Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm Tên đề tài: Hướng dẫn học sinh luyện tập môn Toán pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (70.85 KB, 4 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm

Tên đề tài:
Hướng dẫn học sinh luyện tập môn Toán.

Người thực hiện : Nguyễn Thị Nhu.
Trường: Tiểu học Cát Linh - Đống Đa - Hà Nội

Hà Nội 2003 - 2004


Phần 1
A.Cơ sở xuất phát và cách đặt vấn đề
Năm học 2003 – 2004, tôi được phân công dạy lớp 5. Chương trình toán lớp 5 có vị trí đặc biệt
quan trọng trong toàn bộ chương trình toán bậc tiểu học, nó kế thừa chương trình toán của lớp dưới và
kết thúc chương trình toán ở bậc tiểu học để chuẩn bị những tri thức cần thiết cho việc học toán ở cấp cơ
sở.
Đáp ứng với những yêu cầu đổi mới phương pháp trong giáo dục tiểu học, và đồng thời muốn cho
học sinh hứng thú và học tốt môn Toán. Tôi luôn suy nghĩ để có được những phương pháp giảng dạy sao
cho phù hợp với nội dung từng bài, học sinh dễ hiểu dễ nhớ và nhớ lâu.
Chính vì vậy tôi mạnh dạn chọn đề tài:
“Đổi mới phương pháp giảng dạy bộ môn Toán”.
Phần II
B. Nội dung đề tài
1. Vấn đề cần giải quyết:
Hỗ trợ cho công tác giảng dạy, tìm hiểu học sinh là một cơ sở quan trọng nhằm giúp giáo viên thực
hiện cá thể hoá việc dạy học và đáp ứng kịp thời với những tình huống có thể xảy ra trong lớp. Sĩ số lớp
tương đối đông 57.
Học sinh ở rải rác, không ham học, khả năng tự nghiên cứu bài học ở nhà yếu. Đối vời bài khó,
dạng mới học sinh thường trông chờ sự gợi mở của giáo viên.
2. Phương hướng giải quyết:


Hưởng ứng phong trào đổi mới phương pháp giảng dạy coi học sinh là trung tâm của quá trình dạy
học, hoạt động theo hướng dẫn của giáo viên. Phát huy tính chủ động tích cực của từng học sinh, của tập
thể học sinh trong quá trình dạy học và giáo dục.
C. Biện pháp.
Tìm hiểu tình hình lớp, từ đó đề ra nếp học ở nhà trên lớp để học sinh chủ động tíêp thu kiến thức
mới.
Ở nhà:
Hoàn thành các bài tập cô giáo cho về nhà. Học sinh khá mỗi em phải có quyển bài tập nâng cao
để làm thêm. Để chuẩn bị cho bài học mới tôi luôn yêu cầu các em ôn các kiến thức cũ có liên quan tự
nghiên cứu bài để đến lớp tiếp thu bài cho chắc và sâu hơn. Ví dụ: Học diện tích tam giác tôi yêu cầu các
em ôn tính diện tích tam giác từ diện tích hình chữ nhật. Học sinh chuẩn bị cắt hai tam giác ở nhà tự
ghép hình rồi nhận xét diện tích hình chữ nhật vừa ghép với diện tích tam giác.
ở trường:
a. Giờ học bài mới:
Giáo viên tổ chức và hướng dẫn học sinh học tập, quản lý đánh giá việc học
tập của học sinh nhằm đạt được mục đích yêu cầu cụ thể của từng tiết học, từng bài. Thí dụ bài
“cộng hai phân số khác mẫu số” dạy theo trình tự:
- Yêu cầu học sinh đọc đề (SGK – 35) và nêu cách làm là phải cộng hai phân số
- Giáo viên ghi chép phép cộng hai phân số khác mẫu này trên bảng và yêu cầu học sinh tính.
Trước phép cộng này học sinh sẽ lúng túng và cần có sự chỉ dẫn của giáo viên. Giáo viên chỉ cho học
sinh cách làm, trước hết phải làm sao để 2 mẫu số giống nhau, nghĩa là phải qui đồng mẫu số 2
phân số.
- Đến đây học sinh có thể thực hiện dễ dàng theo trình tự:
+ Qui đồng mẫu số 2 phân số (học sinh đã được học).
+ Cộng hai phân số có cùng mẫu số (vừa học).
- Sau đó giáo viên yêu cầu học sinh thực hiện các phép tính ở phần cuối bài.
Như vậy cả tiết học, giáo viên giữ vai trò người tổ chức, dẫn dắt, giúp đỡ học sinh, coi học sinh là
người thực sự làm việc và mỗi học sinh đều có kết quả do chính mình làm ra (trong quá trình đó học sinh
giải trên vở nháp).
b. Giờ luyện tập:

- Các em độc lập suy nghĩ, vận dụng những kiến thức đã học để tìm ra hướng giải và có cách
giải thích rõ cơ sở để giải của mình. Ví dụ: Tính S tam giác vuông
ABC
Biết AB + AC = 28 cm, AB = 3 AC. Trong 4 tam giác vuông ABC đường cao và cạnh đáy
tương ứng chính là hai cạnh góc vuông của tam giác.
C


A B
Như vậy muốn tính S tam giác vuông ABC ta phải tìm độ dài của 2 cạnh góc vuông. Từ đó các
em sẽ thấy được dạng dạng bài chính là tìm 2 số khi biết tổng và tỉ số của 2 số đó.
Làm xong bài tập, cho học sinh đổi vở bài tập để sửa chữa cho nhau. Đối với học sinh yếu có thể
học tập được cách giải, nâng cao được hiệu suất của giờ học. Phân đôi bạn cùng tiến để giúp nhau trong
học tập.
Trong giờ luyện tập để động viên học sinh giải được nhiều và đúng bài tập, giáo viên sau khi
giao bài có đề ra thời gian yêu cầu học sinh hoàn thành, kịp thời động viên những em giải nhanh và
đúng, tạo không khí thi đua học tập trong lớp .
Toán lớp 5 có nhiều công thức, qui tắc yêu cầu các em phải nhớ. Đối với mỗi công thức tính tôi
hướng dẫn cách nhớ kết hợp với làm trò chơi. Ví dụ: Toán chuyển động tròn đều, cho các em cắt 1 hình
tam giác theo hình bên. Khi tính diện tích ta lấy tay che chữ S có công thức:
S = v x t
Tương tự với tính v, t
Đối với mỗi bài toán khuyến khích các em giải bằng nhiều cách khác nhau, tự tin ở bài làm của
mình, biết rút ra cách giải ngắn gọn và nhanh nhất. Giáo viên động viên kịp thời các em có các bài giải
độc đáo, lưu lại trên báo học tập để các bạn trao đổi.
Sưu tầm các bài nâng cao không ngừng yêu cầu học sinh phấn đấu.
Đối với học sinh yếu giáo viên làm việc trực tiếp với từng em, dùng phương pháp gợi mở để các
em vận dụng kiến thức đã học vào bài làm, tôi cho những ví dụ tương tự để học sinh hiểu kỹ yêu cầu các
em cố gắng làm được bài tập cơ bản.
Phần III.

D.Kết luận
Bước đầu đổi mới phương pháp giảng dạy, tôi đã rút ra được kinh nghiệm qua từng tiết dạy. Kết
quả kiểm tra khảo sát đầu năm số học sinh yếu về môn Toán, giải Toán chậm không đảm bảo thời gian
40 em. Cho đến nay, giờ học Toán có nhiều chuyển biến, các em không trông chờ vào sự gợi mở của giáo
viên mà tạo cho mình thói quen chuẩn bị trước bài, độc lập suy nghĩ. Kiểm tra giữa kỳ Tóm tắt môn toán:
9 + 10 (38 em) 7 + 8 (10 em) 5 +6 (9 em), không có học sinh dưới trung bình. Học sinh yếu cũng tự
mình giải được những bài tập cơ bản, tạo ra niềm tin vào sự cố gắng có hiệu quả của bản thân, giúp các
em ôn tập, đạt kết quả cao nhất trong kỳ thi cuối cấp.
Ngày10 tháng
3 năm 2004
Người viết


Nguyễn Thị Nhu


×