Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm y học đại học – bệnh đi – a – bét pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (252.44 KB, 19 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm y học đại học – bệnh đi – a – bét


Y HỌC CỔ TRUYỂN & BỆNH ÐI-A-BÉT

Mai Thế Trạch *
TÓM TẮT:
Bệnh đi-a-bét (Diabetes mellitus), hay đái tháo đường, đã được nói đến từ ngàn
năm trước công nguyên. Còn insulin(1921) và các thuốc giảm đường huyết (từ sau
1945) rất có hiệu quả trong việc điều trị đi-a-bét lại chỉ có một lịch sử không quá
70 năm. Ðể chữa bệnh nói chung, và bệnh đi-a-bét nói riêng, người ta bắt buộc
phải tìm ra một cách nào đó. Ðấy là nguyên nhân ra đời của y học cổ truyền.
Ở thời đại khoa học hiện ngày nay, vì lý do kinh tế – xã hội hay tôn giáo (isulin
điều chế từ tụy heo, bò bị tẩy chay ở một số nước), y học cổ truyền vẫn còn phổ
biến ở một số nơi tại Âu châu và nhất là tại các nước nghèo của Châu Phi và
Châu Á.
Tác dụng hạ đường huyết trong các cây thuốc được nói đến là amelin, rehmanin,
chất giống insulin (insulin – like), indol alkaloid và charantin (?).
Các cây thuốc được dùng rất nhiều để điều trị đi-a-bét ở châu Á phải kể đến
Momordica charantia (Cucurbitaceae) và Trigonella foenum graecu,
(Papilionaceae). Tại Việt Nam mới chỉ có hai công trình nhỏ về tác dụng của
Momorrdica charantia (Cucurbitaceae) và rau dừa nước [Jussiaea repens L.
(Onagegraccae)].
Có 21 họ thảo mộc với 20 loại cây thuốc để điều trị đi-a-bét đã được thống kê.
Ðôi khi một số bộ phận hoặc sản phẩm động vật cũng được sử dụng. Y học cổ
truyền Trung Quốc cũng còn dùng châm cứu, nhĩ châm (auriculopuncture) điều trị
đi-a-bét.
Nhiều cây thuốc có tác dụng hạ đường huyết còn chưa được nghiên cứu kỹ. Tác
dụng hạ đường huyết của chún chắc chắn không thể so sánh với các loại thuốc
kinh điển. Nhưng chúng có ưu điểm là rẽ tiền, ít độc hay không độc, nguyên liệu
lại dồi dào, phù hợp với tình hình kinh tế các nước đang phát triển.


TRADITIONAL MEDICINE IN THE TREATMEANT OF DIABLETES
MELLITUS
Mai Thế Trạch* Y học Ho Chi Minh, 1996, N
0
. Special : 13 – 19.
SUMMARY
Diabetes mellitus has been evoked about since thousands of year B.C., but the two
drugs proved to be very effective in treating it dated from no moer than 70 year :
insulin )discovered in 1921), and oral hypoglycemic agents (on the market only
after 1945). Without specific drugs, one way or another must be found out to treat
diseases mellitus included. That in the reason why traditional medicine exists.
During this modern scientific period, traditional medicine remains popular in
some regions of Europe and especially in under – developed African and Asian
countries, due to socio – economic orreligous background (insulin extracted from
the pancreas of cows and pigs is prohibited in some countries).
The presumed hypoglycemic principles of some plants have been mentioned, for
example: ameline rehmain, an insulin – like substance, a kind of indol alkaloid
and charantin (?).
The plants the most widely used in Asia to treat diabetes mellitus is the bitter
melon (Momordico charantia. Cucurbitaeae) and Trigonella foenum graecum
(Papilionaceae). In Vietnam there are only two small studies about the effect of
Momordica charantia and a kind of plant lived in water named Jussiaea repens L.
(Onagraceae).
There are 21 herbal families with more than 20 plants to treat diabetes already
classified. Sometimes animal organs or extracts have been used. Chinese
traditional medicine have been trying to treat diabetes by acupuncture or
auriculopuncture. So far many hypoglycemic compounds from plants remain
improperly studied ; their hypoglycemc effects may not be as those of conventional
hypoglycemic agents but they have the advantages or being less expensive, less
toxic or non toxic, easy to produce in great amounts anf thus fit well for the low

economic standard of developing countries.
MỞ ÐẦU.
Những thứ thuốc có hiệu quả để điều trị bệnh đái tháo đường (Diabetes mellitus),
mà chúng tôi đề nghị gọi là bệnh đi -a – bet, có một lịch sử không lâu đời lắm.
Thực vậy, mãi đến những năm 20 của thế kỷ này (1921) insulin mới được phát
minh bởi Banting &Best ở Canada. Còn các thuốc uống như sulfonyl – ure hạ
đường huyết và biaguanid hạ đường huyết thì chỉ mới được sử dụng không quá 50
năm. Tuy nhiên bệnh đi-a-bét thì đã được nói đến từ ngàn xưa (trong papyrus
Ebers 1500 trước công nguyên). Vì thế trong cuộc đấu tranh để sinh tồn con người
đã biết sử dụng một số phương pháp nào đó để chống lại bệnh này, dù rằng bản
chất của nó người ta hoàn toàn chưa biết. Ðó là hoàn cảnh ra đời của Y học cổ
truyền nói chung, đặc biệt là các cây thuốc và bệnh đi-a-bét nói riêng.
Trong thời đại khoa học tiến bộ ngày nay, ở nhiều nơi trên thế giới, vì lý do kinh
tế, tôn giáo (insulin điều chế từ tụy tạng heo, bò không được dùng ở một số nước)
hay một lý do nào khác người ta vẫn tiếp tục dùng Y học cổ truyền.
TÍNH PHỔ BIẾN CỦA Y HỌC CỔ TRUYỀN
Ðể điều trị bệnh đi-a-bét, một bộ phận nhỏ trong nhân dân châu Âu, Trung Cận
Ðông, châu Phi, Bắc và Nam Mỹ vẫn còn đang dùng các cây thuốc như : (Bảng 1).
Bảng 1
TÊN NƯỚC

TÊN CÂY THUỐC TƯ LIỆU
Châu Âu :
Ba Lan
Rumani
Diabetosan
1. Morus alba, cây dâu
tằm.
IDF
Directory

1991/94
2. Myrtillis.
3. Phasoleus, Sine
Sinebus (một cây họ dâu
IDE
Directory
1991/94
Trung Cận
Ðông :
Israel
1. Hilbe
2. Atriplex
IDE
Directory
1991/94
Châu Phi :
Arập Xêut
Nam Phi
Nigiêria
Lobia
Chương trình cây thuốc
để điều trị đi-a-bét đang
được nghiên cứu
Chương trình cây thuốc
đề điều trị đi-a-bét đang
được nghiên cứu
IDE
Directory
1991/94
IDE

Directory
1991/94
IDE
Directory
1991/94
Bắc Mỹ &
Pata de Vaca IDE
Nam Mỹ :
Chilê
Pêru
Poóctô
Ricô
Arcampuri
Momordi
ca charantia, cây
khổ qua
Directory
1991/94
IDE
Directory
1991/94
GS. Ðỗ Tất
Lợi
Ngoài những nước kể trên, cây thuốc đang còn rất phổ biến ở các nước Á châu để
điều trị bệnh đi-a-bét.
TÁC DỤNG HẠ ÐƯỜNG HUYẾT CỦA CÁC CÂY THUỐC CỔ TRUYỀN
Tác dụng hạ đường huyết của các cây thuốc cổ truyền tất nhiên không thể so sánh
với cây thuốc insulin, sulfonyl – urê hay biguanid mà chúng ta được biết.
Thực ra các cây thuốc này chưa được nghiên cứu nhiều. Mối quan tâm của các
nước có khoa học kỹ thuật tiên tiến là phát hiện thêm các thuốc mới có hiệu quả

mạnh hơn trên cơ sở các loại đã có sẵn. Vì vậy nên mới có thêm các sulfonyl – urê
hạ đường huyết thế hệ II (Daonil, Diamicron, Minidiab,. ) và các loại insulin giống
insulin người được tổng hợp hoàn toàn trong các phòng thí nghiệm (HM. Insulin).
Còn các nước kinh tế kém phát triển không có tiền để mua các loại thuốc, mà hiệu
quả đã được công nhận, thì cũng lại không có khả năng khoa học kỹ thuật, cũng
như kinh phí để nghiên cứu các cây thuốc mới.
Cho nên trong số rất ít các hoạt chất gây hạ đường huyết trong các cây thuốc đã
biết, chỉ có một loại chất giống insulin (insulin – like) là có thể giải thích được cơ
chế mà thôi.
Tác dụng hạ đường huyết của các cây thuốc cổ truyền là một lãnh vực nghiên cứu
phong phú nhiều hứa hẹn. Mặc dù chưa có ngay ứng dụng lâm sàng hay hiệu quả
kinh tế, nhưng rất có giá trị về phương diện học thuật. (Bảng 2).
CÂY THUỐC CHỮA BỆNH ÐI-A-BÉT Ở CHÂU Á
Ðông Y quan niệm rằng bệnh đi-a-bét có nhiều nguyên nhân : ăn uống không biết
điều tiết, lao lực quá độ, thần kinh căng thẳng (?). Ðiều trị chủ yếu chữa từ phế, tỳ,
thận là những cơ quan có chức năng chuyển hóa và điều tiết. Ðông y có khi chỉ
nhắm làm giảm một triệu chứng nào đó, thí dụ tác dụng giảm khát (tiêu khát) của
một cây thuốc : đậu Cowpea, trái mận chưa chín (xanh) hun khói, mướp trắng như
ta thấy ở phần dưới.
Tại châu Á những nước có một dân số khổng lồ, có nền văn hóa cổ danh tiếng như
Trung Hoa, Ấn Ðộ thì y học cổ truyền rất phong phú, đa dạng và được dùng rất
phổ biến, nhất là ở những nơi xa thành phố (Bảng 3 và 4).
Bảng 2. Hoạt chất gây hạ đường huyết trong cây thuốc
Hoạt chất gây
hạ đường
huyết
Có trong cây Tác giả
Amelin
Dùng cho cả
Cam thảo nam

(Herbra scopariae.
Ấn Ðộ
đi-a-bét có
nhiễm toan
Scrofulariacea)
Hoạt chất
giống insulin

Chua me
(Biophytum
sinsitivum Lour)
Dừa cạn (Vinca
rosea L.)
Garcia E & Garcia F
(1944)
Philippin
2

Rehamin
Sinh địa
(Rehmania
glutinosa Gaertn.)
Nhật (1930 – 35)
2

Georges Gabriel R.
(1945)
2

Indol

alkaloid
Kopsia arborea BI.

1

Charantin
(?)
Khổ qua
3

IDF. Directory 1991/94
1

“Những cây thuốc và vị thuốc VN” Ðỗ Tất Lợi (NXBKH& KT Hà Nội 1977)
2

Cai Jingfeng 1988
3

Bảng 3
Trung Quốc Tư liệu
1. Bạch
thược (rễ)
Radix
Paeoniae
Alba
Ranunculaceae
IDED
1994
1


2. Cát cánh
(rễ)
Radix
Platycodi
Campanulaceae
IDED 19
94
1

3. Ð
ảng sâm
(rễ)
Radix
Codonopsis
Campanulaceae
IDED19
94
1

4. Nhân sâm
(rễ)
Radix
Ginseng
Araliaceae
IDED19
94
1

5. Hoàng kỳ

(rễ)
Radix
Astragali
Papilionaceae
IDED
1994
1

Tại Việt Nam, theo sự ghi nhận của chúng tôi, chưa có các tổng kết về các cây
thuốc dùng trong bệnh đi-a-bét được công bố cho tới nay. Lẻ tẻ có được nêu :
- Cây khổ qua được nghiên cứu dưới dạng thuốc viên, trà uống (+ lá đa [ficus
eiastica] của Trung tâm điều trị & Nghiên cứu y dược học chẩn trị dân tộc).
-
Cây chuối hột theo kinh nghiệm dân gian cũng có tác dụng (?) trong bệnh ÐTÐ.


-
Cây rau dừa nước 4 (Dulana của XNDPTW. 26).


-
Cây XYZ (?).


Bảng 4:
Tây A1 và Nam Á
Tư liệu &
ghi chú
Pakistan :
1. (?)

2. Ômôi
3. Vối rừng

4. Khổ qua

Acacia
Arabica
Willd
Cassia
Fistula Lin.
Eugenia
Jambolana
Lin.
Momordica
Charantia
Lin.
Mimossaceae
Caesalpinaceae
Myrtaceae
Cucurbitaceae
IDF. Direct

Ory/94
Bangladesh

Momordica Cucurbitaceae Tên khác :
1. Khổ qua
2. Hồ lô ba

3. (?)

Charantia
Trigonella
foenum
Coccinia
Indica
Papilionaceae
Cucurbitaceae
Karala/bitter
melon
Tên khác :
Methi
Tên khác :
Telakucha

NHỮNG HỌ THẢO MỘC THƯỜNG DÙNG TRONG ÐI-A-BET.
Trong bản sơ kết này, chắc chắn còn nhiều thiếu sót, chúng ta ghi nhận là có tới 21
họ với trên 20 loại cây cỏ đã được dùng điều trị bệnh đi-a-bét. Trong số này thì
cây khổ qua và cây hồ lô ba được dùng khá phổ biến ở trên thế giới : (Bảng 5).
CÁC PHƯƠNG PHÁP KHÁC.
1. Côn trùng & bộ phận cơ thể động vật :
Ðôi khi côn trùng hoặc bộ phận cơ thể động vật cũng được sử dụng trong y học cổ
truyền. Ở Trung Quốc là nơi có nghệ thuật nấu ăn cao, y học cổ truyền còn được
chấp nhận dưới dạng đồ ăn hay thức uống. Ðiều này cũng phù hợp với khái niệm
trị liệu bằng tiết chế (Dietotheraphy) hiện đại, đặc biệt là trong bệnh đi-a-bét (bảng
6).
Bảng 5. Các họ thảo mộc dùng điều trị đi-a-bét
STT
HỌ/BỘ TÊN CÂY THUỐC
1 Apocynaceae
Họ trúc đào

Dừa cạn :
Catharanthus roseus L.G. Don
Vinca rosea L., Lochnera
rosea Reich
2 Araliaceae
Họ nhân sâm
Nhân sâm :
Panax gingseng (ginseng)
Mey.
3 Caesalpiniaceae

Họ Vang
Cây ô môi :
Cassia fistula Lin.
4 Campanulaceae
Họ Hoa Chuông

Cát cánh :
Platycodon grandiflorum DC
5 Compositae
Họ Cúc
Ngưu bàng : Arctium lappa L.

Thương truật : Atractylodes
lancea (Thunb) DC
6 Convolvulaceae

Họ Bìm bìm
Khoai lang
7 Cruciderae

Họ Cải
Cải soong :
Nasturtium officinale R. Br.
Roripa nasturtium aquaticum
Hayek
8 Curcurbitaceae
Họ Bầu Bí
Khổ qua, mướp đắng :
Momordica charantia Linn.
9 Dioscoreaceae
Họ Củ Nâu
Hoài sơn, Khoai mài, củ mài :

Diascorea persimilis Prain &
Burk (Diascorea oppositifolia
Lour.)
Khoai mỡ tàu
10 Leguminosa
Bộ Ðậu
Ðậu cowpea
11 Mimosaceae
Họ Trinh Nữ
Accia Arabica (Willd)
12 Moraceae Cây dâu tằm : Morus alba L.
Họ Dâu tằm
13 Myrtaceae
Họ Sim
Cây vối vừng : Eugenia
jambolana Lam Myrtillis


14 Ocenotheraceae
Họ Rau Dừa
Nước
Onagraceae
Rau dừa nước :
Jussiaea repens L.
(Cubospermum palustre
Lour.)
15 Oxalidaceae
Họ Chua Me
Ðất
Chua me, lá me : Biophytum
sinsitivum (Lour) DC
Oxalis sinsitiva Lour ,
Biophytum candol leanum
Wight).
16 Papilionaceae
Họ Ðậu
Phasoleus (phaseolus), Sine
sinebus
Hoàng kỳ : Astragali
17 Ranunculaceae
Họ Hoàng Liên
Bạch thược :
Paeoniae alba.
18 Rosacea
Họ Hoa Hồng
Trái mận xanh (chưa chín)
19 Rubiaceae
Họ Cà Phê

Nhàu : Morindia citrifolia L.
20 Solanaceae
Họ Cà
Kỷ tử, khởi tử : Lycium
sinense Mill. (Lycium
barbarum L. Var. sinense Ait.)

21 Scrofulariacieae

Họ Hoa Mõm
Sói
Cam thảo nam :
Herbra scopariae
Sinh địa : Rehmannia
glutinosa (Gaertn.) Liboseh
Digitalis glutinosa
Bảng 6

Cách dùng Tư liệu
Sữa ngựa
125ml
Uống ngày 2 lần
sữa đun sôi
Cai Jinfeng
3

Dạ dày heo
500g
Nấu với gạo làm
một loại cháo đặc

để ăn
Cai Jinfeng
3

Tụy heo Nấu với khoai mỡ
tàu và
trichosanthes (?) đ

ăn
Cai Jinfeng
3

” Eating Your Way to Health – Dietotherapy in Traditional Chinese
Medicine.” Foreing Languages Press Beijing 1988
3

Còn có thể dùng (Cai Jingfeng 1988.) “trà” hãm bằng :
- Lá khoai lang (Convolvulaceae) + vỏ mướp trắng (Cucurbitacea).
- Trái mận còn xanh (Rosacea) hun khói.
- Búp ổi và quả ổi phơi khô nghiền nhỏ. (Ðài Bắc, một vài trường Y ở Nhật).
Hoặc ăn :
- Bánh làm bằng khoai mỡ tào (Chinese yam. Dioscoreacea) thêm bột mì, hạt dẻ,
quả khôi.
- Cháo đậu (Cowpea. Leguminosa) cả vỏ.
Ðông Y còn dùng phân tằmg, tàm sa, (Faeces bombycum. Excrementum
bombycis) nhưng không rõ cách dùng và tác dụng như thế nào ?
2.
Châm cứu
5,6
:



Nói đến y học cổ truyền không thể không đề cập đến châm cứu. Y văn chắc chắn
là phong phú, nhưng cho đến nay chúng tôi mới chỉ tìm được 1 tài liệu có nói đến
điều trị đi-a-bet típ II (không phụ thuộc insulin) bằng châm cứu : (Bảng 7).
Bảng 7.
Phương pháp Huyệt
Nhĩ châm
(Li
ệu pháp loa tại
LPLT)
11 huyệt :
Thận, bàng quang, tụy, mật, dạ dày,
lách, tam tiêu, nội tiết, thương thận,
thần môn tai, dưới đồi.
Chọn châm 3 – 5 huyệt mỗi lần
Thể châm kết
hợp (nhĩ châm +
châm cứu kinh
điển)
9 huyệt :
(Nh = mạch Nhâm TTi = Tam tiêu
BQ = Bàng quang)
Trung quản (Nh12), Dương trì (TTi
4), Thái xung (can 3), tỳ du (BQ 20),
Thận du (BQ 23), Tam tiêu du (BQ
22), Cách du (BQ 17), Quan nguyên
(Nh 4), Túc tam lý (Vị 36).
Chọn 2 – 4 huyệt mỗi lần, luân phiên


Bản đồ phân vùng loa tai
Huyệt ở phía trong
KẾT LUẬN
Rất nhiều cây thuốc cổ truyền có chứa một/nhiều tác nhân làm hạ đường huyết,
nhưng đa số các cây thuốc này chưa được nghiên cứu kỹ. Tác dụng hạ đường
huyết tất nhiên không thể bằng các thuốc kinh điển nhưng có các ưu điểm là rẻ
tiền, ít độc / không độc, nhiều và dễ kiếm (trừ nhân sâm). Có thể chỉ định cho các
bệnh nhân đi-a-bét típ II nhẹ :
- Ở xa thành phố.
- Chưa có biến chứng.
- Không có điều kiện trị bệnh bằng các thuốc kinh điển.
Nghiên cứu cây thuốc cổ truyền trong bệnh đi-a-bét (Diabetes mellitus) ở nước ta
là điều nên làm vì Việt Nam là một nước nghèo và bệnh đi-a-bét đang có chiều
hướng gia tăng ở VN cũng như ở Châu Á.
Ghi chú : Trong bài chúng tôi dùng danh từ bệnh đi-a-bét thay cho đái tháo
đường hay tiểu đường vì tính chất quốc tế và phổ biến của nó. Các nước mà chữ
viết đã latinh hóa đều dùng từ đi-a-bét để ám chỉ bệnh đái tháo đường (Diabetes
mellitus) mặc dù cách đọc, đôi khi có thay đổi. Trong tiếng Anh “diabectic”, tiếng
Pháp “diabetique” đều ám chỉ người bị bệnh đi-a-bet hay vấn đề có liên quan đến
bệnh đó chứ danh từ đó không dùng để chỉ bệnh đái tháo nhạt (diabètes insipidus)
hay đái tháo dường do thận (diabète rénal) là những bệnh rất ít gặp nên không sợ
gây hiểu lầm. Tại sao chúng ta có thể gọi bệnh AIDS mà gọi là bệnh đi-a-bét thì
lại không được ?
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. INTERNATIONAL DIABETES FEDERATION [IDF] (1991 & 1994).
Directory.
2. ÐỖ TẤT LỢI (1977). Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. Nhà xuất bản
KH&KT Hà Nội.
3. CAI JINGFENG (1988). Medicinal Foods for Common Diaseases. Diabetes
mellitus. In : Eating Your Way to Health – Dietotherapy in Traditional Chinese

Medicine 52 – 53. Foreign Languages Press. Beijing.
4. TRẦN THỊ KIM HIẾU (1989). Báo cáo tóm tắt kết quả sử dụng chế phẩm cây
rau dừa trong điều trị bệnh đái tháo đường. Phân viện Dược liệu TPHCM Bộ Y tế
(Báo cáo in ronéo).
5. PHẠM VĂN CỰ, PHẠM QUANG MINH (1994). Bệnh Nội tiết, trang 203 –
204. In : Liệu Pháp Loa Tai (Châm Loa Tai). Nhà xuất bản Yh ọc. Chi nhánh
TPHCM.
6. BÙI QUANG HIẾN, HOÀNG BẢO CHÂU (1984). Châm Loa Tai. In : Châm
cứu học. Viện Ðông Y 345 – 354. Nhà xuất bản Y học Hà Nội.
7. ZIMMET P., MCCARTY D. (1995). The NIDDM Epidemic : Global Estimates
and Projections – A Look into the Crystal Ball. IDF. Bulletin volume 40 : 8-16.

×