Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Yêu cầu kỹ thuật ao nuôi cá nuớc tĩnh doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.01 KB, 7 trang )

Yêu cầu kỹ thuật ao nuôi cá nuớc tĩnh
Cơ thể cá với môi trường luông có mối quan hệ
khăng khít, mật thiết và thống nhất, mọi sự biến đổi
của môi trường nướcđều ảnh hưởng đến quá trình
sống, dinh dưỡng, sinh trưởng và sinh sản của cơ thể
cá. Trong thực tế điều kiện môi trường ao nuôi rất
khác nhau, có ao thì phù hợp với yêu cầu kỹ thuật ao
nuôi cá, có ao lại không phù hợp với yêu cầu kỹ thuật
nuôi cá. Chính vì vậy điều triức tiên muốn có ao nuôi
phù hợp với yêu cầu kỹ thuật ao nuôi cá chúng ta
phải tiến hành xây dựng và cải tạo ao cho phù hợp
với yêu cầu nuôi cá ngay từ đầu. Ao nuôi cá thịt tăng
sản cần phải đảm bảo một số yêu cầu kỹ thuật sau
đây:
1.1- Chọn ví trí, địa điểm:
Để có một ao nuôi cá tốt việc đầu tiên cần chú
ý là phải chọn vị trí cho thích hợp trong cả việc quản
lý, chăm sóc và bảo vệ, cũng như phải bảo đảm các
yêu cầu về mặt kỹ thuật khác. Vì vậy vị trí xây dựng
ao nuôi phải thỏa mãn những yêu cầu sau:
- Ở gần nhà (đối với chăn nuôi hộ gia đình), hoặc ở
những khu vực dễ quản lý, chăm sóc (các trại chăn
nuôi lớn).
- Chất đáy không tiết ra chất độc, độ phèn vừa phải
(tốt nhất là trung tính).
- Gần và có nguồn cung cấp nước chủ động, có thể
thay và bổ xung khi cần thiết.
1.2- Diện tích ao nuôi:
Diện tích của ao nuôi phụ thuộc vào khả năng
đầu tư vốn và các điều kiện cụ thể của cơ sở. Trong
thực tiễn sản xuất người ta thường cho rằng “Ao lớn


thì cá to”. Tuy nhiên, diện tích ao nuôi cũng không
thể quá rộng và cũng không nên quá nhỏ. Một ao
nuôi có diện tích rộng thì đáp ứng một khoảng không
gian rộng lớn cho các hoạt động của cá. Khi ao có
diện tích mặt thoảng lớn thì sẽ ảnh hưởng tới các hoạt
động của gió và như vậy sẽ làm tăng Oxy hòa tan từ
không khí vào nước, thúc đẩy sự đối lưu không
ngừng giữa các tầng nước khác nhau và các vùng
khác nhau trong ao. Điều đó sẽ làm cho chất lượng
nước tại các vùng khác nhau sẽ được cải thiện tốt
hơn.
Theo các kinh nghiệm thu nhận được qua nhiều
năm nuôi cá người ta cho rằng diện tích ao nuôi cá
thịt rộng chừng 2.500 - 5.000 m2 là tốt nhất. Khi diện
tích ao nuôi quá nhỏ thì năng suất cá nuôi thường
thấp. Nhưng nếu một ao nuôi có diện tích quá lớn thì
sẽ gây ra rất nhiều khó khăn cho việc quản lý, đánh
bắt và thậm chí ngay cả việc cho cá ăn.
1.3- Hình dạng và môi trường của ao nuôi cá:
Ao nuôi cá có hình chữ nhật với tỷ lệ giữa cạnh
dài và cạnh ngắn là 3/2 là thích hợp nhất. Vì với
những ao như thế sẽ rất tiện lợi cho việc quản lý và
khai thác cá. Khi xây dựng ao chiều dài của ao nên
đặt theo hướng Đông - Tây, vì những lý do sau:
- Ao nằm theo hướng Đông - Tây sẽ làm cho thời
gian của ánh sáng mặt trời lên mặt ao sẽ dài hơn, điều
đó sẽ làm thúc đẩy sự quang hợp của thực vật phù du
và như vậy sẽ làm tăng hàm lượng Oxy hòa tan trong
nước.
- Vào mùa Đông thời gian chiếu sáng dài trong ao

cũng giúp làm tăng nhiệt độ nước của ao lên, làm cho
cá hoạt động tốt và ăn mạnh hơn.
Không nên trồng các loại cây cao, có bóng hoặc
các tòa nhà xung quanh bờ ao, vì như vậy chúng sẽ
làm giảm số giờ chiếu sáng và hạn chế ảnh hưởng
của gió.
1.4- Nền đáy ao
Nền đáy có ảnh hưởng đến chất nước, tới sinh
vật làm thức ăn cho cá. đáy ao là chất cát hoặc sỏi cát
dẫn đến sự liên kết dính kém, độ thẩm thấu của nước
lớn, lượng nước trong ao thường xuyên bị hao hụt
kéo theo chất dinh dưỡng tong ao cũng bị mất đi.
Ở môi trường chua mặn rất khó gây màu nước,
sinh vật thức ăn kém phát triển bởi vì: Khi bón phân
xuống ao bị keo đất hấp thụ muối dinh dưỡng trên bề
mặt(làm mất tác dụng của phân), mặt khác khả năng
phân huỷ trong môi trường chua rất kém, từ đó làm
mất hiệu quả của việc bón phân xuống ao.
Ao nuôi cá có đáy đất thịt là tốt nhất, sau đó là
đáy bùn và cuối cùng là đáy đất cát. Đất thịt của đáy
ao giúp cho việc liên kết các chất thải của cá tốt hơn,
thuận lợi cho việc sục khí; làm tăng quá trình phân
giải của các hợp chất hữu cơ và tăng khả năng khả
năng hấp thụ phân bón và bảo tồn các muôi dinh
dưỡng khoáng.
1.5- Độ sâu của ao
Trong một phạm vi nhất định, năng suất nuôi cá
tăng lên cùng với sự tăng của độ sâu mực nước ao. ở
những ao nuôi có nền đáy nông thì khoảng không
gian dành cho các hoạt động của cá bị hạn chế, nồng

độ Oxy và nhiệt độ của nước dễ thay đổi bởi các yếu
tố môi trường ngoài (bảng 1). Điều đó cũng không
đồng nghĩa với ý cho rằng mức nước càng sâu thì
càng tốt. Độ sâu của ao có một mức độ giới hạn của
nó. Qua thực tế sản xuất và qua những thí nghiệm
cũng đã chứng minh rằng độ sâu của ao nuôi thích
hợp nhất từ 2,0 - 2,5m.


Bảng 2- Mối quan hệ giữa độ sâu với nhiệt độ và
hàm lượng Oxy hòa tan.

Độ sâu Nhiệt độ
nước (
0
C)
Nồng độ Oxy
hòa tan (mg/lit)

1 18,0 4,06
2 17,7 2,56
3 17,3 1,06
4 16,8 0,83
1.6. Nguồn nước và chất nước
Bên cạnh các chỉ tiêu về diện tích, độ sâu, chất
đáy ao nước tĩnh phải có nguồn nước chủ động để kịp
thời bổ sung nước cho ao(do ao bị mất nước bởi quá
trình thẩm thấu, bay hơi), đảm bảo mức nước luôn ổn
định từ 1,5-2m nước. Chất nước không được nhiễm
bẩn, không có các chất độc, hàm lượng oxy từ 3mg

O
2
/l trở lên. pH dao động từ 7-7,5. Chủ động bổ sung
nước cho ao trong quá trình nuôi cá là một trong
những yêy cầu kỹ thuật cần thiết, nhằm cải thiện môi
trường sống của cá nuôi trong ao đồng thời còn có tác
dụng kích thích sự phát triểncủa sinh vật làm thức ăn
cho cá.

×