Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

THIẾT KẾ BÀI GIẢNG MÔN: ÂM NHẠC LỚP 6 - TIẾT 3 pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (329.04 KB, 3 trang )


- 1 -
THIẾT KẾ BÀI GIẢNG
MÔN: ÂM NHẠC
Tuần 3 ( Từ / /2006 – / /2006)
  
- Trường : THCS Bông Sao A
- Khối : 6
- GVBM : Trần Thị Thanh Thủy
- Tiết 03 : - Ôn tập bài hát “Tiếng chuông và ngọn cờ”
- Nhạc lí:
+ Những thuộc tính của âm thanh
+ Các ký hiệu âm nhạc

I. MỤC TIÊU
- Học sinh vừa hát vừa vận động theo nhạc bài hát “Tiếng chuông và ngọn cờ”.
- HS làm quen với 4 thuộc tính của âm thanh, nhận biết ký hiệu khóa Sol, tên và vị trí
của 7 nốt nhạc trên khuông nhạc

II. GIÁO VIÊN CHUẨN BỊ
- Nhạc cụ (đàn organ).
- Một vài động tác vận động minh họa bài hát “Tiếng chuông và ngọn cờ”
- Một số bài hát minh hoạ thuộc tính của âm thanh.
- Bảng kẻ phụ các ký hiệu âm nhạc (nếu có).

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1- Ổn định.
2- Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra xen kẽ trong quá trình dạy học.
3- Bài mới.
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN


HOẠT ĐỘNG CỦA
HỌC SINH
Nội dung 1:
Ôn hát
“Tiếng
chuông và
ngọn cờ”
(Phạm Tuyên)

- Cho HS nghe giai điệu và đoán tên bài hát.
- Gọi 1- 2 em hát để kiểm tra
- Cho cả lớp đứng hát lại bài hát theo đàn.
-> Nhận xét, sửa sai.
- Hướng dẫn động tác vận động minh họa:
+ GV làm mẫu động tác 1 lần.
+ Hướng dẫn cả lớp thực hiện, chia nhóm hát
nối đuôi kết hợp vận động theo nhạc.
-> Nhận xét, đánh giá
- Nghe nhạc, trả lời.
- Cá nhân thực hiện.
- Cả lớp đứng hát.


- Quan sát
- Thực hiện theo hướng
dẫn, chia nhóm hát nối
đuôi.
Nội dung 2:
Nhạc lí:
* Những thuộc

tính của
âm thanh
* Các ký hiệu
âm nhạc
- Gọi HS đọc bài trong SGK/10.
- Giải thích về 2 loại âm thanh (dùng các âm
thanh của đàn điện tử minh họa) và 4 thuộc tính
của âm thanh: Cao độ - Trường độ - Cường độ -
Âm sắc.
- Giới thiệu về các ký hiệu âm nhạc:
+ Để học âm nhạc hiệu quả và khoa học cần
- Đọc bài trong SKG.
- Lắng nghe, quan sát
và ghi bài.





- 2 -
phải biết ghi chép nhạc bằng văn bản (giống như
chép chính tả), do đó các em phải nhận biết được
khuông nhạc, khóa Sol và vị trí của các nốt nhạc
trên khuông nhạc.
+ Ký hiệu ghi cao độ: 7 tên nốt được sử dụng
từ thấp đến cao trong mọi tác phẩm âm nhạc: Đồ
- Rê – Mi – Fa – Sol – La – Si.
+ Khuông nhạc: gồm 5 dòng kẻ song song,
nằm ngang và cách đều nhau, tạo nên 4 khe
nhạc. Thứ tự các dòng và khe được tính từ dưới

lên, ngoài 5 dòng kẻ chính và 4 khe chính còn có
các dòng và khe phụ nằm ở dưới và trên khuông
nhạc
+ Khóa: Giới thiệu hình dáng, vị trí khóa Sol
trên khuông nhạc.
-> hướng dẫn cách vẽ
+ Vị trí các nốt trên khuông nhạc: Dựa vào vị
trí của nốt Sol hoặc nốt Đồ để xác định vị trí của
các nốt khác trên khuông nhạc

Nốt Đồ: Nằm ở dòng kẻ phụ thứ nhất phía
dưới khuông nhạc

Nốt Rê : Nằm dưới dòng kẻ 1.

Nốt Mi: Nằm ở dòng kẻ 1.

Nốt Fa: Nằm trong khe 1.

Nốt Sol: Nằm ở dòng kẻ 2.

Nốt La : Nằm trong khe 2.

Nốt Si: Nằm ở dòng kẻ 3.

Nốt Đố: Nằm trong khe 3.
-> hướng dẫn cách vẽ.

- Cho HS tập vẽ các nốt nhạc vào tập.
-> Nhận xét, đánh giá.














- Vẽ khuông nhạc,
khóa Sol vào tập.
- Quan sát, ghi bài và
nhắc lại vị trí các nốt
nhạc trên khuông nhạc.









- Tập vẽ theo hướng
dẫn
4- Củng cố lại nội dung tiết học

- Cho HS nhắc lại 4 thuộc tính của âm thanh và vị trí các nốt trên khuông nhạc.
5- Dặn dò, kết thúc
- Học thuộc lí thuyết về nhạc lí và làm bài tập trong SGK/11
- Xem trước bài tiết 4.

IV. RÚT KINH NGHIỆM




KÝ DUYỆT CỦA BGH GIÁO VIÊN



- 3 -
Trần Thị Thanh Thủy

×