Tải bản đầy đủ (.doc) (56 trang)

132 Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Bưu Điện Huyện Thạch hà, Hà tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 56 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Trong những năm qua cùng với sự đổi mới sâu sắc của cơ chế kinh tế thị
trường, hệ thống kế toán Việt Nam đã không ngừng được hoàn thiện và phát
triển kinh tế của đất nước, đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, góp phần tích cực vào
việc tăng cường và nâng cao chất lượng quản lý của các doanh nghiệp nó là cầu
nối giữa con người với sản xuất, quan liêu bao cấp sang nền kinh tế vận động
theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Công tác kế toán trong các
doanh nghiệp đã được đổi mới, cải tiến và hoàn thiện để phù hợp với đặc điểm,
yêu cầu và trình độ quản lý kinh tế tài chính của nền kinh tế thị trường.
Mỗi doanh nghiệp, tiền lương là thu nhập của người lao động và chi phí sử
dụng lao động. Đối với người lao động tiền lương là mục đích, là động lực mạnh
mẽ nhất thúc đẩy họ tham gia vào hoạt động với chất lượng và hiệu quả cao nhất.
Tiền lương là một khoản chi phí trong quá trình sản xuất kinh doanh và mục tiêu
của họ là giảm chi phí sản xuất. Chính vì vậy việc hạch toán tiền lương tại doanh
nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác hạch toán lao động, hoạch toán
chi phí nói riêng và quản lý kinh tế nói chung.
Xuất phát từ những nội dung trên, sau một thời gian thực tập tại Bưu Điện
Huyện Thạch Hà Tỉnh Hà Tĩnh, em đã nhận thức được tầm quan trọng của công
tác kế toán tiền lương và trích các khoản theo lương nên đã mạnh dạn chọn và
nghiên cứu đề tài "Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Bưu
Điện Huyện Thạch hà, Hà tĩnh".
Em xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy, cô trong bộ môn Kế
toán đặc biệt là thầy giáo hướng dẫn Nguyễn Văn Công và tập thể các anh chị
trong phòng kế toán tài chính của Bưu điện đã giúp đỡ chỉ bảo tận tình với sự cố
gắng nổ lực của bản thân để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn.
1
Đề tài bao gồm những nội dung sau:
Phần I: Tổng quan về Bưu điện Thạch hà, Hà tĩnh.
Phần II: Thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại
Bưu Điện Thạch hà, Hà tĩnh.
Phần III: Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại


Bưu điện Thạch hà, Hà tĩnh.
Hà Tĩnh Ngày Tháng năm 2007
Sinh Viên

Nguyễn Thùy Dung

2
Phần I
TỔNG QUAN VỀ BƯU ĐIỆN THẠCH HÀ, HÀ TĨNH.
1.1. Đặc điểm kinh tế - Kỷ thuật tại bưu điện Thạch hà, Hà Tĩnh có
ảnh hưởng đến kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương.
1.1.1 - Lịch sử hình thành và phát triển:
Để đáp ứng yêu cầu phục vụ thông tin trong thời kỳ mới, Tỉnh uỷ, Uỷ ban
nhân dân tỉnh đã đặc biệt quan tâm tới ngành Bưu điện, lãnh đạo và phát triển
kinh tế xã hội của địa phương. Thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị, kế hoạch
chỉ đạo của Tổng cục và Nghị quyết của Tỉnh uỷ, Huyện uỷ Thạch Hà. Bưu điện
đã xác định được nhiệm vụ của ngành trong thời kỳ khôi phục và phát triển kinh
tế xã hội là: "Nhanh chóng kiện toàn tổ chức, tập trung lực lượng, củng cố phát
triển mạng lưới, nâng cao chất lượng thông tin liên lạc phục vụ sự lãnh đạo, chỉ
đạo của Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh và hoạt động của các ngành. Công tác
kiện toàn và tổ chức ổn định tháng 3/1955 Ty và phòng Bưu điện được kiện toàn
theo Nghị định số 480/TTg ngày 8-3-1955 của Chính phủ, đến tháng 5/1955
công tác tổ chức đi vào ổn định và đi vào hoạt động có nề nếp, mạng lưới trạm
bưu điện xã cũng được hình thành nhằm phục vụ rộng rãi nhu cầu về thông tin
liên lạc của nhân dân. Từ đây mạng lưới bưu điện đã có hệ thống tổ chức theo
ngành dọc từ tỉnh đến huyện, xã với đội ngũ lúc này chỉ có 84 cán bộ công nhân
viên, các đơn vị bưu điện thực hiện chức năng nhiệm vụ chính là phục vụ, đồng
thời có hạch toán kinh doanh theo hình thức quản lý doanh nghiệp với mục tiêu
phát triển là phục vụ trực tiếp kịp thời sự lãnh đạo của Đảng, điều hành của
chính quyền, khôi phục phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, củng cố an ninh quốc

phòng, phục vụ đời sống sinh hoạt của nhân dân. Sau đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ 7 của Đảng, thực hiện định hướng mục tiêu kế hoạch 5 năm 1991-1995
của ngành đề ra "Ngành Bưu điện thuộc kết cấu hạ tầng của nền kinh tế quốc dân
3
phải được phát triển đi trước một bước để sớm trang bị phương tiện thông tin,
trình độ kỹ thuật hiện đại phục vụ đắc lực cho hoạt động và phát triển của các
ngành khác và thoả mãn nhu cầu thông tin Bưu điện của xã hội" và quyết định đi
thẳng vào công nghệ hiện đại theo hướng số hoá, tự động hoá và đa dịch vụ.
- Tại Bưu điện Thạch Hà thay tổng đài từ thạch bằng tổng đài tự động
ngang dọc MSN 7/70 tháng 2 năm 1993.
Bưu điện Huyện Thạch Hà là đơn vị kinh doanh vật tư thiết bị chuyên
ngành phục vụ cho sự nghiệp phát triển mạng lưới Bưu chính viễn thông Việt
nam, trong những năm qua Bưu điện đã thực hiện tốt nhiệm vụ, nhập khẩu uỷ
thác, tự kinh doanh phục vụ cho nhu cầu phát triển của ngành và thực hiện
nhiệm vụ thể hiện trên các mặt, tiến độ của từng đề án nhanh, đúng đủ , kịp thời
đáp ứng yêu cầu của khách hàng góp phần cùng các đơn vị trong ngành thực
hiện sự nghiệp phát triển hiện đại hoá mạng lưới Bưu chính Viễn thông Việt
Nam .
Huyện Thạch hà cuối năm 2007 mật độ điện thoại các xã 70-80 máy / 100
dân thông tin liên lạc thông suốt. Đầu năm 2008 trên 90% Thành phố, Huyện
có báo đến trong ngày.
Để đạt được những thành tích trong kế hoạch kinh doanh 2004 đến 2007
Bưu điện Thạch hà đã tập trung cao độ mọi nguồn lực tổ chức kinh doanh phục
vụ cho nhu cầu phát triển tạo việc làm ổn định tăng thu nhập cho lao động, triển
khai mặt hàng truyền thống mở rộng mặt hàng mới, dịch vụ mới, đáp ứng nhu
cầu đa dạng của người sử dụng, tăng doanh thu, đầu tư hàng loạt thiết bị truyền
dẫn và chuyển mạnh vào mạng lưới nội tỉnh và nôị hạt.
Đường thông tin từ tỉnh đến huyện hoàn toàn đã được số hoá bằng thiết bị
vi ba số AWA để chuyển luồng cho các tổng đài điện tử ở các huyện hoà mạng
quốc gia và quốc tế liên tỉnh có 3 luồng đi Hà Nội, 1 luồng đi Vinh. Các Bưu cục

4
đều được lắp các thiết bị vi ba từ 1 kênh đến 10 kênh thoại với các thiết bị KST
9501; MDS 450; SN 868; CT8. Mạng chuyển mạch sau khi được số hoá các Bưu
điện lắp thiết bị NEAX61.
Đứng trước những khó khăn, thách thức nguồn vốn, cùng với sự phấn đấu
của anh chị em CBCNV trong cơ quan đã tạo được động lực sức mạnh hoàn
thành kế hoạch sản xuất kinh doanh cao trong năm
Với việc tăng cường phát triển mạng lưới Bưu chính viễn thông nhanh đã
đưa kế hoạch doanh thu đạt tới 13, 8 tỷ năm 2004.
Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp:
Bưu điện Thạch Hà là một tổ chức kinh tế đơn vị thành viên hạch toán phụ
thuộc Bưu điện tỉnh Hà Tĩnh, hoạt động kinh doanh có tư cách pháp nhân, hạch
toán kinh tế được Bưu điện tỉnh giao vốn và các nguồn lực khác, có trách nhiệm
sử dụng hiệu quả bảo toàn và phát triển vốn được giao, có các quyền và nghĩa vụ
dân sự, tự chịu trách nhiệm về hoạt động sản xuất kinh doanh trong phạm vi số
vốn được giao, tổ chức xây dựng, quản lý vận hành và khai thác mạng lưới bưu
chính viễn thông để kinh doanh và phục vụ, thiết kế mạng thuê bao, xây lắp
chuyên ngành thông tin liên lạc, kinh doanh vật tư, thiết bị chuyên ngành bưu
chính viễn thông để phục vụ nhu cầu của đơn vị và các nhu cầu khác. Kinh
doanh các ngành nghề khác và được Tổng Công ty và Bưu điện tỉnh cho phép và
phù hợp với quy định của pháp luật.
Qua các năm xây dựng và trưởng thành Bưu điện Thạch Hà đã góp một
phần công sức xứng đáng của mình cho sự phát triển mạng lưới Bưu chính viễn
thông trong toàn huyện.
Kết quả đó được ghi nhận bằng nhiều cờ thưởng, bằng khen của Tổng cục
Bưu điện, của uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh.
5
Hiện nay Bưu điện Thạch Hà đã tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật uy tín
của mình trên thương trường, vì thế ngày càng khẳng định vững chắc vai trò của
mình trong nền kinh tế thị trường trong quá trình phát triển.

1.1.2 - Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động SXKD.
Về tổ chức: Ngày 14-9-1996 Tổng cục Bưu điện có Quyết định số
506/TCCB-LĐ thành lập doanh nghiệp Nhà nước. Từ đây Bưu điện Hà Tĩnh nói
chung và Bưu điện Thạch Hà nói riêng là một đơn vị thành viên của Tổng Công
ty Bưu chính viễn thông Việt Nam hoạt động theo Quyết định số 91/TTg ngày 7-
3-1994 của Thủ tướng Chính phủ ngày 28-9-1996 Hội đồng quản trị Tổng Công
ty Bưu chính viễn thông Việt Nam.
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh
tại Bưu điện huyện Thạch Hà:
Bưu điện tổ chức bộ máy quản lý theo mô hình kết hợp chức năng trực
tuyến.
6
Giám đốc
P.Giám đốc
P.Kỹ thuật
P.Nghiệp
vụ
Tổ khai
thác
Tổ v
/chuyển
Tổ kỹ thuật
Kiểm soát
viên
PTC-VT
- Chỉ đạo chung là Giám đốc.
Giám đốc là người giữ vai trò điều tiết của Bưu điện , là đại diện pháp
nhân của trước pháp luật, đại diện cho toàn bộ cán bộ công nhân viên và chịu
trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành.
- Phó Giám đốc thay mặt giám đốc khi đi vắng, điều hành trực tiếp về

công tác kỹ thuật phát triển mạng lưới viễn thông chỉ đạo kỹ thuật.
- Kiểm soát viên: Chịu trách nhiệm trước Giám đốc là chỉ đạo khâu kiểm
tra kiểm soát các nghiệp vụ.
- Phòng Tài chính kế toán: Dưới sự điều hành của kế toán trưởng nhưng
chỉ đạo là Giám đốc, phòng kỹ thuật viên xây dựng xã: chịu trách nhiệm trước
Giám đốc về công tác kiểm tra, kiểm soát mạng lưới Bưu điện xã và các điểm
văn hoá xã.
- Tổ khai thác nghiệp vụ: Sự chỉ đạo của đội trưởng nhưng phải có sự
kiểm tra chặt chẽ của cấp trên.
- Tổ vận chuyển: Dưới sự chỉ đạo của đội trưởng và chịu sự kiểm tra chặt
chẽ của đơn vị.
- Tổ kỹ thuật: Chịu trách nhiệm phân công công việc là tổ trưởng và dưới
sự chỉ đạo của phó Giám đốc phụ trách kỹ thuật.
Sơ đồ tổ chức kinh doanh của tổ khai thác nghiệp vụ
bưu điện Huyện Thạch hà
+ Nh
Nhân viên giao dịch Bưu điện huyện chấp nhận tiền gửi BPBK, TCT, ghi
số.v.v... của khách.
7
Giao dịch
BĐ huyện
Chấp nhận
ĐBĐT
-TCT
Phát hành
báo chí
TKBĐ
Khai thác
nghiệp vụ
Ghi sê

+ Phát hành báo chí: chấp nhận đặt mua báo chí của đọc giả.
+ Điện thoại viên, điện báo viên: chấp nhận các cuộc gọi của khách hàng.
+ Nhân viên khai thác nghiệp vụ, khai thác chia chọn thư, bưu phẩm, bưu
kiện và báo chí.v.v...
+ Tiết kiệm bưu điện chấp nhận khách hàng gửi tiền tiết kiệm Bưu điện và
chi trả tiền tiết kiệm bưu điện.
1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và bộ sổ kế toán tại Bưu điện
Huyện Thạch Hà, Hà tĩnh.
1.2.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán.
Bộ máy kế toán có nhiệm vụ và trách nhiệm thực hiện các lĩnh vực về kế
toán tài chính doanh nghiệp bao gồm: lập và gửi báo cáo tài chính, tổ chức việc
hạch toán sản xuất kinh doanh, theo dõi việc xuất nhập, thanh toán sản phẩm
cho các đơn vị trong Bưu điện. Theo dõi việc thực hiện doanh thu hàng tháng,
hàng quý để có kế hoạch phân bổ tiền lương theo các chi phí cho hợp lý, việc
thanh toán, quyết toán với các cá nhân trong Bưu điện.
Bộ máy kế toán Bưu điện Huyện Thạch hà áp dụng hình thức kế toán tập
trung và sử dụng phương pháp hạch toán chứng từ ghi sổ. Tập hợp chi phí phân
bổ, hạch toán, tổ chức các công tác tài chính , giám sát phân tích hiệu quả kinh tế
của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, toàn bộ công tác kế toán được thực hiện
tại phòng kế toán, cập nhật chứng từ đưa lên phòng kế toán để quyết toán làm
tròn trách nhiệm với nhà nước.
* Công tác trả lương của doanh nghiệp:
Việc vận dụng hình thức tiền lương thích hợp nhằm quán triệt nguyên tắc
phân phối theo lao động, kết hợp chặt chẽ giữa lợi ích chung của xã hội với lợi
ích chung của Doanh nghiệp và người lao động, hình thức tiền lương đúng đắn
còn có tác dụng đòn bẩy kinh tế. Để đảm bảo quyền lợi cho người lao động căn
8
cứ vào quyền hạn và tính chất của doanh nghiệp Nhà nưóc việc trả lương cho
người lao động tại doanh nghiệp trong quan hệ với quá trình sản xuất kinh
doanh, kế toán phân loại quỹ tiền lương của Bưu điện theo 2 hình thức đó là:

+ Trả lương theo thời gian.
+ Trả lương theo hình thức khoán.
Lương thời gian là tiền lương trả chủ yếu áp dụng với người công tác
quản lý, hình thức trả lương theo thời gian có nhiều nhược điểm hơn so với hình
thức tiền tiền lương trả theo sản phẩm vì nó chưa gắn thu nhập của mỗi người
với kết quả lao động mà họ đã đạt được trong thời gian làm việc.
Việc áp dụng các hình thức này nhằm gắn chặt quyền lợi của người lao
động với nhiệm vụ mà họ được giao để được nâng cao hiệu quả lao động trong
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Lương khoán là hình thức theo sản phẩm thực hiện với việc trả lương cho
người lao động theo số lượng và chất lượng sản phẩm hoặc công việc đã hoàn
thành. Hình thức trả lương theo sản phẩm còn tuỳ thuộc vào tình hình cụ thể ở
từng doanh nghiệp mà vận dụng theo hình thức cụ thể đơn giá tiền lương đối với
từng loại công việc một cách hợp lý.
Đảm bảo dân chủ công khai trong việc phân phối tiền lương, tiền thưởng
cho người lao động, khuyến khích cán bộ công nhân viên hoàn thành kế hoạch
vượt mức của doanh nghiệp.
Trong công tác quản lý tiền lương việc nghiên cứu xác định quỹ lương
đảm bảo cân xứng giữa quỹ lương và tiền thưởng trong quỹ lương. Tiền lương
khoán của người lao động phải đáp ứng tính toán cụ thể, kết hợp với chất lượng
công tác của mỗi công nhân.
Vì vậy khi tính lương phải xác định cụ thể, rõ ràng, công khai thông qua
chỉ tiêu phân phối tiền lương và tiền thưởng.
Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán
9
tại Bưu điện Huyện Thạch Hà, Hà tĩnh.
Với hình thức thanh toán theo phương pháp nhật ký chứng từ tại Bưu điện
Huyện Thạch Hà thì từng thành viên trong phòng Tài chính có các nhiệm vụ như sau:
* Kế toán trưởng (kiêm phụ trách phòng):
- Chịu trách nhiệm trước nhà nước và Giám đốc, kiểm tra tình hình thực

hiện kế hoạch tài chính, kế hoạch SXKD, thanh toán kiểm tra việc sử dụng các
loại tài sản, vốn bằng tiền, vật tư hàng hoá. Phát hiện và ngăn ngừa kịp thời
những hành động tham ô lãng phí, vi phạm kỷ luật kinh tế tài chính của nhà
nước. Toàn bộ nhân viên trong phòng kế toán đều dưới sự chỉ đạo trực tiếp của
kế toán trưởng.
* Kế toán giá thành, vật tư, ngân hàng,TSCĐ:
Chịu trách nhiệm trước kế toán trưởng về công việc được giao, tập hợp
toàn bộ các chi phí sản xuất, mở sổ theo dõi đầy đủ các nghiệp vụ phát sinh về
tình hình xuất nhập vật tư, vật liệu, thực hiện giao dịch với ngân hàng, kho bạc,
ghi chép phân loại, tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế phát sinh có liên quan đến
tiền gửi ngân hàng, vật liệu , công cụ , dụng cụ, TSCĐ.
* Kế toán thu nợ Bưu điện phí và tiền lương:
10
Kế toán
trưởng
Thủ
quỹ
KT Giá Thành,
Vật tư., NHàng,
TSCĐ
KT chi
Thanh
toánT
KT thu nợ
Bưu điện
phí
TL,BHXH
Có chức năng tính đúng, tính đủ tiền lương và các khoản có tính chất như
lương của người lao động, BHXH, KPCĐ, BHYT, phải được thanh toán và tính
nộp đầy đủ, tổng hợp bảng chấm công từ phòng Tổ chức hành chính, theo dõi

tính lương và trích các khoản theo lương cho CBCNV, các khoản trích nộp và
thu chi kinh phí bảo hiểm, công đoàn.
* Kế toán thanh toán tiền mặt:
- Mở sổ theo dõi công nợ của doanh nghiệp, sổ chi tiết cho từng tài khoản;
doanh nghiệp nợ khách hàng và khách hàng nợ doanh nghiệp.
- Thanh quyết toán các khoản mua nguyên vật liệu, kiểm soát chặt chẽ các
thủ tục giá cả chứng từ hoá đơn.
- Hàng ngày phản ánh tình hình thu chi quỹ tiền mặt, đối chiếu số dư tiền
mặt thực tế với sổ sách và phát hiện xử lý kịp thời các sai sót trong việc quản lý
và sử dụng tiền mặt.
* Thủ quỹ của doanh nghiệp:
Là người có trách nhiệm quản lý tiền mặt căn cứ vào các chứng từ hợp
pháp, hợp lệ để tiến hành xuất quỹ và ghi vào sổ. Với hình thức tổ chức kế toán
tập trung, phù hợp với qui mô và trình độ phân cấp quản lý tài chính. Công ty áp
dụng hình thức kế toán chứng từ ghi sổ để thuận tiện cho việc phân công
chuyên môn hoá cán bộ kế toán quan hệ kiểm tra đối chiếu số liệu chặt chẽ.
1.2.2. Đặc điểm tổ chức bộ sổ kế toán:
Bưu điện Huyện Thạch Hà là đơn vị hạch toán toàn ngành và các nghiệp
vụ phát sinh hàng ngày tương đối lớn. Để đảm bảo chính xác những thông tin kế
toán đơn vị đã áp dụng hình thức kế toán "Nhật ký chứng từ" để quản lý bộ phận
máy vi tính được sử dụng việc lên nhật ký chứng từ từng tháng dùng để tính
lương cho người lao động và các khoản BHXH. Việc áp dụng máy vi tính vào
công tác kế toán và được nối mạng `đã làm tăng sự chính xác của thông tin kế
11
toán, kịp thời xử lý hàng ngày, các số liệu được đưa vào máy tính để theo dõi,
nâng cao trình độ nghiệp vụ làm công tác kế toán để phù hợp với đặc điểm và
tình hình sản xuất và yêu cầu trình độ quản lý để áp dụng có hiệu quả hình thức
"Nhật ký chứng từ". Theo hình thức này các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được
phản ánh trên nhật ký chứng từ thông qua bảng kê và sổ chi tiết.
- Hệ thống sổ kế toán gồm: Sổ kế toán tổng hợp, sổ nhật ký chứng từ, sổ

chi tiết các tài khoản, sổ thanh toán lương, bảng chi phí giá thành, thẻ kho.v.v...
- Căn cứ vào chứng từ gốc lập định khoản ghi vào nhật ký chứng từ có
liên quan theo trình tự thời gian phát sinh.
- Chứng từ thu chi hàng ngày được ghi vào sổ quỹ, hàng ngày được kế
toán thanh toán ghi vào sổ cái, nhật ký và các chứng từ có liên quan.
- Cuối tháng căn cứ vào nhật ký chứng từ để ghi vào sổ các trình tự và
phương pháp ghi chép kế toán tập hợp chi phí sản xuất tiền lương và các khoản
tính theo lương. Kiểm tra đối chiếu số liệu giữa kế toán tổng hợp và kế toán chi
tiết, giữa sổ nhật ký chứng từ và sổ cái.
Cuối kỳ hạch toán căn cứ vào nhật ký sổ cái và bảng tổng hợp số liệu chi
tiết lập báo cáo tài chính.
Trình tự ghi sổ kế toán như sau:
12
Sơ đồ luân chuyển chứng từ
Chú thích:
Ghi hàng ngày.
Ghi cuối tháng.
Quan hệ đối chiếu.
Nhân sự tổ chức các phòng kế toán tài chính Bưu điện huyện mỗi người
đều có một chức năng, có từng công và phần việc riêng biệt nhưng lại có mối
quan hệ ngang để đối chiếu với nhau.Trong phòng Tài chính kế toán có sự đối
chiếu tra cứu số liệu cập nhật nghiêm túc và chính xác.
PHẦN 2:
13
Chứng từ gốc và
các bảng phân bổ
Bảng kê
Nhật ký
chứng từ
Sổ (thẻ)

chi tiết
Sổ cái
Bảng tổng
hợp chi tiết
Báo cáo
tài chính
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN
TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI BƯU ĐIỆN THẠCH HÀ, HÀ TĨNH.
2.1 Thực trạng kế toán tiền lương tại Bưu điện Thạch hà, Hà tĩnh.
2.1.1. Chế độ tiền lương.
Tiền lương ở Bưu điện Thạch hà, Hà tĩnh là một trong những vấn đề
quan trọng thu hút sự chú ý của toàn thể cán bộ công nhân viên trong toàn Bưu
điện. Sự tồn tại và phát triển của mình cũng như các nhu cầu khác trong cuộc
sống thì mọi cá nhân khi tham gia vào công việc bỏ ra sức lao động để có thu
nhập duy trì cuộc sống chính là lương. Tiền lương là toàn bộ khoản tiền phải trả
để bù đắp cho người lao động khi họ làm một công việc nào đó. Đây là khoản
chi phí lớn, phải trả của mỗi doanh nghiệp, nó là nguồn thu nhập của người lao
động, phải hạch toán một cách chính xác, đầy đủ, hợp lý nhằm tiết kiệm chi phí
cũng như tính đúng lợi nhuận mà doanh nghiệp đạt được. Tiền lương phản ánh
nhiều kinh tế xã hội khác nhau, tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động
phải trả cho lao động đó là quan hệ kinh tế của tiền lương. Vì vậy tiền lương
luôn được tính toán chặt chẽ đối với người lao động, tiền lương là nguồn thu
nhập của họ phấn đấu nâng cao tiền lương là mục đích của người lao động.
Tiền lương đóng vai trò quan trọng trong đời sống của người lao động nó
quyết định sự ổn định và phát triển của kinh tế của người lao động, tiền lương là
nguồn tái sản xuất vì vậy nó có tác động rất lớn đến tâm tư tình cảm của con
người trong công việc.
Tiền lương là một phạm trù kinh tế gắn liền với lao động tiền tệ và nền sản
xuất. Tiền lương là nguồn thu nhập chủ yếu của người lao động, các doanh
nghiệp sử dụng tiền lương làm đòn bẩy kinh tế , tiền lương phải trả cho người

14
lao động là một yếu tố cấu thành nên giá trị sản phẩm. Do vậy các doanh nghiệp
phải sử dụng sức lao động có hiệu quả để tiết kiệm chi phí tiền lương.
Theo Bộ luật lao động tiền lương của người lao động do hai bên thoả
thuận trong hợp đồng và được trả theo năng suất lao động, Nhà nước quy định
khống chế mức lương tối thiểu buộc các doanh nghiệp phải đảm bảo lợi ích cho
người lao động.
Làm việc gì , chức vụ gì, đối với công nhân và nhân viên trực tiếp sản xuất
xếp lương theo cơ sở cấp bậc, kỷ thuật, đối với viên chức Nhà nước là tiêu chuẩn
nghiệp vụ chuyên môn. Việc trả lương phải theo kết quả kinh doanh phải đảm
bảo các nghĩa vụ của nhà nước theo quy định hiện hành.
Trong sản xuất kinh doanh công tác tổ chức tiền lương là việc hết sức khó
khăn, có nhiều cách chi lương cho cán bộ công nhân viên tuỳ thuộc vào đặc điểm
sản xuất kinh doanh, tiền lương là một vấn đề rất đáng quan tâm nó quyết định
sự thành đạt trong sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy chúng ta thấy tiền lương là
toàn bộ khoản tiền phải trả để bù đắp cho người lao động khi họ làm công việc
nào đó. Bưu điện Thạch hà , Hà tĩnh áp dụng hai hình thức trả lương là:
+ Hình thức trả lương theo thời gian:
+ Hình thức trả lương theo sản phẩm.
- Hình thức trả lương theo thời gian là tiền lương trả theo thời gian chủ
yếu áp dụng đối với những người làm công tác quản lý. Hình thức trả lương theo
thời gian có nhiều nhược điểm hơn so với hình thức tiền lương trả theo sản
phẩm vì nó chưa gắn thu nhập của mỗi người với kết quả lao động mà họ đạt
được trong thời gian làm việc.
Hình thức trả lương theo thời gian gồm hai chế độ: theo thời gian đơn giản
và thời gian có thưởng.
15
+ Chế độ trả lương theo thời gian đơn giản
Chế độ trả lương theo thời gian đơn giản là chế độ trả lương mà tiền
lương nhận được của mỗi công nhân do mức lương cấp bậc cao hay thấp thời

gian làm việc nhiều hay ít chế độ trả lương này chỉ áp dụng ở những nơi khó
định mức lao động chính xác, khó đánh giá công việc chính xác.
Lương tháng: Quy định sẵn đối với từng bậc lương trong các thang lương
thường được áp dụng để trả lương cho nhân viên làm công tác quản lý kinh tế
quản lý hành chính và nhân viên thuộc các ngành hoạt động không có tính chất
sản xuất.
Lương ngày: Là tiền lương trả cho lao động theo mức ngày và số ngày
làm việc cụ thể trong tháng được tính lấy mức lương chính chia cho số ngày làm
việc trong tháng theo chế độ, lương ngày thường được áp dụng để trả lương cho
người lao động trong những ngày hội họp, học tập, làm nghĩa vụ khác để tính trợ
cấp BHXH.
Lương giờ: Tính bằng cách lấy mức lương ngày chia cho số giờ làm việc
trong ngày theo chế độ. Trong thời gian làm việc không hưởng theo sản phẩm.
+ Chế độ trả lương theo thời gian có thưởng.
Chế độ trả lương này là sự kết hợp giữa chế độ trả lương theo thời gian
đơn giản với tiền thưởng khi đạt được những chỉ tiêu về số lượng hoặc chất
lượng đã quy định.
Tiền lương của công nhân được tính bằng cách lấy lương trả theo thời gian
đơn giản cộng thêm tiền thưởng. Trong chế độ trả lương này không những phản
ánh trình độ thành thạo và thời gian làm việc thực tế mà còn gắn chặt với thành
tích công tác của từng người thông qua các chỉ tiêu xét thưởng và đạt được. Do
đó cùng với ảnh hưởng tiến bộ kỷ thuật, chế độ tiền lương ngày càng mở rộng
hơn.
16
- Trả lương theo sản phẩm.
Hình thức tiền lương theo sản phẩm thực hiện việc tính trả lương cho
người lao động theo số lượng sản phẩm hoặc công việc đã hoàn thành. Trong
việc trả lương theo sản phẩm quan trọng nhất là phải xây dựng được các định
mức kinh tế kỷ thuật làm cơ sở cho việc xây dựng đơn giá tiền lương đối với
từng loại sản phẩm một cách hợp lý.

+ Trả lương theo sản phẩm trực tiếp cá nhân.
Chế độ trả lương trực tiếp cá nhân được áp dụng rộng rãi đối với người
trực tiếp sản xuất trong điều kiện quá trình sản xuất quá trình lao động của họ
mang tính độc lập tương đối, kiểm tra nghiệm thu sản phẩm một cách cụ thể và
riêng biệt.
+ Trả lương sản phẩm tập thể.
Chế độ này được áp dụng để trả lương cho một nhóm người lao động (tổ
sản xuất khi học hoàn thành một khối lượng sản phẩm nhất định. Chế độ trả
lương sản phẩm tập thể áp dụng cho những công việc đòi hỏi nhiều người cùng
tham gia thực hiện, mà công việc của mỗi cá nhân có liên quan đến nhau.
+ Trả lương theo sản phẩm gián tiếp.
Được áp dụng cho những công nhân phụ mà công việc của họ có ảnh
hưởng nhiều đến kết quả lao động của từng công nhân chính hưởng lương theo
sản phảm, như công nhân sữa chữa máy móc và các thiết bị khác.
+ Chế độ khoán quỹ lương.
Là dạng đặc biệt của tiền lương sản phẩm được sử dụng để trả lương cho
những người làm việc tại các phòng ban của doang nghiêph, theo hình thức này
căn cứ vào công việc giao tiến hành khoán quỹ lương. Quỹ lương thực tế của
17
phòng ban phụ thuộc mức độ hoàn thành công việc được giao. Tiền lương thực
tế của từng nhân viên vừa phụ thuộc vào số lượng nhân viên của phòng ban đó.
2.1.2 . Tài khoản sử dụng
Tài khoản sử dụng để hạch toán tổng hợp tiền lương, tiền thưởng và tình
hình thanh toán với người lao động là : TK 334 "phải trả người lao động"
Bên nợ:
- Các khoản tiền lương, tiền thưởng, BHXH và các khoản khác đã trả, đã
ứng trước cho người lao động.
- Các khoản khấu trừ vào thu nhập của người lao động.
Bên có: Các khoản tiền lương, tiền thưởng, BHXH và các khoản khác thực
stế phải trả cho người lao động.

Số dư bên có: Các khoản tiền lương, tiền thưởng còn phải trả cho người
lao động, trường hợp cá biệt, TK 334 có thể có số dư bên nợ phản ánh số tiền đã
trả quá số tiền phải trả cho người lao động.
- TK 334: chi tiết thành 2 tài khoản cấp 2.
+ TK 3341 " phải trả CVN
+ TK 3348" Phải trả cho lao động khác"
2.1.3. Nội dung phương pháp kế toán tiền lương.
Căn cứ vào bảng thanh toán tiền lương, tiền thưởng có tính chất lương, kế
toán phân loại tiền lương và lập bảng phân bổ tiền lương, tiền thưởng vào chi
phí sản xuất kinh doanh khi phân bỏ tiền lương và các khoản có tính chất vào
chi phí sản xuất kinh doanh kế toán ghi.
Nợ TK 622 - Phải trả cho lao động trực tiếp.
Nợ TK 627 - Phải trả cho nhân viên phân xưởng.
18
Nợ TK 641 - Phải trả cho nhân viên bán hàng
Nợ TK 642 - Phải trả cho nhân viên QLDN.
Có TK 334 - Tiền lương tiền thưởng các khoản phụ cấp, trợ cấp có
tính chất lương mà doanh nghiệp phải trả cho c ông nh ân viên.
Lương thời gian được trả cho các bộ phân làm khối gián tiếp như Phòng
tài chính kế toán, Phòng kế hoạch kỷ thuật, Phòng tổ chức hành chính, Phòng
kinh doanh, Tổ lái xe, ngoài ra lương thời gian còn được trả cho các bộ phận trực
tiếp đó là những ngày lễ, phép thì sẽ được trả lương thời gian.
Bảng cơ cấu lao động Bưu điện Huyện Thạch Hà, Hà tĩnh.
Đơn Vị Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
So sánh
2006/2005 2007/2006
1 2 3 4 5 6
Tổng số cán bộ
công nhân viên
165 170 150 103% 88,2%

Khối văn phòng 20 19 19 95% 100%
Khối sản xuất 130 131 131 100.7% 100%
Tổ kỹ thuật 19 20 20 105.2% 100%
Tổ khai thác 39 40 40 102.5% 100%
Tổ vận chuyển 10 10 10 100% 100%
Tổ bưu điện xã 60 61 61 101,6% 100%

Theo bảng trên ta thấy đơn vị có số lượng cán bộ công nhân viên năm
2007 nhỏ hơn năm 2006 do đơn vị đã đổi mới được dây chuyền công nghệ, trang
thiết bị máy móc cũng như đội ngũ công nhân lành nghề.
Bảng tính tăng giảm lao động
QUÝ I - 2007
TT Danh mục Mã số Quý 4 Ghi chú
19
I Số dư đầu kỳ 01 150
II Tăng trong kỳ 02 0
A Trường hợp mới vào 0201 0
1 Trong đó CN kinh tế 0202 0
2 Tuyển dụng mới 0203 0
3 Bộ đội, công an, TNXP 0204 0
4 Đơn vị khác chuyển đến 0205 0
III Số giảm trong kỳ 03 5
1 Cán bộ công nhân viên đi học 0301 3
2 Hưu trí 0302 1
3 Mất sức 0303 0
4 Cho thôi việc 0305 1
5 Bỏ việc 0306 0
6 Đi làm nghĩa vụ khác 0306 0
7 Chuyển đI đơn vị khác 0307 0
8 Chết 0308 0

IV Số dư cuối kỳ (I+II-III) 145
Người lập biểu Trưởng phòng tổ chức lao động
Bảng chấm công tổ quản lý
Tháng 9 năm 2007
TT Họ và tên Cấp bậc
Thời gian làm việc hàng ngày Tổng số Tổng số
1
2 3 4 5 6 7 30
1 Phạm Thị Xuân Giám đốc x x X x X N N 22 8
2 Chu Thị Dung KSV x x X x X N N 22 8
20
3 Nguyễn Thị Hạnh KT x x X x X N N 22 8
4 Dương Phương Thảo KT x x X x X N N 22 8
5 Nguyễn Thị Lục Thủ quỹ x x x x X N N 22 8
Nguyễn Ngọc Lan
Hành chính
x x x x X N N 22 8
Kế toán Người chấm công
Từ bảng chấm công trên kế toán làm bảng và thanh toán tiền lương tháng
9/2007 của Bưu điện Thạch hà như sau: Hệ số lương 450.
Bảng thanh toán tiền lương tháng 9 năm 2007. đơn vị 1000đ
TT Họ tên Chức
vụ
Hệ số P/ Cấp Tổng HS Tổng lương 1
tháng
Số
ngày
công
Lương tháng
9/07

Trừ BHXH Số tiền nhận Ký
1
Nguyễn Thị
Xuân
GĐ 5.76 0.7 6.46 2.907 22 2.907 174.420 2.889.5
2
Chu Thị Dung
KSV
3.33 0.3 3.63 1.633.5 22 1.633.5 98.100 1.535.4
3
Nguyễn Thị Hạnh
KT
2.67 0.3 2.97 1.336.5 22 1.336.5 80.190 1.256.310
21
4
Dương Phương Thảo
KT
3.06 3.06 1.377 22 1.377 82.620 1.294.380
5
Nguyễn Thị Lục
Thủ quỹ
4.47 4.47 2.01150 22 2.01150 120.690 1.890.810
6
Nguyễn Ngọc Lan
HC
3.66 3.66 1.647 22 1.647 98.820 1.548.180
Tổng cộng
22.95 1.30 24.25
10.912.5 132
10.912.5 654.840 10.414.580

( Bằng chữ: Mười triệu, bốn trăm mười bốn ngàn năm trăm tám mươi đồng )
Người lập biểu Kế toán Trưởng Giám đốc
Thông thường Bưu điện thường áp dụng là mẫu "Kế hoạch sản lượng và
doanh thu".
Có biểu kèm theo.
Bưu điện Tỉnh Hà Tĩnh
Bưu điện Huyện Thạch Hà
----=*=----
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------=ϑ=-------
Kế hoạch doanh thu năm 2007
T Tên chỉ tiêu TH năm KH năm Tỷ lệ % Ghi chú
22
T 2005 2006
KH 2006
so TH
2005
Tổng doanh thu (cả VAT) 1.495.719 1.704.300 113%
1 Dịch vụ Bưu chính viễn thông 1.470.074 1.675.000 113%
Trong đó: - Lắp đặt máy 38.688 30.000 77%
- Phát hành báo chí 59.833 62.800 105%
2 Dịch vụ khác 22.165 25.500 115%
3 Hoạt động khác 3.481 3.800 109%
II
Thuế GTGT (Dự kiến phải nộp)
1 Tổng doanh thu chịu thuế VAT 1.302.186 1.488.800 114%
Trong đó: Bưu chính viễn thông
1.282.037 1.465.600 114%
2 Thuế GTGT đầu ra 130.328 148.880 114%

Trong đó: Bưu chính viễn thông
128.203 146.500 114%
3 Thuế GTGT đầu vào 16.404 19.000 115%
Trong đó: Bưu chính viễn thông
4 Thuế GTGT phải nộp 113.923 129.800 114%
Trong đó: Dịch vụ BC -VT 111.798 127.500 114%
III
Tổng chi phí các dịch vụ SXKD
1.136.048 1.037.500 91%
IV Nộp điều tiết về BĐT bao gồm 359.671 666.800 185%
cả thuế GTGT
V
Phát hành chuyển tiền (các loại)
- Trả ngân vụ (cả C.Tiền nhanh)
6.527.000 7.000.000 107%
- Điều tiết ngân vụ (cấp số âm
nộp số dương)
VI
Mức tồn đọng nợ của khách hàng
trong SXKD gần = 1 tháng DT 77.600 70.000 90%
Thạch Hà, ngày 31 tháng 12 năm 2007
Người lập biểu Giám đốc ký tên đóng dấu
23
Dựa vào biểu phân bố kế hoạch này là nhằm khuyến khích và động viên
cán bộ công nhân viên trong đơn vị phải thực hiện nhiệm vụ và kế hoạch được
giao hàng năm cho đơn vị hoàn thành kế hoạch tức là để đảm bảo thu nhập cho
người lao động. Chú trọng là đơn vị phải phấn đấu hoàn thành kế hoạch Nhà
nước giao cho.
2.2. Thực trạng kế toán các khoản trích theo lương tại Bưu điện Thạch hà,
Hà tĩnh.

2.2.1 . Các khoản trích theo lương
Bưu điện Thạch hà Hà tĩnh là một doanh nghiệp nhà nước vì vậy bắt buộc
phải nộp BHXH, BHYT, KPCĐ theo quy định của nhà nước. Không phân tách
độc lập như quỹ lương, quỹ BHXH, BHYT của bưu điện được kế toán trích lập
cho toàn thể CBCNV trong bưu điện, hiện nay theo chế độ hiện hành Bưu điện
trích quỹ BHXH, BHYT theo tỷ lệ 23% tổng quỹ lương cơ bản của cán bộ công
nhân viên trong toàn Bưu điện trừ theo tháng.
Quỹ BHXH :
Quỹ Bảo hiểm xã hội là quỹ dùng để trợ cấp cho người lao động có tham
gia đóng góp quỹ trong các trường hợp họ bị mất khả năng lao động như ốm đau,
thai sản, tai nạn lao động, hưu trí, mất sức.
Theo chế độ tài chính hiện hành quỹ BHXH được hình thành bằng cách
tính theo tỷ lệ 20% trên tổng quỹ lương cấp bù vào các khoản phụ cấp trách
nhiệm, người sử dụng lao động phải nộp lên 15% trên tổng quỹ lương còn 5% thì
do người lao động trực tiếp nộp trừ vào thu nhập của họ.
Quỹ BHYT:
24
Quỹ Bảo hiểm y tế là quỹ được sử dụng để trợ cấp cho những người có
tham gia đóng góp quỹ trong các hoạt động khám, chữa bệnh, theo chế độ hiện
hành bằng 3% tổng quỹ lương cấp bù và phụ cấp trách nhiệm , người sử dụng
lao động phỉ nộp 2% còn người lao động nộp 1% trừ vào thu nhập của họ.
Kinh phí công đoàn.
Là nguồn tài trợ cho hoạt động công đoàn ở các cấp, theo chế độ tài chính
hiện hành , kinh phí công đoàn được trích theo tỷ lệ 2% trên tổng quỹ lương thực
tế phải trả cho người lao động , cơ quan chủ quản phải chịu toàn bộ chi phí.
Thông thường BHXH,BHYT được Bưu điện trích lập mỗi tháng 1 lần
trích cụ thể cho toàn thể cán bộ công nhân viên như sau:
- Trích 6% lương cơ bản của CBCNV và các khoản phụ cấp theo lương.
- Trích 17% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của Bưu điện cách tính
như sau:

Thu tiền BHXH,BHYT = Lương x HS + Phụ cấp x 6%
Của CBNV trong tháng tối thiểu cấp bậc trách nhiệm BHXH,BHYT
Ví dụ: Thu 6% BHXH,BHYT trong tháng 9/2007 của chị Nguyễn Ngọc
Lan mức lương tối thiểu 450.000 đồng hệ số cấp bậc 3.66 ( 450.000 * 3.66 )
*6% = 98.820
Số tiền phải nộp tháng 9 là: 98.820 đồng
2.2.2 Tài khoản sử dụng.
25

×