Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Bệnh do virus (bệnh xuất huyết do virút) nuôi cá lồng ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (158.83 KB, 5 trang )

Bệnh do virus (bệnh xuất huyết do virút) nuôi cá
lồng
Bệnh xuất hiện ở cá trắm cỏ. Virus là một tổ
chức sống rất nhỏ, kích thước tính bằng milimicromet
(m(). Virus hình thành bởi một acid nucleic và
protein mà không có nhân và màng tế bào. Nó chỉ có
thể sống và lây lan ở những tế bào hoạt động, mà
không thể nuôi cấy được trong môi trường.
Hiện nay có khoảng 30 loại virus bệnh cá đang
được nghiên cứu trên thế giới. Đối với cá nước ngọt
có hai loại bệnh là bệnh xuất huyết ở cá trắm cỏ và
bệnh phồng lốp da ở cá chép là gây ra bởi virus. Tuy
nhiên, do tầm quan trọng của cá trắm cỏ nên các
nghiên cứu đến nay vẫn tập trung chủ yếu vào bệnh
xuất huyết trên đối tượng này.

3.1.1- Biểu hiện bệnh

Cơ thể cá có màu đen, cơ, xương nắp măng, tia
vây, và ruột xuất huyết.

3.1.2- Tác nhân gây bệnh

Trước đây tác nhân gây bênh này được xác định
do loại virus dạng ống gây ra. Nhưng ngày nay, sau
khi có những nghiên cứu chi tiết hơn về các thử
nghiệm lý, hóa sinh; quan sát hình thái dưới kính hiển
vi điẹn tử và phân tích AND người ta cho rằng loại
virus này thuộc dạng sợi ARN. Loại virus này sẽ bị
chết sau khi xử lí nhiệt 1 giờ tại nhiệt độ 60 - 650C.
Khi cá bị bệnh này tỷ lệ chết rất cao.



3.1.3- Tác hại và phổ biến bệnh

Cá trắm cỏ giống, trắm đen là những nạn nhân
chính. Ngược lại, cá mè trắng, mè hoa, chép, diếc,
trôi lại không bị tác động của bệnh này. Khả năng đề
kháng bệnh được hình thành theo độ tuổi. Nhìn
chung, cá trưởng thành có khối lượng lớn hơn 1 kg
thì hiếm khi bị nhiễm bệnh này mặc dù nuôi trong
điều kiện rất thuận lợi cho tác nhân gây bệnh phát
triển (nhiệt độ từ 25 - 300C).
Mùa vụ phát triển của bệnh vào tháng 4 đến
tháng 10 và nó độ ngột giảm khi nhiệt độ hạ thấp.
Sau 3 năm điều tra, nghiên cứu bệnh này các nhà
khoa học của viện nghiên cứu thủy sản Trung Quốc
đã nhận thấy rằng bệnh xuất huyết ở cá trắm cỏ có
liênhệ một cách mật thiết với sự thay đổi của nhiệt độ
nước. Tỷ lệ cá chết cao điểm thường xảy ra vào thời
gian khi mà nhiệt độ nước hạ xuống nhanh chong và
sau đó lại tăng lên đột ngột.

3.1.4- Phương pháp trị bệnh

Để tiêu diệt loại virus này phải giết các tế bào
sống của cơ thể cá, vì các tác nhân gây bệnh kí sinh
trong các tế bào này. Do đó việc ngăn ngừa là
phương thức đầu tiên để giải quyết những khó khăn
này. Trên cơ sở đặc điểm của tác nhân gây bệnh
người ta đã đưa ra một số giải pháp sau:
 Nguồn cá bố mẹ cần phải được kiểm tra một

cách chắc chắn, những cá bố mẹ nào đã bị nhiễm
virus thì không đưa vào sử dụng cho đẻ để tránh sự
lan truyền mầm bệnh sang cá con.
 Trứng cá phải được diệt khuẩn bằng cách tắm
trong dung dịch iodine vào thời điểm trứng chưa
trương nước. Việc tắm được thức hiện với nồng độ
iodine là 50 ppm, thời gian 15 phút.
 Sử dụng biện pháp điều khiển sinh học cũng có
hiệu quả. Để tránh bệnh thì phương pháp nuôi cũng
được cải tiến và nhiệt độ được thay đổi. Vì nhiệt độ
cực thuận kìm hãm bệnh là từ 12 - 140C nên ở Nhật
người ta đã giữ cá trong điều kiện nhiệt độ từ 5 - 60C
trong một thời gian nhất định.
 Chủng ngừa vaccine cũng được sử dụng ở Trung
Quốc. Việc chủng ngừa vaccine làm cho cá có khả
năng kháng bệnh từ ban đầu. Phương pháp này tỏ ra
có hiệu quả rất cao.

×