Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

1- Sinh vật phù du ở hồ chứa nước doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.08 KB, 4 trang )

1- Sinh vật phù du ở hồ chứa nước
Sinh vật phù du ở các hồ chứa nước cỡ từ nhỏ
đến lớn, ở trung du và miền núi thì đã được nghiên
cứu khá nhiều. Nhưng mức độ nghiên cứu chưa được
sâu và chưa đồng đều về từng vấn đề một (cần tham
khảo các báo cáo để nắm thêm chi tiết). ở đây chúng
tôi trình bày vắn tắt một số nét chủ yếu như sau
 Về thành phần giống loài cơ bản vẫn là những
giống loài thường gặp trong các vực nước ngọt nói
chung.
 Số lượng giống loài khi hồ mới ngập nước thì ít
hơn khi hồ đã gập lâu năm.
 Hồ càng lớn số lượng giống loài càng phong
phú, ngược lại hồ càng nhỏ số lượng giống loài càng
nghèo.
 Về số lượng:
- Thời kỳ đầu khi hồ mới ngập nước lượng sinh
vật rất giàu. Về sau do hàm lượng dinh dưỡng giảm
dần và có tháo cống nên số lượng sinh vật cũng giảm
dần.
- Trong sinh vật phù du về số lượng cá thể TVPD
chiếm ưu thế, nhưng về số lượng thì ĐVPD có thể
nhiều hơn.
- Hàng năm sau mùa mưa lũ, do được bổ sung
thêm dinh dưỡng nên sinh vật phù du thường giàu
nhất. Số lượng sinh vật phù du phù du nghèo nhất
thường vào các tháng mùa cạn, trước mùa mưa lũ.
Trong thời kỳ mưa lũ do có nước mới bổ sung thêm
nhiều phù sa, nước đục nên sinh vật phù du nhất là
TVPD tạm thời giảm xuống, sau đó lại tăng nhanh do
nước trong đầm hồ được bổ sung thêm muối dinh


dưỡng.
- Ở các hồ nhỏ sinh vật phù du phân bố tương đối
đồng đều trong các khu vực, nhưng ở hồ lớn đặc biệt
là ở hồ có địa hình tương đối phức tạp thì SVPD phân
bố rất không đồng đều. Thường ở các khu vực
thượng lưu, gần làng xóm, hoặc ở các chân rừng
rậm thì SVPD phong phú hơn ở những khu gần đồi
trọc.
- Từ tầng mặt xuống độ sâu 5m TVPD phong phú
nhất. ĐVPD phân bố nhiều ở tầng từ 3-6m. Xuống
độ sâu 15m TVPD chỉ còn bằng 30-40% tầng mặt;
ĐVPD còn 40-50% tầng mặt. Ở độ sâu từ 20m trở
xuống SVPD còn rất ít không đáng kể.
- Ở các hồ chứa gần rừng rậm có lượng SVPD
nhiếu nhất, sau đến các hồ có tỷ lệ rừng rậm cao và
thấp nhất ở các hồ vùng đồi trọc, núi đá.
Tóm lại: SVPD ở mặt nước lớn kết quả nghiên
cứu bước đầu phần nào đã được ứng dụng trong việc
xây dựng, qui hoạch nghề cá, nhưng nhìn chung còn
rất nhiều hạn chế, chưa phản ánh rõ được tỷ lệ %
giữa TVPD &ĐVPD để có tính toán cụ thể về chỉ
tiêu, thành phần và số lượng cá nuôi, thả hợp lý.
Chưa nêu được đầy đủ qui luật của mỗi vùng nước
nên giá trị về mặt ứng dụng trong kỹ thuật sản xuất
nghề cá còn nhiều hạn chế.
Ví dụ: Chúng ta chỉ mới có cảm giác chung rằng
SVPD là thành phần thức ăn chủ yếu nhất của cá ở
mặt nước lớn, nhất là ở hồ chứa nước và ở những
sông hồ thiên nhiên so với TV thủy sinh thượng
đẳng và động vật đáy. Tuy nhiên các số liệu thu được

để nói rõ những nhận xét cảm giác này thì chưa có,
mặc dù trong thực tế nhiều cơ sở sản xuất cá mặt
nước lớn qua thu hoạch nhiều năm đã khẳng định
muốn nuôi cá mặt nước lớn có năng suất cao phải lấy
việc thả cá làm chính.

×