Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

POLYMETYL-METAACRYLAT (PMMA) pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.92 KB, 3 trang )

POLYMETYL-METAACRYLAT (PMMA)
1.Giới thiệu về PMMA
PMMA có công thức phân tử: ( C
5
O
2
H
8) n
PMMA là chất dẻo đi từ dẫn xuất của axit meta acrylic .PMMA (hay thủy tinh hữu cơ)
là nhựa nhiệt dẻo trong suốt. PMMA là polymer có cấu trúc vô định hình.

2.Tính chất
Ko màu , trong suốt , cứng , đàn hồi , là nhựa nhiệt dẻo nên dễ gia công theo nhiều
phương pháp khác nhau
a, Tính hòa tan và phân tử lượng
-Tính hoà tan của meta acrilat chủ yếu là do các nhóm phụ quyết định. Lớp chất dẻo
này hoà tan tốt trong các este, xeton,cacbua hidro thơm hoặc cacbua hidro được clorua
hoá. Chúng không tan trong rượu có phân tử lượng thấp và trong cacbua hidro béo, xong
các chất này có thể dùng để làm loãng các dung dịch trên với một liều lượng nhất định
nào đó.
-Phân tử lượng càng cao thì mức độ hoà tan càng kém.
-Poly meta acrilat có thể dung hoà với nhiều chất dẻo khác nhau.Vd: dung hoà với :
Dibutyl ftalat , Dibutyl selaxilat , Tri crezil photphat , Các loại diphenyl được clorua hoá ,
Nitro xelluloz , Etyl xelluloz, Và copolymer của các vinylclorid . Nó còn có thể dung hoà
với poly vinylaxetat; cao su được clorua hoá, phenolformandehit.
b.Tính chất hoá học
Poly meta acrilat là polymer có mạch cacbon chứa este ở mạch nhánh,vì vậy ở nhiệt độ
bình thường nó bền vững với nhiều chất trong đó có cả axit loãng, kiềm loãng. không tác
dụng với nước, rượu, dầu khoáng và dầu thực vật.
Làm thí nghiệm với độ hút nước của poly meta acrilat: mẫu thử được ngâm trong nước từ
0-60 độ thì độ hút nước vẫn không thay đổi là 1,5%. Nhưng khi nhiệt độ tăng trên 60 –


69 độ thì mức độ hút nước tăng nhanh: đạt 3% sau 3 ngày ở 100 độ; 9% sau 100
ngày( mẫu thử có M=64000đv). Nếu M giảm thì độ bền vững với nước cũng sẽ giảm.
c. Tính chất quang học.
Tính chất quan trọng nhất của poly metyl meta acrilat là trong suốt, không
màu, đồng thời bền vững trước tác dụng của thời tiết và khí hậu. Nếu tạo màu
cho polymer này thì độ sáng của màu cũng sẽ giữ được trong thời gian dài
PMMAcó chỉ số khúc xạ cao nhất. Cho lọt qua 92% ánh sáng thường, đặc biệt có
thể cho lọt qua 75 - 76% tia cực tim và phần lớn các tia hồng ngoại. Chỉ đứng sau
thuỷ tinh thạch anh. Thậm chí các tấm thuỷ tinh hữu cơ có đô dày lớn độ thấu
sáng vẫn tốt. Tuy nhiên nếu chiều dày 6,3m thì độ trong suốt cũng giảm đi 50%.
Vì vậy thường ứng dụng PMMA để sản xuất các dụng cụ quang học.
-Song tinh thể hữu cơ chỉ có một nhược điểm so với kính vô cơ là dễ bị xước bề
mặt do độ cứng cao.
-Để thu nhận vật liệu chỉ có số khúc xạ từ 1,59 -1,69 phù hợp cho việc tạo ra
thấu kính người ta đồng trùng hợp metylmetacrilat với styren.
d. Tính chất cơ học.

tiTính chất P
dd(g/cm³) 1 1,19
Δđộ bền kéo(kg/cm²) 6 630
Đđộ bền va đập(kg.cm/cm²) 1 10,5
Nnhiệt độ chảy mềm(ºC) 1 125
Đđiểm nóng chảy (ºC) 1 160
Thuỷ tinh hữu cơ là loại vật liệu có mức độ chậm lão hoá dưới tác dụng của tia
cực tím với bước sóng 0,2 nm người ta đã đo được các chỉ số của vật liệu trong
điều kiện khí hậu cận nhiệt đới trong suốt 26 tháng thì các chỉ số đó giảm không
đáng kể.
3.Phạm vi ứng dụng :
Thủy tinh hữu cơ thường được sử dụng làm chất thay thế (không vỡ và nhẹ)cho
thủy tinh , ví dụ làm vỏ hộp đèn ở xe cộ hoặc kính bảo hộ , kính chắn gió máy

bay,cửa sổ trần nhà .Tại Houston ( Mỹ),người ta đã dùng hàng trăm tấ, PMMA
để làm trần cho 1 sân vận động lớn .
Thuỷ tinh hữu cơ được sử dụng ở các dạng vật liệu sau:
-Tấm, thanh, ống…
-Tổ hợp tạo thành bột ép hoặc vật liệu đúc phun.
-Tạo ra chất dẻo tự đông cứng.
-Tạo ra hỗn hợp đúc rót phủ, tẩm lên vải giấy.
-Làm keo dán.
Trong Y tế công nghệ và cấy ghép :Cấy ghép xương (chủ yếu lấp đầy không
gian giữa các chi giả,và ngăn ngừa xương chuyển động)làm kính áp tròng,răng
giả,phẫu thuật thẫm mỹ(làm giảm nếp nhăn hay vết sẹo vĩnh viễn)
Sử dụng nghệ thuật và thẫm mĩ : Đồ nội thất, làm sơn,đồ trang sức,kính khung
ảnh…
Ứng dụng khác : đèn led chiếu sáng,dĩa CD,DVD.
Danh sách nhóm 3:
Tô Thị Hường
Nguyễn Thị Lan
Nguyễn Mỹ Linh
Nguyễn Thị Dàng
Nguyễn Thị Hoài Phương
Phan Thị Bích Hiền
Tài liệu tham khảo :
/> />

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×