Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Tác động của sự thay đổi khí hậu đối với vi khuẩn ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (481.6 KB, 7 trang )

Tác động của sự thay đổi khí hậu đối với vi khuẩn
Sự thay đổi khí hậu toàn cầu không những sẽ ảnh
hưởng đến động thực vật mà còn ảnh hưởng đến
vi khuẩn, nấm và các quần thể vi khuẩn khác –
các vi sinh vật thể hiện vô số chức năng quan
trọng đối với sự sống trên trái đất. Vẫn chưa hoàn
toàn chắc chắn về những tác động đó sẽ như thế
nào, nhưng nó có lẽ sẽ không có lợi, theo công bố
của các nhà nghiên cứu tại một hội nghị khoa học
ở Boston.

Kathleen Treseder thuộc Trường Đại học California
Irvine đã phát biểu tại hội nghị toàn thể lần thứ 108
của hội vi sinh vật học Hoa Kỳ rằng: “Các vi khuẩn
thể hiện vô số các chức năng quan trọng đối với các
hệ sinh thái trên thế giới, và chúng ta chỉ mới bắt đầu
nhận thức được các tác động của sự thay đổi khí hậu
toàn cầu đối với chúng”.

Treseder đã nghiên cứu các tác động của việc tăng
nhiệt độ và nấm đến lượng khí cacbon ở các khu rừng
phía bắc Alaskan – 1 khu vực trên trái đất đang gánh
chịu sự ấm lên của khí hậu cao hơn những khu vực
khác.

Treseder nói: “Có nhiều vật thể chết bị đóng băng
phía dưới lớp băng tuyết. Khí cacbon bị giữ lại trong
đất ở những khu sinh thái phía bắc cũng nhiều như
khí cacbon có trong bầu khí quyển”.

Cô bắt đầu bài nghiên cứu của mình với giả thuyết


rằng, nhiệt độ tăng sẽ làm cho sự thối rữa nấm tăng
lên. Bởi vì sản phẩm phụ của quá trình thối rữa là khí
CO
2
, nên nhiệt độ tăng lên sẽ làm cho khí CO
2
ở đất
thải ra nhiều hơn. Những gì mà cô nhận thấy đó là
lượng khí Nito trong đất tăng khi nhiệt độ tăng, và
khí Nito có khuynh hướng ngăn cản quá trình thối
rữa nấm.

Treseder cho biết: “Trong thực tế, khi nhiệt độ tăng,
chúng tôi hay thấy lượng khí Nito có trong đất nhiều
hơn. Khí Nito ngăn cản phạm vi hoạt động và tính đa
dạng. Những gì chúng tôi không còn thấy nữa đó là
khi nhiệt độ tăng, khí CO
2
được tạo ra từ nấm ít hơn
ở các hệ sinh thái phía bắc”.

Nhiệt độ tăng cũng có ảnh hưởng đến lớp băng tuyết
và các dòng sông băng, và điều đó có thể có hại đối
với các quần thể sống phía dưới chúng. Steven
Schmidt thuộc Trường Đại học Colorado và các đồng
sự đang nghiên cứu các quần thể khác của các vi sinh
vật cư ngụ ở khu vực dưới mức đông giá phía dưới
các dòng sông băng.

Schmidt cho biết: “Khi khí hậu toàn cầu tăng và các

dòng sông băng rút nước thì các vi sinh vật này
không còn chỗ cư ngụ. Có thể chúng sẽ bị diệt chủng
trước khi chúng ta có thể nghiên cứu chúng và có
quan niệm tốt đẹp về những đóng góp của chúng”.

(Ảnh: www.chbr.noaa.gov)

Anh cũng đang nghiên cứu sự hoạt động của vi khuẩn
phía dưới lớp băng tuyết ở các rừng lá kim. Vào cuối
mùa đông, hoạt động của vi khuẩn phía dưới tuyết rất
mãnh liệt, bởi vì lớp băng tuyết cung cấp nhiệt độ và
độ ẩm lý tưởng cho sự phát triển của các lớp mốc
tuyết. Đối với người sống ở ngoại ô bình thường,
mốc tuyết có thể chỉ là 1 căn bệnh khác gây hại cho
bãi cỏ, nhưng trong hệ sinh thái ở rừng lá kim, những
lớp mốc này giữ 1 chức năng quan trọng.

Mốc tuyết phát triển cực kỳ nhanh ở nhiệt độ rất thấp
– dước mức đông giá, và góp phần khoảng 10-30%
cả năm trong việc tạo ra khí CO
2
ở những nơi này,
Schmidt cho biết.

Mốc tuyết cần 1 hoặc 2 tháng ở nhiệt độ tương đối
thấp để thực hiện nhiệm vụ của nó một cách hiệu quả.
Khi nhiệt độ toàn cầu tăng, khoảng thời gian có nhiệt
độ dưới mức đông đá sẽ rút ngắn, cũng như các lớp
băng tuyết có thể sẽ ít hơn.


Schmidt nói rằng: “Khi đất nóng lên, các mốc tuyết
sẽ có ít nước hơn và sẽ sản sinh ra khí CO
2
ít hơn –
xét về mặt ấm lên của khí hậu toàn cầu thì điều này
dường như là tốt, nhưng cây cối trong hệ thống này
cũng phụ thuộc vào nước tan ra từ tuyết và cuối cùng
sẽ chết dưới sự khô hạn tột cùng, vì vậy dẫn đến sự
sự ngưng tụ khí cacbon của hệ thống bị giảm xuống
toàn bộ. Cây cối có thể chết. Nói chung, có lẽ nó sẽ
trở nên tồi tệ”.

John Kelly thuộc Trường Đại học Loyola ở Chicago
cho biết: “Trong khi nhiệt độ tăng có thể làm giảm
việc sản sinh ra khí CO2 trong vi khuẩn, thì việc tăng
lượng khí CO
2
do hoạt động của con người có thể tạo
ra những thay đổi nhỏ nhưng quan trọng trong thành
phần cấu tạo của các quần thể vi khuẩn."

Kelly đang nghiên cứu tác động của khí CO
2
đang
tăng dần đối với các quần thể vi khuẩn cả trên lá cây
ở phía bắc Michigan và trong các lá cây đã mục rữa ở
các con suối, và đã nhận thấy 1 sự thay đổi rõ rệt
trong một vài quần thể vi khuẩn. Điều này có thể có
ảnh hưởng to lớn đến chuỗi thức ăn, còn nếu không là
1 nguồn các chất dinh dưỡng cho các động vật nhỏ ăn

những lá này.

Treseder nói: “Các khuẩn thật sự có vẻ rất nhạy cảm
với những thay đổi của toàn cầu. Chúng tôi không
hoàn toàn chắc chắn rằng chúng sẽ phản ứng lại ra
sao”.
Snowwhite (Theo Physorg, Sở KHCN Đồng Nai)

×