Kỹ thuật nuôi cá ao trong hệ VAC
2.1- Chọn hình thức nuôi và biện pháp giải quyết
thức ăn cho cá
2.1.1- Hình thức nuôi
Có hai hình thức nuôi cá ao đó là nuôi đơn và nuôi
ghép.
- Nuôi đơn là chỉ nuôi một loại cá trong ao. Hình
thức nuôi này thường được áp dụng cho các loài cá
có đặc điểm sinh lý, sinh thái riêng biệt hoặc là
những loài cá có giá trị kinh tế cao. Các loài cá
thường được nuoi đơn là cá chép, cá tra, cá trê,cá ro
phi… Ưu điểm của nuôi đơn là cho quy cỡ đồng đều,
dễ áp dụng quy trình công nghệ. Nhưng nhược điểm
của nuôi đơn là dễ nhiễm bệnh và không tận dụng hết
năng suất vực nước
- Nuôi ghép là nuôi từ 2 loài cá trở lên trong cùng
một ao. Mỗi loài cá chọn nuôi có tập tính sống ở tầng
nước khác nhau, ăn các loại thức ăn khác nhau, nên
nuôi ghép có thể tận dụng được không gian, năng
suất vực nước, cơ sở thức ăn và tác dụng tương hỗ
giữa các loài trong ao. Do vậy, trong cùng một điều
kiện, ao nuôi ghép thường có năng suất cao hơn
khoảng từ 20 -30% so với ao nuôi đơn.
Trong nuôi cá hệ VAC cũng có thể áp dụng cả
hai hình thức trên tùy theo điều kiện , qui cỡ ao,
nguồn cá giống, trình độ kỹ thuật và khả năng đầu tư
của gia đình.
+ Nuôi đơn: đối với những ao có diện tích dưới
300m
2
, mức nước sâu 0,8 - 1,0 m. Nếu nuôi rô phi
mật độ thả từ 2 - 3 con/m
2
. Nuôi trê lai mật độ thả 8 -
10con/m
2
.
+ Nuôi ghép: đối với những ao có diện tích rộng
trên 300m
2
đến hàng nghìn m
2
; mức nước sâu từ 1,2 -
2,5m. Thành phần đàn cá nuôi và tỷ lệ nuôi ghép tùy
theo các điều kiện sau:
- Nơi có nhiều sản phẩm phụ của nông nghiệp,
công nghiệp như: cám gạo, bột ngô, bột sắn, bã rượu,
bã đậu, bã bia, bột cá, đầu tôm, cá, Có nhiều phân
chuồng, phân xanh, đất đai phì nhiêu, màu mỡ, Nên
chọn 1 trong 3 công thức sau đây:
Công thức 1: Nuôi ghép cá rô phi là chính. Mật
độ 2 con/ao. Gồm: rô phi 50%; rôhu và mrigan 20%;
mè trắng 15%; mè hoa 5%; chép 5%; trắm cỏ 5%.
Công thức 2: Nuôi ghép cá rôhu là chính. Mật
độ 1,5 con/m
2
. Gồm: rô hu 50%; mrigan 20%; mè
trắng 20%, trắm cỏ 5%; chép 5%.
Công thức 3: nuôi ghép cá trắm cỏ là chính.
Công thức này áp dụng ở những nơi có nhiều rau cỏ,
đất đai bạc màu, ít phân chuồng. Tỷ lệ thả gồm: trắm
cỏ 50%; mè trắng 20%; rô hu và mrigan 18%; rô phi
7%; và chép 5%. Mật độ thả 1 con/m2.
2.1.2- Biện pháp giải quyết thức ăn cho cá
Giải quyết thức ăn để nuôi cá trong hệ VAC
hiện nay vẫn còn có những khó khăn và tồn tại.
Trong hệ VAC cá có thể tận dụng các chất thải của
vườn, của chăn nuôi như rau cỏ thừa, phân, nước tiểu
gia súc, thức ăn thừa để nuôi cá. Đây là thế mạnh
của VAC, đồng thời cũng là biện pháp giải quyết
thức ăn trong ao nuôi cá theo hướng chăn nuôi kết
hợp.
- Nuôi kết hợp lợn - cá: cứ 12 - 15 kg phân lợn loại
I thì tăng trọng được 1 kg cá (hoặc chất thải để tăng
trọng của 1,5 kg lợn hơi nuôi được 1 kg cá).
- Nuôi kết hợp vịt - cá: vịt cung cấp chất thải, thức
ăn thừa, đảo trộn nước và ăn các loài cá tạp, do đó
làm tăng năng suất của ao nuôi cá. Ao lại tạo ra nơi
sinh sống, hoạt động và bổ sung thức ăn cho vịt. Cứ
một con vịt nuôi quanh năm có thể tăng được 2,4 kg
cá.
- Nuôi kết hợp gà - cá: có thể xây dựng chuồng gà
trên bờ ao hoặc trên mặt ao, Gà cung cấp chất thải
và thức ăn thừa chất lượng cao cho cá. Chuồng gà
trên mặt ao tiết kiệm được diện tích, tạo được khí hậu
mát mẻ, ít dịch bệnh, gà lại chóng lớn. Cứ 1 con gà
hướng trứng nuôi quanh năm có thể làm tăng trọng
2,5 kg cá.
- Tận dụng các phế phụ phẩm nông - công nghiệp
như: thóc, ngô, khoai, bã đậu, khô dầu, bã bia rượu,
để nuôi cá. Các loại cỏ có năng suất cao như cỏ voi
(100 - 120 tấn/ha.năm); bèo dâu (150 - 200
tấn/ha.vụ); rau lấp (100 -110 tấn/ha.vụ) là những loại
thức ăn tốt cho cá trắm cỏ. Dùng phân cá trắm cỏ để
nuôi những loài cá khác.
- Ngoài ra còn rất nhiều nguồn thức ăn khác có thể
tận dụng trong vườn - chuồng để nuôi cá.