Tải bản đầy đủ (.doc) (54 trang)

Luận văn: tìm hiểu và phân tích cơ sở lí thuyết, thực trạng và những giải pháp để góp phần hạn chế tình hình chuyển giá ở Việt Nam trong giai đoạn mở cửa hội nhập hiện nay potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (382.41 KB, 54 trang )

z
GVHD: Nguyễn Minh Sáng Đề tài 7



Luận văn: Tìm hiểu và phân tích cơ sở lí
thuyết, thực trạng và những giải pháp để
góp phần hạn chế tình hình chuyển giá ở
Việt Nam trong giai đoạn mở cửa hội
nhập hiện nay



1
GVHD: Nguyễn Minh Sáng Đề tài 7
MỤC LỤC TÀI LIỆU
Phần một: Mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
2. ý nghĩa khoa học và thực ễn
2.1. ý nghĩa khoa học
2.2. ý nghĩa thực ễn
3. Mục êu nghiên cứu
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
4.2. Phạm vi nghiên cứu
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1.Phương pháp luận
5.2. Phương pháp nghiên cứu
6. Giả thuyết nghiên cứu
7. Khung lý thuyết
Phần hai: Kết quả nghiên cứu thực nghiệm


Chương 1: Cơ sở lý luận và thực +ễn của đề tài
1. Cơ sở lý luận
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.2. Cơ sở lý luận và thực ễn của đề tài
1.2.1. Những quan điểm lý luận
1.2.2. Cơ sở thực ễn của vấn đề nghiên cứu
2. Những khái niệm công cụ
2.1. Hộ gia đình
2.2. Nghèo đói
2.3. Chính sách xã hội
2.4. Phát triển
Chương II: Hiện trạng vấn đề xoá đói giảm nghèo ở huyện Yên Minh – Hà Giang
1. Đặc điểm tự nhiên, điều kiện KT – XH của địa bàn nghiên cứu
2. Kết quả nghiên cứu
2.1. Thực trạng đói nghèo
2.2. Phân bố hộ nghèo theo các xã trong huyện
2.3. Tìm hiểu hộ nghèo theo êu chí cơ cấu nghề nghiệp
2.4. Tìm hiểu hộ nghèo theo trình độ học vấn
2.5. Tìm hiểu hộ nghèo theo êu chí độ tuổi
2.6. Các trạng thái biểu hiện của hộ nghèo
2.7. Nguyên nhân dẫn đến đói nghèo
2
GVHD: Nguyễn Minh Sáng Đề tài 7
3. Các chính sách xã hội về xoá đói giảm nghèo trên địa bàn
3.1. Kết quả thực hiện các chương trình xoá đói giảm nghèo
3.1.1. Hỗ trợ về vốn
3.1.2. Hỗ trợ người về tư liệu sản xuất, sinh hoạt
CHƯƠNG III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


3
GVHD: Nguyễn Minh Sáng Đề tài 7

LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, hội nhập quốc tế đã và đang là xu hướng chung của mọi quốc gia, trên tất
cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó rõ nhất là trong lĩnh vực kinh tế và lĩnh vực
thông tin. Xét riêng trong lĩnh vực kinh tế, toàn cầu hóa là cách hiệu quả giúp cho các
nước chậm tiến thực hiện con đường phát triển rút ngắn và từng bước đuổi kịp các nước
kinh tế phát triển. Tuy nhiên, bên cạnh đó, nó còn đem lại nhiều vấn đề tiêu cực, điển
hình là việc trốn thuế của các công ty đa quốc gia thông qua hoạt động chuyển giá. Hầu
hết các doanh nghiệp FDI đều khai báo kinh doanh thua lỗ nhưng thực tế vẫn có khoản
lợi nhuận chuyển về công ty mẹ.
Trước tình hình đó, và theo Bộ trưởng tài chính Vũ Văn Ninh đánh giá trong phiên
họp Quốc hội Việt Nam ngày 05 tháng 10 năm 2008 là tình hình chuyển giá “không kiểm
soát được”, thì việc nghiên cứu để tìm giải pháp kiểm soát hoạt động chuyển giá là cấp
thiết, khi mà luồng vốn FDI đổ vào Việt Nam ngày càng nhiều.
Vì vậy, nhóm đã tiến hành tìm hiểu và phân tích cơ sở lí thuyết, thực trạng và những
giải pháp để góp phần hạn chế tình hình chuyển giá ở Việt Nam trong giai đoạn mở cửa
hội nhập hiện nay. Trong quá trình phân tích có những sai sót mong được sự góp ý của
thầy. Nhóm xin chân thành tiếp nhận ý kiến đóng góp để hoàn thiện bài nghiên cứu.
4
GVHD: Nguyễn Minh Sáng Đề tài 7
Chương 1 CHUYỂN GIÁ
I. Lý thuyết
1. Khái niệm:
Chuyển giá được hiểu là việc thực hiện chính sách giá đối với hàng hóa, dịch vụ và
tài sản được chuyển dịch giữa các thành viên trong tập đoàn qua biên giới không theo giá
thị trường nhằm tối thiểu hóa số thuế của các công ty đa quốc gia (Multi Nations
Company) trên toàn cầu.
2. Nguyên nhân:

2.1Từ bên trong
Để có một hình ảnh đẹp về tình hình tài chính trước các cổ đông và các bên hữu quan
khác. Trong một số trường hợp khi MNC phạm phải các sai lầm trong kế hoạch kinh
doanh, sai lầm trong việc nghiên cứu và đưa sản phẩm mới vào thị trường, các chi phí
quảng cáo, quảng bá sản phẩm quá cao và hậu quả là tình trạng thua lỗ của MNC tại
chính quốc hay của các công ty thành viên trên các quốc gia khác. Vì thế, để có một hình
ảnh đẹp về tình hình tài chính trước các cổ đông và các bên hữu quan khác, thì chuyển
giá là một giải pháp để có thể thực hiện được ý đồ trên. Chuyển giá giúp các MNC chia
sẻ việc thua lỗ với các thành viên, nhờ vậy các khoản thuế phải nộp giảm xuống và tình
hình kinh doanh trở nên sáng sủa hơn một cách giả tạo vi phạm pháp luật các quốc gia.
Chiếm lĩnh được thị trường là một trong những tham vọng của các MNC. Nhưng để
làm được điều đó, MNC phải đánh bật được các đối thủ của mình, đồng thời chiếm toàn
bộ quyền kiểm soát và quyền sở hữu công ty. MNC thực hiện việc này bằng cách tăng
cường các hoạt động quảng cáo, quảng bá sản phẩm trong giai đoạn mới thâm nhập thị
5
GVHD: Nguyễn Minh Sáng Đề tài 7
trường, làm cho MNC bị lỗ nặng và kéo dài. Bằng nguồn lực tài chính dồi dào của mình,
các MNC thực hiện hành vi chuyển giá bất hợp pháp để kéo dài tình trạng thua lỗ nhằm
chiếm lấy quyền kiểm soát và quyền quản lý công ty. Tồi tệ hơn là đẩy các đối tác ra khỏi
hoạt động kinh doanh và chiếm toàn bộ quyền kiểm soát cũng như sở hữu công ty. Sau
khi chiếm lĩnh được thị trường, các MNC thực hiện nâng giá sản phẩm để bù đắp cho
phần lỗ lúc trước. Tình trạng này thường thấy ở các nước đang phát triển như Việt Nam,
khi mà trình độ quản lý còn nhiều yếu kém.
Ngoài ra, các MNC còn thực hiện việc chuyển giá nhằm giảm thiểu rủi ro khi giao
dịch các sản phẩm và dịch vụ có tính đặc thù cao, độc quyền và tính bảo mật cao như
trong các ngành công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, dầu khí, y dược …
2.2 Từ bên ngoài
2.2.1 Thuế:
Hiện nay chính sách thuế giữa các quốc gia có sự chênh lệch rất lớn, chính vì điều đó
đã tạo môi trường thuận lợi để MNC thực hiện hành vi chuyển giá. Có rất nhiều quốc gia

ban hành một chính sách thuế vô cùng ưu đãi nhằm thu hút dòng vốn quốc tế chảy vào
nước mình, đặc biệt ở một số quốc gia thì mức thuế áp dụng là vô cùng thấp thường được
gọi là “thiên đường thuế”, trong khi đó thì các quốc gia còn lại đánh mức thuế suất tương
đối cao. Cụ thể như sau:
Thuế TNDN
Bahamas 0% Trung quốc 25%
Bahrain 0% Việt Nam 25%
Bermuda 0% Anh 28%
Macau 12% Ấn Độ 33.99%
Hồng Kông 16.5% Mỹ 40%
(Nguồn: KPMG’s Corporate and Indirect Tax Rate Survey 2009)
Với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận của mình, các MNC luôn tìm kiếm một lợi thế từ
thuế suất thuế TNDN của các quốc gia có mức thuế suất khác nhau bằng các hành vi
chuyển giá. Các thủ thuật thường sử dụng là nâng giá mua đầu vào các nguyên vật liệu,
hàng hóa và định giá bán ra hay giá xuất khẩu thấp tại các công ty con đóng tại các quốc
gia có thuế suất thuế TNDN cao. Nhờ vậy, các MNC đã chuyển một phần lợi nhuận từ
6
GVHD: Nguyễn Minh Sáng Đề tài 7
quốc gia có thuế suất thuế TNDN cao sang quốc gia có thuế suất thuế TNDN thấp, như
thế các MNC đã thực hiện được mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận của mình. Nói tóm lại, sự
khác biệt về thuế suất thuế TNDN là động cơ lớn thúc đẩy chuyển giá.
2.2.2.Tỷ giá:
Với mục tiêu bảo toàn vốn ban đầu theo nguyên tệ, MNC rút vốn đầu tư ở quốc gia
mà họ kỳ vọng vào việc đồng tiền nước đó sẽ yếu đi trong tương lai. Như vậy lúc này
ngoài lợi nhuận thu được, MNC còn thu được một khoản lợi nhuận chênh lệch do sự biến
động có lợi về tỷ giá.
2.2.3.Hoạt động liên doanh liên kết:
Nhằm tăng cường tỷ lệ vốn góp trong hoạt động liên doanh liên kết, MNC định giá
thật cao các yếu tố đầu vào từ công ty mẹ đẻ nắm quyền quản lý.
2.2.4.Lạm phát:

MNC sẽ tiến hành chuyển giá ở các nước có tỷ lệ lạm phát cao để bảo toàn số vốn đầu
tư và lợi nhuận trong điều kiện đồng tiền nước đang đầu tư bị mất giá.
2.2.5.Tình hình kinh tế - chính trị:
MNC sẽ thực hiện chuyển giá để chống lại các tác động bất lợi của các chính sách
kinh tế ở nước đang đầu tư, mặt khác hoạt động chuyển giá làm giảm các khoản lãi dẫn
đến giảm áp lực đòi tăng lương của lực lượng lao động.
2.2.6.Ưu đãi của các quốc gia:
Lợi dụng sự ưu đãi mà các quốc gia đưa ra trong chính sách kêu gọi đầu tư của nước
mình, MNC xem công ty con đặt tại các quốc gia này như một nơi tập trung toàn bộ lợi
nhuận của MNC, thực hiện hành vi chuyển giá để lại hậu quả xấu cho nước tiếp nhận đầu
tư.
3. Các kĩ thuật chuyển giá quốc tế:
Tùy vào hoàn cảnh kinh doanh khác nhau mà các MNC sử dụng các biện pháp khác
nhau để thực hiện chuyển giá nhằm tối đa hóa lợi nhuận trên phạm vi toàn cầu.
3.1 Chuyển giá thông qua hình thức nâng cao giá trị tài sản góp vốn
Đầu tư dưới dạng liên doanh: việc nâng giá trị tài sản đóng góp sẽ làm cho phần vốn
góp của bên phía có ý nâng giá trị góp vốn tăng, nhờ đó, sự chi phối trong các quyết định
liên quan đến hoạt dộng của dự án liên doanh sẽ gia tăng và mức lời được chia sẽ tăng.
Ngoài ra, khi dự án kết thúc hoạt động thì tỷ lệ trị giá tài sản được chia cao hơn.
7
GVHD: Nguyễn Minh Sáng Đề tài 7
Đối với các công ty có 100% vốn đầu tư nước ngoài thì việc nâng tài sản góp vốn sẽ
giúp họ tăng mức khấu hao trích hàng năm, làm tăng chi phí đầu vào. Việc tăng mức
khấu hao tài sản cố định sẽ giúp chủ đầu tư:
• Nhanh hoàn vốn đầu tư cố định, nhờ đó giảm thiểu rủi ro đầu tư.
• Giảm mức thuế TNDN phải đóng cho nước tiếp nhận đầu tư
3.2 Chuyển giá bằng cách nâng khống trị giá công nghệ, thương hiệu…(tài sản
vô hình)
Việc định giá chính xác được tài sản vô hình của các nhà đầu tư hết sức khó, lợi dụng
việc này mà các MNC chủ ý thổi phồng phần góp vốn bằng thương hiệu, công thức pha

chế, chuyển giao công nghệ… nhằm tăng phần góp vốn của mình lên. Một số trường hợp
phía góp vốn bằn tài sản vô hình có xuất trình gấy chứng nhận của công ty kiểm toán
nhưng độ tin cậy, trung thực của các giấy chứng nhận này rất khó kiểm định.
3.3 Nhập khẩu nguyên vật liệu từ công ty mẹ ở nước ngoài, hoặc từ công ty đối
tác trong liên doanh với giá cao
Đây là hình thức chuyển một phần lợi nhuận ra nước ngoài thông qua việc thanh toán
tiền hàng nhập khẩu. Ngoài ra, việc mua hàng nhập khẩu với giá đắt làm chi phí sản xuất
tăng, dẫn tới lợi nhuận chịu thuế TNDN giảm.
3.4 Chuyển giá thông qua hình thức nâng chi phí các đơn vị hành chính và quản

Các công ty mẹ thường sử dụng các hợp đồng tư vấn hay thuê trung gian. Một số đối
tác liên doanh còn bị ép nhận chuyên gia với chi phí rất cao nhưng hiệu quả lại thấp. Chi
phí này phía liên doanh nước chủ nhà gánh chịu.
Một số công ty thuê người quản lý doanh nghiệp FDI với lương cao, ngoài ra còn phải
trả một khoản tiền lớn cho công ty nước ngoài cung cấp nhà quản lý. Ở một số trường
hợp cũng có hiện tượng chuyển giá ở khâu này khi công ty cung cấp nguồn nhân lực
cũng là công ty con của cùng một tập đoàn.
8
GVHD: Nguyễn Minh Sáng Đề tài 7
Một số trường hợp còn thực hiện chuyển giá thông qua hình thức đào tạo ở nước
ngoài: cử chuyên viên, công nhân sang học tập, thực tập tại công ty mẹ với chi phí cao.
Một hình thức chuyển giá của công ty có vốn FDI là trả lương, chi phí cho chuyên gia
tư vấn được gởi đến từ công ty mẹ. Loại hình tư vấn này rất khó xác định số lượng và
chất lượng để xác định chi phí cao hay thấp. Lợi dụng điều này, nhiều công ty FDI thực
hiện hành vi chuyển giá mà thực chất là chuyển lợi nhuận về nước dưới danh nghĩa là phí
dịch vụ tư vấn.
3.5 Thực hiện chuyển giá thông qua việc điều tiết giá mua bán hàng hóa
Khi thuế nhập khẩu cao thì công ty mẹ bán nguyên liệu, hàng hóa với giá thấp nhằm
tránh nộp thuế nhập khẩu nhiều. Trong trường hợp này, công ty mẹ sẽ tăng cường hoạt
động tư vấn, huấn luyện, hỗ trợ tiếp thị với giá cao để bù đắp lại hoặc mua lại sản phẩm

với giá thấp. Đối với hàng hóa nhập khẩu mà thuế suất thấp, thì công ty ký hợp đồng
nhập khẩu với giá cao nhằm nâng chi phí để tránh thuế.
3.6 Chuyển giá thông qua hình thức tài trợ bằng nghiệp vụ vay từ công ty mẹ
Bằng hình thức này, các công ty con tạo ra cơ cấu vốn và nguồn vốn bất hợp lý như
dùng nguồn vốn vay từ công ty mẹ để tài trợ cho tài sản cố định và tài sản đầu tư dài hạn
mà không tăng vốn góp và vốn chủ sở hữu nhằm đẩy chi phí hoạt động tài chính lên cao
như chi phí chênh lệch tỷ giá, chi phí lãi vay… và chuyển một phần lợi nhuận về nước
dưới dạng lãi vay, chi phí bảo lãnh vay vốn để tránh thuế, tránh lỗ do chênh lệch tỷ giá về
sau.
3.7 Chuyển giá thông các trung tâm tái tạo hóa đơn
Trung tâm tái tạo hóa đơn đóng vai trò người trung gian giữa công ty mẹ và
các công ty con. Hàng hóa trên chứng từ hóa đơn thì được bán từ công ty nơi sản
xuất hàng hóa qua trung tâm tái tạo hóa đơn và sau đó thì trung tâm này lại bán lại cho
công ty phân phối bằng cách xuất hóa đơn và chứng từ kèm theo. Thông qua việc này sẽ
định vị lại loại ngoại tệ của cả đơn vị sản xuất và trung tâm tái tạo hóa đơn. Nhưng trên
thực tế, hàng hóa được chuyển giao trực tiếp từ công ty sản xuất qua thẳng công ty
9
GVHD: Nguyễn Minh Sáng Đề tài 7
phân phối mà không qua trung tâm tái tạo hóa đơn. Hình thức này thường xảy ra trong
ngành dược phẩm.
4. Tác động của chuyển giá:
4.1Đối với MNCs
- Tác động tích cực
Được hưởng lợi từ chính sách ưu đãi đầu tư (như thuế suất, lĩnh vực đầu tư…) tạo
điều kiện cho các MNC dễ dàng trong việc thực hiện giảm thiểu trách nhiệm ở quốc gia
MNC đang đầu tư.
Thực hiện chuyển giá, các MNC sẽ bảo toàn được nguồn vốn đầu tư, nhanh chóng có
được dòng ngân lưu cho các cơ hội đầu tư khác.
Thực hiện chuyển giá sẽ giúp các MNC nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường ở các
nước đang đầu tư.

- Tác động tiêu cực
Nếu bị các quốc gia phát hiện và thực hiện chế tài thì các MNC phải chịu một khoản
phạt rất lớn, bị rút giấy phép kinh doanh tại quốc gia đó hoặc ảnh hưởng nghiêm trọng
trên thương trường quốc tế dẫn tới sự chú ý nhiều và chặt chẽ hơn của các cơ quan thuế ở
những nước MNC đi đầu tư sau đó.
4.2 Đối với các quốc gia tiếp nhận dòng vốn đầu tư
- Tác động tích cực:
Khi có hoạt động chuyển giá ngược, do nước thu hút đầu tư có mức thuế thu nhậpthấp
làm tăng thu nhập cho nước tiếp nhận vốn.
- Tác động tiêu cực:
Cơ cấu vốn của nền kinh tế ở quốc gia tiếp nhận vốn sẽ bị đột ngột thay đổi do việc
thực hiện hành vi chuyển giá của các MNC làm các luồng vốn chảy vào nhanh mạnh, sau
đó lại có xu hướng chảy ra trong thời gian ngắn. Hậu quả là tạo ra một bức tranh kinh tế
bị sai lệch ở các quốc gia này trong các thời kì khác nhau.
Đối với các quốc gia được coi là thiên đường về thuế, họ là người được hưởng lợi từ
hoạt động chuyển giá trong ngắn hạn, nhưng trong dài hạn, họ phải đương đầu với các
khó khăn tài chính khi các MNC thoái vốn do các thu nhập không bền vững trước đây
trong ngắn hạn không phản ánh chính xác sức mạnh của nền kinh tế.
Với việc thực hiện hành vi chuyển giá và thao túng thị trường, chính phủ các nước
tiếp nhận đầu tư sẽ khó khăn hơn trong việc hoạch định chính sách điều tiết nền kinh tế vĩ
mô và khó khăn trong việc thúc đẩy các ngành sản xuất trong nước phát triển.
10
GVHD: Nguyễn Minh Sáng Đề tài 7
Hoạt động chuyển giá sẽ phá vỡ cán cân thanh toán quốc tế và các kế hoạch kinh tế
của các quốc gia tiếp nhận đầu tư, chính vì thế nếu không kiểm soát tốt sẽ dễ dẫn tới lệ
thuộc vào nền kinh tế của chính quốc, về lâu dài có thể dẫn tới lệ thuộc về chính trị.
4.3 Đối với các quốc gia xuất khẩu đầu tư
- Tác động tích cực:
Nước xuất khẩu vốn thu được ngoại tệ nhiều hơn nhờ đó góp phần cải thiện cán cân
thương mại, cán cân thanh toán quốc tế. Sự hoạt động của các công ty mẹ tốt hơn về hình

thức thì cũng tác động tốt hơn đến hiệu quả kinh tế xã hội: đóng góp nhiều thuế hơn cho
nhà nước, tác động tốt tới tăng trưởng GNP của nước xuất khẩu vốn đầu tư.
- Tác động tiêu cực:
Nếu thuế suất ở các quốc gia tiếp nhận đầu tư thấp hơn thuế suất ở chính quốc, sẽ làm
cho các nước xuất khẩu đầu tư bị mất cân đối trong kế hoạch thuế của nước này do việc
thất thu một khoản thu nhập từ thuế.
Mục tiêu quản lý nền kinh tế vĩ mô ở các quốc gia này sẽ gặp một số khó khăn nhất
định do việc các dòng vốn đầu tư dịch chuyển không theo ý muốn quản lý của chính phủ.
II. Thực trạng chuyển giá:
1. Tình hình chung:
Sự chênh lệch lớn về thuế giữa các quốc gia cùng với tầm ảnh hưởng vô cùng to lớn
của các MNC đã khiến chuyển giá trở thành vấn nạn của các quốc gia trên thế giới. Điều
này được thể hiện rõ qua các số liệu sau:
- Các quốc gia làm nơi trú ẩn thuế chiếm 1,2% dân số thế giới nhưng tập trung tới
26% tài sản và 31% lợi nhuận ròng của các tập đoàn đa quốc gia của Mỹ (Hines và Rice,
1994). Mỗi năm có khoảng 200.000 công ty mới được thành lập tại đây và con số tích lũy
lên đến hơn 3 triệu công ty (Baker, 2005).
- Khoảng 3.600 công ty lớn của Mỹ đặt nơi trú ẩn tại quần đảo Virgin và Barbados
(Rugman, 2000, pp. 22-23).
- Thống kê liên bang ước tính rằng, giữa năm 1990 và năm 1995, lên đến 400 tỷ vốn
có thể đã được đưa ra khỏi Nga vào Mỹ, Anh, Cyprus, Thụy Sĩ, Hà Lan và Đan Mạch
(Tikhomirov, 1997).
- Người ta ước tính rằng 11.500 tỷ USD tài sản ra nước ngoài cư trú tại nơi trú ẩn
thuế (The Observer, ngày 27 Tháng Ba năm 2005).
11
GVHD: Nguyễn Minh Sáng Đề tài 7
- Nghiên cứu của Christain Aid tháng 5/2008 cho thấy rằng 60 tỷ USD tiền thuế đã
biến mất từ việc chuyển giao tiền và hàng hóa .
Từ những số liệu trên đã cho ta thấy, chính hoạt động chuyển giá làm cho nền kinh tế
thế giới hàng năm bị thiệt hại nặng. Do đó, việc ban hành các biện pháp nhằm ngăn chặn

hành vi chuyển giá đã trở thành ưu tiên hàng đầu trong chính sách của nhiều quốc gia.
2. Các trường hợp chuyển giá cụ thể trên Thế giới
2.1Google
Đại bản doanh của Google tại các thị trường ngoài Mỹ được đặt tại trung tâm thủ đô
Dublin của Ireland. Năm 2009, tòa nhà văn phòng là nơi làm việc của 2.000 nhân viên
Google này, được cho là nơi đóng góp 88% vào doanh thu 12,5 tỷ USD tại thị trường
nước ngoài của hãng này. Tuy nhiên, phần lớn số lợi nhuận từ doanh thu này đã được gửi
gắm sang “thiên đường thuế” Bermuda.
Để giảm số thuế phải đóng ở thị trường ngoài Mỹ, Google vận dụng một cơ chế pháp
lý phức tạp. Cách làm này đã giúp công ty tiết kiệm được 3,1 tỷ USD tiền thuế lẽ ra phải
đóng từ năm 2007 tới nay, đồng thời làm gia tăng lợi nhuận gộp của năm 2009 thêm
26%.
Mặc dù nhiều công ty đa quốc gia khác cũng có cách “né” thuế tương tự, Google
thành công hơn khi đẩy được mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thực tế xuống
thấp hơn so với nhiều công ty ngang tầm khác trong lĩnh vực công nghệ.
Từ năm 2007 tới nay, thuế suất thực tế mà Google phải chịu ở thị trường nước ngoài
chỉ là 2,4%. Trong khi đó, theo báo cáo của các công ty, Apple, Oracle, Microsoft và
IBM - những doanh nghiệp cùng Google hợp thành nhóm 5 công ty có giá trị vốn hóa lớn
nhất trên thị trường chứng khoán Mỹ - chịu mức thuế suất dao động trong khoảng 4,5%-
25,8% trong thời kỳ 2007-2009 tại các thị trường ngoài Mỹ.
Điều đáng nói là mức thuế suất thực tế của Google rất thấp. Trong khi đó, Google
hoạt động khắp thế giới, mà chủ yếu là những quốc gia thuế cao, nơi thuế suất doanh
nghiệp bình quân trên 20%”. Thuế suất doanh nghiệp ở Anh - thị trường lớn thứ hai của
12
GVHD: Nguyễn Minh Sáng Đề tài 7
Google sau Mỹ là 28%, tại Mỹ là 40%. Nhưng tại Bermuda, thuế thu nhập là thứ không
tồn tại. Lợi nhuận của Google được gửi tới quần đảo này bằng hai “thủ thuật” mà giới
luật sư về thuế gọi là “Double Irish” và “Dutch Sandwich”.
Trong trường hợp Google, hai “thủ thuật” trên được vận dụng như sau: Khi một công
ty ở châu Âu, Trung Đông hoặc châu Phi mua một quảng cáo trên Google, số tiền phải trả

được gửi tới chi nhánh của Google ở Dublin. Mức thuế suất doanh nghiệp mà Chính phủ
Ireland đặt ra là 12,5% - đã vào hàng thấp so với nhiều quốc gia châu Âu khác - nhưng
Google vẫn gần như không phải chịu thuế suất này, vì lợi nhuận của hãng đã âm thầm rời
khỏi văn phòng ở Dublin - nơi báo cáo mức lợi nhuận trước thuế chưa đầy 1% trên doanh
thu của năm 2008.
Luật của Ireland khiến Google không dễ chuyển thẳng lợi nhuận tới Bermuda mà
không bị đánh thuế cao. Do vậy, Google phải đi “đường vòng” sang Hà Lan, vì Ireland
không đánh thuế các khoản tiền được chuyển sang cho các công ty thuộc các quốc gia
khác trong Liên minh châu Âu (EU).
Một khi tiền đã tới Hà Lan, Google có thể tận dụng luật thuế hào phóng của quốc gia
này. Chi nhánh Google tại Hà Lan là Google Netherlands Holdings, vốn chỉ là một “vỏ
sò rỗng” vì không có một nhân viên nào, sẽ thực hiện chuyển 99,8% số tiền nhận được
sang Bermuda với tư cách là tiền mà chi nhánh Google ở Dublin trả để mua bản quyền sở
hữu trí tuệ từ Google Ireland Holdings - một thực thể “ảo” do Google ở Bermuda quản lý.
Chi nhánh Google ở Bermuda về phương diện kỹ thuật là một công ty Ireland nữa
được gán cho chức năng là “quản lý hoạt động của Google Ireland Holdings”. Cách trốn
thuế này dựa trên hai công ty Ireland - một công ty (chi nhánh Google ở Dublin) trả tiền
bản quyền để sử dụng quyền sở hữu trí tuệ, làm phát sinh các chi phí nhằm giảm thu nhập
chịu thuế ở Ireland; công ty kia (Google Ireland Holdings do Google ở Bermuda quản lý)
thu số tiền bản quyền đó ở một “thiên đường thuế” như Bermuda, nhằm tránh thuế ở
Ireland. Bởi vậy, cách làm này được gọi là “Double Irish”.
13
GVHD: Nguyễn Minh Sáng Đề tài 7
Do Hà Lan trở thành địa điểm trung chuyển giữa hai công ty Ireland trong chiến thuật
trốn thuế nói trên, nên cách làm như vậy được gọi là “Dutch Sandwich”.
Trên thực tế, Google Ireland Holdings là một thực thể thuộc sở hữu của hai chi nhánh
Google có ban lãnh đạo là hai luật sư và một giám đốc thuộc công ty luật Conyers Dill &
Pearman có văn phòng khá đơn sơ ở Bermuda. Tất cả những bước đi trên của Google đều
hợp pháp. Nhờ chiến thuật né thuế, Google phải đóng ít thuế hơn ở nước ngoài.
Google tại Ireland được cấp phép sử dụng công nghệ tìm kiếm và quảng cáo trực

tuyến được tạo ra từ trụ sở của Google ở Mountain View, California, Mỹ. Thỏa thuận cấp
phép này cho phép Google báo cáo lợi nhuận tại các thị trường nước ngoài là lợi nhuận từ
hoạt động của Google tại Ireland, thay vì Google ở Mỹ - nơi phần lớn các công nghệ của
Google được phát triển.
Theo luật Mỹ, Google tại Ireland phải trả một mức giá ngang với một công ty không
có quan hệ gì với Google phải trả để có được quyền sử dụng công nghệ của Google. Tuy
nhiên, do phí cấp phép thu từ chi nhánh Ireland tạo ra cho Google khoản lợi nhuận có thể
bị đánh thuế ở mức 40% ở Mỹ - vào hàng cao nhất trong các mức thuế suất doanh nghiệp
trên thế giới - nên Google có lý do để đưa ra mức giá cấp phép thấp nhất có thể. Kết quả
là một phần trong lợi nhuận của Google ở Mỹ được dịch chuyển ra nước ngoài, và cách
làm này được các chuyên gia gọi là hiện tượng chuyển giá (“transfer pricing”).
Năm 2009, Google nộp hơn 1,5 tỷ USD thuế thu nhập tại Mỹ. Theo các chuyên gia,
bằng cách chuyển giá, Google đã giảm được mức thuế suất thực tế phải chịu tại Mỹ về
22,2% trong năm ngoái.
2.2 SmithKline
SmithKline là một công ty dược phẩm lớn đã bị sự giám sát của cơ quan thuế Canada.
Từ 1980-1989, chính quyền đã nghi ngờ công ty này thực hiện chuyển giá qua thuốc
cimetidine, một thành phần được sử dụng trong thuốc Tagamet. SmithKline sản xuất,
đóng gói và phân phối thuốc và thu được lợi nhuận đáng kể ở Canada. Tuy nhiên, theo
một thỏa thuận vào năm 1977, công ty này đã mua các thành phần chính của thuốc (đã
14
GVHD: Nguyễn Minh Sáng Đề tài 7
được bảo hộ bằng sáng chế) với mức giá 400 USD/kg từ các chi nhánh nước ngoài chịu
mức thuế thấp của nó như Bahamas và Ireland.
Trong đầu những năm 1980, dạng chính của thành phần này đã được bán trên thị
trường với mức giá từ 50 – 250 USD/kg và điều này làm giảm giá thị trường của thuốc.
Trong khi đó, SmithKline tiếp tục mua các thành phần theo thỏa thuận từ trước ở mức giá
400 USD/kg, dẫn đến báo cáo lợi nhuận thấp hơn và thậm chí thua lỗ ở Canada.
Cơ quan thuế cho rằng lợi nhuận ở Canada đã bị làm giảm bớt do công ty đã sử dụng
giá chuyển giao nội bộ mà không quan tâm tới giá thị trường. Sau vụ kiện kéo dài, một

thẩm phán đã kết luận rằng: nếu công ty này trả theo giá thị trường quốc tế cho việc cung
cấp thuốc này, lợi nhuận hoạt động của nó đã có thể nhiều hơn gấp ba lần. Một suy đoán
đơn giản rằng công ty sẽ vẫn có lợi nhuận nếu quyết định không mua thuốc với giá đắt
hơn từ chi nhánh của mình.
Sau một tranh cãi quyết liệt trong tám năm, cơ quan thuế cuối cùng đã không cho
phép khấu trừ 515 triệu USD và công ty đã phải trả 3,2 tỷ USD chi phí pháp lý.
2.3Yukos
Yukos là công ty năng lượng tư nhân lớn nhất của Nga. Khodorkovsky là người sáng
lập và cựu giám đốc điều hành của Yukos. Năm 1988, Khodorkovsky thành lập ngân
hàng Menatep rất phát triển dưới sự đỡ đầu của các doanh nhân và chính trị gia Nga.
Để thực hiện việc gian lận của mình, ông sử dụng các công ty vỏ bọc (shell company)
ở nước ngoài. Những công ty giả tạo này được thành lập ở những “thiên đường thuế” để
cung cấp sự bảo mật cho doanh nghiệp và ngân hàng. Trong số khoảng 70 “thiên đường
thuế” trên thế giới, Khodorkovsky thường chọn Thụy Sĩ, Gibraltar, Panama, và Isle of
Man.
Trong năm 1994, Khodorkovsky và bạn bè đã mua 20% cổ phần của Apatit, một công
ty nhà nước của Nga, trị giá 1,4 tỷ USD vào lúc đó, với số tiền 225.000 USD và một lời
hứa đầu tư 283 triệu USD. Khi công ty được đưa ra bán đấu giá, Khodorkovsky bố trí cho
bốn công ty vỏ bọc của mình đủ điều kiện để mua nó. Nhưng sau khi trúng thầu, chủ đầu
15
GVHD: Nguyễn Minh Sáng Đề tài 7
tư không bơm tiền vào công ty và cũng phớt lờ lệnh trả lại cổ phần của tòa án. Thay vào
đó, họ đã bán cổ phần cho Menatep, và Menatep chuyển giao nó cho các công ty vỏ bọc
nước ngoài.
Những nhà quản trị công ty thiết lập một chương trình chuyển giá, bán sản phẩm của
Apatit với giá thấp cho các công ty vỏ bọc của họ, và bán chúng trên thị trường thế giới
với giá cao hơn. Do đó, các loại thuế và cổ tức được trả thấp hơn. Tại vụ xử của
Khodorkovsky, các công tố viên cho biết với việc chuyển giá, Khodorkovsky đã lừa hơn
200 triệu USD của các cổ đông và công ty cũng như hàng triệu đô la tiền thuế của đất
nước.

Năm 1995, Khodorkovsky đã tiếp tục làm một chương trình tương tự đối với Avisma,
một công ty khoáng sản. Một lần nữa, Ngân hàng Menatep lại chiến thắng. Sau đó
Menatep thiết lập một hệ thống chuyển giá, điều này có nghĩa là họ sử dụng một công ty
vỏ bọc nước ngoài để “mua” titan của Avisma với giá thấp hơn giá thị trường và sau đó
bán nó với giá cao hơn, chính vì vậy nó trả thuế thấp và đạt được lợi nhuận tiềm ẩn, mức
lợi nhuận này không được chia sẻ các cổ đông còn lại.
Menatep đã mua công ty dầu Yukos trong một cuộc đấu giá gian lận của Menatep.
Khodorkovsky đã trả 309 triệu USD để kiểm soát 78% cổ phần của Yukos. Các “chủ sở
hữu mới” này là các công ty vỏ bọc nước ngoài của Khodorkovsky. Tháng sau đó, Yukos
giao dịch trên thị trường chứng khoán Nga với giá trị vốn hóa thị trường là 6 tỷ USD.
Các chương trình chuyển giá của Yukos và chi nhánh của nó đã làm giảm 210 tỷ RUR
doanh thu trong năm 2000 và chính phủ đã yêu cầu công ty trả 28 tỷ USD thuế hoàn trả
và tiền phạt. Chính phủ Nga đã tuyên bố rằng một chi nhánh sản xuất của Yukos đã bán
dầu thô dưới giá thị trường cho một công ty vỏ bọc có liên kết với Yukos và được thành
lập ở một khu vực có thuế thấp hoặc không có thuế. Các công ty vỏ bọc này sẽ bán dầu
lại cho người mua trong và ngoài nước theo giá thị trường. Yukos kiểm soát toàn bộ quá
trình hoạt động và tài chính của các công ty vỏ bọc bao thông qua vị trí giám đốc, quyền
hạn của luật sư và cũng như một hợp đồng với công ty vỏ bọc. Hầu hết các giao dịch của
công ty vỏ bọc được thực hiện với các chi nhánh Yukos khác. Yukos sẽ nhận hoa hồng
16
GVHD: Nguyễn Minh Sáng Đề tài 7
danh nghĩa cho các dịch vụ này (chỉ 0,01-0,5%); và các công ty vỏ bọc nhận được phần
lớn lợi nhuận trong toàn bộ quá trình sản xuất và bán dầu. Việc chuyển giá giúp Yukos
tránh các loại thuế cũng như các công ty vỏ bọc được hưởng các nhượng bộ về thuế do
các công ty này thường được thành lập ở những “thiên đường thuế”.
2.4 Toyota
Việc chuyển giá của tập đoàn Toyota bằng cách chuyển thu nhập tới những nơi có
thuế TNDN thấp. Doanh thu nội địa trong sổ sách kế toán của Toyota (UK) tính đến ngày
31 Tháng Ba 2003 thì công ty này đã bị lỗ trước thuế là 116 triệu bảng Anh trong khi
doanh thu bán hàng là 1,4 tỷ bảng Anh, trong khi đó Toyota (GB), là chi nhánh phân phối

và bán hàng lại có lợi nhuận là 3 triệu bảng Anh trên doanh thu bán hàng là 1,5 tỷ bảng
Anh. Các nhà máy sản xuất của Toyota ở châu Âu đều tập trung tại Anh và Pháp, và
Toyota cũng tuyên bố lợi nhuận hoạt động ở khu vực châu Âu của mình trong sổ sách kế
toán so với tập đoàn ở Nhật Bản trong cùng thời kỳ. Nhưng lợi nhuận lại không phát sinh
tại UK, bởi đây là một trong nơi có luật thuế TNDN cao nhất ở châu Âu.
3. Thực trạng chuyển giá ở Việt nam
3.1 Tình hình chung về chuyển giá hiện nay ở Việt Nam
Sau hơn 20 năm mở cửa, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đã có những
đóng góp đáng kể vào thành tích xuất khẩu, giải quyết việc làm cho người lao động và
hiện đang trở thành đầu tàu tăng trưởng về giá trị sản xuất của ngành công nghiệp. Tuy
nhiên, đóng góp của khu vực kinh tế này cho ngân sách quốc gia lại khác hẳn.
Về cơ bản, sản phẩm của khu vực FDI thường được chia làm ba loại: Thứ nhất là sản
phẩm trung gian. Thứ hai là sản phẩm cuối cùng nhưng được tiêu thụ ở thị trường nước
ngoài theo đơn đặt hàng của công ty mẹ. Thứ ba là các sản phẩm được tiêu thụ trong
nước.
Với loại sản phẩm thứ nhất, các doanh nghiệp FDI thực chất là một công xưởng với
nguyên vật liệu chính được nhập khẩu, toàn bộ giá trị của sản phẩm được xuất khẩu để đi
qua các công đoạn tiếp theo, từ đó mới hình thành giá bán. Như vậy, về thực chất toàn bộ
hoạt động của loại doanh nghiệp này hầu như không hạch toán lợi nhuận. Phía Việt Nam
17
GVHD: Nguyễn Minh Sáng Đề tài 7
không những không thu được đồng thuế giá trị gia tăng nào mà ngược lại các doanh
nghiệp FDI được hoàn thuế; thuế thu nhập doanh nghiệp cũng coi như không có vì không
có lợi nhuận .
Với loại sản phẩm thứ hai, doanh nghiệp FDI tuy có chút lãi nhưng không đáng kể,
đó là một quy trình gần như khép kín. Về hạch toán lợi nhuận phía Việt Nam không
được phép biết hoặc tham gia gì vì vốn của chủ doanh nghiệp nước ngoài, như vậy việc
xuất khẩu được bao nhiêu cũng không đóng góp giá trị gia tăng trong GDP.
Với loại sản phẩm thứ ba, tuy được tiêu thụ trong nước, nhưng hầu hết các nguyên vật
liệu chính đều được nhập khẩu từ bên ngoài. Chẳng hạn như bột ngọt gần như 100%

nguyên vật liệu là nhập khẩu, da cứng chiếm 83%; giày thể thao là 76%; sứ vệ sinh 74%;
sơn hóa học 68,3%; bột giặt 56% Do quá trình hạch toán lợi nhuận khép kín của các
doanh nghiệp FDI, nên dù là tiêu thụ trong nước cũng được xem thực chất là nhập khẩu.
Thống kê của Cục Thuế TPHCM về kết quả kinh doanh năm 2009 của doanh nghiệp
FDI trên địa bàn cho thấy, gần 60% số doanh nghiệp báo cáo thua lỗ. Năm 2008, tỷ lệ
doanh nghiệp FDI ở TPHCM thua lỗ cũng chiếm tới 61,3% và trước đó, năm 2007, năm
hưng thịnh của kinh tế Việt Nam, vẫn có gần 70% doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế
này lỗ. Kết quả trên đồng nghĩa với TPHCM không thu được một khoản thuế thu nhập
doanh nghiệp từ những công ty này.
Có thể nói, thua lỗ đã trở thành xu hướng chung của doanh nghiệp FDI, không chỉ ở
TPHCM, mà trên cả nước. Nó được phản ánh qua tỷ lệ đóng góp cho ngân sách quốc gia
của khối này (không kể dầu thô) khá thấp. Trong các năm 2005-2008 chỉ dao động quanh
9-10% tổng thu ngân sách của quốc gia.
Theo các chuyên gia kinh tế, tỷ lệ thua lỗ cao bất thường của doanh nghiệp FDI
không hẳn tại khó khăn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh mà còn do nhiều công ty đã
thực hiện chính sách chuyển giá, nhằm trốn thuế ở Việt Nam.
3.2Các trường hợp chuyển giá ở Việt Nam
3.2.1. Chuyển giá thông qua việc nâng giá trị vốn góp
18
GVHD: Nguyễn Minh Sáng Đề tài 7
Việc định giá cao thiết bị máy móc đầu tư ban đầu đã giúp cho các MNC chuyển một
lượng tiền đi ngược trở ra cho công ty mẹ ngay từ lúc đầu tư và thông qua chi phí khấu
hao hàng năm sẽ làm cho nhà nước thất thu thuế.
Điển hình như, một khách sạn liên doanh giữa Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn và
Vina Group đã xác định giá trị đưa vào góp vốn của Vina Group là 4,34 triệu USD.
Nhưng theo sự thẩm định giá của công ty giám định giá Quốc Tế thì giá trị tài sản góp
vốn của Vina Group chỉ có giá trị là 2,99 triệu USD. Như vậy trong nghiệp vụ định giá
giá trị góp vốn liên doanh này phía Việt Nam đã bị thiệt 1,35 triệu USD tương đương
45.2%. Theo một báo cáo giám định của công ty kiểm định Quốc Tế về việc xác định giá
trị vốn góp của các bên liên doanh thực hiện vào năm 1993 cho ta kết quả trong bảng số

liệu dưới đây:
Bảng: Xác định giá trị vốn góp của các bên liên doanh
Stt Tên dự án liên doanh Giá trị thiết
bị khai báo
Giá trị thiết bị
thẩm định
Chênh lệch do
khai khống
Tỷ lệ khai
khống
1 Liên doanh k/s Thăng
Long (tp HCM)
496.906 306.900 190.006 40.43%
2 Công ty ô tô Hòa
Bình (Hà Nội)
5.823.818 4.221.520 1.602.298 27.51%
3 Công ty BGI Tiền
Giang
28.461.914 20.667.436 7.794.478 27.38%
4 Nhà máy sợi Joubo
(Tp HCM)
3.497.848 3.003.930 493.918 14.12%
5 K/s Hà Nội (Hà Nội) 2.002.612 1.738.752 263.860 13.17%
6 TT quốc tế DV-VP
Hà Nội
1.288.170 1.028.170 260.000 21.16%
7 Công ty Sài Gòn
Vewong Tp HCM
4.972.072 4.612.640 359.433 7.22%
(Nguồn: Báo cáo kết quả giám định của SGS năm 1993)

19
GVHD: Nguyễn Minh Sáng Đề tài 7
Tình trạng nâng giá tài sản góp vốn trên mang lại sự thiệt hại cho cả 3 đối tượng là
phía liên doanh góp vốn Việt Nam, chính phủ Việt Nam và cả người tiêu dùng Việt Nam.
Bên liên doanh Việt Nam bị thiệt trong phần vốn góp, làm cho tỷ lệ góp vốn nhỏ lại;
Chính phủ Việt Nam bị thất thu thuế; còn người tiêu dùng Việt Nam phải tiêu dùng sản
phẩm với giá cả đắt hơn giá trị thực tế của sản phẩm.
Do nâng giá trị tài sản góp vốn nên tỷ lệ vốn cao hơn phía Việt Nam, vì vậy bên đối
tác nước ngoài thường sẽ nắm quyền kiểm soát và điều hành doanh nghiệp. Đối tác nước
ngoài sẽ điều hành công ty theo mục đích của họ để cho tình hình thua lỗ kéo dài và bên
liên doanh Việt Nam không đủ tiềm lực tài chính để tiếp tục hoạt động đành phải bán lại
phần vốn góp và hàng loạt các công ty liên doanh trở thành công ty 100% vốn nước
ngoài.
3.2.2. Chuyển giá thông qua chuyển giao công nghệ
Ngoài việc nâng giá trị tài sản vốn góp khi tiến hành liên doanh thì các MNC còn
thực hiện việc chuyển giá thông qua việc chuyển giao công nghệ và thu phí tiền bản
quyền, đây là một loại chi phí chiếm tỷ trọng lớn do khấu hao giá trị tài sản cố định vô
hình. Một ví dụ điển hình cho việc chuyển giá thông qua chuyển giao công nghệ đó là tại
Công ty Liên doanh Nhà máy Bia Việt Nam.
Công ty Liên doanh Nhà máy Bia Việt Nam là một công ty liên doanh hoạt động
theo Luật Đầu tư Nước ngoài của Ủy ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư (nay là Bộ Kế
hoạch và Đầu tư) cấp phép số 287/GP ngày 9/12/1991. Hai đối tác liên doanh là Công ty
Thực phẩm II tại thành phố Hồ Chí Minh và Công ty Heneiken International Behler (Hà
Lan). Đến năm 1994 thì giấy phép liên doanh này được chuyển nhượng sang giấy phép
số 287/GPDCI ngày 27/10/1994 liên doanh với Asia Pacific Breweries PTE.LTD
(Singapore). Tổng số vốn đầu tư là 49,5 triệu USD và vốn pháp định là 17 triệu USD.
Bên liên doanh Việt Nam chiếm 40% và bên liên doanh Singapore chiếm 60% vốn,
ngành nghề sản xuất của liên doanh là sản xuất bia để tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.
Khi đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì tình trạng kinh doanh của công ty bị thua lỗ
kéo dài qua các năm, nguyên nhân chủ yếu là do phải trả cho chi phí bản quyền quá cao

20
GVHD: Nguyễn Minh Sáng Đề tài 7
và tăng dần qua các năm. Trong tình hình công ty liên doanh thường xuyên thua lỗ, phía
liên doanh Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề nhưng ngược lại phía liên doanh nước
ngoài vẫn không hề hấn gì vì họ vẫn nhận đủ tiền bản quyền từ nhãn hiệu và tiền bản
quyền lại có xu hướng ngày càng tăng.
Trong hơn 2.000 dự án đầu tư nước ngoài được cấp phép thì chỉ có 94 trường hợp
chuyển giao công nghệ với tổng giá trị hơn 200 triệu USD được trình lên Bộ Khoa học
Công nghệ và Môi trường. Trong đó có 80 hợp đồng đã được phê duyệt, còn lại đang
được xem xét và yêu cầu bổ sung. Trong các dự án đầu tư nước ngoài trực tiếp vào Việt
Nam, một số công nghệ đã rất lỗi thời và bán tự động do không thông qua việc đăng ký
với Bộ Khoa Học và Môi Trường vẫn được xem là chuyển giao công nghệ trong các liên
doanh. Điều này đã dẫn đến tình trạng là chúng ta vẫn đang sử dụng công nghệ cũ, lỗi
thời trên thế giới. Hậu quả là một mặt gây ảnh hưởng môi trường, đồng thời chúng ta
phải trả phí bản quyền chuyển giao công nghệ. Một nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng
này là do chúng ta không chuẩn bị tốt trong khâu soạn thảo hợp đồng và đàm phán chi
phí bản quyền khi tham gia liên doanh vì vậy mà chi phí cao hơn mức chi phí chuyển
giao công nghệ cho phép là 5%. Phía Việt Nam thường ký vào hợp đồng đã được bên đối
tác soạn sẵn. Trong số hơn 80% hợp đồng đã được Bộ Khoa Học Công Nghệ và Môi
Trường phê duyệt thì bên Việt Nam sau khi thực hiện đàm phán lại chi phí bản quyền đã
giảm đi so với giá trị hợp đồng trước khi đàm phán từ 20 đến 50%. Trong năm 1998, chỉ
riêng 6 trong số các hợp đồng đã được phê duyệt đã thu lai được 35 triệu USD.
Một ví dụ cho việc này là ban đầu, liên doanh Mecedes- Benz (Đức) trước khi đàm
phán đòi chi phí bản quyền chuyển giao công nghệ là 42 triệu USD. Sau khi phía Việt
Nam đàm phán lại giảm xuống chỉ còn 9,6 triệu USD; giảm đi 77% so với chi phí ban
đầu phía Đức đưa ra. Trường hợp khác, cũng trong ngành sản xuất xe ô tô, đó là công ty
Mitsubishi Motor Corporation (Nhật Bản) trong liên doanh sản xuất ôtô Ngôi Sao đòi phí
bản quyền chuyển giao công nghệ là 61 triệu USD. Sau khi đàm phán lại thì giảm xuống
chỉ còn 4,4 triệu USD; tức giảm đi gần 15 lần. Một trường hợp nữa là công ty mía đường
21

GVHD: Nguyễn Minh Sáng Đề tài 7
Đài Loan đòi phí bản quyền là 54 triệu USD nhưng sau khi đàm phán thì phí bản quyền
chỉ còn là 6 triệu USD, giảm 9 lần.
3.2.3. Chuyển giá nhằm mục đích chiếm lĩnh thị trường
Các MNC khi đi vào đầu tư kinh doanh tại một quốc gia thì họ thường sẽ thích liên
doanh với một công ty nội địa hơn là vào đầu tư thẳng là công ty 100% vốn nước ngoài.
Nguyên nhân là các MNC này muốn sử dụng hệ thống phân phối và thị phần có sẵn của
các công ty nội địa. Sau một thời gian liên doanh thì các MNC này sẽ dùng các thủ thuật
khác nhau, trong đó có thủ thuật chuyển giá để đẩy công ty nội địa ra và chuyển công ty
liên doanh thành công ty 100% vốn nước ngoài. Dưới đây chúng ta sẽ theo dõi hai ví dụ
đã xảy ra tại công ty P&G Việt Nam và công ty liên doanh Coca Cola Chương Dương.
• Trường hợp P&G Việt Nam
P&G Việt Nam là một công ty liên doanh giữa Công ty Proter & Gamble Far Earst
với Công ty Phương Đông, được thành lập vào ngày 23 tháng 11 năm 1994. Tổng số vốn
đầu tư ban đầu của liên doanh này là 14,3 triệu USD và đến năm 1996 tăng lên là 367
triệu USD. Trong đó Việt Nam góp 30% và phía đối tác chiếm 70% (tương đương 28
triệu USD). Sau hai năm hoạt động (năm 1995 và 1996) liên doanh này đã lỗ đến một con
số khổng lồ là 311 tỷ VND. Số tiền lỗ này tương đương với ¾ giá trị vốn góp của cả liên
doanh. Trong con số thua lỗ 311 tỷ này thì năm 1995 lỗ 123,7 tỷ VND và năm 1996 lỗ
187,5 tỷ VND. Để giải thích cho số tiền thua lỗ này thì chúng ta sẽ phân tích các nguyên
nhân và chi phí sau: Do thời điểm năm 1995 và 1996 đây là gia đoạn mới vào Việt Nam
nên P&G muốn xây dựng thương hiệu tại Việt Nam và muốn các sản phẩm của mình đều
được người tiêu dùng biết đến và sử dụng. Với mục đích chiếm lĩnh thị trường, trong hai
năm 1995 và 1996, P&G đã chi cho quảng cáo một số tiền rất lớn lên đến 65,8 tỷ đồng.
Đây là một con số quá lớn đối với quảng cáo tại Việt Nam vào thời điểm đó. Trong thời
điểm này hầu như các kênh truyền hình. đài phát thanh và báo chí đều có sự xuất hiện
quảng cáo của các sản phẩm của công ty P&G như Safeguard, Lux, Pantene, Header &
Shouder, Rejoice… Vào thời điểm này, mọi người đều nghe các khẩu hiệu quảng cáo
như “Rejoice tạo mái tóc mượt và không có gàu”, “Pantene giúp tóc bạn khỏe hơn”,
22

GVHD: Nguyễn Minh Sáng Đề tài 7
“Header & Shoulder khám phá bí quyết trị gàu”,“bột giặt Tide thách thức mọi vết bẩn”…
Tổng các chi phí quảng cáo này chiếm đến 35% doanh thu thuần của công ty và đã vượt
xa mức cho phép của luật thuế là không quá 5% trên tổng chi phí và nó cũng đã gấp 7 lần
so với chi phí trong luận chứng kinh tế ban đầu.
Ngoài các khoản quảng cáo này thì các khoản chi phí khác cũng vượt xa so với luận
chứng kinh tế ban đầu. Quỹ lương năm đầu tiên xây dựng trong luận chứng kinh tế là 1
triệu USD nhưng thực tế đã chi đến 3,4 triệu USD, tức là gấp 3,4 lần. Nguyên nhân chủ
yếu là do P&G đã sử dụng đến 16 chuyên gia là người nước ngoài trong khi trong luận
chứng kinh tế chỉ đưa ra từ 5 đến 6 người.
Ngoài hai chi phí trên thì các chi phí khác cũng phát sinh lớn hơn nhiều so với luận
chứng kinh tế ban đầu như chi phí cho chuyên gia xây dựng cơ bản ban đầu là 7 tỷ VND,
chi phí tư vấn pháp lý hết 7,6 tỷ VND và chi phí thanh lý hết 20 tỷ VND… Ngoài ra một
nguyên nhân khác dẫn đến việc thua lỗ nặng nề trong năm đầu tiên là do doanh số thực tế
năm chỉ đạt 54% kế hoạch và phải gánh chịu chi phí tăng cao, dẫn đến kết quả là năm đầu
tiên hoạt động thua lỗ 123,7 tỷ VND.
Tình hình này lại tiếp tục lặp lại vào năm thứ hai và kết quả là năm thứ hai lại tiếp
tục thua lỗ thêm 187,5 tỷ VND với con số thua lỗ lũy kế hai năm đến 311,2 tỷ VND;
chiếm ¾ tổng số vốn của liên doanh, và đến tháng 7 năm 1997 thì tổng giám đốc của
P&G đã đầu tư quá giấy phép là 6 triệu USD, công ty phải vay tiền mặt để trả tiền lương
cho nhân viên. Đứng trước tình thế thua lỗ nặng nề và để tiếp tục kinh doanh thì bên phía
đối tác nước ngoài đề nghị tăng vốn thêm 60 triệu USD. Như vậy phía Việt Nam cần phải
tăng theo tỷ lệ vốn góp 30% (18 triệu USD). Vì bên phía Việt Nam không có đủ tiềm lực
tài chính nên cuối cùng đã phải bán lại toàn bộ số cổ phần của mình cho đối tác nước
ngoài. Như vậy công ty P&G Việt Nam từ hình thức là công ty liên doanh đã trở thành
công ty 100% vốn nước ngoài.
• Trường hợp công ty liên doanh Coca Cola Chương Dương
23
GVHD: Nguyễn Minh Sáng Đề tài 7
Công ty liên doanh Coca Cola Chương Dương là một liên doanh giữa hai đối tác là

Công ty Nước giải khát Chương Dương trực thuộc Bộ Công Nghiệp Việt Nam và Công
ty Coca Cola Indochina PTE LTD. Liên doanh này được cấp phép hoạt động vào ngày
27 tháng 9 năm 1995 với tổng số vốn đầu tư là 48,7 triệu USD. Vốn pháp định của liên
doanh này là 20,7 triệu USD. Trong đó phía Việt Nam góp 8,3 triệu USD bằng quyền sử
dụng 6 ha đất trong thời gian là 30 năm và chiếm 40% trong tổng vốn đầu tư. Liên doanh
này được cấp phép ngành nghề sản xuất kinh doanh là nước giải khát mang nhãn hiệu
Coca Cola, Fanta, Sprite theo license của công ty Coca Cola Company, Atlanta, Georgia
Hoa Kỳ và một số loại nước giải khát khác. Sau khi đi vào hoạt động thì công ty đã tiến
hành các hoạt động chuyển giá thông qua các hành vi như sau: Khi tham gia góp vốn liên
doanh thì bên đối tác nước ngoài đã tiến hành nâng giá trị tài sản vốn góp bằng cách định
giá cao các máy móc thiết bị và dây chuyền sản xuất nước giải khát. Do tại thời điểm này
trình độ chuyên môn cũng như thẩm định giá trị tài sản của Việt Nam còn nhiều hạn chế
nên không kiểm soát được vấn đề này. Luật pháp trong giai đoạn này cũng chưa điều
chỉnh được các tình huống trên. Đến năm 1996, do nhận thấy được tình trạng trên nên
Luật đầu tư đã có những sửa đổi nhưng vẫn còn chung chung, chưa cụ thể hóa. Như vậy
bên liên doanh đã định giá cao các thiết bị máy móc và dây chuyền sản xuất và thực hiện
thành công việc chuyển giá thông qua việc nâng giá trị tài sản vốn góp.
Sau khi bắt đầu sản xuất kinh doanh thì công ty Coca Cola bắt đầu thực hiện các chiến
lược chiếm lĩnh thị phần của các công ty nội địa. Để thực hiện việc chiếm lĩnh thị trường
thì công ty Coca Cola đã thực hiện các chiến lược bán phá giá sản phẩm, chiến lược
quảng bá sản phẩm và xây dựng thương hiệu thông qua quảng cáo và marketing sản
phẩm, thực hiện các chiến lược khuyến mãi, tài trợ để xây dựng thương hiệu và đánh
bóng tên tuổi tại thị trường Việt Nam. Mặc dù mới xâm nhập vào thị trường Việt Nam
với một thời gian không lâu nhưng sản phẩm mang nhãn hiệu Coca Cola đã tràn ngập thị
trường và đã dần dần chiếm lấy thị phần của các công ty nội địa. Cuộc đối đầu giữa hai
nhãn hiệu nước giải khát lớn là Coca Cola và Pepsi đã dần dần loại bỏ các nhà sản xuất
nước giải khát nội địa như Hòa Bình, Cavinco, Chương Dương… Các công ty nội địa
24
GVHD: Nguyễn Minh Sáng Đề tài 7
một số phải đóng cửa hoặc phải bỏ thị trường chính như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội

và các thành thị để chuyển đến các thị trường nông thôn. Một số ít các công ty phải
chuyển đổi sang kinh doanh sản phẩm khác như công ty Tribico. Tribico nhờ chuyển
hướng kinh doanh sang sản phẩm sữa đậu nành và đây là một sản phẩm mà hai đại gia
trong ngành nước giải khát chưa sản xuất nên mới có thể tiếp tục tồn tại.
Trong chiến lược xâm chiếm thị phần của mình thì công ty Coca Cola Chương Dương
đã thực hiện chính sách bán phá giá. Giá bán của sản phẩm giảm một cách rõ rệt qua từng
năm. Có những thời điểm giá bán phá giá từ 25% đến 30% doanh thu. Chính điều này
góp phần vào làm cho công ty Coca Cola Chương Dương lỗ nặng nề hơn. Theo số liệu
thống kê của Cục Thuế TP.HCM thì giá bán giữa tháng 3 năm 2007 và tháng 3 năm 2008
giảm đến 23%.
Bảng: Giá bán của một thùng Coca Cola từ năm 1996 đến 1999
Thời điểm Giá bán (VND/thùng) Tỷ lệ thay
đổi
23-06-96 32.400
03-06-97 29.700 9%
01-09-97 28.350 5%
19-09-97 27.700 2%
01-03-98 22.600 24%
(Nguồn: Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh)
Thông qua việc bán phá giá này thì công ty Coca Cola Chương Dương đã thao túng
thị trường nội địa Việt Nam. Giá bán của một thùng sản phẩm giảm nhưng doanh số của
Coca Cola vẫn tăng. Điều này chứng tỏ lượng hàng tiêu thụ tăng từ thị phần được mở
rộng của Coca Cola. Khi tiến hành so sánh giá của một lon coca được bán tại thị trường
Việt Nam và thị trường Mỹ thì chúng ta sẽ thấy sự chênh lệch giá một cách rõ rệt. Giá
một lon coca tại thị trường Mỹ tại thời điểm lúc bấy giờ được bán với giá là 75 cents với
tỷ giá lúc bấy giờ 1 USD = 14.000 VND, tức là 1 lon coca được bán với giá 10.500 VND.
Một lon coca cùng thời điểm trên được bán tại thị trường Việt Nam với giá từ 5.000 VND
25

×