Kỹ thuật giúp tăng điểm TOEFL và
IELTS nhanh chóng
Bạn đang luyện thi TOEFL, IELTS để đi du học hay tìm kiếm một xuất học
bổng??? Học hiệu Công nghệ và Giáo dục Ngôn ngữ MEC Việt Nam - 39 Giải
Phóng, Hà Nội giới thiệu với các bạn kinh nghiệm sử dụng Mind Mapping để
tăng 20-30% số điểm trong các kỳ thi TOEFL, IELTS.
Học thông minh
Có đến 4/5 số lượng người bắt đầu đi học TOEFL (hoặc IELTS) đều đặt ra một
câu hỏi là: “Làm sao để học các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết nhanh nhất và được
điểm cao nhất”, và tất nhiên gần như 9/10 câu trả lời cho câu trả lời đó là: “Bạn
hãy chịu khó thực hành (đọc nhiều, nghe nhiều, làm đề nhiều) thì mới mong được
điểm cao“. Tuy nhiên nếu kết hợp việc “học trâu” và “học thông minh” lại với
nhau thì sẽ đạt được hiệu quả cao hơn. Nhưng thế nào là “học thông minh”?
Sau đây, chúng tôi xin chia sẽ với các bạn cách học bằng kỹ thuật Mind Mapping
mà rất nhiều người đã áp dụng và cho kết quả tốt trong những kỳ thi như là
TOEFL và IELTS.
Kỹ thuật Mind Mapping là gì?
Như chúng ta biết, não chúng ta chia thành hai phần: bán cầu trái và bán cầu phải.
Bán cầu trái được dùng để sử lý các tính toán và logic, trong khi bán cầu phải lại là
nơi ghi nhớ các hình ảnh. Thường thì người ngành công nghệ hoặc kinh tế dùng
bán cầu trái nhiều hơn trong khi quên mất tầm quan trọng của bán cầu phải. Tuy
nhiên, theo nghiên cứu của nhiều nhà khoa học (trong đó có Tony Buzan, người
thành công nhất trong việc đưa ra lý thuyết và áp dụng kỹ thuật Mind Mapping, và
người viết sách thành công nhất trong lĩnh vực này) thì nếu làm cách nào đó phối
hợp cả hai bán cầu này cùng làm việc để sử lý một vấn đề thì sẽ được hiệu quả cao
hơn so với chỉ dùng một. Lenado Da Vinci là một ví dụ điển hình về việc áp dụng
hai bán cầu này nên ông đã thành công cả hai lĩnh vực là hội họa và khoa học. Nói
tóm lại, Mind Mapping là kỹ thuật sử lý một công việc nào đó bằng cách kích cả
hai bán cầu cùng hoạt động, mà cụ thể là việc vẽ ra những sơ đồ tư duy.
Quay lại chủ đề chính của chúng ta là việc áp dụng Mind Mapping trong việc tăng
các kỹ năng học Ngoại ngữ mà đặc biệt là áp dụng cho các kỳ thi TOEFL và
IELTS, chúng ta rút ra những bài học gì?
Vấn đề khi học các Kỹ năng
Rất nhiều người khi “cày” TOEFL luôn luôn “khóc ròng” khi làm phần nghe, hầu
hết đều than phiền không phải là: “Không nghe thấy bọn nó nói gì” mà thường là
“Nghe được hết các từ, nhưng hết bài thì chẳng hiểu gì”. Như vậy là rõ ràng bạn
chưa có kỹ năng “nối các sự kiện với nhau”.
Vậy vấn đề áp dụng “THAY KỸ THUẬT KEY-NOTE
BẰNG KỸ THUẬT VẼ MIND MAPPING” như thế nào?
- Bước 1: Thống kê một số subject và tìm ra những điểm chung. Vì nhìn chung
chủ đề của các bài nghe TOEFL không rộng lắm, loanh quanh chỉ một số chủ đề
như: (1) đối thoại giữa giáo sư và sinh viên về một vấn đề nào đó ở bài luận;
(2)Thắc mắc về chuyện attendance; (3) Bàn luận về kỳ nghỉ hè,
- Bước 2: Gom một số chủ đề đó lại và tạo ra một form dàn ý chung. Ví dụ như
dàn ý về các chủ đề việc thắc mắc về vấn đề cụ thể nào đó trong một bài giảng như
hình sau:
Đây chính là Mind Mapping:
Các bạn cố gắng làm một mapping vừa đủ chi tiết (nhưng đừng quá) để có thể áp
dụng cho các chủ đề khác nhau. Như trong sơ đồ trên, có thể thấy rằng các vấn đề
chung khi trao đổi về các môn học thường theo form:
(1) Các câu hỏi về Who, Where, When;
(2) Các problems;
(3) Các solutions cho Problem đó.
- Bước 3: Luyện tập vẽ bản đồ mind mapping thay vì key note. Khi nghe (hoặc
đọc) vào một kiểu chủ đề nào đó mà bạn đã làm mind mapping trước thì ngay lập
tức nghĩ đến map mà bạn đã làm (vì dụ như hình trên) và nghe đến đâu thì bạn dần
dần điền vào các nhánh của Map đến đó.
Hầu hết người luyện thi TOEFL khi nghe đều key-note, và hầu hết khi kết thúc bài
nghe cảm giác rằng đống key-note đó như là một mớ giấy lộn, chẳng mang ý
nghĩa gì cả. Nhưng khi thay phương pháp key note bằng vẽ mind mapping thì hiệu
quả nhớ tăng lên bất ngờ. Đó là vì các chi tiết các bạn đã liên kết và hình tượng
hóa các vấn đề trong memory của bạn. Đó là điểm khác biệt giữa key-note và
mind mapping.
Khi bạn đã thành thạo với phương pháp này thì đảm bảo với các bạn điểm TOEFL
của các bạn sẽ tăng thêm 20-30% so với trước. Đặc biệt là trong kỹ thi iBT kỹ
năng nghe chiếm khoảng 50-60% điểm của bài thi thì việc luyện tập kỹ năng này
là thật sự cần thiết.
Công cụ để vẽ Mind Mapping:
Bạn có thể vẽ bằng tay (mà khi thi thì vẽ bằng tay thật). Hoặc bạn có thể tìm phần
mềm MindJet MindManager để vẽ.
Hướng Áp dụng & Phát triển
Kỹ thuật Mind Mapping được áp dụng rất rộng rãi trong công việc và trong đời
sống từ việc to tát như là lập kế hoạch kinh doanh cho đến việc nhỏ nhặt, cá nhân
như lập lịch biểu hàng ngày. Các bạn có thể tham khảo thêm quyển sách “Bản đồ
tư duy trong công việc” (Tony Buzan) đã được dịch ra tiếng Việt và bán ở các hiệu
sách.
Nào các bạn, hãy lập bản đồ Mind Mapping cho các chủ đề khác và cùng chia sẻ
với bạn bè nhé. MEC Việt Nam CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG!