Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm y học cổ truyền đại học – Đởm lạc kết thạch – đởm lạc cảm nhiễm ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.53 KB, 16 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm y học cổ truyền đại học – Đởm lạc kết thạch – đởm
lạc cảm nhiễm

Đởm lạc kết thạch – đởm lạc cảm nhiễm (sỏi đường mật và viêm đường dẫn
mật)

Đởm lạc kết thạch – đởm lạc cảm nhiễm (sỏi đường mật và viêm đường dẫn mật)
1. Đại cương:
1.1. Theo quan điểm của YHHĐ.
- Cơ thể con người có khoảng 3 vạn tỷ tế bào gan. Mỗi tế bào gan có nhiều chức
năng, trong đó chức năng quan trọng là tổng hợp axit mật (như: acid cholic, acid
chenodesoxycholic) và tổng hợp muối mật. Khi vào ruột các chất này bị thủy phân
để thực hiện quá trình tiêu hoá; đa phần muối mật, axit mật được tái hấp thu qua
ruột và đến gan. Toàn bộ acid lithocholic được bài tiết ra theo phân.
- Sỏi mật là loại sỏi cholesterol ; là hậu quả của quá trình tổng hợp bài tiết không
đồng bộ một số chất: muối mật, lecithin và cholesterol của tế bào gan. Tình trạng
bão hoà cholesterol kéo dài hoặc cholesterol bình thường nhưng muối mật và
lecithin giảm thấp dẫn đến kết tủa cholesterol.
- Tăng bài tiết cholesterol thường do chế độ ăn giàu calo và/hoặc do dùng một số
thuốc: oetrogen, clofibrat. Một số bệnh lý ở ruột làm giảm chức năng hấp thu muối
mật cũng dẫn đến gan giảm bài tiết muối mật; cũng có thể gan sản xuất muối mật
giảm nhưng không tăng bài tiết cholesterol. Ngoài ra, bệnh lý sỏi mật còn liên
quan đến tuổi cao, liên quan đến vai trò tái hấp thu nước làm cô đặc cholesterol và
bài tiết chất mucus. Chất này cũng có tác dụng làm cholesterol và sắc tố mật kết
tủa.
- Sỏi mật là một bệnh phổ biến ở nước ta. Trong phạm vi các bệnh gan mật thì
bệnh sỏi mật đứng hàng thứ 2 sau viêm gan các loại và là nguyên nhân quan trọng
nhất của nhiễm khuẩn đường mật (90% các trường hợp). ở nước ta, sỏi đường mật
lớn chiếm (95%), sỏi ở túi mật rất ít.
1.2. Theo Y học Cổ truyền.
Y học Cổ truyền phương Đông thường mô tả chứng bệnh này trong các phạm trù


“hiếp thống, phúc thống, hoàng đản”. Đông y cho rằng, bản chất của bệnh là do
can đởm khí uất, thấp nhiệt uẩn kết, chức năng của can đởm bị trở ngại, lưu trệ,
dịch mật ứ lâu không lưu thông thì ngưng trệ mà thành sỏi. Thực tế cho thấy, ứng
dụng thuốc cổ truyền có thể khống chế được viêm nhiễm, bài trừ được sỏi, điều
tiết được công năng của đường mật.
Vì vậy, cần phải nghiêm túc chọn lọc trong chỉ định phẫu thuật và chỉ định điều trị
sỏi theo phương pháp của Đông y chính xác sẽ thu được hiệu quả tương đối cao.
1.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán theo Y học hiện đại.
- Triệu chứng lâm sàng điển hình: cơn đau quặn gan, sốt, hoàng đản; hội chứng tắc
mật; tái phát nhiều lần.
- Cần phải chẩn đoán loại trừ tình trạng cấp cứu và biến chứng: viêm phúc mạc
mật, sốc nhiễm khuẩn, viêm túi mật cấp tính, chảy máu đường tiêu hoá và viêm
tuỵ cấp.
- Những trường hợp không có triệu chứng lâm sàng điển hình thì cần phải kết hợp
xét nghiệm cận lâm sàng để xác định chẩn đoán. Thông tá tràng hút dịch mật, siêu
âm và chụp cắt lớp tỉ trọng có độ tin cậy rất cao (95%); chụp đường mật có thuốc
cản quang, chụp đường mật ngược dòng, chụp đường mật trực tiếp, soi ổ bụng…
Tất cả đều có thể tiến hành được khi có chỉ đinh cần thiết cho chẩn đoán và điều
trị.
- Sỏi đường mật cần được chẩn đoán phân biệt với: u đầu tuỵ, viêm tuỵ mạn thể
tắc mật, ung thư bóng Vater, viêm vi quản mật tiên phát và những trường hợp
hoàng đản không do tắc mật.
2. Trung y chẩn liệu:
Dựa vào biểu hiện của sỏi mật trên lâm sàng, y học Cổ truyền chia 3 nhóm chứng
bệnh:
- Thời kỳ phát bệnh hoặc là viêm nhiễm tương đối nặng thuộc về thấp nhiệt nội
uẩn.
- Thời kỳ cấp tính viêm mủ đường mật phần nhiều thuộc nhiệt về độc phiên xi tích
thịnh.
- Thời kỳ ổn định hoặc sau khi sỏi được bài xuất (thời kỳ hoãn giải) đa phần thuộc

về khí trệ can uất.
2.1. Nguyên nhân, cơ chế sinh bệnh.
Bản chất bệnh phần nhiều do tình chí u uất, ẩm thực thất tiết, ăn quá nhiều chất
dầu nhờn, hoặc giun đũa ngược lên (hồi trùng thượng nhiễu), chuyển hóa thất điều
làm cho can đởm khí uất, thấp nhiệt uẩn kết, chức năng can đởm trở ngại, dịch mật
ứ lâu không lưu thông sẽ ngưng kết mà thành sa thạch (sạn sỏi). Vị trí chủ yếu là ở
can đởm, nhưng thường ảnh hưởng đến tỳ vị, đặc biệt là khi bệnh lâu ngày chuyển
sang mãn tính hoặc bệnh ở giai đoạn hồi phục thì triệu chứng của tỳ vị càng biểu
hiện rõ. Tính chất bệnh tà thực là chính, do đởm vốn cương trực thường biểu hiện
cang thịnh. Tà thực gồm có: khí uất, huyết ứ, thấp nhiệt, nhiệt độc khác nhau. Cho
nên diễn biến bệnh lý gồm 4 giai đoạn khác nhau: uất, kết, nhiệt, ứ.
Trong quá trình diễn biến bệnh lý, các nhóm triệu chứng không diễn ra độc lập
riêng lẻ, mà trong điều kiện nhất định giữa chúng có sự chuyển hóa hỗ tương, phối
hợp. Ví dụ: can uất khí trệ có thể chuyển thành thấp nhiệt nội uẩn; hoặc nhiệt độc
phiền xí và nhóm thấp nhiệt nội uẩn cũng có thể phát triển thành nhóm nhiệt độc
tích thịnh. Trái lại, nhiệt độc tích thịnh hóa nhiệt nếu được điều trị tích cực có thể
trở thành nhóm khí trệ can uất.
2.1.1 Sườn thống.
Thường là triệu chứng chủ yếu của chứng sỏi mật; can ở dưới sườn kinh mạch của
can phân bố 2 bên sườn; đởm là biểu lý của can thuộc, mạch của nó cũng tuần
hành ở bên sườn. Nếu như tình chí uất ức, can khí uất kết, hoặc là khí uất lâu ngày,
khí trệ huyết ứ, huyết ứ đình tích làm cho tỳ mất kiện vận, thấp nhiệt nội kết, khí
cơ không thông điều có thể dẫn đến sa thạch (sạn sỏi) làm trở ngại đởm lạc kinh
mạch, vì vậy mà dẫn đến đau sườn.
2.1.2 Phúc thống.
Triệu chứng của sỏi mật là đau bụng, thường là khi cảm phải ngoại tà hoặc là ăn
uống không đầy đủ (thất tiết), tình chí không điều đạt.
Khi ngoại cảm phải tà khí thì thấp nhiệt xâm lấn vào trong bụng làm cho tỳ vị mất
điều hoà; rối loạn về vận hóa và chuyển hóa sinh ra uất trệ ở bên trong, khí cơ trở
trệ, bất thông tắc thống, ẩm thực bất tiết, ăn nhiều chất béo nhờn, thấp nhiệt tích

trệ kết tụ ở trường vị sẽ ảnh hưởng tới vận hóa của tỳ, khí cơ không được thông,
khí ở phủ thông giáng bất lợi, vì vậy phát sinh đau bụng; tình chí thất điều can mất
sơ tiết khí uất huyết trệ hoặc là can khí hoành nghịch phạm đến tỳ vị dẫn đến tỳ vị
bất hoà khí cơ không thông mà dẫn đến phúc thống.
2.1.3 Hoàng đản.
Hoàng đản phát sinh chủ yếu là do thấp tà, ảnh hưởng đến chức năng các tạng:
can, đởm, tỳ, vị. Tỳ chủ về vận hóa mà ghét thấp. Nếu như ẩm thực thất tiết, ăn
nhiều chất dầu, chất mỡ, uống nhiều rượu hoặc là ngoại cảm phải tà khí thấp nhiệt
đều có thể dẫn đến chức năng của tỳ vị bị tổn thương.
Tỳ không kiện vận được, thấp tà tụ trở ở trung tiêu sẽ sinh ra tỳ vị thăng giáng thất
thường. Tỳ khí bất thăng tất nhiên là can khí uất kết, bất năng sơ tiết, vị khí bất
giáng lại thêm sa thạch trở trệ đởm đạo làm cho dịch mật chuyển vận bài tiết thất
thường. Thấp tà uất trệ, dẫn đến dịch mật xâm nhập vào huyết dịch, ứ ở cơ phu mà
phát sinh ra vàng da, hạ lưu xuống bàng quang gây nên tiểu tiện vàng.
2.1.4 Nhiệt thịnh.
Hàn nhiệt vãng lai do đởm thạch trở trệ, khí cơ uất kết lâu ngày sinh ra hỏa nhiệt;
ẩm thực bất tiết thương tỳ, thấp nhiệt xâm lấn vào trong, thấp nhiệt uẩn kết can
đởm, lý nhiệt tích thịnh, đởm dịch bất thông gây nên sốt cao. Ngoại tà lũng biểu
ảnh hưởng đến chức năng vệ khí – cơ biểu bất cố nên sợ lạnh. Nếu như ngoại tà từ
biểu chuyển vào trong hoặc là lý tà chuyển ra ngoài sẽ dẫn đến chứng tà – chính
tương bác; tà thắng tất sợ lạnh, chính thắng tất phát sốt. Vì vậy, lâm sàng biểu hiện
triệu chứng của hàn nhiệt vãng lai.
2.2. Đặc điểm của tứ chẩn.
2.2.1. Vọng chẩn.
+ Nhìn về sắc da: gò má, củng mạc, cơ phu sắc vàng tươi là hoàng đản thấp nhiệt.
Nếu như sắc ám muội là huyết ứ, bệnh thuộc can đởm. Nếu như bì phu xuất hiện
ban điểm huyết ứ (xuất huyết) tức là nhiệt độc bức huyết vong hành.
+ Thiệt chẩn: nếu như can uất khí trệ thì thường là rêu lưỡi trắng mỏng hoặc là
vàng mỏng; chất lưỡi ám tía là huyết ứ; lưỡi nhợt rêu trắng nhuận là tỳ vị dương
hư; rêu lưỡi vàng nhờn là thấp nhiệt nội uẩn. Nếu mà nhiệt nặng thì đa phần là rêu

lưỡi vàng táo; nếu rêu lưỡi vàng ráo hoặc là vàng đen, chất lưỡi hồng giáng là
nhiệt độc tích thịnh.
2.2.2. Văn chẩn.
Sườn phúc đông thống nhiệt độc tích thịnh dẫn đến tinh thần hôn muội, có thể loạn
ngôn, hô hấp cấp xúc hoặc là âm thanh nhỏ nhẹ là thuộc hư chứng; thực chứng là
nói to, khí thô ; hư chứng là nói nhỏ, thiếu khí.
2.2.3. Vấn chẩn.
+ Về hàn nhiệt: phát bệnh cấp tính, có thể gặp hàn nhiệt vãng lai hoặc là phát sốt
sợ rét. Nếu thấp nhiệt nội uẩn thì sốt cao kéo dài; nếu hỏa độc quá thịnh, tà chính
tương tranh, chính bất thắng tà, chính hư tà hãm, dương khí hư thoát sinh ra tứ chi
quyết lạnh.
+ Về ăn uống (ẩm thực): ăn kém đa phần là tỳ vị hư nhược khí trệ; miệng đắng,
miệng khô, không khát hoặc khát mà không thích uống nhiều là thuộc về thấp
nhiệt uẩn kết; mồm khô, miệng khô mà không muốn ăn uống là huyết ứ; thấp
nhiệt, nhiệt độc đều có thể dẫn đến ứ.
+ Nhị tiện: đại tiện bí kết, khô táo khó giải là thực chứng, là nhiệt chứng; tiểu tiện
vàng đỏ đục là thấp nhiệt, tiểu tiện vàng mà ít là thực nhiệt.
+ Vấn về ngực bụng: mạng sườn phía bụng trên bên phải đau đớn là bệnh thuộc
can đởm; sườn bên phải đau cấp hoặc đau chướng có khi lan ra sau lưng , lan lên
vai là khí trệ; ngực và bụng trên bĩ mãn (đầy tức) là thấp trở. Nếu như xuất hiện
đau nhói, đau ở vị trí cố định, đau khi kích thích (sờ nắn) là huyết ứ.
+ Vấn về quá trình điều trị: chứng sỏi mật thường diễn biến có một quá trình dài,
một số bệnh nhân ở thời kỳ phát bệnh không nặng lắm nên không điều trị mà bệnh
có thể tự ổn định. Một số bênh nhân tuy có điều trị nhưng không được liên tục và
không đúng cách nên bệnh sỏi hay tái phát từng đợt và nặng dần.
2.2.4. Thiết chẩn.
+ Mạch chẩn: thường thấy mạch huyền là biểu hiện can uất khí trệ; nếu như thấp
nhiệt nội uẩn thì mạch huyền sác hoặc hoạt sác; nếu như nhiệt độc tích thịnh thì
mạch huyền sác hoặc tế sác; nếu như hoả độc quá thịnh, chính hư tà hãm có thể
thấy mạch vi muốn tuyệt.

+ Súc chẩn: bì phu nóng là nhiệt chứng. Nếu nhiệt quyết, tân thoát sẽ thấy tứ chi
lạnh.
3. Biện chứng phương trị:
3.1. Những điểm trọng yếu về biện chứng.
Nguyên nhân chính gây đởm thạch đa phần là đởm phủ bất thông. Vì vậy, pháp
thông là pháp điều trị chủ yếu. Trong khi biện chứng chú ý 3 vấn đề: đau, sốt
,vàng da. ứng dụng phương pháp điều trị sơ can lợi đởm, thông lý công hạ, thanh
nhiệt lợi thấp, hoạt huyết giải độc. Nếu như bệnh lâu ngày, quá trình điều trị thuốc
thanh lợi kéo dài dẫn đến tỳ vị hư nhược thì phải uống thêm thuốc kiện tỳ ích thận,
nhưng về nguyên tắc điều trị vẫn phải chú ý đến sơ can lợi đởm. Nếu như nhiệt
quyết tâm thoát phải kết hợp thuốc hồi dương cứu nghịch và tùy theo bệnh tình
phải kết hợp với thuốc tây y để điều trị.
3.2. Chứng trị phương pháp.
3.2.1. Thể can uất khí trệ.
Tương đương với thời kỳ ổn định (hoãn giải) hoặc sỏi đã được bài xuất, sườn phải
còn đau âm ỉ hoặc đau chướng, có khi đau lan ra vùng lưng hoặc vai bên phải;
bụng trên hơi tức, nôn khan, nôn thổ, sợ chất mỡ và chất dầu; miệng đắng, miệng
khô, hay giận dữ cáu gắt; rêu lưỡi vàng mỏng hoặc trắng mỏng; mạch huyền.
- Phương pháp điều trị: sơ can lý khí – lợi đởm bài thạch.
- Phương thuốc: “đởm đạo bài thạch thang 1” hoặc “đởm đạo bài thạch thang 5”
. “Đởm đạo bài thạch thang 1” ( bài thuốc kinh nghiệm của Viện lập y, thành phố
Thanh Đảo) gồm có: sài hồ, uất kim, hương phụ, kim tiền thảo, quảng mộc hương,
chỉ xác và đại hoàng.
. “Bài thạch thang 5” (thuốc kinh nghiệm viện y) gồm có: kim ngân hoa, mộc
hương, chỉ xác, hoàng cầm, xuyên luyện tử, đại hoàng.
- Gia giảm:
Nếu khí trệ lâu ngày dẫn đến khí trệ huyết ứ thì phải thư can hành khí, hoạt huyết
hóa ứ; cần phải dùng thêm “cách hạ trục ứ thang” như: ngũ linh chi, đương qui,
xuyên khung, đào nhân, đan bì, xích thược, ô dược, diên hồ sách, cam thảo, hương
phụ, hồng hoa, chỉ xác.

. Nếu như can vị bất hòa, vị khí nghịch lên thì cần gia thêm “tả kim hoàn” như:
hoàng liên, ngô thù du.
. Nếu kèm thêm can tỳ bất hoà thì phải gia thêm các vị: hoắc hương, bạch truật,
bạch linh, sơn tra, cốc mạch nha .Đó là những thuốc kiện tỳ trừ thấp giúp cho tiêu
hóa.
Nếu tỳ vị khí hư thì phải thêm “hương sa lục quân tử thang gia giảm hoặc “sâm
linh bạch truật tán”.
Nếu tỳ vị dương hư thì gia thêm “lý trung hoàn”hoặc “tiểu kiến trung thang”.
Nếu có giun chui ống mật thì gia thêm: sử quân tử, khổ luyện căn bì, binh lang.Đó
là những thuốc khu trùng.
3.2.2. Thể thấp nhiệt nội uẩn.
Tương đương với thời kỳ sỏi di chuyển, cản trở đường mật hoặc là thời kỳ viêm
nhiễm đường mật nặng (chứng sỏi phát tác), liên tục đauchướng vùng sườn phải,
hoặc cơn đau quặn gan tái phát theo chu kỳ; cự án, bụng trên chướng đầy, ngại ăn
không muốn ăn, nôn khan hoặc nôn mửa; khát nhưng không muốn uống; sợ lạnh
phát nóng (thiêu) hoặc là hàn nhiệt vãng lai; thân thể vàng, đại tiện táo, tiểu tiện
vàng; rêu lưỡi đa phần vàng nhờn; nếu sốt cao thì rêu lưỡi vàng mà khô; mạch
huyền hoạt mà sác.
- Pháp điều trị: thanh nhiệt lợi thấp – lợi đởm bài thạch – thông lý công hạ.
- Phương thuốc thường dùng: “đởm đạo bài thạch thang 2” hoặc “bài thạch thang
6”.
“Đởm bài thạch thang 2” gồm: kim tiền thảo, kim ngân hoa, chi tử, hoàng liên, uất
kim, nhân trần, mộc hương, hoàng cầm, chỉ thực, đại hoàng, mang tiêu.
“Bài thạch thang 6”gồm : hổ trượng, mộc hương, chỉ xác, kim tiền thảo, chi tử,
nguyên hổ, đại hoàng.
- Gia giảm:
Nếu nhiệt thắng thấp thì gia thêm: hoàng liên, thanh đại diệp, bản lam căn, sinh
thạch cao, tri mẫu…Đó là những thuốc thanh nhiệt – giải độc, dưỡng âm sinh tân.
Nếu thấp thắng nhiệt thì gia “tam nhân thang”.
Nếu thấp nhiệt đều thịnh thì gia “liên phúc ẩm”.

Nếu thấp nhiệt nội uẩn, trọc khí thượng nghịch thì gia thêm: trúc nhị, đại xích
thạch, bán hạ, sinh khương để chỉ nôn giáng nghịch
3.2.3. Thể nhiệt độc phiên xí (nhiệt độc nhiễu loạn xâm chiếm).
Tương đương với thời kỳ sỏi đường mật có viêm nhiễm đường mật hóa mủ, cản
trở đường mật cấp tính. Thể bệnh này thường do thấp nhiệt nội uẩn mà phát triển
thành; cũng có thể do can uất khí trệ phát triển tới. Vì vậy, trong pháp trị phải chú
ý tới cả hai nhóm: vừa trừ thấp nhiệt, vừa hành khí trệ. Ngoài ra, còn có thể do hoả
độc tích thịnh mà thành hao thương tân dịch, huyết bại, nhục kiệt hoặc chính bất
năng thắng tà hoặc đặc điểm của dương khí hư thoát.
- Triệu chứng: đau liên tục kịch liệt vùng bụng trên bên phải, hạ sườn nổi u cục bĩ
tức, bụng co cứng đầy, cự án; vàng da nặng; tiểu tiện ít sắc đỏ, đại tiện bí kết; thần
hôn, loạn ngôn; rêu lưỡi vàng khô hoặc vàng đen, chất lưỡi hồng giáng; mạch
huyền sác hoặc tế sác; thậm chí có thể thấy tứ chi quyết lạnh, đại hãn lâm li, tinh
thần uỷ mị, mạch vi muốn tuyệt hoặc triệu chứng nguy kịch là mạch trầm tế vô
lực.
- Phương pháp điều trị: thanh doanh lương huyết giải độc, thông hạ bài thạch phù
chính – trừ tà, hồi dương cứu thoát.
- Phương thuốc thường dùng: thanh nhiệt lương huyết thông hạ. Dùng “đởm đạo
bài thạch thang 2” hợp phương “tê giác địa hoàng thang”. Nếu cần hồi dương cứu
thoát thì dùng “sâm phụ thang” hoặc “sinh mạch tán”.
3.3. Thuốc nghiệm phương (phương thuốc kinh nghiệm).
+ Đau sườn :
Nhân trần 30 – 60g
Hương phụ 6g
Ngạnh mễ 100g
Đường trắng vừa đủ.
+ Bụng đau:
- Hoắc hương 9g,
- hoàng liên 6g,
- sinh khương 6g.

Tất cả sắc nước, ngày uống 2 lần.
- Sinh thạch cao 90 – 100g,
- phan tả diệp 3 – 5g,
- ngạnh mễ 100g.
- Thạch cao sắc trước, trộn bột phan tả diệp và ngạnh mễ; ngày 1 thang chia 2
lần uống.
+ Hoàng đản (vàng da):
- ý dĩ nhân, ngạnh mễ liều bằng nhau; nấu ăn hàng ngày đến khi khỏi bệnh.
+ Sốt cao:
Châm tả hợp cốc, khúc trì ; phối hợp huyệt: đởm du, trung quản, túc tam lý, dương
lăng tuyền; lưu châm 30’.
3.4. Phối hợp và dự phòng.
- Thời kỳ sỏi đã bài xuất, bệnh ổn định (bệnh hoãn giải): người bệnh phải có qui
tắc điều đạt tình chí, lao động thích hợp, điều tiết ẩm thực.
- Thời kỳ sỏi phát tác cản trở đường mật, viêm nhiễm đường mật thì phải theo dõi
chặt chẽ về huyết áp, mạch, nhiệt độ, tình hình bệnh chuyển biến để kịp thời xử lý.
Chú ý quan sát tính chất đau bụng, chu kỳ đau, cơn đau liên tục, đau cục bộ hay
toàn bộ để ngừng thuốc giảm đau; sau điều trị đều phải chú ý lưu phân kiểm tra.
Nếu như bệnh nặng phải chuẩn bị kết hợp phẫu thuật khi cần thiết.
- Đối với giai đoạn sỏi cản trở đường mật, viêm nhiễm đường mật nặng hóa mủ thì
phải theo dõi nghiêm ngặt, tích cực nâng đỡ chính khí toàn thân; phải kết hợp y
học hiện đại, hồi sức cấp cứu, chuẩn bị phẫu thuật kết hợp.
- Dự phòng:
Ăn uống hợp lý, hạn chế chất béo, chất ngọt, vệ sinh phòng giun đũa.
Nếu có giun chui ống mật phải điều trị giun. Sau khi bài trùng phải tích cực uống
thuốc thanh nhiệt lợi đởm 1 – 2 tuần để rửa sạch đường mật, tiêu trừ viêm nhiễm,
phòng sỏi tái phát.
Phải uống thuốc thư can lợi đởm để loại trừ nguyên nhân (rối loạn chức năng
đường mật, triệu chứng không rõ ràng, bệnh nhân không để ý), dự phòng tái phát
cấp tính.

Sau khi sỏi đã bài xuất vẫn cần phải duy trì uống thuốc sơ can lợi đởm thêm 1 thời
gian để củng cố hiệu quả điều trị, dự phòng sỏi tái phát.
Điều trị phẫu thuật lấy sỏi là cần thiết để cứu sống tính mạng bệnh nhân nhưng đặc
điểm bệnh liên quan đến chuyển hoá nên tái phát là phổ biến.
3.5. Phải cấp cứu.
Đau bụng dữ dội kịch liệt, sỏi gây ứ tắc đường mật thì phải dùng pháp thông hạ,
nếu như không hoãn giải có thể dùng thuốc giảm đau dạng tiêm.
Điều trị viêm nhiễm đường mật quan trọng là phải trên cơ sở dùng thuốc thanh
nhiệt – giải độc của Trung y và phải dùng thêm kháng sinh, sinh tố thì sẽ có hiệu
quả tốt.
Nếu xuất hiện thần hôn, loạn ngôn, đại hãn lâm ly, tiểu ít, có triệu chứng mạch vi
nhiệt quyết, tâm thoát thì trên cơ sở ứng dụng pháp thanh doanh thang giải độc,
dùng thêm thuốc hồi dương cứu nghịch ; đồng thời kết hợp thuốc y học hiện đại (
truyền dịch, bổ sung điện giải ).
Nôn khan hoặc nôn mửa rõ thì dùng chế phẩm dạng tiêm của bài thuốc cổ phương
“bình vị tán” .
* Chỉ định chuyển phẫu thuật khi:
- Điều trị các phương pháp Y học Cổ truyền không kết quả mà triệu chứng nặng
dần.
- Bệnh tái phát cấp tính có biểu hiện nhiễm độc mật.
- Hoại thư túi mật, thủng loét đường mật, chảy máu đường mật.
3.6. Tham khảo chẩn liệu.
Tiêu chuẩn phân nhóm biện chứng Trung y (Hội thảo toàn quốc bệnh lý đường
mật, 1979).
* Can uất khí trệ.
Đau âm ỉ vùng sườn phải, có lúc lan lên lưng và vai phải.
Phần ngực và bụng đầy tức, miệng đắng họng khô.
Rêu lưỡi trắng mỏng, mạch huyền.
* Thấp nhiệt nội uẩn.
Sườn phải đau tức, cự án, bụng trên chướng đầy.

Da vàng toàn thân, tiểu vàng, tiện bế.
Rêu lưỡi nhiều vàng nhờn, nếu nhiệt nặng thì rêu lưỡi vàng khô; mạch huyền sác
hoặc hoạt sác.
* Nhiệt độc phiên xí (tích thịnh).
Hàn chiến cao thiêu, đau bụng càng nặng dần; hoàng đản nặng lên, niệu ít sắc đỏ,
đại tiện bí kết.
Thần hôn loạn ngôn, đại hãn xuất, huyết áp hạ thấp.
Rêu lưỡi vàng khô hoặc vàng đen, chất lưỡi hồng giáng; mạch tế vô lực.
4.Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả điều trị (hội nghị Trung – Tây y kết hợp toàn
quốc trung quốc, 1979):
4.1.Tiêu chuẩn.
+ Hiệu quả tốt:
Hết hoàn toàn triệu chứng thực thể: đau, sốt, vàng da.
Có sỏi bài tiết theo phân.
Kiểm tra siêu âm, chụp cản quang không còn sỏi .
+ Có chuyển biến tốt:
Triệu chứng lâm sàng giảm nhiều hoặc 1 phần sỏi bài xuất, hoặc sỏi thu nhỏ.
+ Không kết quả:
Triệu chứng lâm sàng không có chuyển biến gì.
Không thấy sỏi bài xuất qua phân.
4.2. Một số danh y chẩn liệu đặc sắc.
- Đường Sinh Thọ (Trung y dược Cát lâm , 1984) dùng bài thuốc kinh nghiệm: kê
nội kim 15g, kim tiền thảo 30g; tác dụng của bài thuốc này là bài thạch – tán kết.
Sau khi hết sỏi thì dùng “tiểu sài hồ thang” gia nội kim để duy trì kết quả và đề
phòng tái phát.
- Vương Văn chính (Tạp chí Y dược học Sơn Đông ,1986) dùng bài thuốc :
Kim tiền thảo 30g
Uất kim 12g
Sài hồ 10g
Nhân trần 20g

Đào nhân 8g
Hồng hoa 10g
Xích thược 15g
Đan sâm 20g
Thanh đại diệp 12g
Điền cơ hoàng 12g
Mỗi ngày sắc một thang chia 2 lần uống.
- Trọng Kiên Hoa ( Tạp chí Y dược học Trung Quốc,1991) tác giả còn dùng thêm:
sơn tra 6g, kê nội kim 12g, quất bì 10g.
Phương thuốc cơ bản của Quan Tập (Trung y dược Hắc Long Giang, 1986).
Sài hồ 12g
Chỉ thực 10g
Kê nội kim 10g
Bạch thược 15g
Mộc hương 8g
Uất kim 12g
Hoàng cầm 10g
Huyền minh phấn 10g
Hậu phác 10g
Cam thảo 8g
Chế đại hoàng 8g
Sao hoàng liên 6g.
Sắc nước uống mỗi ngày một thang chia 2 lần uống, thời gian uống thuốc kéo dài
nhất 22 tuần, ngắn nhất 4 tuần, trung bình 8 tuần.
Kết quả: khỏi 18/128 (14%), hiệu quả rõ 16/128 (13%) chuyển biến tốt 81/128
(63%), không hiệu quả 13/128 (10%), tổng số hiệu quả 90% .
- Quách Vĩnh Lập (Vân Nam, 1983) dùng bài thuốc:
Kim tiền thảo 30g
Uất kim 12g
Khương hoàng 9g

Đại hoàng 9g
Sao hoàng cầm 9g
Mang tiêu 9g
Mộc hương 9g
Sao sài hồ 12g
Hương phụ 12g
Nhân trần 15g.
Mỗi ngày sắc một thang chia 2 lần uống.
- Điện châm: Trong khi dùng các bài thuốc nghiệm phương tác giả kết hợp điện
châm thường qui hoặc châm để cắt cơn đau. Các huyệt thường được tác giả sử
dụng: đởm du, dương khê, kỳ môn, nhật nguyệt, phục y liệu trình châm là 7 – 8
lần , một đợt điều trị từ 2 đến 3 liệu trình. Kết quả: 40/54 (74%) là hết sỏi, chuyển
biến tốt 8/54 (15%), phải chuyển phẫu thuật 6/54 (11%), tổng số hiệu quả là 89%.
- Tiên Quang Nghiệp (Trung y Tứ Xuyên , 1986) ứng dụng bài thuốc “hoàng kim
linh” gia thêm:
Đại hoàng 5g
Hoàng cầm 15g
Khương hoàng 10 -20g
Kê nội kim 12g
Kim ngân hoa 15 – 30g
Uất kim 20 – 60g
Kim tiền thảo 20 – 40g
Uy linh tiên 20g.
Mỗi ngày sắc một thang chia 2 lần uống . Sau một liệu trình điều trị là caõ ngày
tác giả thấy kết quả: khỏi 24/34, chuyển biến 9/34, không hiệu quả 1.

×