Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tranh Nguyễn Đình Đăng potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.95 KB, 6 trang )

Tranh Nguyễn Đình Đăng
Họa sĩ Nguyễn Đình Đăng sinh năm 1958 tại Hà Nội. Là một trong những thí sinh
đạt điểm cao nhất cả nước trong kỳ thi đại học năm 1975, ông được gửi đi học ở
nước ngoài. Ông chọn ngành vật lý và trường Đại học Tổng hợp Quốc gia
Mátxcơva. Sang Nga năm 1976, sau 6 năm học tập và nghiên cứu tại Khoa Vật lý,
ông tốt nghiệp Thạc sĩ Vật lý hạng xuất sắc năm 1982. Năm 1985, ông bảo vệ
thành công luận án tiến sĩ vật lý hạt nhân và năm 1989 ông bảo vệ thành công luận
án tiến sĩ khoa học toán-lý chuyên ngành lý thuyết vật lý hạt nhân. Là một nhà
khoa học với 2 bằng tiến sĩ nhưng trong ông luôn tồn tại song song một niềm đam
mê thứ hai: Hội họa. Ông bắt đầu vẽ từ khi mới lên 5 tuổi và kiên trì nuôi dưỡng
tình yêu của mình dành cho hội họa trong những ngày khó khăn khi đất nước ở
thời kỳ chiến tranh. Ông tự học hội họa, vẽ trực tiếp từ thiên nhiên, tĩnh vật, chân
dung các bạn học hay những người ông tình cờ gặp xung quanh. Trong thời gian
học tại Mátxcơva, ông thường xuyên lui tới chép tranh và tượng tại Bảo tàng Mỹ
thuật Puskin. Chính tại đây ông đã phát hiện cho mình các họa sĩ ấn tượng và hậu
ấn tượng. Ông dành khoảng 10 năm theo đuổi phương pháp của họ và phát hiện
qua kinh nghiệm bản thân những ưu điểm cũng như nhược điểm của lối tư duy và
vẽ này.
Trong thời gian về nước từ năm 1985 đến 1987, ông đã có dịp làm quen với giới
hội họa Hà Nội và được hai họa sĩ Mai Văn Hiến và Bùi Xuân Phái giới thiệu vào
Hội Nghệ sĩ Tạo Hình Việt nam (hiện là Hội Mỹ Thuật Việt Nam). Ông trở thành
hội viên Hội Mỹ thuật Việt Năm vào năm 1987. Họa sĩ được công chúng ngưỡng
mộ bởi các tác phẩm tranh siêu thực, được thể hiện bằng các nét vẽ kỹ thuật độc
đáo và chau chuốt. Tranh của ông có bố cục gọn ghẽ của một người làm khoa học,
nhưng vẫn mang những nét lãng mạn và ngẫu hứng của một tâm hồn nghệ sĩ.
Phong cách tranh ông chịu ảnh hưởng của danh họa Salvador Dali và đồng thời là
sự kết hợp giữa văn hóa phương Tây, đặc biệt là văn hóa Pháp mà có lẽ họa sĩ
được thừa hưởng từ gia đình mình với văn hóa Á Đông.

Trích lời phát biểu của giáo sư Akito Arima - Thượng nghị sỹ, nguyên Bộ trưởng
Văn hóa – Giáo dục – Khoa học – Công nghệ Nhật Bản, tại buổi khai mạc triển


lãm cá nhân tranh sơn dầu của họa sĩ Nguyễn Đình Đăng (5/1/2001, Sun Azalea
Exhibition Hall, Wako, Saitmá Nhật Bản):
" Ông Đăng là một thiên tài. Vừa là một nhà vật lý nổi tiếng quốc tế, ông lại còn
biết nhiều thứ tiếng, trong đó có tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Italia,
tiếng mẹ đẻ Việt Nam
Tôi biết hai nhà vật lý danh tiếng của Nhật cũng từng vẽ tranh là tiến sỹ
Torahiko Terada và tiến sỹ Minoru Oda. Tuy nhiên họ coi hội họa chỉ như một trò
tiêu khiển, có tác dụng giúp họ thư giãn giảm căng thẳng của nghiên cứu khoa học
và các trách nhiệm hành chính nặng nề. Tranh của họ không thể nào đem ra so
sánh với tranh của ông Đăng được. Ông Đăng coi hội họa như nghề nghiệp thứ
hai của mình. Tranh của ông Đăng hơn hẳn kể cả về giá trị nghệ thuật cũng như
trình độ chuyên nghiệp. Tôi nghĩ rằng không có một câu trả lời dễ dàng cho câu
hỏi: Một nhà vật lý có thể đồng thời làm họa sỹ được không? Trong trường hợp
của ông Đăng, tôi có thể nói rằng ông ấy chắc sẽ là một họa sỹ lớn trong khi đã là
một nhà vật lý xuất sắc "

Dưới đây xin được giới thiệu cụ thể hơn về tiểu sử nghệ thuật và nghiên cứu khoa
học của họa sĩ - tiến sĩ khoa học Nguyễn Đình Đăng.
1958: Sinh tại Hà Nội

1982: Thạc sỹ vật lý
(ĐHTH quốc gia Maxcơva, Maxcơva, Nga)

1985: Tiến sỹ (vật lý hạt nhân)
(ĐHTH quốc gia Maxcơva, Maxcơva, Nga)

1990: Tiến sỹ khoa học (vật lý hạt nhân)
(ĐHTH quốc gia Maxcơva, Maxcơva, Nga)

Tự học hội họa


1987: Hội viên hội Mỹ thuật Việt Nam

1990: Hội viện hội Mỹ thuật Hà Nội

1997 - 1999: Hội viên hội Nghệ thuật quốc tế


Các triển lãm cá nhân

2005: "The joy of imagination, BiCE, Caretta Shiodome (47th F), Tokyo, Nhật
bản,
October - November

2004: "Color and Line", Cafe & Gallery Kenya, Yurakucho, Tokyo, Nhật bản,
February 28 - March 13.

2002: Gallery Shiramizu Bijutsu, Ginza, Tokyo, Nhật bản, 31/1 – 9/2.

2001: Sun Azalea Hall, t/p Wako, tỉnh Saitama, Nhật bản, 5/10 – 11/10

1991: Nhà trển lãm 16 Ngô Quyền, Hà Nội

1987: Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị, Hà Nội

1983, 1984, 1985: Dubna (tỉnh Maxcơva, Nga)

1978,1979,1980: ĐHTHQG Maxcơva (Maxcơva, Nga)



Các triển lãm nhóm và triển lãm có hội đồng duyệt:

2004: 21 – 28 / 11: "Sixth Sense"
triển lãm nhóm sáu hoạ sỹ
Gallery Nike, Ginza, Tokyo

Sep. 1 - 16: 40th Shutai Exhibition
Tokyo Metropolitan Art Museum
(có hội đồng duyệt)

30/1 – 9/2: 39th Showakai Exhibition
Galerie Nichido (Ginza, Tokyo)
(có hội đồng duyệt)

2003: 1 – 15 / 9: 39th Individual Artists' Exhibition (Shutai ten),
Tokyo Metropolitan Art Museum
(có hội đồng duyệt)
Sau đó triển lãm tại Fine Art Museum tỉnh Aichi (Nagoya) 23/9 – 28/9,
và Fine Art Museum (Kyoto) 11/9 – 19/9

2002: 16 – 31 / 10: 70th Independent Exhibition,
Tokyo Metropolitan Art Museum
(có hội đồng duyệt)

2002: 21 -30 / 8: 27th International Art Exhibition,
Tokyo Metropolitan Art Museum

1997: Community Center of Wako-city,
Saitama – cùng với Mutsuko Sasaki (đồ họa vi tính)


1991: Mỹ thuật Thủ đô
(16 Ngô Quyền, Hà Nội)
(có hội đồng duyệt)

1991: Triển lãm mỹ thuật, tháng 6
do hội MTVN tổ chức tại 16 Ngô Quyền, Hà Nội
(có hội đồng duyệt)

1991: "Xuân 91" (hội MTHN, 19 Hàng Buồm, Hà Nội)
(có hội đồng duyệt)

1990: Triển lãm Mỹ thuật Toàn quốc
(có hội đồng duyệt)

1988: Triển lãm mùa Xuân
do hội MTVN tổ chức tại 16 Ngô Quyền, Hà Nội
(có hội đồng duyệt)

1987:Triển lãm quốc tế hội hoạ và đồ họa
(Bảo tàng MTVN)
(có hội đồng duyệt)

1982,1986,1987: Hội MTHN (19 Hàng Buồm, Hà Nội)
(có hội đồng duyệt)


Được mời thuyết trình:

2001: Thuyết trình về "Lựa chọn trở thành họa sỹ"
tại ĐHTH Texas tại Dallas (Dallas, Texas, USA, 8/6)

(Xem Dallas Business Journal (8/6/2001)),
ĐHTH Đức Bà
(South Bend, Indiana, USA, 15/6),
và ĐHTH bang Michigan
(East Lansing, Michigan, USA, 18/6)

1986: khóa giảng về kỹ thuật vẽ sơn dầu tại CLB hội họa Cung Văn hóa Lao động
Hữu nghị - Hà Nội


Được tặng thưởng:

2004: Huy chương Vì sự nghiệp mỹ thuật Việt Nam
2003: Giai tác Tác gia (Tác giả có tác phẩm đẹp)
(Shutai Art Association - Tokyo)

×