Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Tiểu luận - Quy luật giá trị potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.77 KB, 15 trang )

LỜIMỞĐẦU
Sản xuất hàng hoá là một quá trình hoạt động quan trọng trong nền kinh tế
của một quốc gia trên thế giới.Sản xuất hàng hoá tồn tại và phát triển dưới
chủ nghĩa xã hội vì dưới chủ nghĩa xã hội còn tồn tại nhiều hình thức sở hữu
khác nhau và trình độ phân công lao động xã hội ngày càng phát triển.Sản
xuất hàng hoá làm cho quá trình giao lưu kinh tế văn hoá giữa các vùng và
mối quan hệ giữa con người và con người ngày càng phát triển.Nó làđiều kiện
để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần người lao động.Quy luật giá trị là
quy luật kinh tế quan trọng của sản xuất và lưu thông hàng hoá.Nó có tác
dụng điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá.Đồng thời kích thích cải tiến kĩ
thuật,hợp lý hoá sản xuất nhằm tăng năng suất lao động.Nó còn thực hiện sự
lựa chọn tự nhiên và phân hoá giàu nghèo giữa những người sản xuất hàng
hoá.Do các tác động trên mà quy luật giá trị trong nền sản xuất hàng hoá là
một quy luật vô cùng quan trọng và không thể thiếu được.
Do tầm quan trọng của quy luật giá trị trong nền sản xuất hàng hoá.Cùng
với những tác động của nó lên nền kinh tế hàng hoá.Từđó,Việt Nam cần phải
thực hiện các phương án,các chính sách nhằm vận dụng tốt quy luật giá trị
này vào việc xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
1
1
PHẦNNỘIDUNG
CHƯƠNG I:NHỮNGVẤNĐỀCƠBẢNVỀQUYLUẬTGIÁTRỊ
1.1.Nội dung của quy luật giá trị
Quy luật giá trị là quy luật kinh tế quan trọng nhất của sản xuất và lưu
thông hàng hoá.theo quy luật này,sản xuất và trao đổi hàng hoáđược thực hiện
theo hao phí lao động xã hội cần thiết.Những người sản xuất và trao đổi hàng
hoá tuân theo mệnh lệnh của giá cả thị trường .Thông qua qua sự vận động
của giá cả thị trường sẽ thấy được sự hoạt động của quy luật giá trị.Giá cả thị
trường lên xuống xoay quanh giá trị hàng hoá và trở thành cơ chế tac động
của quy luật giá trị.Cơ chế này phát sinh tác dụng trên thị trường thông qua
cạnh tranh,cung-cầu,sức mua của đồng tiền.Điều này cắt nghĩa vì sao khi


trình bày quy luật kinh tế chi phối hoạt động của sản xuất và lưu thông hàng
hoá người ta chỉ trình bày quy luật giá trị,một quy luật bao quát cả bản chát và
các nhân tố cấu thành cơ chế tác động của nó .
Do tầm quan trọng của cơ chế tác động vàđể tăng ý nghĩa thực tiễn của
quy kuật giá trị,những năm gần đây các nhà kinh tế học thấy cần phải nhấn
mạnh các nhân tố cạnh tranh,lượng tiền cần thiết cho lưu thông và cung-cầu
đối với sự biến động của giá cả thị trường và trình bày chúng thành những
quy luật:cạnh tranh,cung-cầu và lưu thông tiền tệ.
1.2.Yêu cầu của quy luật giá trị
Quy luật giá trịđòi hỏi việc sản xuất và trao đổi hàng hoá phải dựa trên cơ
sở lượng giá trị hàng hoá hay thời gian lao động xã hội cần thiết.
Trong sản xuất hàng hoá thì vấn đề quan trọng nhất là hàng hoá sản xuất
ra có bán được hay không.Để có thể tiêu thụđược hàng hoá thì thời gian lao
động cá biệt để sản xuất ra hàng hoáđó phảI phù hợp với thời gian lao động
xã hội cần thiết tức là phải phù hợp với mức hao phí mà xã hội có thể chấp
nhận được.Trong trao đổi hàng hoá cũng phảI dựa vào thời gian lao động
2
2
xãhội được với nhau khi lượng giá trị của chúng ngang nhau,tức là khi trao
đổi hàng hoá phải luôn tuân theo quy tắc ngang nhau.
Quy luật giá trị là trìu tượng.Nó thể hiện sự vận động thông qua sự biến
động của giá cả hàng hoá.Giá cả là sự biểu hiện bằng tiền của giá trị.Giá cả
phụ thuộc vào giá trị vì giá trị là cơ sở của giá cả.Trong nền kinh tế hàng hoá
thì giá cả và giá trị chênh lệch nhau,cung ít hơn cầu thì giá cả sẽ cao hơn giá
trị và ngược lại nếu cung lơn hơn cầu thì giá cả sẽ thấp hơn giá trị.Nhưng xét
cho đến cùng thì tổng giá cả hàng hoá bao giờ cũng bằng giá trị của hàng
hoá.Giá cả hàng hoá có thể tách rời giá trị nhưng không bao giờ cùng lên
xuống xoay quanh giá trị,đó là biểu hiện của quy luật giá trị.
1.3.Tác động của quy luật giá trị
Trong nền kinh tế hàng hoá,quy luật giá trị có những tác động sau đây:

Thứ nhất:Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá
Trong nền sản xuất hàng hoá thường xảy ra tình hình:người sản xuất bỏ
nghành này,đổ xô vào nghành khác;quy mô sản xuất của nghành này bị thu
hẹp,trong khi ở nghành khác lại được mở rộng,làm cho tư liệu sản xuất và sức
lao động được phân bố lại giữa các nghành.Hiện tượng này được gọi là sựđiều
tiết sản xuất.Sựđiều tiết này được hình thành một cách tự phát,thông qua sự
biến động của giá cả trên thị trường.Có thể hiểu vai tròđiều tiết này thông qua
những trường hợp biến động quan hệ cung-cầu xảy ra trên thị trường:
- Khi cung nhỏ hơn cầu,sản phẩm không đủđể thoả mãn nhu cầu xã
hội,giá cả cao hơn giá trị,hàng hoá bán chạy với lãI cao,người sản xuất mở
rộng quy mô sản xuất,những người trước đây sản xuất hàng hoá khác nhau
nay chuyển sang sản xuất hàng hoá này.Như vậy,tư kiệu sản xuất và sức lao
động được chuyển vào nghành này nhiều hơn các nghành khác.
- Khi cung lớn hơn cầu,sản phẩm làm ra quá nhiều so với nhu cầu xã
hội,giá cả thấp hơn giá trị,hàng hoá bán không chạy,có thể lỗ vốn.Tình hình
đó buộc người sản xuất ở nghành này thu hẹp quy mô sản xuất haychuyển
3
3
sang nghành khác,làm cho tư liệu sản xuất và sức lao động giảm đI ở nghành
này và tăng ở nghành khác mà họ thấy có lợi hơn.
Quy luật giá trị không chỉđiều tiết lĩnh vực sản xuất,mà còn điều tiết cả
lĩnh vực lưu thông qua sự biến động của giá cả.Hàng hoáđược đưa từ nơi
hàng hoá thấp đến nơI có giá cả cao,từ nơi cung lơn hơn cầu đến nơi cung nhỏ
hơn cầu.Như vậy,thông qua sự biến động của giá cả trên thị trường mà quy
luật giá trị có tác dụng phân phối lại hay điều tiết luồng hàng trên thị trường.
Thứ hai:Kích thích cải tiến kỹ thuật,hợp lý hoá sản xuất nhằm tăng năng
suất lao động.
Các hàng hoáđược sản xuất ra trong những điều kiện khác nhau,nên có
giá trịđặc biệt khác nhau,nhưng trên thị trường thì các hàng hoáđều phải được
trao đổi theo giá trị xã hội.Người sản xuất có giá trị cá biệt nhỏ hơn giá trị xã

hội ở thế có lợi,sẽ thu được lợi nhuận siêu nghạch;người sản xuất có giá trị cá
biệt lớn hơn giá trị xã hội thì bất lợi.Muốn đứng vững trong cạnh tranh và
khỏi bị phá sản,họ phảI tìm cách làm cho giá trị cá biệt của mình nhỏ
hơn,hoặc bằng giá trị xã hội.Do đó,họ tìm cách cải tiến quản lý,cảI tiến kỹ
thuật,tăng năng suất lao động.Lúc đầu,việc cảI tiến đó còn lẻ tẻ,nhưng do
cạnh tranh với nhau,nên cuối cùng việc cải tiến mang tính xã hội.Rõ
ràng,quy luật giá trị thông qua tác động này đã thúc đẩy lực lượng sản xuất
phát triển.
Thứ ba:Thực hiện sự lựa chọn tự nhiên và phân hoá giàu-nghèo giữa
những người sản xuất hàng hoá.
Trong quá trình cạnh tranh chạy theo lợi ích cá nhân,những người sản xuất
hàng hoá cóđiều kiện sản xuất khác nhau,tính năng động khác nhau,khả năng
nắm bắt nhu cầu thị trường khác nhau,khả năng đổi mới kỹ thuật,công
nghệ,hợp lý hoá sản xuất khác nhau,do đó giá trị cá biệt của hàng hoá khác
nhau,phù hợp với nhu cầu xã hội và thị trường khác nhau.Trong điều kiện
đó,không tránh khỏi một số người giàu lên mua sắm thêm tư liệu sản xuất,mở
rộng sản xuất-kinh doanh,còn một số người khacs bị thua lỗ,thu hẹp sản
xuất,thậm chí còn bị phá sản trở thành người nghèo.Đầu cơ,lừa đảo,khủng
hoảng kinh tế làm tăng thêm tác động phân hoá này.Trong nền kinh tế
4
4
thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa,nhà nước xã hội chủ nghĩa cần phải có
sựđiều tiết để hạn chế sự phân hoá giàu-nghèo.
CHƯƠNGII
SỰ VẬN DỤNG QUY LUẬT GIÁT RỊ VÀO VIỆC XÂY DỰNG
NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚN GXÃ HỘI CHỦ NGHĨA
Ở VIỆT NAM
Định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường
Vừa thừa nhận nền kinh tế thị trường không phải là sản phẩm riêng có
của chủ nghĩa tư bản đặt ra cho chúng ta nhiệm vụ nghiên cứu,vận dụng tốt

kho tàng tri thức về kinh tế thị trường và các quy luật của nó nhằm thực hiện
mục tiêu:’dân giàu,nước mạnh,xã hội công bằng,dân chủ văn minh.”
Kinh tế thị trường là một kiểu tổ chức kinh tế-xã hội,trong đó quá trình
sản xuất,phân phối,trao đổi và tiêu dùng đều được thực hiệnthông qua thị
trường.Vì thế kinh tế thị trường không chỉ là “công nghệ”,là “phương tiện” để
phát triển kinh tế-xã hội,mà còn là những quan hệ kinh tê-xã hội,nó không chỉ
bao gồm các yếu tố của lực lượng sản xuất,mà còn cả một hệ thông các quan
hệ sản xuất .Như vậy, chứng tỏ không có và không thể có một nền kinh tế thị
trường chung chung,thuần tuý trìu tượng tác rời khỉ chếđộ chính trị-xẫ hội của
một nước .Do đó,để phân biệt các nền kinh tế thị trường khác nhau,trước hết
phải nói đến mục đích chính trị,mục tiêu kinh tế-xã hộimà nhà nước và nhân
dân lựa chọn làm định hướng,chi phối sự vận động phát triển của nền kinh
tếđó.
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thực chất là kiểu tổ
chức nền kinh tế-xã hội vừa dựa trên những nguyên tắc và quy luật của nền
kinh tế thị trường,vừa dựa trên nguyên tắc và bản chất của chủ nghĩa xã
hội.Bởi vậy,kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có hai nhóm nhân
tố cơ bản tồn tại trong nhau,kết hợpvới nhau và bổ sung cho nhau.Đó là,nhóm
5
5
nhâm tố của nền kinh tế thị trường và nhóm nhân tố mới đang vận động,đang
phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa.Trong đó,nhóm thứ nhất đóng vai
trò “động lực” thúc đẩy sản xuất xã hội phát triển nhanh,hiệu quả;nhóm thứ
hai đóng vai trò “hướng dẫn”, “chếđịnh” sự vận động của nền kinh tế theo
những mục tiêu đã xác định,bổ sung những mặt tích cực,hạn chế những mặt
tiêu cực của thị trường,hoàn thiện mô hình chủ nghĩa xã hội.
Có thể rằng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở
nước ta vừa mang những đặc trưng chung của kinh tế thị trường vừa mang
tính đặc thù,đó làđịnh hướng xã hội chủ nghĩa.Tính định hướng xã hội chủ
nghĩa của nền kinh tế thị trường không phủ nhận các quy luật kinh tế thị

trường,mà là cơ sởđể xác định sự khác giữa kinh tế thị trường ở nước ta cới
các nước khác.Tính định hướng xã hội chủ nghĩa nền kinh tế thị trường ở Việt
Nam thể hiện trước hết ở việc xác định nội dung các mục tiêu chiến lược phát
triển kinh tế thị trường vàđặc trưng xã hội của nền kinh tế thị trường vàđặc
trưng xã hội của nèn kinh tế thị trường.Như trên đã phân tích,trong nhiều đặc
tính có thể ding làm tiêu thức để phân biệt nền kinh tế thị trường này với nền
kinh tế thị trường khác,phải nói đến mục đích chính trị,mục tiêu kinh tế-xã
hộimà nhà nước và nhân dân đã lựa chọnlàm định hướng chi phối sự vận
độngcủa nền kinh tế.Trong cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quáđộ
lên chủ nghiã xã hội,đảng ta đã xác định :”Xã họi xã hội chủ nghĩa mà nhân
đân ta xây dung là một xẫ hội:
- Do nhân dân lao động làm chủ.
- Có một nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện
đạivà chếđộ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu.
- Có nền văn hoá tiên tiến,đậm đà bản sắc dân tộc.
- Con người được giải phóng khỏi áp bức,bóc lột,bất công,làm theo
năng lực,hưởng theo lao động,có cuộc sống ấm no,tự do,hạnh phúc,cóđiều
kiện phát triển toàn diện cá nhân.
- Các dân tộc trong nước bình đẳng,đoàn kết giúp đỡ nhau cùng tiến bộ
6
6
- Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân tất cả các nước trên thế
giới.
Cương lĩnh cũng xác định rõ mục tiêu tổng quát phải đạt tới khi kết
thúc thời kỳ quáđộ là “xây dựng xong về cơ bản những cơ sở kinh tế của chủ
nghĩa xã hội,với kiến trúc thượng tầng về chính trị và tư tưởng ,văn hoá phù
hợp,làm cho nước ta trở thành một nước xã hội chủ nghĩa phồn vinh”.
Với những định hướng xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta nêu
trên,thì mục tiêu hàng đầu phát triển kinh tế thị trường ở nước ta được xác
định là giải phóng và phát triển lực lượng sản xuất,phát triển nền kinh tế,động

viên mọi nguồn lực trong nước và ngoài nước để xây dựng cơ sở vật chất-kỹ
thuật của chủ nghĩa xã hội tạo ra sự phát triển năng động ,hiệu quả cao của
nền kinh tế,trên cơ sởđó,cải thiện tong bước đời sống của nhân dân,từng bước
thực hiện sự công bằng,bình đẳng và lành mạnh các quan hệ xã hội.Từđó
khắc phục được tình trạng tự túc tự cấp của nền kinh tế,thúc đẩy phân công
lao động xã hội phát triển.mở rộng nghành nghề,tạo việc làm cho người lao
động,áp dụng khoa học,công nghệ,kỹ thuật mới vào sản xuất làm tằng năng
suet lao động xã hội,tăng số lượng,chung loại và chất lượng hàng hoá,dịch
vụ.Thúc đẩy tích tụ,tập trung sản xuất,mở rộng giao lưu kinh tế giữa các địa
phương,các vùng lãnh thổ,với các nước trên thế giới.Động viên mọi nguồn
lực trong nước và tranh thủ các nguồn lực bên ngoài.Phát huy tinh thần năng
động,sáng tạo của mỗi nguời lao động,mỗi đơn vị lao động.mỗi đơn vị kinh
tế,tạo ra sự phát triển năng động,hiệu quả cao của nền kinh tế,tạo ra tốc độ
tăng trưởng kinh tế cao và bền vững. Đưa nước ta thoát khỏi tình trạng một
nước nghèo và kém phát triển,thực hiện mục tiêu dân giàu,nước mạnh,xã hội
công bằng,dân chủ,văn minh.Vì vậy,có thể nói,phát triển kinh tế thị trường ở
nước ta là “đòn xèo” để phát triển kinh tế nhanh và bền vững,là phương tiện
để thực hiện xã hội hoá xã hội chủ nghĩa nền sản xuất,tiến hành công nghiệp
hoá,hiện đại hoá nền kinh tế quốc dân,xây dựng cơ sở vật chất-kỹ thuật của
chủ nghĩa xã hội.
7
7
Sự thành công của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
làở chỗđem thành quả của tăng trưởng kinh tế cao đến với mọi người bằng
cách không ngừng nâng cao đời sống nhân dân, bảo đảm tốt các vấn đề xã hội
và công bằng, bình đẳng trong xã hội. Chủ trương của Đảng ta là tăng trưởng
kinh tế phải gắn liền với bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng
bước phát triển. Thực hiện tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh coi sản xuất
vàđời sống nhân dân như nước với thuyền, "nước đẩy thuyền lên", tăng
trưởng kinh tếđi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội, động viên, khuyến khích

làm giàu hợp pháp gắn liền với xóa đói, giảm nghèo.
Ở nước ta, trong quá trình phát triển kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa, Nhà nước chủđộng giải quyết ngay từđầu mối quan hệ giữa
tăng trưởng với bảo đảm an sinh và công bằng xã hội. Bởi vấn đề bảo đảm xã
hội, công bằng, bình đẳng trong xã hội không chỉ là "phương tiện" để phát
triển mà còn là mục tiêu của chếđộ xã hội xã hội chủ nghĩa.
Bởi vậy, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta có ba
điểm rất cơ bản là: Lấy chếđộ công hữu những tư liệu sản xuất chủ yếu làm
nền tảng và kinh tế nhà nước giữ vai trò chủđạo nền kinh tế quốc dân; kết hợp
nhiều hình thức phân phối, trong đó phân phối chủ yếu theo kết quả lao động
và hiệu quả kinh tế, thực hiện tốt các chính sách xã hội; Nhà nước xã hội chủ
nghĩa là Nhà nước của dân, do dân, vì dân thực hiện chức năng quản lý nền
kinh tế thị trường dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Có thể luận
giải ba điểm trên như sau:
Thứ nhất, chếđộđa sở hữu vàđa thành phần kinh tế. Cốt lõi của kinh tế
thị trường là sản xuất hàng hóa, trao đổi mua bán hàng hóa, dịch vụ trên thị
trường theo quy luật thị trường. Sản xuất và trao đổi chỉ xảy ra khi mọi chủ
thể tham gia vào nền kinh tế thị trường độc lập với nhau, và vì vậy muốn thỏa
mãn nhu cầu xã hội thì phải trao đổi sản phẩm gọi là hàng hóa. Các chủ thể,
bởi thế, phải ý thức rõ ràng về sở hữu vật đem trao đổi, cũng như lợi ích từ
việc trao đổi đó. Người lao động có thể là một người lao động cá thể hay một
8
8
người lao động tổng thể. Xét trên phạm vi cả xã hội thì chỉ thông qua trao đổi
lao động tư nhân mới biểu hiện thành lao động xã hội, mới chứng tỏ lao động
tư nhân đóđược xã hội thừa nhận. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa dựa trên nhiều hình thức sở hữu, như: Sở hữu toàn dân mà nhà
nước làđại diện chủ sở hữu, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân và sở hữu hỗn
hợp, song chếđộ sở hữu công cộng (công hữu, toàn dân) về tư liệu sản xuất
chủ yếu đóng vai trò nền tảng của nền kinh tế quốc dân. Từ các hình thức sở

hữu cơ bản hình thành nhiều thành phần kinh tế với các hình thức tổ chức sản
xuất, kinh doanh đa dạng, đan xen, hỗn hợp. Việc thực hiện nhất quán, lâu dài
chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần dựa trên cơ sở giải phóng
sức sản xuất, động viên tối đa nguồn lực bên trong và bên ngoài đểđẩy nhanh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội, cải thiện
đời sống nhân dân.
Bên cạnh đó phải chủđộng đổi mới, củng cố và phát triển kinh tế nhà
nước và kinh tế tập thểđể chúng trở thành nền tảng của nền kinh tế, có khả
năng hướng dẫn các thành phần kinh tế khác phát triển theo đúng định hướng
xã hội chủ nghĩa. Kinh tế nhà nước phải được củng cố và phát triển ở các vị
trí then chốt của nền kinh tế, các lĩnh vực dịch vụ xã hội cần thiết cũng như an
ninh - quốc phòng, mà các thành phần kinh tế khác không có lợi thế hoặc đầu
tư không có hiệu quả. Xác lập, củng cố và nâng cao địa vị làm chủ của người
lao động trong nền sản xuất xã hội, thực hiện công bằng xã hội ngày càng tốt
hơn.
Thứ hai, kết hợp nhiều hình thức phân phối, trong đó phân phối theo
kết quả lao động và hiệu quả kinh tế là chính; thực hiện tốt các chính sách xã
hội. Muốn cho nền kinh tế thị trường không ngừng nâng cao đời sống nhân
dân, bảo đảm tốt các vấn đề xã hội và thực hiện công bằng xã hội, thì Nhà
nước phải chủđộng thực hiện vàđiều tiết các quan hệ phân phối, cụ thể như:
- Kết hợp vấn đề lợi nhuận với vấn đề xã hội. Mục đích của sự kết hợp
này là vừa bảo đảm cho các chủ thể tham gia kinh tế thị trường cóđiều kiện
9
9
đua tranh phát huy tài năng và có lợi nhuận cao, vừa tạo được điều kiện chính
trị - xã hội bình thường cho sự phát triển kinh tế.
- Kết hợp chặt chẽ những nguyên tắc phân phối của chủ nghĩa xã hội và
nguyên tắc của kinh tế thị trường, như: phân phối theo lao động, theo vốn,
theo tài năng, phân phối qua quỹ phúc lợi xã hội trong đó, phải làm sao để
quan hệ phân phối theo lao động đóng vai trò chủđạo. Thừa nhận sự tồn tại

của các hình thức thuê mướn lao động, các quan hệ thị trường sức lao động,
nhưng không để chúng biến thành quan hệ thống trị, dẫn đến tình trạng không
kiểm soát được sự phân hóa xã hội thành hai cực đối lập.
- Nhà nước chủđộng điều tiết thu nhập giữa các tầng lớp dân cư. Một
mặt, Nhà nước phải có chính sách để giảm bớt khoảng cách chênh lệch giữa
lớp người giàu và lớp người nghèo, không để diễn ra sự chênh lệch quá mức
giữa các vùng, miền, các dân tộc và các tầng lớp dân cư, thực hiện tốt chính
sách an sinh xã hội. Mặt khác, phải có chính sách, biện pháp bảo vệ thu nhập
chính đáng, hợp pháp cho người giàu, khuyến khích người có tài năng.
Việc điều tiết phân phối thu nhập được thực hiện theo hai kênh: Nhà nước xã
hội chủ nghĩa là chủ thể duy nhất tiến hành tổ chức điều tiết phân phối thu
nhập trên phạm vi toàn xã hội, nhằm bảo đảm công bằng xã hội; thị trường có
những nguyên tắc riêng trong điều tiết phân phối thu nhập. Chếđộ phân phối
trong xã hội là sự kết hợp giữa cơ chế thị trường và sự quản lý, điều tiết của
Nhà nước.Trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa,
việc thực hiện công bằng xã hội không thể chỉ dựa vào chính sách điều tiết và
phân phối lại thu nhập của các tầng lớp dân cư, mà còn phải thực hiện tốt các
chính sách phát triển xã hội, nhằm giải quyết hài hòa các mối quan hệ xã hội,
phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, phấn đấu vì mục tiêu dân giàu,
nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Thứ ba, Nhà nước xã hội chủ nghĩa là Nhà nước của dân, do dân, vì
dân thực hiện chức năng quản lý nền kinh tế thị trường dưới sự lãnh đạo của
Đảng Cộng sản Việt Nam. Cơ chế quản lý và vận hành nền kinh tế thị trường
10
10
định hướng xã hội chủ nghĩa là cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước
dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Thực hiện cơ chếđó sẽ bảo
đảm tính định hướng, điều khiển hướng tới đích xã hội chủ nghĩa của nền
kinh tế theo phương châm: nhà nước điều tiết vĩ mô, thị trường hướng dẫn
doanh nghiệp. Cơ chế vận hành nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ

nghĩa thể hiện trên các mặt, như Nhà nước đóng vai trò là "nhân vật trung
tâm" và quản lý kinh tế vĩ mô, thông qua các chức năng:
- Tạo môi trường pháp lý, kinh tế - xã hội ổn định, thuận lợi cho các
chủ thể kinh tế hoạt động theo cơ chế thị trường; Định hướng và hướng dẫn
sự phát triển kinh tế - xã hội bằng việc soạn thảo, ban hành các kế hoạch, quy
hoạch, các chương trình phát triển kinh tế - xã hội và các chính sách (đặc biệt
là các chính sách tài chính, tiền tệ, tín dụng) để hướng các chủ thể kinh tế vào
thực hiện các kế hoạch, quy hoạch và các chương trình phát triển kinh tế - xã
hội đãđặt ra;
- Tổ chức là một chức năng quan trọng của quản lý nhà nước về kinh
tế, nó bao gồm: Nhà nước sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị kinh tế, đặc biệt là
sắp xếp, củng cố các doanh nghiệp nhà nước; phân phối các khu công nghiệp
tập trung, các vùng kinh tế nhằm tạo ra cơ cấu kinh tế hợp lý, phù hợp với nền
kinh tế thị trường; tổ chức lại hệ thống quản lý, sắp xếp lại các cơ quan quản
lý nhà nước về kinh tế. Đổi mới thể chế và thủ tục hành chính. Đào tạo vàđào
tạo lại đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước và quản lý doanh nghiệp;
thiết lập mối quan hệ kinh tế với các nước và các tổ chức kinh tế quốc tế.
- Điều tiết kinh tế, điều hành vĩ mô nền kinh tế, trong đó Nhà nước cần
cân nhắc kỹ lưỡng những mệnh lệnh hành chính để cho các hoạt động thị
trường được diễn ra chủ yếu theo sự hướng dẫn của các quy luật giá trị, quy
luật cung cầu, cạnh tranh; bảo đảm nguyên tắc vận hành của nền kinh tế là
nguyên tắc thị trường "tựđiều chỉnh". Mặt khác, do thị trường trong nền kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa không phải là thị trường tựđiều tiết
hoàn toàn, mà còn phải phục vụ các mục tiêu kinh tế - xã hội của đất nước
11
11
trong từng thời kỳ, do đó nó còn phải chịu sự quản lý của Nhà nước xã hội
chủ nghĩa. Do vậy, không thể xem các quan hệ thị trường hoạt động theo quy
luật kinh tế khách quan một cách biệt lập với sựđiều tiết của Nhà nước bằng
các chính sách kinh tế của mình.

- Nhà nước thực hiện chức năng kiểm tra, kiểm soát nhằm thiết lập kỷ
cương trong hoạt động kinh tế, phát hiện và ngăn chặn các hiện tượng vi
phạm pháp luật và làm sai chính sách, bảo vệ tài sản quốc gia và lợi ích của
nhân dân, góp phần tăng trưởng kinh tế và từng bước thực hiện công bằng xã
hội.Cơ chế thị trường là nhân tố "trung tâm" của nền kinh tế, đóng vai trò
"trung gian" giữa Nhà nước và doanh nghiệp. Nhà nước ta quản lý nền kinh tế
- xã hội theo nguyên tắc kết hợp thị trường với kế hoạch, phát huy mặt tích
cực, hạn chế và khắc phục mặt tiêu cực của cơ chế thị trường, bảo vệ lợi ích
của người lao động và của toàn thể nhân dân.Quan điểm cho rằng, khi chuyển
sang kinh tế thị trường thì Nhà nước không cần phải can thiệp vào kinh tế và
không cần thiết phải kế hoạch hóa vĩ mô nền kinh tế là hoàn toàn sai lầm và
không có căn cứ lý luận, thực tiễn. Trong tất cả các mô hình kinh tếđãđược
đúc kết trên thế giới có hai dạng điều tiết kinh tế: thứ nhất, điều khiển trực
tiếp bằng kế hoạch hóa và các biện pháp hành chính; thứ hai, điều tiết gián
tiếp thông qua thị trường, vận dụng cơ chế thị trường để tác động đến hoạt
động của các doanh nghiệp, dùng các đòn bẩy kinh tếđể khuyến khích hoặc
gây áp lực buộc các doanh nghiệp phát triển trong khuôn khổ pháp luật và
theo hướng kế hoạch do Nhà nước đề ra. Hai dạng điều tiết kinh tế này chỉ
khác nhau ở mức độ, liều lượng và hình thức của mỗi dạng trong cơ chế
chung. Sở dĩ như vậy là vì, với tư cách là công cụđiều tiết kinh tế vĩ mô, là
biện pháp, thủđoạn kinh tế, cả kế hoạch hóa và thị trường đều có cảưu thế lẫn
khuyết tật. Bởi vậy, chúng cần bổ sung cho nhau để hạn chế những khuyết
tật.Thực chất của vấn đề kế hoạch hóa trong kinh tế thị trường, xét từ góc độ
Nhà nước, có thểđược coi là sự kết hợp giữa điều khiển trực tiếp bằng
12
12
kếhoạch vàđiều khiển gián tiếp thông qua cơ chế thị trường đối với các hoạt
động kinh tế trong xã hội.
13
13

KẾTLUẬN
-Như vậy quy luật giá trị là một quy luật kinh tế quan trọng đối với sự
hình thành và phát triển nền kinh tế của nước ta trong htời kỳ quáđộ lên chủ
nghĩa xã hội .Đó là một quy luật kinh tế căn bản của sản xuất và trao đổi hàng
hoá .Nó có tác dụng điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá ,đồng thời kích
thích cải tiến kỹ thuât ,hợp lý hoá sản xuất ,tăng năng xuất lao động ,lực
lượng sản xuất xã hội phát triển nhanh và thực hiệ sự lựa chọn tự nhiên,phân
hoá người sản xuất hàng hoá thành kẻ giàu người nghèo .Thực tiễn chứng tỏ
rằng quy luật giá trị với những biểu hiện của nó như giá cả,tiền tệ, giá trị hàng
hoá…là lĩnh vực tác động rất lớn tới đời sống kinh tế xã hội.
Đối với nước ta trong thời kỳ quáđộ lên chủ nghĩa xã hội vẫn còn mang nặng
tính nông nghiệp lạc hậu,cơ sở vật chất kỹ thuật còn phụ thuộc các nước
khác,tuy nhiên Đảng và nhà nước đã nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng
trong việc đổi mới xã hội cũng như hiểu rõ vai trò và tác dụng của quy luật
giá trị mà từđó thực hiện nhiều cuộc cải cách kinh tế… tuân theo nhưng nội
dung của quy luật giá trị nhằm hình thành và phát triển nền kinh tế hàng hoá
xã hội chủ nghĩa đa dạng vàđãđạt đựơc những hiệu quả thành tựu đáng kể
14
14
TÀILIỆUTHAMKHẢO
1. Bộ giáo dục vàđào tạo, giáo trình Kinh tế chính trị Mác – LêNin, Nhà
xuất bản chính trị Quốc gia 2002.
2. />iabspos=1&vjob=vdocidsp,131461
15
15

×