những lỗi nghiêm trọng.
Nếu việc kiểm thử không làm lộ ra lỗi nào thì có thể hoài nghi rằng cấu hình kiểm thử
chưa được cân nhắc đúng mức, các lỗi vẫn còn ẩn núp trong phần mềm và sẽ bị phát hiện

bởi người dùng.
Câu 32: Kể các đối tượng và phương pháp kiểm thử phần mềm? Mỗi phương pháp đó
thường được sử dụng vào giai đọan nào của quá trình phát triển?
Đối tượng và phương pháp kiểm thử
Loại Đơn vị Tích hợp Thẩm định Hệ thống
Đối tượng Mã Thiết kế Yêu cầu Toàn hệ thống
Phương pháp Hộp trắng Hộp đen và trắng Hộp đen Mô hình
Mỗi phương pháp đó thường được sử dụng vào giai đoạn nào của quá trình phát triển:
- Hộp trắng: sử dụng trong giai đoạn Mã hóa
- Hộp trắng và đen: thiết kế
- Hộp đen: Yêu cầu
- Mô hình: Kĩ nghệ hệ thống
19
19
Câu 33: Một ca kiểm thử là cái gì? Mục tiêu thiết kế ca kiểm thử? các bước để xây dựng
một ca kiểm thử?
• Thiết kế ca kiểm thử thường với mong muốn tìm ra được nhiều sai nhất với nỗ lực và
thời gian là nhỏ nhất
• Trong các thập kỷ 80-90 đã có nhiều loại phương pháp thiết kế ca kiểm thử
• Các phương pháp tốt phải cho một cơ chế giúp ta bảo đảm tính đầy đủ và cung cấp cho ta
một khả năng thật sự phát hiện được các sai trong phần mềm
• Có thể kiểm thử theo một trong hai kỹ thuật sau:
 Kiểm thử hộp đen
 Kiểm thử hộp trắng
Câu 34: Kiểm thử hộp trắng là cái gì? Nó nhằm kiểm tra những nội dung nào?
• Kiểm thử trực tiếp trên mã nguồn
• Khám xét các chi tiết thủ tục, các con đường logic, các trạng thái của chương trình
• Chú ý rằng số con đường logic là lớn một chương trình nhỏ, chẳng hạn chỉ có 100 dòng
PASCAL với một vòng lặp thì số con đường có thể xét lên đến 1014 và giả sử một kiểm
thử hetes 1ms thì tốn 3170 năm làm kiểm thử cho tất cả các con đường đó.

• Sử dụng cấu trúc điều khiển của thiết kế thủ tục để hình thành các ca kiểm thử
• Đảm bảo:
o Mọi con đường độc lập trong modun cần được thực hiện ít nhất một lần.
o Mọi ràng buộc logic được thực hiện cả hai phía đúng và phía sai
o Thực hiện tất cả các vòng lặp biên của nó và cả với các biên vận hành.
o Thực hiện Các cấu trúc dữ liệu nội tại để đảm bảo tính hiệu lực của nó.
Câu 35: Kiểm thử hộp đen là cái gì? Nó giúp kiểm tra những nội dung nào của đối tượng
kiểm thử?
• Chỉ thực hiện các phép thử tiến hành qua giao diện phần mềm
• Dùng để thuyết minh các chức năng phần mềm đủ và vận hành đúng
• Ít chú ý tới cấu trúc logic nội tại của phần mềm
Câu 36: Chiến lược kiểm thử phần mềm là cái gì? Nêu các nguyên tắc trong chiến lược
kiểm thử phần mềm?
• Một chiến lược kiểm thử phần mềm là sự tích hợp các kỹ thuật thiết kế ca kiểm thử tạo
thành một kế hoạch gồm một dãy các bước hướng dẫn quá trình kiểm thử phần mềm
thành công.
• Mỗi chiến lược kiểm thử phần mềm:
 Phải tích hợp được:
- việc lập kế hoạch thử nghiệm
- việc thiết kế ca sử dụng
- việc tiến hành kiểm thử
- việc thu thập và đánh giá các thông tin kết quả
 Phải đủ mềm dẻo để cổ vũ óc sáng tạo và việc theo ý khác hàng (mà tất cả các hệ thống
lớn dựa trên máy tính đều cần kiểm thử tương xứng)
 Kiểm thử là một tập các hoạt động có thể lập kế hoạch trước được và được tiến hành
một cách có hệ thống. Chính vì vậy mà cần xác định một khuôn mẫu cho việc kiểm thử
phần mềm trong tiến trình kỹ nghệ phần mềm
. Nêu các nguyên tắc trong chiến lược kiểm thử phần mềm?
Các đặc trưng khái quát khôn mẫu
• Bắt đầu mức modul và tiếp tục cho đến khi tích hợp thành một hệ thống dựa trên máy

tính trọn vẹn
• Các kỹ thuật kiểm thử khác nhau là thích hợp tại những thời điểm khác nhau
• Được cả người phát triển và nhóm kiểm thử độc lập cùng tiến hành
20
20
• kiểm thử và gỡ lỗi, song việc gỡ lỗi phải thích ứng với từng chiến lược kiểm thử
Nguyên tắc
• Chiến lược kiểm thử phần mềm phải thích ứng với các kiểm thử mức thấp (kiểm tra xem
từng khúc mã nguồn có được thực thi đúng đắn không) cũng như với các kiểm thử mức
cao (thẩm định xem các chức năng hệ thống chủ yếu có đúng theo yêu cầu của khách
hàng không)
• Mỗi chiến lược phải cung cấp các hướng dẫn cho những người thực hành để tiến hành
kiểm thử và cung cấp một tập các cột mốc cho các nhà quản lý để quản lý hoạt động đảm
bảo chất lượng
• Quá trình kiểm thử phải đo được để có thể nhận ra các vấn đề càng sớm càng tốt
Câu 37: Nêu các bước của chiến lược kiểm thử thời gian thực và giải thích nội dung của
mỗi bước
Gồm bốn bước:
1. Kiểm thử tác vụ: Kiểm thử từng tác vụ một cách độc lập với nhau (bằng cả kỹ thuật hộp
trắng và hộp đen). Nó cho phép phát hiện sai về logic và chức năng. Chưa phát hiện hiện
sai về thời gian và ứng xử.
2. Kiểm thử ứng xử:
- Sử dụng công cụ CASE tạo mô hình hệ thống để mô phỏng ứng xử của hệ thời
gian thực, xem ứng xử của nó như hậu quả của sự kiện ngoài. Dùng kết quả hoạt
động phân tích này để thiết kế ca kiểm thử (tương tự kỹ thuật đồ thi nhân quả)
- Phân lớp sự kiện: (tương tự phân hoạch tương đương)
Câu 38: Kiểm thử hộp trắng dựa trên cơ sơ nào để thiết kế ca kiểm thử? Thiết kế ca kiểm
thử phải đảm bảo điều kiện gì?
Kiểm thử hộp trắng sử dụng cấu trúc điều khiển của thiết kế thủ tục để hình thành các ca kiểm
thử.

Thiết kế ca kiểm thử phải đảm bảo:
- Bảo đảm rằng mọi con đường độc lập trong một môđun đều được thực hiện ít nhất một
lần.
- Mọi ràng buộc logic được thực hiện cả phía true và false.
- Thực hiện tất cả các vòng lặp ở biên của nó và cả với biên vận hành của nó.
- Thực hiện các cấu trúc dữ liệu nội tại để bảo đảm tính hiệu lực của nó
Câu 39: Ma trận thử nghiệm được cấu trúc như thế nào? Nó được dùng để làm gì?
Cấu trúc: Ma trận kiểm thử là ma trận vuông có kích thước bằng số các nút trong đồ thị dòng
- Mỗi dòng/cột ứng với tên một nút
- Mỗi ô là tên một cung nối nút dòng đến nút cột
Ma trận kiểm thử được sử dụng như là một dữ liệu có cấu trúc để kiểm tra các con đường cơ
bản.
Để ma trận kiểm thử trở thành công cụ mạnh mẽ trong việc đánh giá cấu trúc điều khiển
chương trình khi thử nghiệm người ta sử dụng ma trận có trọng số (thêm trọng số cho các
cung). Trọng số có thể là:
- Xác suất cung đó được tiến hành
- Thời gian xử lý tốn trong quá trình đi ngang qua cung đó.
- Bộ nhớ đòi hỏi trong quá trình đi ngang qua cung đó.
- Nguồn lực được đòi hỏi trong quá trình đi ngang qua cung đó
Ma trận kiểm thử dùng như một dữ liệu có cấu trúc để kiểm tra các đường cơ bản. (Vì thủ
tục để suy dẫn ra đồ thị dòng và xác định một tập các đường cơ bản tuân theo việc máy móc
hóa)
21
21
Câu 40: Nêu các loại điều khiển trong cấu trúc điều khiển và cho ví dụ? Có những loại sai
nào trong điều kiện khi kiểm thử
Các loại điều khiển:
- Điều khiển đơn: là 1 biến bool hoặc 1 biểu thức quan hệ (có thể có toán tử phủ
định đứng đầu)
Biểu thức quan hệ là một biểu thức Bool xác định quan hễ giữa 2 biểu thức số học

bằng một phép so sánh: <, <=, =, >=, #.
- Điều kiện kết hợp là điều kiện cấu thành từ hơn một điều kiện đơn nhờ các toán
tử Bool: hoặc hợp, giao, phủ định
các loại sai.
- Sai biến, toán tử bool, sai số hạng trong biểu thức toán tử Bool, sai toán tử quan hệ, sai
biểu thức số học.
Câu 41: Kiểm thử điều khiển dòng dữ liệu nghĩa là gì? Cho ví dụ?
Phương pháp kiểm thử dòng dữ liệu là kiểm thử tuyển chọn các đường của chương trình tương
ứng với việc định vị các xác định biến và các sử dụng biến trong chương trình. Người ta đã
nghiên cứu một số chiến lược thử nghiệm dòng dữ liệu và so sánh chúng.
Giả sử rằng mỗi câu lệnh của chương trình được gán với số câu lệnh duy nhất và mỗi hàm
không được cải biên các tham số của nó và các biến toàn cục.
Với mỗi câu lệnh S ta định nghĩa:
DEF(S) = {X | câu lệnh S chứa định nghĩa của X}
USE(S) = {X | câu lệnh S chứa một sử dụng X}
Nếu S là câu lệnh if hoặc câu lệnh vòng lặp thì DEF(S) là rỗng, còn USE(S) được xác định tùy
theo điều kiện trong S.
Giả thiết: định nghĩa của biến X ở câu lệnh S là còn sống tại câu lệnh S’ nếu có một con đường
từ S tới S’ mà trên con đường đó không chứa một định nghĩa nào khác của X.
Một dây truyền sử dụng (DU dây truyền) của X là DU=[X,S,S’] với X trong DEF(S), và trong
USE(S’) và định nghĩa X trong S vẫn còn sống trong S’.
Chiến lược thử nghiệm dòng dữ liệu đòi hỏi rằng mọi DU đều phải được phủ ít nhất một lần.
Kiểm thử DU không bảo đảm phủ tất cả các nhánh của chương trình; tuy nhiên một nhánh
không được phủ bởi DU kiểm thử là rất hiếm.
Kiểm thử dòng dữ liệu là hữu ích để chọn các đường của chương trình có chứa lồng các câu
lệnh if hoặc vòng lặp.
Ví dụ:
Proc x
B1;
Do while C1

If C2
Then
If C4
Then B4;
Else B5;
Endif;
Else
If C3
Then B2;
Else B3;
Endif
Endif
Enddo;
22
22
B6;
End proc;
Giả sử biến X được định nghĩa trong câu lệnh cuối của các khối B1, B2, B3, B4, B5 và được
dùng trong câu lệnh đầu tiên của các khối B2, B3, B4, B5 và B6. Chiến lược kiểm thử DU đòi
hỏi việc thực hiện của đường đi ngắn nhất từ mỗi Bi 0<i<=5 tới mỗi Bj 1<j<=6 (Việc kiểm thử
như vậy cũng bao quát mọi việc dùng biến X trong các điều kiện C1,C2, C3, C4) Mặc dầu có
tới 25 dây chuyền DU của biến X, chúng ta chỉ cần năm đường đi để bao quát các dây chuyền
DU của X từ Bi 0<i<=5 tới B6 và các dây chuyền DU khac có thể được bao quát bằng cách
làm cho năm đường này có chứa những việc lặp của chu trình.
khác về việc vượt cận hay giá trị bị loại ra
+ Tiến dần ra ngoài, thực hiện phép kiểm thử cho vòng lặp tiếp nhưng giữ tất cả
các vòng lặp bên ngoài hơn ở giá trị tối thiểu và các vòng lặp lồng bên trong khác ở giá
trị “điển hình”
+ Tiếp tục cho tới khi mọi vòng lặp đã được kiểm thử hết.
1 Vòng lặp nối tiếp: Dùng cho các vòng lặp đơn nếu mỗi vòng lặp là độc lập. Tuy nhiên nếu

2 vòng lặp nối nhau và số đếm của vòng lặp 1 được dùng làm giá trị khởi đầu cho vòng lặp
2 thì các vòng lặp là không độc lập nhau. Khi các vòng lặp là không độc lập thì áp dụng
cho các vòng lặp lồng nhau.
2 Vòng lặp phi cấu trúc: Bất kỳ khi nào có thể được lớp vòng lặp này nên được thiết kế lại để
phản ánh việc dùng các kết cấu lập trình có cấu trúc
Câu 42: Mô hình của kiểm thử hộp đen quan tâm đến những nhân tố nào của phần mềm?
Nó nhằm tìm ra các loại sai nào? Nêu các phương pháp áp dụng cho nó?
Phương pháp kiểm thử hộp đen tập trung vào các yêu cầu chức năng của phần mềm
Việc kiểm thử hộp đen nhằm tìm các loại sai sau:
- Chức năng thiếu hoặc không đúng
- Sai về giao diện
- Sai trong cấu trúc hoặc trong truy cập dữ liệu ngoài
- Sai thực thi chức năng
- Sai khởi đầu hoặc kết thúc modun
Nêu các phương pháp áp dụng cho kiểm thử hộp đen?
- Phân hoạch tương đương: chia miền vào của chương trình thành các lớp dữ liệu để đưa
ra các ca kiểm thử
- Phân tích giá trị biên (BVA): là kĩ thuật bổ sung thêm cho phân hoạch tương đương.
Thay vì chọn bất cứ phần tử nào của lớp tương đương, BVA chọn các ca kiểm thử sát
với lớp tương đương. Thay vì tập trung vào điều kiện vào, BVA còn đưa ra các ca kiểm
thử từ miền ra. Phương pháp này cho rằng số lớn các sai xuất hiện ở biên nhiều hơn là
vùng dữ liệu trung tâm. Không những chú ý đến dữ liệu trong và sát biên mà còn chú ý
đến dữ liệu ngoài và sát biên
- Đồ thị nhân quả: cung cấp cách biểu diễn chính xác các điều kiện logic và hành động
tương ứng
- Kiểm thử so sánh(kiểm thử dựa vào nhau): thực thi nhiều bản khác nhau cho cùng một
đặc tả. Thực hiện các kỹ thuật kiểm thử hộp đen trên với các sản phẩm cho cùng các ca
kiểm thử và cùng các dữ liệu vào. So sánh các kết quả thu được. Nếu có khác biệt thì
như thế có sai trong một sản phẩm nào đó.
23

23
Câu 43: Trình bày phương pháp phân hoach: nguyên tắc, mục tiêu và thiết kế ca kiểm thử?
Phương châm xác định lớp tương đương là gi?
- Nguyên tắc: chia miền vào của chương trình thành các lớp dữ liệu để đưa ra các ca kiểm
thử.
- Mục tiêu: Nhằm tìm ra một ca kiểm thử để bộ lộ một lớp sai, bởi vậy nó rút gọn số ca
kiểm thử cần phát triển
- Thiết kế ca kiểm thử: Dựa trên đánh giá các lớp tương đương đối với một điều kiện vào.
Lớp tương đương biểu thị cho một tập các trạng thái hợp lệ hay không hợp lệ đối với
điều kiện vào
- Phương châm:
o Điều kiện vào là phạm vi rộng hay một giá trị đặc biệt thì cần xác định:
+ Một lớp tương đương hợp lệ
+ Hai lớp tương đương không hợp lệ
o Điều kiện vào đặc tả một thành phần của một tập hoặc điều kiện Bool thì cần xác
định:
+ Một lớp tương đương hợp lệ
+ Một lớp tương đương không hợp lệ
Câu 44: Kỹ thuật nhân quả nghĩa là gì? Nêu các bước của ký thuật đó?
Kỹ thuật đồ thị nhân quả là một kỹ thuật thiết kế ca kiểm thử, nó cung cấp một biểu diễn chính
xác các điều kiện logic và các hành động tương ứng.
- Các bước: 4 bước
o Lập danh sach các nguyên nhân (điều kiện vào) và kết quả (hành động) cho từng
môđun và gán giá trị định danh cho chúng.
o Phát triển đồ thị nhân quả
o Chuyển đồ thị đó thành bảng quyết định
o Các quy luật của bảng quyết định đó được sử dụng xây dựng các ca kiểm thử
Câu 45: Chiến lươc kiểm thử thời gian thực gồm mấy bước? là những bước nào? Giải
thích nội dung cơ bản mỗi bước?
Chiến lược kiểm thử thời gian thực gồm 4 bước:

- Kiểm thử tác vụ: kiểm thử từng tác vụ một cách độc lập với nhau (cho cả kỹ thuật hộp
trắng và kỹ thuật hộp đen). Kiểm thử loại này cho phép:
o Phát hiện các sai về logic và chức năng
o Không phát hiện các sai về thời gian và ứng xử
- Kiểm thử ứng xử:
o Sử dụng công cụ CASE tạo mô hình hệ thống để mô phỏng ứng xử của một hệ
thời gian thực và xem ứng xử của nó như là một hậu quả của các sự kiện từ ngoài.
Kết quả các hoạt động phân tích này có thể được dùng để thiết kế các ca kiểm thử.
o Dùng kỹ thuật tương tự như phân hoạch tương đương đương phân lớp sự kiện.
Mỗi sự kiện được kiểm thử riêng và ứng xử của hệ thi hành được được khám
nghiệm để phát hiện các sai do việc xử lý kết hợp với các sự kiện đó.
o Kiểm thử mọi lớp sự kiện. Các sự kiện được đưa vào trong hệ thống theo thứ tự
ngẫu nhiên và với tần suất ngẫu nhiên nhằm phát hiện các sai ứng xử.
- Kiểm thử liên tác: kiểm thử để tìm các sai liên quan đến thời gian. Các tác vụ không
đồng bộ khi có liên tác với các tác vụ khác. Vì thế cần kiểm thử với các nhịp điệu dữ
liệu và tải xử lý khác nhau để xác định xem liệu các sai đồng bộ liên tác có xảy ra
không. Hơn nữa, các tác vụ không đồng bộ do giao tiếp phụ thuộc hàng đợi thông điệp
hoặc truy cập kho dữ liệu (data store) cũng được thử để bộc lộ các sai về cỡ dữ liệu.
24
24
- Kiểm thử hệ thống: sau khi tích hợp phần cứng và phần mềm tiến hành kiểm thử hệ
thống để tìm ra các sai về giao diện.
Câu 46: Kiểm thử đơn vị là gì? Quan hệ của nó với hoạt động mã hóa như thế nào?
Kiểm thử đơn vị là tiến trình kiểm thử tập trung kiểm chứng vào đơn vị nhỏ nhất của thiết kế
phần mềm đó là môđun. Kiểm thử đơn vị bao giờ cũng hướng theo hộp trắng và bước này có
thể được tiến hành song song cho nhiều môđun.
Nó kiểm thử các phần sau:
- Thử nghiệm giao diện
- Khám nghiện cấu trúc dữ liệu cục bộ.
- Thử nghiệm với các điều kiện biên.

- Các đường độc lập.
- Các đường xử lý sai.
Quan hệ của nó với hoạt động mã hóa:
- Kiểm thử đơn vị thường được coi là phần phụ thêm của bước mã hóa.
- Sau khi bước mã nguồn đã được phát triển, được rà soát và kiểm tra tính đúng đắn cú
pháp thì việc thiết kế ca kiểm thử đơn vị bắt đầu
Câu 47: Kiểm thử tích hợp thực hiện khi nào? Tại sao phải kiểm thử tích hợp?
Kiểm thử tích hợp là một kỹ thuật có tính hệ thống để xây dựng cấu trúc chương trình ngay khi
đang tiến hành kiểm thử để phát hiện sai liên kết với giao diện.
Phải kiểm thử tích hợp vì:
- Dữ liệu có thể bị mất khi đi qua một giao diện
- Một mođun có thehẻ có một hiệu ứng bất lợi vô tình lên các môđun khác
- Các chức năng phụ khi kết hợp lại có thể không sinh ra chức năng chính mong muốn
- Các điều không chính xác riêng rẽ có thể bị phóng đại đến mức không chấp nhận được.
- Các cấu trúc dữ liệu toàn cục có thể để lộ ra các vấn đề…
Câu 48: Có những phương pháp gì được áp dụng cho kiểm thử tích hợp? mô tả tóm tắt nội
dung mỗi phương pháp?
Có các phương pháp:
- Phương pháp “big-bang”: cố gắng tích hợp không tăng dần tức là xây dựng chương trình
bằng cách tiếp cận vụ nổ lớn “big-bang”. Tất cả các môdun đều được tổ hợp trước. Toàn bộ
chương trình được kiểm thử như một tổng thể và thường sẽ là một kết quả hỗn loạn. Gặp phải
một tập hợp các lỗi. Việc sửa đổi gặp khó khăn vì việc cô lập nguyên nhân bị phức tạp bởi việc
trải rộng trên toàn chương trình. Khi những lỗi này đã được sửa thì những lỗi mới lại xuất hiện
và tiến trình này cứ tiếp diễn trong vòng lặp vô hạn.
- Phương pháp tích hợp trên xuống: đây là một phương pháp tích hợp tăng dần với việc xây
dựng cấu trúc chương trình. Các môđun được tích hợp bằng cách đi dần xuống theo trật tự điều
khiển, bắt đầu với môđun điều khiển chính (chương trình chính). Các môđun phụ thuộc (và
phụ thuộc cuối cùng) vào môđun điều khiển chính sẽ được tổ hợp dần vào trong cấu trúc theo
hoặc chiều sâu trước hay chiều rộng trước.
- Phương pháp tích hợp dưới lên: bắt đầu xây dựng và kiểm thử với các môđun nguyên tử (tức

là các môdun ở mức thấp nhất trong cấu trúc chương trình). Vì các môđun này được tích hợp
từ dưới lên nên việc xử lý yêu cầu đối với các môđun phụ thuộc vào một mức nào đó bao giờ
cũng có sẵn và nhu cầu về cuống bị dẹp bỏ.
Câu 49: Các tài liệu kiểm thử tích hợp gồm những loại gì?
+ Phạm vi kiểm thử
+ Kế hoạch thử nghiệm
+ Các pha thử nghiệm và các cụm (build)
+ Lịch trình
25
25

×