Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Giáo án sinh học lớp 7 - Tiết 15: GIUN ĐẤT ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (228.24 KB, 11 trang )

Giáo án sinh học lớp 7 - Tiết 15: GIUN ĐẤT
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Trình bày được khái niệm về ngành Giun đốt .Nêu
được những đặc điểm chính của ngành .
- Học sinh mô tả được đặc điểm cấu tạo, di chuyển,
dinh dưỡng, sinh sản của giun đất đại diện cho ngành
giun đốt.
- Chỉ rõ đặc điểm tiến hoá hơn của giun đất so với
giun tròn.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh.
- Kĩ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức bảo vệ động vật có ích.
II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC
- Chuẩn bị tranh hình SGK phóng to.
III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
1. Ổn định tổ chức
- Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ
- Đặc điểm chung của ngành giun tròn?
3. Bài học
- Giun đất sống ở đâu? Em thấy giun đất vào thời
gian nào trong ngày?

Hoạt động 1: Cấu tạo của giun đất

Hoạt động của GV Hoạt động của HS
- GV yêu cầu HS đọc
SGK, quan sát hình 15.1;


15.2; 15.3; 15.4 ở SGK và
- Cá nhân đọc thông tin
và quan sát hình vẽ SGK,
ghi nhớ kiến thức.
trả lời câu hỏi:
- Giun đất có cấu tạo
ngoài phù hợp với lối
sống chui rúc trong đất
như thế nào?
- So sánh với giun tròn,
tìm ra cơ quan và hệ cơ
quan mới xuất hiện ở giun
đất?
- Hệ cơ quan mới ở giun
đất có cấu tạo như thế
nào?
- GV ghi ý kiến của các
nhóm lên bảng và phần
bổ sung.
- GV giảng giải một số
vấn đề:
- Thảo luận nhóm, thống
nhất ý kiến và trả lời câu
hỏi:
- Yêu cầu nêu được:
+ Hình dạng cơ thể.
+ Vòng tơ ở mỗi đốt.
+ Hệ cơ quan mới xuất
hiện: hệ tuần hoàn (có
mạch lưng, mạch bụng,

mao quản da, tim đơn
giản).
+ Hệ tiêu hoá: phân hoá
rõ có enzim tiêu hoá thức
ăn.
+ Hệ thần kinh: tiến hoá
hơn, tập trung thành
chuỗi, có hạch.
+ Khoang cơ thể chính
thức có chứa dịch  cơ
thể căng.
+ Thành cơ thể có lớp mô
bì tiết chất nhầy  da
trơn.
+ Dạ dày có thành cơ dày
có khả năng co bóp
nghiền thức ăn.
+ Hệ thần kinh: tập trung,
chuỗi hạch (hạch là nơi
tập trung tế bào thần
kinh).
+ Hệ tuần hoàn: GV vẽ sơ
đồ lên bảng để giảng giải:
di chuyển của máu.
- GV yêu cầu HS rút ra
- Đại diện nhóm trình bày
đáp án, các nhóm khác
theo dõi, nhận xét và bổ
sung.



- HS lắng nghe và tiếp thu
kiến thức.





- HS tự rút ra kết luận.
kết luận về cấu tạo ngoài
và cấu tạo trong của giun
đất.
- GV cần bổ sung thêm
cho hoàn chỉnh kết luận.

Kết luận:
- Cấu tạo ngoài:
+ Cơ thể dài, thuôn hai đầu.
+ Phân đốt, mỗi đốt có vòng tơ (chi bên).
+ Chất nhầy giúp da trơn.
+ Có đai sinh dục và lỗ sinh dục.
- Cấu tạo trong:
+ Có khoang cơ thể chính thức, chứa dịch.
+ Hệ tiêu hoá: phân hoá rõ: lỗ miệng

hầu


thực quản


diều, dạ dày cơ

ruột tịt

hậu môn.
+ Hệ tuần hoàn: Mạch lưng, mạch bụng, vòng
hầu (tim đơn giản), tuần hoàn kín.
+ Hệ thần kinh: chuỗi hạch thần kinh, dây thần
kinh.

Hoạt động 2: Di chuyển của giun đất
Mục tiêu: HS nắm được cách di chuyển của giun đất
liên quan đến cấu tạo cơ thể

Hoạt động của GV Hoạt động của HS
- Cho HS quan sát hình
15.3 trong SGK, hoàn
thành bài tập mục 
trang 54: Đánh số vào ô
trống cho đúng thứ tự các
động tác di chuyển của
giun đất.
- Cá nhân tự đọc các
thông tin, quan sát hình
và ghi nhận kiến thức.
- Trao đổi nhóm hoàn
thành bài tập. Yêu cầu:
+ Xác định được hướng




- GV ghi phần trả lời của
nhóm lên bảng.
- GV lưu ý: Nếu các
nhóm làm đúng thì GV
công nhận kết quả, còn
chưa đúng thì GV thông
báo kết quả đúng: 2, 1,
4,3 . Giun đất di chuyển
từ trái qua phải.
- GV cần chú ý: HS hỏi
tại sao giun đất chun giãn
được cơ thể?
- GV: Đó là do sự điều
chỉnh sức ép của dịch
di chuyển.
+ Phân biệt 2 lần thu
mình phồng đoạn đầu, thu
đoạn đuôi.
+ Vai trò của vòng tơ ở
mỗi đốt.
- Đại diện các nhóm trình
bày đáp án, nhóm khác bổ
sung nếu cần.





- HS trả lời.

khoang trong các phần
khác nhau của cơ thể.

Kết luận:
Giun dất di chuyển bằng cách:
- Cơ thể phình duỗi xen kẽ, vòng tơ làm chỗ tựa kéo
cơ thể về một phía.

Hoạt động 3: Dinh dưỡng của giun đất

Hoạt động của GV Hoạt động của HS
- GV yêu cầu HS
nghiên
c
ứu SGK, trao đổi nhóm
và trả lời câu hỏi:
- Quá trình tiêu hoá của
giun đất diễn ra như thế
- Cá nhân đ
ọc thông tin
trang 54, ghi nh
ớ kiến
thức, trao đổi nhóm ho
àn
thành câu trả lời, yêu cầu:

+ Quá trình tiêu hoá: s

nào?
- Vì sao khi mưa nhiều,

nước ngập úng, giun đất
chui lên mặt đất?
- Cuốc phải giun đất, thấy
có chất lỏng màu đỏ chảy
ra, đó là chất gì? Tại sao
nó có màu đỏ?
- GV yêu cầu HS tự rút ra
kết luận.
hoạt động của dạ d
ày và
vai trò của enzim.
+ Nước ngập, giun đất
không hô hấp được, ph
ải
chui lên.
+ Chất lỏng đó là máu, do
máu có O
2
.
- Đại diện nhóm tr
ình
bày, các nhóm khác nh
ận
xét, bổ sung.
Kết luận:
Giun dất hô hấp qua da.
- Thức ăn giun đất qua lỗ miệng

hầu


diều (chứa
thức ăn)

dạ dày (nghiền nhỏ)

enzim biến đổi


ruột tịt

bã đưa ra ngoài.
- Dinh dưỡng qua thành ruột vào máu.

Hoạt động 4: Sinh sản

Hoạt động của GV Hoạt động của HS
- GV yêu cầu HS nghi
ên
cứu SGK, quan sát h
ình
15.6 và trả lời câu hỏi:
- Giun đất sinh sản như
thế nào?
- GV yêu cầu HS tự rút ra
kết luận.
- Tại sao giun đất lưỡng
tính, khi sinh sản lại ghép
đôi?
- HS t
ự thu nhận thông tin

qua nghiên cứu SGK.
- Yêu cầu:
+ Miêu tả hiện tư
ợng
ghép đôi.
+ Tạo kén.
- Đại diện HS tr
ình bày
đáp án.

Kết luận:
- Giun đất lưỡng tính.
- Ghép đôi trao đổi tinh dịch tại đai sinh dục.
- Đai sinh dục tuột khỏi cơ thể tạo kén chứa trứng.

4. Củng cố
- HS trả lời câu hỏi:
- Trình bày cấu tạo giun đất phù hợp với đời sống
chui rúc trong đất?
- Cơ thể giun đất có đặc điểm nào tiến hoá so với
ngành động vật trước?

5. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Đọc mục: “Em có biết”.
- Chuẩn bị mỗi nhóm 1 con giun đất to, kính lúp cầm
tay.



×