Tải bản đầy đủ (.pdf) (39 trang)

Ảnh đời thường là gì

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.59 MB, 39 trang )

Tóm tắt
Tóm tắt
Ảnh Đời Thường
Mục đích
Tại sao phải viết bài này?
Viết cho ai?
Nghiên cứu trong phạm vi nào?
Lời ngỏ
Phần 1: Tổng quan về nhiếp ảnh
1. Lịch sử nhiếp ảnh
2. Khái niệm thuật ngữ
3. Kết luận
Phần 2: Ảnh đời thường
1. Các thể loại Ảnh Đời thường
2. Vai trò của Ảnh Đời thường
3. Sự ngộ nhận về Ảnh Đời thường
4. Phương pháp tiếp cận và chụp Ảnh Đời thường
5. Định nghĩa: Ảnh đời thường
6. Kết luận
Phần 3: Giới thiệu ảnh của các nhiếp ảnh gia Việt Nam
1. Tinh tế và thông minh trong tiếp cận
2. Bắt khoảnh khắc bằng sự lãng mạn
3. Nhúng sự kiện trong cái nhìn ngây thơ
4. Nhìn qua ống kính bằng sự trải nghiệm
5. Tâm hồn nhạy cảm
6. Bậc thầy trong vận dụng kỹ thuật
7. Nắm vững các quy luật
8. May mắn đi trong trường nghệ thuật
9. Kết luận
Phần 4: Kết luận chung
1. Ai có thể chụp được?


2. Chơi ảnh đời thường như thế nào cho đúng?
3. Chụp như thế nào?
4. Học ai và ở đâu?
5. Làm sao để đánh giá?
6. Vị trí của Nhiếp ảnh đời thường trong tương lai?
Ảnh phố - những tấm hình cơ bản vnphoto
ẢNH ĐỜI THƯỜNG BIẾT NÓI
Ảnh Đời Thường
Mục đích
Tại sao phải viết bài này?
Tìm thông tin trong box Đời thường của vnphoto, tác giả Loahoay (Hải Thanh) là người gửi đầu tiên
theo thể loại này (03.07.2005 - Nếu không tính những thread đã lập trước đó nhưng bị xóa hoặc nằm
ở chuyên mục khác mà tôi không biết). Hiện nay có hơn 426 chủ đề với 16742 bài viết (16-05-2012)
có nội dung “đời thường” trên website vnphoto.net, và con số này vẫn chưa được thống kê chính
xác bởi có rất nhiều chủ đề Ảnh Đời thường trong các topic khác.
Số lượng Ảnh Đời Thường (ĐT), -thời gian qua- trên diễn đàn vnphoto.net, đã có những thay đổi tích
cực trong nhận thức của những người chơi ảnh amateur ở Việt Nam. Cụ thể là nhiều người thấy
thích thú và chú tâm vào chụp thể loại ảnh: DỄ mà KHÓ, KHÓ mà DỄ này.
Thể loại “Nhiếp ảnh Đời Thường” đã xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử nhiếp ảnh thế giới nói chung
và ở Việt Nam nói riêng, với nhiều quan niệm và tên gọi khác nhau. Theo tôi, có thể hiểu nôm na là
ảnh ghi lại những sinh hoạt của cuộc sống, có chủ thể chính trong ảnh là con người, hoặc liên quan
tới con người. Nhưng để nêu cụ thể thì rất khó. Bởi cho đến nay, ảnh Đời Thường gần như nằm
trong tất cả mọi thể loại nhiếp ảnh: Phong cảnh, Chân dung, Đám cưới, Báo chí, Quảng cáo, … (Có
thể chỉ có -thể loại ảnh Macro hay Thiên văn và 1 vài loại rất ít khác -lĩnh vực nghiên cứu khoa học- là
ảnh Đời thường không góp mặt  )
Tìm thông tin trên internet (Ảnh đời thường - google – việt nam), tôi thấy có ít người chia sẻ những
phân tích tổng quát, và thể hiện quan điểm riêng về nhiếp ảnh Đời Thường. Ngoài những bài của bác
Kulaty, Duy Mỹ (tổng hợp), vài chia sẻ của các bác nghệ sĩ nhiếp ảnh…), còn lại phần lớn là ảnh và
người xem phải tự cảm nhận. Đến hôm nay, thuật ngữ ảnh ĐT hình như vẫn còn mơ hồ và quá rộng.
Phải chăng, ảnh Đời Thường rất khó diễn giải và khó mô tả bằng một định nghĩa cụ thể?. Nó càng

làm rối thêm cái nhìn cho những người mới bắt đầu bước chân vào thể loại này như tôi.
Vậy, chúng ta thử đặt những câu hỏi và cùng nhau đi tìm lời giải:
(1) Ảnh Đời Thường là gì?
(2) Có mấy loại?
(3) Chụp bằng máy (ảnh) gì?
(4) Dùng tiêu cự bao nhiêu là hợp lý?
(5) Làm sao để học, và học ai?
(6) Làm sao để đánh giá một ảnh Đời thường ĐẸP.
Viết cho ai?
Bài này nhằm tổng hợp các thông tin tôi tìm thấy trên mạng, cộng với 1 vài phân tích cá nhân để viết
cho các bạn chơi ảnh amateur như tôi -những người còn nhiều bỡ ngỡ với thể loại nhiếp ảnh thú vị
này Với tinh thần cầu thị, học và chia sẻ lại cho người khác, xem thú chơi ảnh như một đam mê,…
tôi niệm rằng:
- đọc và nghiên cứu để bù đắp phần kiến thức còn thiếu;
- chia sẻ lại kiến thức mình thu được như cách cảm ơn người đã dạy mình.
Tôi sẽ cố gắng hết sức để phân tích mọi ngóc ngách của đối tượng -trong bài viết này Và mong
phần nào giúp cho các bạn có cái nhìn rõ ràng hơn để theo đuổi đam mê. Bài viết hoàn toàn với mục
đích chia sẻ suy nghĩ, và mang tính chủ quan của người viết –người mới vừa chơi ảnh-, nên cố gắng
diễn giải sao cho dễ hiểu và không nhất thiết phải quá nguyên tắc trong cách dùng thuật ngữ. Lẽ dĩ
nhiên, bài viết chắc chắn có nhiều thiếu sót , tôi rất mong những anh chị tiền bối, những bậc thầy
đi trước -những người nắm rõ hơn tôi về thể loại này- góp { để bài viết được hoàn thiện, truyền tải
thông tin tốt hơn.
Nghiên cứu trong phạm vi nào?
Tìm trên mạng qua công cụ tìm kiếm Google: cho thấy khái niệm về nhiếp ảnh đường phố rất chung.
Tôi mong muốn phân tích các câu hỏi thắc mắc (1)-(6) mà tôi đã nêu ở trên, trong khuôn khổ phân
tích và đánh giá các tác phẩm nhiếp ảnh của các nhiếp ảnh gia nổi tiếng trên thế giới. Đồng thời, tôi
cố gắng tìm thêm những nguồn ảnh do các nhiếp ảnh gia Việt Nam, chụp tại Việt Nam. Bởi lẽ, họ có
những cái nhìn cùng luồng tư tưởng với mỗi chúng ta –những người đang đọc bài viết này Và đơn
giản, họ có trái tim chung nhịp đập với mỗi chúng ta. (*_*)
Lời ngỏ

Ảnh trích dẫn được lấy từ nguồn internet, và được chú dẫn theo thứ tự: Tên tác phẩm – Tác giả - Địa
điểm chụp – Thời gian chụp. (Nếu có chú thích, tôi sẽ trích dẫn thêm thông tin để làm nổi bậc tác
phẩm và ý cần diễn giải). Tôi xin lấy nguồn ảnh trên mạng mà chưa gửi lời xin phép đến tác giả. Điều
này có thể làm tác giả không hài lòng. Vì mục đích của bài viết này là phi lợi nhuận, và chia sẻ kiến
thức. Do đó, nếu có ý kiến về việc sử dụng ảnh chưa hợp lý, tôi xin tiếp thu và chỉnh sửa lại cho phù
hợp. Xin chân thành cảm ơn.
Phần 1: Tổng quan về nhiếp ảnh
1. Lịch sử nhiếp ảnh
Phần này tôi biết, nếu tìm trên mạng và tổng hợp hết lại, thì có thể chúng ta phải đọc đến già =))
nhưng tôi cũng xin nhắc lại thật gọn những thông tin cơ bản.
1.1. Từ hội họa đến nhiếp ảnh
Trong quá khứ, hội họa là cách để con người ghi nhận lại những gì mình thấy và suy nghĩ. Dĩ nhiên là
chúng ta phải làm (vẽ, thể hiện,…) bằng tay, hoặc bằng 1 thứ gì đấy trên cơ thể. (Trong phần này,
tôi chỉ đề cập đến phần –ghi lại những gì chúng ta có thể thấy bằng mắt thường- ;).
Phong cách tả thực trong Hội họa đã được hình thành từ rất lâu và phát triển vượt bậc với nhiều
trường phái, chất liệu, thủ pháp Nó phản ảnh ham muốn của con người là một ngày nào đó, chúng
ta có thể ghi lại những gì mình thấy một cách chi tiết và chân thực nhất. Mặc dù được đề cập và
nghiên cứu bởi các nhà Họa sĩ từ thế kỷ 15. Nhưng mãi đến giữa thế kỷ 19, nhiếp ảnh mới thực sự
xuất hiện. Ngay lập tức, nó đã góp phần thực hiện thành công việc ghi nhận lại một cách chính xác
nhất những gì mà chúng ta nhìn thấy. Từ đó, Nhiếp Ảnh ngày càng tham gia với vai trò rộng lớn hơn
trong việc ghi lại những gì nhìn thấy bằng mắt thường và trong tất cả các lĩnh vực mà hội họa đang
thực hiện (Thậm chí ở cả trường phái ấn tượng). Nhưng hơn hết, nhiếp ảnh ghi nhận được hình ảnh
trong 1 thời gian rất ngắn, đạt tới độ chi tiết nhất. Điều mà Hội họa không thể làm được trong cùng 1
khoảng thời gian.
1.2. Quá trình phát triển kỹ thuật nhiếp ảnh
Trên diễn đàn chúng ta, Bác AlterEgo đã trích dẫn rất chi tiết về phần này (08-06-2007). Các bạn đọc
ở:
Tôi chỉ xin tóm tắt lại những mốc chính:
1. Xuất hiện việc ghi hình ảnh thật trên tấm kim loại -được phủ bởi các dung dịch hóa chất- vào
năm 1826 với thời gian chụp ảnh lên đến nhiều ngày.

2. Thuốc ảnh và phim được hoàn thiện để nhiếp ảnh ngày càng thuận tiện khi chụp. Ảnh chân
dung trở thành trào lưu phổ biến – điều mà trước đó, chỉ những người giàu có và quyền thế
mới có thể lưu lại hình ảnh của mình bằng hội họa Thời gian chụp mất vài phút đến vài
chục giây.
3. Năm 1850, nhiếp ảnh sự kiện cũng bắt đầu xuất hiện. Đối tượng mà chúng ta sẽ đề cập
chính trong bài viết này - Ảnh Đời thường
4. Máy ảnh phim (thuận tiện trong việc di chuyển và tráng rửa ảnh sau khi chụp) ra đời góp
phần phổ biến công nghệ nhiếp ảnh. Kỹ thuật chụp dần được hoàn thiện, đảm bảo điều
chỉnh linh hoạt các yếu tố: Tốc độ (thời gian chụp) – Khẩu độ (độ mở ống kính) – Tiêu cự
(khoảng cách chụp), với nhiều hiệu ứng được tráng phủ sẵn trên phim. Và nhất là nó đảm
bảo tính chân thực, độ nét của một “khoảnh khắc” như chúng ta nhìn thấy bằng mắt
thường.
5. Máy ảnh (phim) tự động và bán tự động đã giúp rút ngắn thời gian thao tác, góp phần đẩy
mạnh thương mại hóa công nghệ sản xuất máy ảnh và phổ biến “công nghệ chụp ảnh” trên
thế giới. Nhiếp ảnh dần được xem là xu hướng nghệ thuật, diễn tả lại cái nhìn của người
nghệ sĩ bằng bố cục, sự nắm bắt khoảnh khắc và xếp đặt ánh sáng.
6. Máy ảnh kỹ thuật số ra đời, cùng với các công nghệ xử lý ảnh số ngày càng mạnh, đã giúp
cho nhiếp ảnh trở nên gần gũi hơn với công chúng. Tất cả mọi người đều có thể cầm máy
ảnh chụp ở mọi lúc, mọi nơi.
7. Máy ảnh 3D, được nói tới trong thời gian gần đây, với độ sâu trường ảnh có thể tùy chỉnh -
sau khi chụp- là một bước tiến trong công nghệ hiện tại (2011). Điều này làm hoài nghi về
“Cái chết” của nhiếp ảnh số 2D trong tương lai =)). Một ngày nào đấy, diễn đàn của chúng ta
sẽ lại xuất hiện 1 topic với tựa đề “Digital 2D – Nghệ thuật sắp bị đánh mất” =)) =)).
2. Khái niệm thuật ngữ
2.1. Khoảnh khắc
Khoảnh khắc (chụp ảnh) là yếu tố quan trọng trong nhiếp ảnh –nhất là với thể loại Ảnh đời thường-,
bởi nó là điều kiện tiên quyết trong việc hình thành một tác phẩm nhiếp ảnh xuất sắc. Điều đầu tiên,
để nắm bắt khoảnh khắc, đòi hỏi người chụp ảnh phải có óc quan sát, tính phán đoán (chính xác)
những hành động diễn ra tiếp theo (đồng thời) với khoảnh khắc mà họ đang ghi nhận bằng mắt
thường.

Khoảnh khắc bấm máy, không chỉ phụ thuộc vào “ngón trỏ” mà nó bắt nguồn từ nhận thức của
người chụp, thông qua cách nhìn nhận về cuộc sống, về sự kiện đang diễn ra. Để từ cái nhìn thực tế
đó, tác giả truyền tải thông tin lên bộ máy xử l{ (Não) :D và điều khiển ngón trỏ, cùng với mắt hoạt
động đồng thời Nhằm lưu giữ một hoặc nhiều khoảnh khắc trong 1 chuỗi các hoạt động diễn ra
liên tục. Chính vì vậy, trong 1 hoàn cảnh cụ thể, 10 tác giả sẽ cho ra 10 tác phẩm có góc nhìn khác
nhau, phản ánh tình cảm, cảm xúc khác nhau. Do đó, ảnh Đời thường phản ánh các hoạt động thông
qua “lăng kính” là nhiếp ảnh gia.

Hai tác phẩm nổi tiếng của Henri Cartier-Bresson và Robert Capa với “Khoảnh khắc quyết định”
(Trái) Iza Gare St Lazare - HCB - Paris, France - 1932 và (Phải) Loyalist Militiaman at the Moment of
Death - RC - Cerro Muriano - September 5, 1936
Bên cạnh đó, yếu tố Khoảnh khắc phụ thuộc vào điều kiện ánh sáng của môi trường chụp, sự may
mắn và cuối cùng là sự trợ giúp của các thiết bị (điều mà chúng ta có thể chuẩn bị ngay từ đầu).
Nhưng ngay khi đang cầm trên tay những “thiết bị” hiện đại, thuận tiện gấp vài chục đến vài trăm lần
so với trước đây, chưa chắc “tác phẩm” của chúng ta –những người chơi ảnh amateur- sẽ có thể
sánh được với các tác phẩm của: Henri Cartier-Bresson, Robert Capa, … Do đó, sự rèn luyện và tính
kiên nhẫn sẽ giúp chúng ta làm quen và có “sự nhạy bén” trong việc bấm máy (chộp đúng khoảnh
khắc). =))
2.2. Kỹ thuật
Trong phần này, chúng ta có thể tham khảo từ rất nhiều nguồn trên internet để nắm bắt 1 cách thấu
đáo nhất. Quan điểm của tôi là cứ vừa đọc vừa chụp, chúng ta sẽ “thẩm thấu” vấn đề rất nhanh.

Tôi xin lấy ví dụ (từ nguồn tinhte.vn) việc chụp ảnh giống như chúng ta hứng 1 bát nước dưới vòi
Rubinet, thì:
- việc vặn Rubinet để nước chảy qua nhiều hay ít giống như chúng ta điều chỉnh khẩu độ cho ánh
sáng đi qua ống kính (khẩu độ). => Điều chỉnh rubinet = điều chỉnh khẩu độ
- nước chảy qua vòi rubinet vào bát, giống như ánh sáng đi qua ống kính phủ đầy lên phim.
+ Nếu bát nước chưa đầy, tức là ảnh thiếu sáng.
+ Nếu bát nước vừa đầy, tức là ảnh đủ sáng.
+ Và nếu chúng ta để nước chảy tràn ra ngoài: tức là ảnh bị dư sáng.

+ Việc thay bằng bát có đáy cạn hay sâu: tức là chúng ta điều chỉnh độ nhạy sáng trên phim
(ISO)
- Thời gian để nước chảy qua vòi rubinet và đổ đầy vào bát, chúng ta gọi là thời gian chụp (tốc độ).
Tóm lại, để 1 tấm ảnh đủ sáng (bát đựng đầy nước), chúng ta cần mở rubinet để nước chảy vào, thời
gian đo để nước chảy đến khi đầy, chúng ta gọi là tốc độ. Việc mở Rubinet lớn hay nhỏ -> sẽ làm cho
thời gian hứng nước vào bát: ít hay nhiều. Điều này cũng ảnh hưởng đến “việc hứng nước” vào bát
có “chất lượng” hay không (noise).
Ví dụ nhằm đơn giản hóa để dễ hiểu nhất cho người đọc. Nên, có anh chị nào thấy mình biết rồi và
biết hơn thế này, thì cũng mong bỏ quá cho. Nếu các bạn muốn đọc và hiểu một cách bài bản, các
bạn có thể xem thêm ở những nguồn mình đã tham khảo, được trích dẫn dưới đây:
-
-
2.3. Đối tượng
Đối tượng của nhiếp ảnh, là tất cả những gì chúng ta có thể quan sát bằng mắt thường. Thậm chí, đối
với những thứ chúng ta không thể nhìn thấy như kỹ thuật chụp ảnh thiên văn, ảnh hồng ngoại, hay
một vài thể loại khác được chụp bằng các loại máy đặc biệt (phục vụ cho nghiên cứu khoa học: vật lý,
hóa học, y khoa ). Ở đây, chúng ta chỉ đề cập đến lĩnh vực Ảnh Đời thường. Nên chúng ta yên tâm
là bài viết này chỉ nói trong phạm vi “những-gì-chúng-ta-nhìn-thấy-bằng-mắt-thường”.
Ảnh Đời thường lấy chủ thể (đối tượng) là con người, nhằm diễn tả nội dung mà chúng ta cần nói
đến. Điều này không bắt buộc phải thể hiện theo 1 quy định hay khuôn sáo nào, mà tùy theo cảm
nhận của mỗi người. Lẽ dĩ nhiên, chúng ta cần phân biệt được các bức ảnh chụp phong cảnh, hay đồ
vật, … không liên quan đến con người. Điều này thật khó để có thể đưa ra một định nghĩa cụ thể.
Nhưng mong rằng, người đọc bài này có thể khái quát được việc xây dựng (tìm kiếm) chủ thể trong
ảnh Đời thường mà họ chụp.
3. Kết luận
Vậy, với những đặc điểm chung nhất về nhiếp ảnh và đối tượng của của Ảnh Đời thường, chúng ta
tạm đưa ra nhận định: Ảnh Đời thường phải có tính “Nhân văn”. Mà đã “Nhân văn” thì ít nhiều phải
dính dáng đến con người trong nội dung tác phẩm. Chúng ta sẽ đi vào phân tích cụ thể để đưa ra
định nghĩa sát nhất trong phần tiếp theo.
Phần 2: Ảnh đời thường

1. Các thể loại Ảnh Đời thường
Như trong định nghĩa chung chúng ta đã nêu, Ảnh Đời thường ghi lại các hoạt động của con người
trong cuộc sống thường nhật, và truyền tải nội dung đó đến độc giả. Do đó, ở đâu có sự hiện diện
của con người, chúng ta có thể ghi lại hình ảnh đó ở thể loại Ảnh Đời thường.
Cụ thể hơn, thuật ngữ Đời thường, là những hoạt động của con người diễn ra hằng ngày, diễn ra
chung quanh chúng ta. Bao gồm cả các sự kiện có tổ chức (xếp đặt) lẫn không có tổ chức (ngẫu
nhiên). Ngoài ra, việc chụp ảnh như thế nào, ở đâu cũng góp phần phân loại các thể loại trong nhiếp
ảnh Đời thường.
Chúng ta xét đến 3 yếu tố để minh chứng việc -một tấm ảnh Đời thường được chụp như thế nào-?
(1) là tấm ảnh đó chụp một sự kiện ngẫu nhiên hay xếp đặt, (2) là nó được chụp ở ngoài đường phố
hay ở trong một không gian giới hạn nào đấy và (3) là nó được chụp bằng cách nào (chụp có “chú
trọng” đến nội dung cần truyền tải, hay chụp có tính chất “ăn may”). Chúng ta sẽ đi vào từng chủ
đề (nhiếp ảnh Đời thường đang góp mặt) và dực vào 3 tiêu chí đánh giá này để rút ra những kết luận
cụ thể.
1.1. Ảnh sự kiện
Ảnh Báo chí
Thuật ngữ Báo chí, để miêu tả những Thông báo (Báo) trên giấy (Chí). Nói một cách khái quát, là
những ấn phẩm mang tính định kz nhằm chuyển tải thông tin (có định hướng) đến cho người dân
(đại chúng). Báo có 4 dạng: Báo giấy (có hình minh họa), Báo nói (Radio), Báo hình (Tivi), và Báo điện
tử (Internet). Trong đó, Báo nói được truyền tải đến người dân bằng ngôn ngữ ở dạng âm thanh. Do
đó, ở thể loại báo này, không trình bày được các dạng thông tin bằng hình ảnh. Ba thể loại còn lại
đều có thể chuyển tải thông tin đến người dân ở dạng hình ảnh. Ngoài Báo hình được phát hình ảnh
liên tục ở dạng video. Hai loại còn lại chủ yếu là hình ảnh cố định.
Ảnh Báo chí (Báo giấy và Báo Điện tử), nhằm chuyển tải thông tin tốt hơn (trực quan) đến độc giả.
Trong đó, hình ảnh được phân loại ở nhiều dạng (Ký họa, Chân dung, Sự kiện,…). Ảnh Đời thường
cũng góp mặt 1 phần trong mảng hình ảnh của 2 loại báo này. Tuy nhiên, Ảnh trên báo được chọn
lọc mang tính đại diện, và phụ thuộc vào nội dung bài viết (Định hướng của Tòa soạn). Do đó ảnh
được minh họa ở đây mang tính sự kiện và miêu tả lại nội dung bài báo một cách có chọn lọc. Trừ
những trường hợp Báo chuyên đề về nhiếp ảnh, mà ở đó -hình ảnh là nội dung chính-, Ảnh Đời
thường có thể sẽ góp mặt với mật độ dày hơn.

Tóm lại, trong lĩnh vực báo chí truyền thống, Ảnh Đời thường có góp mặt nhưng rất hạn chế. Tuy
nhiên, ở dạng Báo Điện tử, Báo trực tuyến, Blog, Website hình ảnh, Mạng xã hội… Đây là môi trường
thuận lợi cho thể loại Ảnh Đời thường-Báo chí phát triển. Ảnh Đời thường-Báo chí truyền tải thông
điệp của tác giả đến người xem một cách nhanh chóng và tiện lợi nhất nhằm mục đích chia sẻ thông
tin. Nội dung của Ảnh Đời thường ở dạng này cũng vì vậy mà phong phú hơn.

Bird Flu H5N1 – Nason – Hà Nam – 02.2012
1

Ở thể loại này, phần lớn các hoạt động đều diễn ra có tổ chức. Về vị trí địa lý, dù diễn ra bên ngoài
hay bên trong một không gian cố định, cũng đều có thể kiểm soát được -bởi người chụp. Yếu tố
chụp-để-truyền-tải-nội-dung-có-chủ-đích được các nhiếp ảnh gia sử dụng nhiều hơn là phương-
pháp-“ăn-may”. Do đó, phần lớn các ảnh thuộc lĩnh vực này đạt được sự chỉnh chu cần thiết về nội
dung. Tác phẩm đó có thành công hay không? Điều còn lại là phụ thuộc vào tay nghề và cảm quan
của người nghệ sĩ nhiếp ảnh.
Cũng xin nói thêm, có những sự kiện xảy ra ngẫu nhiên, nhưng công chúng cần có thông tin một cách
nhanh nhất, kịp thời nhất. Do đó, những nguồn ảnh không chính thống cũng được sử dụng. Các ảnh
này đạt lắm, cũng chỉ mang { nghĩa tư liệu (trừ những trường hợp đặc biệt).
Lễ hội
Ảnh lễ hội là ảnh được chụp để miêu tả lại các hoạt động Lễ & Hội của con người. Nội dung ảnh có
thể được phân làm hai phần (1) Tập trung vào việc ghi lại các hoạt động một cách chính thống có giá
trị như ảnh Tư liệu và (2) Ghi lại các hoạt động chung quanh Lễ hội, diễn tả các hoạt động của người
dân bị chi phối bởi Lễ hội đó.

1
Lời dẫn của Tác giả: ông Nguyễn Quang Dương, xã Nhật Tân, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam (trái) đang quan
sát nhân viên y tế phun thuốc tiêu trùng khử độc tại trang trại nuôi vịt của ông, nơi được phát hiện ổ dịch cúm
gia cầm H5N1 đầu tiên ở Hà Nam đầu tháng 2.2012. Trang trại của ông Dương có 2400 con vịt bị chết và tiêu
hủy vì nhiễm cúm H5N1. Thiệt hại kinh tế hơn 120 triệu đồng. Ông Dương cho biết, 1 năm nay ông không mua
được vaccine phòng cúm gia cầm do lượng vaccine của huyện đã hết và chưa được cấp phát mới. -Theo các

cán bộ thú y huyện Kim Bảng, loại vaccine cũ phòng H5N1 không hiệu quả phòng ngừa cúm gia cầm trong đợt
bùng phát dịch mới này vì virus H5N1 đã biến chủng và hiện họ đang đợi được cấp loại vaccine mới. -Dich cúm
gia cầm H5N1 đang bùng phát trở lại từ đầu năm 2012 ở Việt Nam tại các tỉnh Hải Dương, Hải Phòng, Thái
Nguyên, Hà Nam, Bắc Giang, Thanh Hóa, Quảng Trị, Sóc Trăng, Kiên Giang và Hà Tĩnh.
(1) trong phần này, việc khai thác Ảnh Đời thường dựa vào nhân sinh quan của người chụp. Tác
phẩm thể hiện được nội dung Lễ hội và bắt được khoảnh khắc giá trị làm nổi bậc nội dung cần diễn
tả của người chụp. Bối cảnh ghi lại khoảnh khắc cũng tương tự như -diễn biến của quá trình chụp-
một tấm ảnh Báo chí.
(2) Các hoạt động diễn ra chung quanh Lễ hội, bị cuốn theo bởi các hoạt động của lễ hội đó, là mảnh
đất màu mỡ cho việc khai thác Ảnh Đời thường. Các nhiếp ảnh gia xâm nhập vào “mảnh đất” đó, và
tha hồ sáng tác. Hoạt động này có tổ chức, nhưng các hành động trong hoàn cảnh này diễn ra hoàn
toàn ngẫu nhiên, không gian địa l{ cũng vì vậy mà trở nên linh hoạt. Các nhiếp ảnh gia chọn lọc cho
mình những góc máy phù hợp và sử dụng các phương pháp cần thiết trong sáng tác. Nhưng dù bằng
cách nào đi nữa, họ vẫn phán đoán được quy luật của chuỗi hoạt động sẽ diễn ra trước mặt họ. Do
đó, Ảnh Đời thường trong lĩnh vực này gặt hái được những thành quả đặc biệt giá trị.

# - Henri Cartier Bresson – New York - 1960

Đội nhạc lễ trong Lễ khánh thành nhà thờ, Giáo họ Ngọc Lâu, Giáo xứ Lường - Nason – Phú Xuyên,
Hà Nội – 01.2012
Ảnh trong các hoạt động khác
Mặc dù ở thể loại này, mục đích ghi lại các sự kiện đã được xác định rõ. Tuy nhiên, trong nội dung
vẫn xuất hiện những mảng Ảnh Đời thường có chủ đích của tác giả. Phần này mong muốn được giới
thiệu sơ lược các dạng ảnh Đời thường trong mỗi thể loại.
Ảnh cưới: Ảnh cưới có hai dạng (1) chụp phần lễ cưới và (2) chụp album ảnh cưới. Mục đích của thể
loại ảnh này là ghi lại những khoảnh khắc hạnh phúc của cô Dâu (CD) và chú Rể (CR) trong ngày vui
của họ. Nhưng nếu họ muốn, và các nhiếp ảnh gia thực hiện được việc ghi nhận lại những khoảnh
khắc chia vui của bạn bè, của những người chung quanh họ trong tấm ảnh. Thì nó trở thành ảnh Đời
thường.
Ở phần (1), lễ cưới luôn được xác định là rất quan trọng, bởi đó là thời điểm đánh dấu Cô dâu và Chú

rể bước sang 1 giai đoạn mới – xác định gắn bó với nhau đến đầu bạc răng long Nên ảnh này có
tính trang trọng, lễ nghi theo phong tục tập quán của từng địa phương. Ảnh Đời thường trong mảng
này, thể hiện cái nhìn tinh tế, sự chia sẻ của nhiếp ảnh gia với gia đình hai họ. Ảnh thường được
chụp có chủ đích trong một không gian cố định, thủ pháp của nhiếp ảnh gia là làm sao bắt được
khoảnh khắc để truyền tải được sự “rung cảm” của họ trước hoàn cảnh đó, đến cho người xem ảnh.

Ảnh lễ cưới – Anh Tuấn Tám Lăm – Đà Nẵng - 08.2010
Ở phần (2), Ảnh cưới ghi nhận lại niềm vui và hạnh phúc của CD-CR với mục đích lưu lại những
khoảnh khắc đẹp và hạnh phúc khi ở bên nhau. Thường thì Ảnh cưới ở dạng này, chú trọng đến hai
nhân vật chính là CD-CR. Tuy nhiên, có những người thích ghi lại khoảnh khắc hạnh phúc của họ cùng
với không gian chung quanh như một sự chia sẻ có chủ đích (giá trị về mặt thời gian, không gian).
Những ảnh này được xem là Ảnh Đời thường – Sự xếp đặt CD-CR trong một bối cảnh hoàn toàn ngẫu
nhiên (không xếp đặt).

Ảnh lễ cưới – Anh Tuấn Tám Lăm – Đà Nẵng – 04.2009
Ảnh Phong cảnh: Trong thể loại ảnh này, phần lớn các nhiếp ảnh gia có chủ đích ghi lại vẻ đẹp của
thiên nhiên. Chủ thể trong ảnh là rừng cây, thác nước, con sông, làng mạc, v.v… Tuy nhiên, việc để
thêm đối tượng là con người vào trong tổng thể bức ảnh có chủ đích, làm cho tấm ảnh trở nên sống
động hơn, có nội dung thông điệp rõ ràng hơn về quan hệ giữa con người với thiên nhiên. Đây là Ảnh
Đời thường–Phong cảnh.

I am a man – Tannobi – Lang Son – 05.2012 ( Ảnh POW tháng 5.2012 của vnphoto.net)

Ảnh Chân dung: Đối tượng chính của thể loại ảnh Chân dung là con người, với mục đích ghi lại
những nét đặc trưng (gương mặt, cơ thể,…) của đối tượng được chụp. Ảnh Chân dung cũng được
phân ra làm nhiều dạng: Ảnh “thẻ” (Nhằm làm ảnh nhận dạng trong các loại hồ sơ, thủ tục hành
chính; Ảnh chân dung cá nhân, gia đình (Nhằm lưu lại hình ảnh một hoặc nhiều người để làm ảnh lưu
trữ, ảnh tư liệu,…); Ảnh Quảng cáo (Chụp quảng bá các thương hiệu: thời trang (quần áo, trang sức,
mỹ phẩm…), Thực phẩm, Dịch vụ, …), …


Ở thể loại ảnh này, các nhiếp ảnh gia ngoài mục đích chính là giới thiệu chân dung của người được
chụp, họ còn mong muốn lột tả được nội tâm của nhân vật thông qua sắc thái biểu cảm trên gương
mặt, hành động của cơ thể, và trang phục, và bối cảnh nơi nhân vật đó đang hiện diện… để diễn tả
nội dung họ muốn thể hiện qua tác phẩm. Ảnh đời thường-Chân dung cũng vì vậy mà phong phú về
mặt nội dung hơn, sâu sắc và có giá trị về mặt thời gian.


# - Hải Thanh – Nam Định – 2009


NS Trịnh Công Sơn – Dương Minh Long – Sài Gòn – 1995


Through the market – Tăng Huy Tăng – Sài Gòn - 2011 Ảnh cuộc sống hằng ngày – daily life
Ảnh Ngẫu nhiên
Ảnh ngẫu nhiên, là ảnh ghi lại một hành động diễn ra hoàn toàn ngẫu nhiên (không thể phán đoán
trước được). Có thể hành động đó diễn ra cực ngắn, và không theo quy luật nào cả. Do đó, trong
trường hợp này, sự may mắn sẽ mang lại cho nhiếp ảnh gia một tác phẩm hoàn hảo khi họ xử lý
nhạy bén với thiết bị của họ để nắm bắt lại khoảnh khắc đó.
Trong trường hợp các nhiếp ảnh gia theo đuổi hoạt động mà họ dự định chụp, trong một bối cảnh cố
định. Ở bối cảnh đó, mọi việc diễn ra hoàn toàn ngẫu nhiên (không được xếp đặt) nhưng đã được
sắp xếp trong dự liệu (suy nghĩ) của nhiếp ảnh gia. Tuy nhiên, có những chi tiết hoàn toàn bất ngờ,
và nắm bắt được khoảnh khắc đó, được xem là “thời cơ vàng” trong nhiếp ảnh.

# - Henri Cartier Bresson – Palermo, Sicily – 1971 & Air Raid - Robert Capa – Barcelone, Espagne -
1939
Ảnh đường phố - Street life photography
Đường phố, là nơi diễn ra các hoạt động của con người, nơi thể hiện nhiều sắc thái phong phú – tự
nhiên trong cuộc sống. Trong bối cảnh này, các hoạt động diễn ra ngẫu nhiên. Nhưng bằng kinh
nghiệm, các nhiếp ảnh gia hoàn toàn có thể ghi nhận bằng cách riêng của mỗi người để nhận ra quy

luật hoạt động của nó. Không gian sáng tác cũng được giới hạn bởi sự quan sát và kiểm soát bằng
mục đích của nhiếp ảnh gia. Họ chủ động trong việc sử dụng phương pháp nào cho phù hợp với đặc
điểm của các hoạt động mà họ muốn ghi nhận. Ở đây, sự tinh tế trong tiếp cận (góc chụp) và phán
đoán (nắm bắt khoảnh khắc) sẽ là yếu tố tiên quyết trong việc hình thành nên những tác phẩm có giá
trị.

Children Playing Cowboys with Guns – Henri Cartier Bresson - Rome, Italy - 1951 & Rue Mouffetard -
Henri Cartier Bresson – Paris, France - 1954

An urban scene in Calcutta - Martin Roemers – Calcutta, Inde - 2010
2


Sài Gòn chiều nào cũng mưa – Nason – Sài Gòn – 11.2010
Ảnh sinh hoạt: Là ảnh ghi lại các hoạt động của con người trong một bối cảnh cụ thể là nhà ở của họ,
môi trường họ đang làm việc, hay ở một nơi nào đó,… có sự góp mặt của các đối tượng khác, là
người thân, đồng nghiệm, bạn bè, đồ vật,… góp phần tạo nên nội dung của sự kiện qua khoảnh khắc

2
Winner Of The World Press Photos
của nhiếp ảnh. Ảnh sinh hoạt có bối cảnh giới hạn hơn so với ảnh Đường phố, trong một không gian
cụ thể - cố định. Nhiếp ảnh gia xâm nhập vào hoạt động của họ một cách tài tình, để không làm xáo
trộn những sinh hoạt tự nhiên của họ.

Hà Nội, Nhà trong ngõ – Maika – Hà Nội – 2009


# - Maika - Jokhang Temple, Tibet – 08.2010

2. Vai trò của Ảnh Đời thường

2.1. Lưu giữ các đặc điểm của Xã Hội
Ảnh Đời thường có vai trò quan trọng trong cuộc sống, bởi nó phản ánh điều chúng ta nhìn thấy ở
một nơi nào đấy và vào một thời điểm nào đấy -cố định Chúng ta biết rằng, không nơi nào có thể
giống nơi nào và điều quan trọng là nó không thể bị lặp lại một cách có chủ đích. Những đặc tính
đó, mang lại cho nhiếp ảnh Đời thường sự độc đáo, sự ngạc nhiên, thậm chí nó phản ánh được cái
chung nhất, cốt lõi nhất của sự kiện mà người chụp muốn truyền tải đến độc giả. Do đó, Ảnh Đời
thường có đặc điểm chung là lưu giữ những “giá trị sống” –chân thật nhất- của con người.
Những “giá trị sống” đó, được xem là những hoạt động của con người (một hoặc nhóm người) trong
cộng đồng mà họ đang sống tại một thời điểm nhất định. Nó phản ánh đặc điểm, đặc tính của xã hội
và con người sống trong xã hội đó. Nên chúng ta có thể xem các “giá trị sống” là một phần trong
những “giá trị văn hóa” đã được hình thành theo thời gian. Tuy nhiên, việc ghi nhận lại các giá trị này
một cách chân thực, làm cho các tác phẩm mang nặng tính “Tư liệu” (Tài liệu). Theo tôi, Ảnh Đời
thường vượt qua được các đặc tính chung của ảnh Tư liệu để trở thành một trong những tác-phẩm-
dẫn-đầu trong hệ thống ảnh tư liệu đó. Bởi ngoài việc truyền tải được thông điệp về “giá trị sống”,
Ảnh Đời thường diễn tả được thần sắc, diện mạo và nhất là sự nổi bậc mang tính đại diện trong việc
“truyền tải các thông điệp”. *Nói như NSNA Lại Hiển: “Chụp Ảnh Đời thường là sự săn tìm khoảnh
khắc điển hình, … hoặc khai thác nét văn hóa, bản sắc, phong tục tập quán của cộng đồng xã hội. Có
vốn sống, tầm nhìn sâu sắc bản chất xã hội mà người ta thường gọi “nhân sinh quan người nghệ sĩ”
là điều rất quan trọng… đồng thời gợi cho người xem cảm xúc thân thiện, đồng cảm, xích lại gần
nhau với tấm lòng chia sẻ cao thượng! Chụp ảnh đời thường phải khẳng định là khó, nếu đó đích
thực là ảnh nghệ thuật. Nếu nói dễ e rằng chủ quan, có chăng cũng chỉ là ảnh ghi chép tư liệu cuộc
sống qua máy ảnh”.]
Tóm lại, ảnh Đời thường có vai trò lưu giữ lại các hoạt động của con người trong Xã hội –nơi mà họ
đang sống- như ảnh Tư liệu. Nhưng nó nổi bậc hơn, truyền tải nội dung mạnh mẽ hơn.
2.2. Đề cao tính Chân – Thiện – Mỹ
Tất cả các môn nghệ thuật đều hướng đến quan điểm “vị nhân sinh”, nghĩa là tác phẩm nghệ thuật
phải hội đủ 3 yếu tố chính. Chân: sự chân thực, Thiện: quan điểm sống hướng tới cái tốt, hướng tới
bản chất tốt đẹp của con người, bài trừ cái xấu, … và cuối cùng là Mỹ: cái đẹp. Vậy một tác phẩm
ĐẸP, phải là tác phẩm hội tụ được cả ba yếu tố này. Cái ĐẸP ở Ảnh Đời thường rất rộng, nó bao gồm
tất cả các thành phần cấu tạo nên tác phẩm. Để dễ phân tích, chúng ta chia nó thành hai phần: (1) Kỹ

thuật và (2) Nội dung.
(1)Về Kỹ thuật, nó bao gồm gồm các yếu tố: Màu sắc – Sắc độ, Ánh sáng, Bố cục- Mảng (đặc, rỗng), Tỉ
lệ, Đường nét, … Trước đây, Nhiếp Ảnh được phân tích dựa trên cái nhìn của Hội họa. Do đó, một tác
phẩm đẹp phải có các đặc tính càng giống với các “quy luật vàng” trong tranh hội họa càng tốt. Tuy
nhiên, sự phát triển của công nghệ trong lĩnh vực nhiếp ảnh trong thời gian qua, làm cho nhiếp ảnh
ngày càng trở nên phổ biến và có nhiều cách thể hiện { tưởng. Những suy nghĩ mới cũng được ứng
dụng, dần hình thành nên các tác phẩm mang tính đột phá. Việc đánh giá tác phẩm dựa trên yếu tố
kỹ thuật cũng vì vậy mà không theo một quy định chuẩn nào cả. (2) Về nội dung, cái đẹp được đánh
giá dựa theo quan niệm chung (đa số) của cộng đồng, thời đại đó. Tính nhân văn của tác phẩm được
xem như xương sống trong việc đánh giá tác phẩm, và có vai trò quyết định cho việc tác phẩm đó có
được cộng đồng chấp nhận hay không. Việc đánh giá phần nội dung, phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố
cảm tính. Bởi lẽ, nhân sinh quan của mỗi người được hình thành khác nhau, phụ thuộc vào môi
trường họ sống và tính cách của họ.
Tóm lại, để đánh giá một tấm ảnh Đời Thường – ĐẸP, điều kiện tiên quyết là nội dung của tác phẩm
không xung đột với quan điểm chung của số đông trong Xã hội đó. Kế đến là thông điệp của tác
phẩm, bằng cách ứng dụng kỹ thuật nhiếp ảnh, tạo được sự rung động trong tâm hồn của Độc giả.
Và càng nhiều người cho rằng tác phẩm đó đẹp, thì tác phẩm đó được xem là ĐẸP.
3. Sự ngộ nhận về Ảnh Đời thường
1.Cái gì tôi chụp ở ngoài đời là Ảnh Đời thường: Nhiều người cho rằng, những gì họ đang tiếp xúc
trong cuộc sống của họ, diễn ra chung quanh họ. Và nó trở nên thân thuộc, bình thường hóa đối với
họ. Thì họ sẽ ghi lại và cho rằng ảnh đó thuộc thể loại Ảnh Đời thường. Điều này đúng, nếu ảnh họ
chụp có yếu tố con người. Thậm chí, trong tác phẩm, mặc dù không có chủ thể hay bóng dáng con
người –liên quan đến con người, nhưng người xem tìm thấy ở đó -con người- được nhắc đến như
một yếu tố làm nổi bật tác phẩm.

Nhớ chủ - Khangnhien – Quảng Nam – 02.2011
Tuy nhiên, nếu người xem không nhận ra được yếu tố con người, hay người xem chỉ nhìn nhận ở ảnh
chỉ mang chất tư liệu như ảnh phong cảnh thành phố, ảnh hoa cỏ, ảnh đồ vật mà không gây được
sự liên tưởng, sự rung động. Thì ảnh đó chưa thể gọi là Ảnh Đời thường được.
2.Trong Ảnh tôi chụp có nhiều người, và nó bình thường thì đó là Ảnh Đời Thường. Nhiều người

quan niệm rằng: Đã chụp bằng máy ảnh, và chụp những gì xảy ra chung quanh họ, thì đó là ảnh Đời
Thường. Mặc dù, trong ảnh đó có người và có các hoạt động của con người, nhưng nếu không
truyền tải được nội dung một cách có chủ đích. Thì ảnh đó chỉ mang tính chất tư liệu.
Thật khó để đưa ra những giới hạn cụ thể cho việc phân loại thế nào là ảnh Đời thường, và thế nào là
không phải. Mà nó còn phụ thuộc vào quan điểm, tiêu chí đánh giá của người chơi ảnh, người xem
ảnh.
3.Tôi phải chụp lại những gì thực sự gây rung động cho người xem bằng cách khơi gợi sự cảm
thông, sự chia sẻ của cộng đồng thì đó mới là ảnh Đời thường. [Theo NSNA Quang Phùng: “Chụp
ảnh đời thường phải chụp được cái khổ, cái bi kịch… người ta căn cứ vào để thấy được bước tiến của
xã hội. Ảnh đời thường phải mang ý nghĩa giáo dục, làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn. Ở đó cái biết
quyết định cái thấy, nhưng ảnh đời thường phải bảo đảm về nghệ thuật, đẹp về tình ý. Cái khó là
làm sao nhà nhiếp ảnh có mặt đúng lúc. Muốn như vậy người nghệ sĩ phải có một ký ức thật, phản xạ
nhanh và tay nghề cao. Người chụp phải trong sáng, tĩnh tâm.” Chụp cái bi kịch để thấy được bước
tiến của xã hội].Điều này đúng, nhưng không phải là tất cả. Như đã phân tích trong phần 2.1, Ảnh
Đời thường ghi nhận tất cả các giá trị sống trong hoạt động Xã hội. Và theo quan điểm của tôi: không
chỉ những hình ảnh mang chất “BI” mới mang lại được cảm xúc, mà tất cả các hoạt động khác cũng
làm được điều này. Vấn đề là các Nhiếp ảnh gia biết lựa chọn cách thể hiện để truyền tải nội dung
một cách xuất-sắc-nhất đến với người xem.
4.Ảnh Đời thường phải “chất”, “pro-chuyên nghiệp”, phải là ảnh đen trắng, phải là ảnh giống chất
ảnh của máy phim, v.v Tức là nhìn vào ảnh thấy sự nổi trội trong việc vận dụng và ứng dụng các kỹ
thuật nhiếp ảnh và bố cục bằng các mảng khối, đường dẫn, sắc độ, màu sắc… Điều này đúng, bởi
chính các yếu tố này là điều kiện tiên quyết trong việc thu hút sự quan tâm của người xem. Tuy
nhiên, nội dung và khoảnh khắc mới là yếu tố quan trọng trong mỗi tác phẩm. Và một tác phẩm Ảnh
Đời thường xuất sắc không nhất thiết cần phải có những yếu tố về mặt kỹ thuật này.
5. Ảnh đời thường phải là ảnh diễn tả những gì chúng ta muốn có. Tức là ảnh mang tính chất sắp
đặt. Chúng ta thấy rất nhiều ảnh cụ già ôm em bé để diễn tả sự khắc nghiệt của thời gian, cảnh cô
nông dân cực khổ, cười rất tươi khi ôm những bông lúa vàng trĩu hạt, … Điều này đúng, bởi các nhiếp
ảnh gia mong muốn diễn tả sự tương phản của các “mặt đối lập” trong cuộc sống. Tuy nhiên, có
nhiều người bị sa đà vào phương pháp này mà quên rằng: ảnh Đời thường lại là những khoảnh khắc
ngẫu nhiên, tình cờ thấy và chụp lại bằng cách “rình rập” khoảnh khắc đó xảy ra theo dự liệu. Họ sắp

đặt các hành động bằng các diễn viên đóng thế, và như vậy, những ảnh này hoàn toàn có thể bị lặp
lại ở 1 hoàn cảnh khác, trong 1 thời gian khác làm mất đi tính độc đáo của ảnh đời thường.
4. Phương pháp tiếp cận và chụp Ảnh Đời thường
4.1. Tiếp cận
1. Nếu chúng ta chưa chụp được một tấm ảnh đạt, tức là chúng ta đã chưa thật sự “GẦN” được
đối tượng. [Theo Francis Capa, một nhà nhiếp ảnh nổi tiếng về thể loại ảnh phóng sự, báo chí đã
từng nói “If your pictures aren’t good enough, you’re not close enough.” Ảnh của bạn chưa đủ tốt vì
bạn chưa đủ gần.+ “GẦN” trong ngữ cảnh này, không chỉ có nghĩa diễn tả về khoảng cách vật lý, mà
nó còn muốn nhắm đến sự “đồng cảm” của Nhiếp ảnh gia với chủ thể hành động đang xảy ra trong
bối cảnh. Gần đối tượng, tức là chúng ta đang xâm nhập, tham gia vào những hoạt động của hiện
tượng mà chúng ta cần ghi nhận giống như chúng ta là 1 phần của hiện tượng. Và bằng cách nào đó,
chúng ta cố gắng trở nên “vô hình” để không xáo trộn hoặc không tham gia làm thay đổi nội dung
của hành động đang xảy ra. [Chính vì vậy mà Philip Jones Griffiths nói “Điều duy nhất nhiếp ảnh gia
chúng tôi thực sự mong muốn hơn cả trong cuộc sống này, hơn cả những ham muốn về thể xác, hơn
bất cứ thứ gì, là được trở nên vô hình”].
2. Nếu chúng ta chưa chụp được một tấm ảnh đạt, tức là chúng ta chưa nhìn thấy sự tiêu biểu –
nổi bật của hành động đó trong tấm ảnh. [Theo nhà phê bình lý luận nhiếp ảnh Vũ Đức Tân: “Ảnh
đời thường, người nghệ sĩ phải tôn trọng khoảnh khắc trong cuộc sống. Những cảnh dàn dựng không
phải là những khoảnh khắc. Ảnh đời thường đó là cuộc sống, là những gì đang diễn ra. Người nghệ sĩ
có thể chụp những sự kiện lớn, hoặc nhỏ hay cũng có thể là cuộc sống yên bình. Tuy nhiên cái nhìn
của người nghệ sĩ phải có tính phát hiện, phải tìm được những khoảnh khắc tiêu biểu…”] Tóm lại,
Nhiếp ảnh gia Ảnh Đời thường Phải tìm được khoảnh khắc tiêu biểu trong cuộc sống.
Vậy sự tiêu biểu-nổi bật ở đây, chúng ta phải hiểu là: Khi độc giả nhìn vào tác phẩm, họ hình dung
ngay hoạt động đang diễn ra (xảy ra) trong bối cảnh mà tấm ảnh ghi lại. Dù tác phẩm chi ghi lại được
một khoảnh khắc duy nhất, nhưng người xem cảm nhận được chuỗi hành động diễn ra trước và sau
của khoảnh khắc đó. Và hơn hết, khoảnh khắc đó đại diện được – giống như người phát ngôn- cho
tác phẩm, nội dung mà Nhiếp ảnh gia muốn thể hiện đến người xem.

Fete de la musique – Khangnhien – Nantes - 2009
3. Nếu chúng ta chưa chụp được một tấm ảnh đạt, tức là chúng ta chưa đặt mình vào vị trí người

xem cảm nhận được gì qua tấm ảnh. *Theo NSNA Đỗ Hữu Tâm (CLB Nhiếp ảnh BP): “… Cái “đắt giá”
của ảnh đời thường là khoảnh khắc, Một bức ảnh đời thường tốt là bức ảnh nắm bắt được hiện
thực có thể vui hay buồn, vô tư hay trăn trở, phê phán (xây dựng) hay khích lệ,… thì vấn đề cao nhất
của chụp ảnh đời thường là khai thác và tôn vinh giá trị nhân bản của đời sống, là thái độ trách
nhiệm của người thực hiện bức ảnh.] Tóm lại, người chụp phải tự đặt mình vào hiện tượng đó, ở khía
cạnh phù hợp với quan điểm chung của Xã hội. Sự cảm nhận qua mỗi tác phẩm đến với chúng ta –
người chụp-, cũng đồng thời sẽ đến với người xem.
4.Nếu chúng ta chưa chụp được một tấm ảnh đạt, tức là chúng ta chưa tôn trọng giá trị thật của
hiện tượng, nơi xảy ra hành động (khoảnh khắc) đó. [Theo Nhà báo Phùng Triệu, NSNA TTXVN: “Để
có một bức ảnh đẹp, người chụp phải có thời gian thâm nhập thực tế, đi nhiều, gạn lọc và bằng con
mắt nhạy cảm của nghề nghiệp chớp lại những giây phút điển hình nhất. Ảnh đời thường mang
tính khách quan cao. Vì vậy, người nghệ sĩ phải có vốn sống thực tế, phải luôn luôn củng cố vốn sống
và trau rồi kiến thức, phải nắm bắt được hơi thở của cuộc sống, ghi nhận bằng cảm quan của mìn
Nó là những trang nhật ký của người cầm máy ghi lại những khoảnh khắc tiêu biểu. Tuy nhiên, dù
chụp ảnh góc độ nào người cầm máy cũng phải tôn trọng sự thật không nên can thiệp vào sự việc
khách quan”].
5.Nếu chúng ta chưa chụp được một tấm ảnh đạt, tức là chúng ta chưa diễn tả hết được nội dung
của câu chuyện, điều mà chúng ta muốn kể -gói gọn trong 1 tấm ảnh [Theo NSNA Hữu Chỉnh (Hà
Nội): “Ảnh đời thường chính là ảnh sự kiện, ảnh miêu tả. Cho nên dù hiện thực thế nào vẫn phải chú
ý đến nội dung bức ảnh. Người chụp phải hiểu được bản chất của xã hội. … Một bức ảnh có giá trị là
một tác phẩm có nội dung tốt và thể hiện được nội tâm nhân vật Muốn làm tốt điều đó người
nghệ sĩ phải chọn được cơ hội và phải tôn trọng khoảnh khắc trong cuộc sống. Ngoài ra, người nghệ
sĩ phải có tính phát hiện, phải thể hiện được cái tôi của mình qua bức ảnh. … Vốn sống và năng lực
triết học là tiêu chí không thể thiếu đối với người nghệ sĩ”].
4.2. Phương pháp chụp
1. Vậy làm sao để chúng ta trở nên vô hình. Theo tôi, mỗi người trong chúng ta có một cách tiếp cận
đối tượng riêng. [Nhiếp ảnh gia Henri Cartier Bresson, cha đẻ của nghệ thuật ảnh đời thường trường
phái Decisive Moment-Khoảnh khắc quyết định, thường giấu máy ảnh trong một chiếc mùi soa. Một
số người thì lại tập để máy ảnh ngang hông, đoán tiêu cự không cần ngắm cứ thế chụp, có người thì
lại đứng tại một chỗ, rình rập điều sắp xảy ra ]

3
Do đó, bằng bất cứ cách chụp nào, khoảnh khắc và
sự tự nhiên trong Ảnh Đời thường là điều mà chúng ta muốn hướng tới.
2. Sử dụng ống kính có tiêu cự như những gì mắt ta nhìn thấy. Vậy, mắt chúng ta tương đương với
tiêu cự nào của ống kính? Theo tôi được biết, ở tiêu cự 50mm
4
ảnh chụp cho chúng ta góc nhìn
“tương đương” với mắt thường chúng ta nhìn thấy nhất. Bởi lẽ, ảnh không bị biến dạng so với tự
nhiên bằng tiêu cự góc rộng, hay xóa phông mờ mịt làm nổi chủ thể bằng tiêu cự tele. Nhưng mỗi
nhiếp ảnh gia có quan niệm riêng, miễn là chủ thể trong ảnh của họ không bị biến dạng theo “luật
phối cảnh” như mắt thường chúng ta nhìn thấy. Quan điểm của tôi là không nhất thiết phải chụp cố
định bằng tiêu cự nào. Điều quan trọng là: Làm thế nào để chúng ta có được một tác phẩm truyền
tải những thông tin cần thiết đến cho người xem, và tạo cho họ có cảm giác như đang ở trong bối
cảnh đó.
3. Làm thế nào để chúng ta thể hiện được tính chân thật của tác phẩm. Điều kiện tiên quyết là chúng
ta không được tham dự vào hành động đó với vai trò sắp đặt cho hành động đó diễn ra theo ý kiến
chủ quan của mỗi chúng ta. Và khi tôn trọng được điều này, chúng ta chỉ đóng vai trò trung gian để
ghi lại hành động đó một cách khách quan nhất.
4. Tác phẩm gây được “sự rung động” đến với người xem, chỉ khi chúng ta cùng có chung sự đồng
cảm (cùng nhịp đập) với độc giả. Sự trang bị kiến thức về xã hội và vốn sống, giúp cho chúng ta
“Ngộ” ra những giá trị then chốt đó. Và dần đạt đến “cảnh giới” trong việc truyền tải thông điệp một
cách có chủ đích. ;)

3
Theo blog.cinvea.com
4
Tham khảo thêm thông tin được tổng hợp ở đây
5. Định nghĩa: Ảnh đời thường
Qua những phân tích ở trên, chúng ta có thể đưa ra định nghĩa chung nhất về Thể loại Ảnh Đời
thường. Một tấm Ảnh Đời thường ĐẸP phải hội tụ các yếu tố:

- Là ảnh ghi lại những hoạt động của con người trong cuộc sống.
- Là ảnh mang tính tư liệu, nhưng truyền tải được nhiều thông tin và tạo ra sự rung cảm nhất định
đối với độc giả. Do đó, nó là “điểm sáng nhất” trong thể loại ảnh Tư liệu.
- Là ảnh lưu giữ các giá trị nhân bản. Hướng người xem tới mục đích hướng thiện, phù hợp với quan
niệm và truyền thống của xã hội.
- Là ảnh đạt đến sự hoàn thiện các tiêu chí đánh giá chung (về mặt kỹ thuật) trong nhiếp ảnh.
6. Kết luận
Nếu mỗi tiêu chí trong định nghĩa về Ảnh Đời thường được cho thang điểm 10, thì Ảnh Đời thường
Đẹp không nhất thiết phải đạt được 40 điểm. Mà quan trọng là tác phẩm đó có tạo được sự đồng
cảm và đọng lại trong tâm trí người xem hay không. Để đọng lại trong tâm trí người xem, tấm ảnh đó
phải bắt được khoảnh khắc giá trị. Thứ đến là giá trị nội dung mà nó mang lại, và cuối cùng là giá trị
sáng tạo trong góc máy. Cho nên, định nghĩa này chỉ nêu được những đặc điểm chung nhất của Ảnh
Đời thường, để chúng ta hiểu và không đi chệch hướng khi chụp.
Để hiểu sâu hơn và trang bị cho mình cách đánh giá về thể loại Ảnh Đời thường, phần tiếp theo sẽ
đưa ra các ví dụ cụ thể của các Nhiếp ảnh gia Việt Nam. Và qua đó, mỗi chúng ta tự thu nhận được
những kinh nghiệm riêng cho bản thân để tự mình có thể tạo ra những tác phẩm ĐẸP.

Phần 3: Giới thiệu ảnh của các nhiếp ảnh gia Việt Nam
Trong phần này, bằng các tác phẩm cụ thể. Tôi mong muốn tổng hợp lại dưới những đánh giá của tôi
ở từng yếu tố, góp phần làm thành công một tác phẩm.
1. Tinh tế và thông minh trong tiếp cận
Nghệ thuật tiếp cận: Nếu chúng ta chụp những đồ vật cố định, hoặc những người mẫu chuyên
nghiệp,… Khoảnh khắc chụp luôn rất quan trọng trong việc hình thành tác phẩm. Bởi nghệ thuật
Nhiếp ảnh là trò chơi của ánh sáng. Với Ảnh Đời thường cũng vậy, thậm chí là khó hơn. Điều đầu tiên
tôi muốn nói đến là cái nhìn của người được (bị) chụp đối với người đang ở trước họ (nhiếp ảnh gia):
-Họ có chấp nhận cho bạn ghi lại các hoạt động tự nhiên của họ hay không? Và thậm chí, -Nếu họ
đồng ý cho việc bạn ghi lại, thì hành động của họ có còn tự nhiên nữa hay không?. Đặt bản thân
mình vào hoàn cảnh đó, chúng ta thấy rằng, tiếp cận đối tượng và trở nên “vô hình” là điều mà
nhiếp ảnh gia phải cố gắng đạt được. Nhưng rõ ràng là chúng ta không thể “vô hình” . Vậy làm sao
để chúng ta hiện diện ở đó mà mọi việc vẫn tiến triển theo hiện tượng khách quan của nó vốn có?

Đó thật sự là kinh nghiệm và sự tinh tế trong nghệ thuật tiếp cận.
Ở ảnh này, nhiếp ảnh gia Na Sơn muốn người xem hút về cặp mắt của chủ thể trong ảnh – Người
nghệ sĩ xiếc-, Sự trầm ngâm của đối tượng được miêu tả một cách sống động qua ánh mắt. Điểm nổi
bậc của tấm ảnh là sự tự nhiên của nhân vật, không bị xao động bởi sự có mặt của nhiếp ảnh gia.

Rạp xiếc TW – Nason – Hà Nội – 05.2010
Cái nhìn tinh tế và sự nhạy bén:

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×