Tải bản đầy đủ (.ppt) (19 trang)

Đề tài: Bệnh héo xanh vi khuẩn (HXVK) hại cà chua và biện pháp phòng chống pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (318.38 KB, 19 trang )



Trường Đại Học Bình Dương
Khoa Công Nghệ Sinh Học
11SH03
Đề tài:
Bệnh héo xanh vi khuẩn (HXVK) hại cà chua và biện
pháp phòng chống
GVHD: Dương Thị Nam Phương
SVTH: Mai Văn Cẩn
MSSV:08070917


ĐẶT VẤN ĐỀ.
Bên cạnh một số dịch hại như: sâu đục trái, bệnh
sương mai, bệnh thối trái, bệnh xoăn lá…thì bệnh
HXVK (Pseudomonas solanacearum) cũng là một
dịch hại quan trọng và khá phổ biến trên cây cà
chua. Bệnh có thể gây hại trong suốt thời kỳ sinh
trưởng của cây cà, nhưng thường hại nhiều ở giai
đọan ra hoa kết trái trở đi.


VI KHUẨN GÂY BỆNH.
Do loài vi khuẩn
Pseudomonas
solanacearum Smith;
Ralstonia solanacearum
(Smith, 1896),
Yabuuchi và CTV,
1996.




1. Triệu chứng của bệnh.
Nếu bị nhiễm sớm ở giai đọan
cây con, thường làm cho
toàn bộ lá héo rũ rất nhanh,
cây gục xuống và chết.
Nếu cây đã lớn mới bị nhiễm
bệnh thì lá ngọn héo rũ
trước, có thể héo một cành
hay một vài nhánh nhỏ, sau
đó các lá phía dưới tiếp tục
héo và cụp xuống, cuối
cùng dẫn đến tòan bộ cây
bị héo rũ, gẫy gục, rũ xuống
và chết.
Triệu chứng của bệnh héo xanh vi
khuẩn cà chua gây ra bởi
R. solanacearum ( Ảnh do Champoiseau
P., Đại học Florida )


Triệu chứng của bệnh(tt)
Mặc dù bị héo nhưng bộ lá và thân cành
của cây cà chua vẫn còn giữ được mầu
xanh, vì thế người ta gọi là bệnh héo xanh
(hay bệnh héo rũ tái xanh vi khuẩn). Tuy
bộ lá của cây bị héo, nhưng phần gốc của
cây vẫn rắn chắc (chứ không bị thối như
một số bệnh do nấm gây ra), và vỏ thân bị

xù xì.


Triệu chứng của bệnh(tt)
Nếu cắt ngang thân cành sẽ thấy bó
mạch dẫn mô gỗ có mầu nâu đen,
bên trong bó mạch chứa đầy dịch
nhờn vi khuẩn. Bóp nhẹ chỗ bó
mạch có mầu nâu đen có thể thấy
dịch nhờn vi khuẩn mầu trắng sữa
chẩy ra. Còn nếu ngâm đọan cắt
vào ly nước trong, sau vài phút
bạn sẽ thấy dịch vi khuẩn mầu
trắng sữa, đùn chẩy qua miệng cắt
ra ngoài.


2. Đặc điểm sinh học, sinh thái của
bệnh.
Bệnh HXVK hại cà chua là một trong những loại bệnh
nghiêm trọng nhất ở khắp các vùng trồng cà chua trên
thế giới,nhất là nơi khí hậu nhiệt đới, cận nhiệt đới và
những vùng khí hậu ấm áp.
 Vi khuẩn gây bệnh xâm nhiễm dễ dàng qua rễ, gốc
thân,thân cành, cuống lá…qua vết thương sây sát khi
nhổ cây con giống, do côn trùng, do tuyến trùng, tiến
hành các biện phá kĩ thuật chăm sóc, bón phân, làm
giàn, vun xới.
 Vi khuẩn cũng có thể xâm nhiễm vào trong cây cà chua
qua lỗ hở tự nhiên.



Đặc điểm sinh học, sinh thái của
bệnh (tt)
Sau khi xâm nhập vào rễ, vi khuẩn lan rộng theo bó mạch dẫn,
sinh sản phát triển, sản sinh ra các men, độc tố dẫn đến sự
phá hủy các mô tế bào,vít tắc mạch dẫn gây cản trở sự vận
chuyển nước, chất dinh dưỡng và nhựa trong cây, cây héo rũ
nhanh chóng và chết.
 Bệnh HXVK truyền lan trên đồng ruộng từ cây này sang cây
khác, từ vùng có ổ bệnh sang các vùng xung quanh bằng nhiều
con đường khác nhau: nhờ nước tưới, nước mưa, không khí,
truyền lan qua hạt giống nhiễm bệnh. Ngoài ra, bệnh có thể
truyền lan qua tuyến trùng nốt sưng hại rễ và qua các hoạt
động kĩ thuật chăm sóc của con người.


Đặc điểm sinh học, sinh thái của
bệnh (tt)
Ngoài ra ở những chân ruộng hay những vùng mà bà con
thường trồng các lọai cây thuộc họ cà như cà chua, cà
pháo, cà tím… họ đậu đỗ như đậu que, đậu cô ve… tần ô
(cải cúc) cũng thường dễ bị bệnh gây hại nặng hơn; vì,
những lọai cây này cũng là ký chủ của bệnh, từ đó lây
truyền bệnh cho cây cà chua.
Bệnh phát sinh phát triển và gây hại trong điều kiện nhiệt độ
cao, độ ẩm cao, mưa gió bão nhiều.
Bệnh có thể phát sinh và gây hại từ giai đoạn cây còn non
kéo dài tới khi thu hoạch, nhưng nghiêm trọng nhất là giai
đoạn cây ra hoa đến hình thành quả non.



Đặc điểm sinh học, sinh thái của
bệnh (tt)
Miền Bắc, bệnh xuất hiện và phát triển mạnh và gây hại
cà chua sớm (tháng 8-9) và vụ cà chua xuân hè (tháng
4-5).
Hầu hết các giống cà chua trồng phổ biến đều nhiễm
bệnh HXVK, bệnh nặng hay nhẹ phụ thuộc vào nhiều
yếu tố như chế độ luân canh cây trồng, biện pháp kĩ
thuật canh tác, thời vụ gieo trồng, kĩ thuật đất đai, chế
đọ bón phân, tưới nước…


3. Phân bố và tầm quan trọng của
bệnh.
 Bệnh HXVK hại cà chua là một trong những loại bệnh
nghiêm trọng nhất ở khắp các vùng trồng cà chua trên
thế giới,nhất là nơi khí hậu nhiệt đới, cận nhiệt đới và
những vùng khí hậu ấm áp…
 Bệnh là nguyên nhân gây cản trở, hạn chế lớn đối với
việc mở rộng sản xuất rau màu của nhiều nước trên thế
giới như Mỹ, Úc, Hà Lan, Trung Quốc,Pháp…


Phân bố và tầm quan trọng của
bệnh(tt)
 Loài vi khuẩn Pseudomonas solanacerum gây bệnh
HXVK cà chua là một loài bán kí sinh điển hình, đa kí
chủ với nhiều chủng.

 Nó cũng là chủng sinh lý có phạm vi ký chủ rộng, có thể
tồn tại lâu dài trong đất , đây cũng là chủng nòi phổ biến,
thường xuyên xâm nhiễm gây hại nhiều loài cây trồng
như cà chua, khoai tây, lạc, thuốc lá, cà pháo, cà tím,
ớt…


4. Biện pháp phòng chống
Phòng chống nhằm hạn chế tác hại của bệnh HXVK hại
cà chua nói riêng và bệnh HXVK hại cây trồng nói chung
đang là những vấn đề nan giải, khó khăn, hiệu quả thấp
không chỉ ở nước ta mà còn ở hầu khắp trên thế giới.
Nguyên nhân cơ bản là loài Pseudomonas solanacearum
– tác nhân gây bệnh HXVK có khả năng tồn tại lâu dài
trong đất, trong tàn dư, trong vật liệu giống nhiễm bệnh
và phổ biến là trong cây ký chủ phụ thuộc họ cà, họ bí,
họ đậu… và kể cả các cây cỏ dại là ký chủ của bệnh.


Biện pháp phòng chống(tt)
 Để hạn chế tác hại của bệnh, phải áp dụng kết hợp nhiều biện pháp
một cách đồng bộ và hợp lý trong hệ thống quản lý dịch hại tổng
hợp. Sau đây là một số biện pháp chính:
 Lên liếp cao, hình mai rùa để vườn cà không bị đọng nước mỗi khi
có mưa hoặc sau khi tưới, hạn chế độ ẩm ướt trong ruộng.
 Sử dụng hạt giống khỏe, không nhiễm bệnh. Không lấy giống ở
những ruộng đã bị bệnh.
 Sau khi thu họach, thu gom sạch sẽ tàn dư của cây cà chua ở vụ
trước, đặc biệt là những cây bị bệnh và cỏ dại trên ruộng đem tiêu
hủy để hạn chế nguồn bệnh ban đầu trên đồng ruộng cho vụ sau.



Biện pháp phòng chống(tt)

Nếu có điều kiện, nên ngâm nước ruộng khỏang
10-15 ngày hoặc cày phơi đất trước khi trồng.

Không nên trồng qúa dầy để ruộng cà chua luôn
thông thóang, giảm bớt ẩm độ trong ruộng.

Phải bón cân đối giữa đạm, lân và ka li, tăng
cường bón thêm phân hữu cơ hoai mục. Vôi bột
hoặc tro trấu cũng có tác dụng làm giảm tác hại
của bệnh.

Thường xuyên kiểm tra ruộng cà chua để phát
hiện và nhổ bỏ sớm những cây bị bệnh đem tiêu
hủy tránh lây lan sang cây khác. Sau khi nhổ bỏ
bón vôi bột vào chỗ vừa nhổ để khử trùng đất.


Biện pháp phòng chống(tt)
 Phải thăm ruộng thường xuyên (nhất là từ khi cây ra hoa
kết trái trở đi) để phát hiện sớm khi bệnh mới chớm phát
sinh. Khi phát hiện có bệnh, có thể sử dụng một trong các
loại thuốc như: Saipan 2SL, Bisomin 2SL… để phun xịt.
Trước khi phun xịt bà con nên đọc kỹ hướng dẫn của nhà
sản xuất có in sẵn trên nhãn thuốc.
 Có thể sử dụng một số chủng của các loài vi khuẩn đối
kháng như: Bacillus subtilis, Pseudomonas fluorescens để

xử lý hạt giống trước khi gieo: nhúng rễ cây con trước khi
trồng, hoặc đưa lượng vi khuẩn đối kháng vào vùng rễ cà
chua ngay sau trồng nhằm làm tăng khả năng chiếm chỗ,
cạnh tranh, ức chế và tiêu diệt loài vi khuẩn P.solanacerum-
tác nhân gây bệnh HXVK.


Biện pháp phòng chống(tt)

Nếu đã áp dụng nhiều biện pháp như đã
nêu ở trên mà bệnh vẫn không thuyên
giảm, chứng tỏ đất ruộng của chúng ta đã
tích lũy qúa nhiều mầm bệnh.

Gặp trường hợp này, nếu điều kiện cho
phép bà con nên luân canh một vài vụ với
cây lúa nước hoặc những cây rau trồng
nước, cây bắp, mía , bông, bắp cải…


TÀI LIỆU THAM KHẢO:

Nghiên cứu bệnh héo xanh vi khuẩn hại một số
cây trồng ở ngoại thành Hà Nội và vùng phụ
cận. Đỗ Tấn Dũng, 1999.

Bệnh vi khuẩn và virus hại cây trồng.Lê Lương
Tề, Vũ Triệu Mân. Nhà xuất bản giáo dục – Hà
Nội, 1999.


khoahocvietnam.com

google.com

….


×