Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Viêm tụy - Khi nào cần đi khám bệnh pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (158.24 KB, 7 trang )

Viêm tụy - Khi
nào cần đi khám
bệnh

KHI NÀO CẦN ĐI KHÁM BỆNH
Trong hầu hết các trường hợp đau và nôn xuất hiện cùng với viêm tụy là
triệu chứng đủ nặng để khiến bạn đi khám bệnh. Khi gặp bất kỳ triệu chứng
nào sau đây, bạn nên đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt:
 Không uống thuốc, uống nước và ăn được do buồn nôn hoặc nôn.
 Đau bụng dữ dội không giảm với những thuốc giảm đau thông
thường
 Khó thở
 Đau kèm theo sốt và ớn lạnh, nôn kéo dài, hoa mắt, chóng mặt,
hoặc mệt mỏi.
 Đau kèm với những vấn đề về sức khỏe khác, chẳng hạn như có
thai.
Bác sĩ có thể sẽ khuyên bệnh nhân đến phòng cấp cứu ở bệnh viện. Nếu
bệnh nhân không thể liên lạc được với bác sĩ hoặc triệu chứng trở nên nặng
hơn sau khi khám bệnh, cần phải đến phòng cấp cứu ngay lập tức.
KHÁM VÀ CÁC XÉT NGHIỆM
Khi các bác sĩ nghi ngờ bạn bị viêm tụy, bạn sẽ được hỏi những câu hỏi về
triệu chứng của mình, lối sống và thói quen cùng với tiền sử bệnh và tiền sử
các phẫu thuật mà bạn đã trải qua. Dựa trên những câu trả lời của bạn và kết
quả khám lâm sàng sẽ giúp bác sĩ loại trừ những bệnh lý khác và chú ý đến
chẩn đoán chính xác nhất.
Hầu hết các trường hợp cần phải làm các xét nghiệm. Những xét nghiệm
nhằm kiểm tra những khả năng khác nhau, bao gồm:
 Chức năng tụy, gan và thận (gồm nồng độ amylase tụy và lipase)
 Dấu hiệu của nhiễm trùng
 Công thức máu đánh giá dấu hiệu thiếu máu.
 Xét nghiệm có thai


 Đường huyết, ion đồ (mất cân bằng ở chỉ số này gợi ý tình trạng
mất nước) và nồng độ canci
Kết quả các xét nghiệm máu có thể không giúp được cho chẩn đoán nếu tụy
vẫn tiết ra dịch tụy và insulin
Chẩn đoán hình ảnh cần thiết để kiểm ra những biến chứng của viêm tụy
trong đó có sỏi mật:
 X –quang được đề nghị để tìm những biến chứng của viêm tụy
cũng như những nguyên nhân khác gây ra sự khó chịu cho bệnh nhân.
 CT scan tương tự như x quang nhưng cho nhiều chi tiết hơn. CT
scan có thể thấy được hình ảnh tụy và những biến chứng có thể xảy ra
của viêm tụy ở mức độ chi tiết hơn so với phim X – quang. CT scan có
thể làm nổi bật được hình ảnh viêm hoặc sự phá hủy của tụy.
 Siêu âm là phương pháp rất tốt để kiểm tra túi mật, ống dẫn mật,
gan tụy và ruột non.
 Phương pháp này cho thấy rõ những bất thường của hệ mật
gồm sỏi và những dấu hiệu của viêm hoặc nhiễm trùng.
 Siêu âm dùng những sóng âm không gây đau để tạo nên
những hình ảnh của các cơ quan trong cơ thể bằng cách dùng một đầu
dò trượt trên bụng bệnh nhân. Đầu dò sẽ phát ra sóng âm và sẽ được
phản hồi lại khi gặp những cơ quan khác nhau trong ổ bụng, sau đó
những tín hiệu phản hồi sẽ được máy vi tính xử lý để cho ra hình ảnh.
Phương pháp này cũng được dùng để khảo sát tình trạng thai nhi ở các
thai phụ.
 Nội soi mật tụy ngược dòng (Endoscopy retrograde
cholangiopancreatography – ERCP) là một phương pháp hình ảnh học
sử dụng một ống nội soi (một ống mỏng, dẻo với camera nhỏ ở đầu) để
khảo sát tụy và những cấu trúc xung quanh.
 ERCP thường được sử dụng trong những trường hợp viêm
tụy mạn tính hoặc trong trường hợp viêm tụy do sỏi túi mật.
 Để thực hiện ERCP, đầu tiên bệnh nhân sẽ được cho an

thần. Sau khi dùng thuốc an thần, một ống nội soi được đưa vào miệng
qua dạ dày xuống ruột non. Sau đó thuốc cản quang sẽ được bơm vào
các ống nối gan, túi mật và tụy với nhau (ống mật). Chất cản quang giúp
cho bác sĩ thấy dễ dàng sỏi hoặc những dấu hiệu tổn thương của các cơ
quan. Trong một số trường hợp, sỏi có thể được lấy ra trong lúc nội soi.
ĐIỀU TRỊ
Chăm sóc tại nhà
Trong hầu hết các trường hợp, tự điều trị tại nhà không đủ để chữa khỏi
viêm tụy. Bệnh nhân có thể có những biện pháp tự điều trị để giúp mình cảm
thấy đỡ hơn trong những đợt cấp nhưng hầu hết bệnh nhân đều có thể tiếp
tục bị những đợt cấp kế tiếp cho đến khi những nguyên nhân thật sự gây ra
những triệu chứng trên được điều trị một cách thích đáng. Nếu triệu chứng
nhẹ, bạn có thể theo những phương pháp phòng ngừa sau:
 Ngưng tất cả các chất có cồn như rượu, bia
 Tránh những thức ăn có nhiều dầu mỡ, sữa bò, phô mai. Những
thức ăn này có thể làm quá trình viêm tiến triển nặng hơn.
 Sử dụng những thuốc giảm đau thông thường không cần kê toa.
Thuốc
Thuốc thường được tập trung dùng để làm giảm nhẹ các triệu chứng và
phòng ngừa tình trạng xấu đi của tụy. Một số biến chứng của cả viêm tụy
cấp lẫn mạn đều có thể cần phải phẫu thuật hoặc truyền máu.
Điều trị viêm tụy cấp
Trong viêm tụy cấp, việc lựa chọn điều trị được dựa vào độ nặng của cơn
bệnh. Nếu không có biến chứng, điều trị thường nhằm làm giảm triệu chứng
và nâng cao thể trạng để tụy có thể hồi phục lại .
 Hầu hết những bệnh nhân đang trong cơn viêm tụy cấp được đề
nghị nhập viện
 Những bệnh nhân khó thở sẽ được cho thở oxy
 Lập đường truyền tĩnh mạch, thường ở cẳng tay để có thể truyền
thuốc và dịch qua đường này. Dịch được cung cấp để bù vào lượng nước

đã mất do nôn hoặc bệnh nhân không uống nước được. giúp bệnh nhân
cảm thấy khỏe hơn.
 Nếu cần thiết, bệnh nhân sẽ được cho thuốc chống nôn và giảm
đau.
 Kháng sinh được sử dụng nếu bác sĩ nghi ngờ có nhiễm trùng.
 Không được ăn hay uống bằng đường miệng trong vòng vài ngày
để cho ruột có thời gian được nghỉ ngơi. Bằng cách này, ống tiêu hóa và
tụy sẽ có cơ hội để bắt đầu hồi phục.
 Một số bệnh nhân sẽ cần phải sử dụng ống sond mũi-dạ dày. Ống
sond mũi-dạ dày là một ống nhựa dẻo được đặt xuyên qua mũi để đi
xuống dạ dày để hút dịch dạ dày ra ngoài giúp ruột có thể nghỉ ngơi và
tụy có thời gian hồi phục.
 Nếu cơn đau kéo dài hơn vài ngày, thức ăn có thể sẽ được cung
cấp qua đường tĩnh mạch.
Điều trị viêm tụy mạn
Trong viêm tụy mạn, điều trị chú ý vào giảm đau và tránh làm nặng thêm
tình trạng của tụy. Những điều trị khác giúp làm tăng khả năng ăn và tiêu
hóa của bệnh nhân.
 Trừ phi có những biến chứng nặng hoặc trải qua những giai đoạn
nguy kịch, nếu không, bệnh nhân có thể không cần phải ở lại bệnh viện.
 Thuốc giảm đau trong trường hợp đau nặng.
 Chế độ ăn giàu carbonhydrate it béo và chia nhỏ bữa ăn thành
nhiều lần có thể ngăn không cho tình trạng của tụy tiến triển xấu đi. Nếu
bệnh nhân cảm thấy rắc rối khi thực hiện chế độ ăn này, các enzyme tụy
sẽ được cung cấp cho bệnh nhân dưới dạng thuốc viên để giúp tiêu hóa
thức ăn.
 Bệnh nhân được chẩn đoán viêm tụy mãn sẽ được đề nghị ngưng
uống rượu hoàn toàn.
 Nếu tụy không sản xuất đủ insulin để điều hòa lượng đường trong
máu, có thể cần phải sử dụng đến insulin theo đường chích.

Phẫu thuật
Nếu nguyên nhân của viêm tụy là do sỏi mật, có thể cần phải phẫu thuật đề
cắt túi mật và lấy sỏi ra ngoài.
Nếu xuất hiện những biến chứng (tổn thương tụy lan rộng, chảy máu, nang
giả tụy, hoặc áp xe), cần phải phẫu thuật để dẫn lưu, sữa chữa hoặc lấy đi
những mô bị ảnh hưởng.
NHỮNG BƯỚC TIẾP THEO
Những khuyến cáo sau đây có thể giúp phòng ngừa những đợt cấp kế tiếp
hoặc làm cho tình trạng không trở nên nặng hơn:
 Không uống những chất có cồn
 Chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ. Nếu cảm thấy đợt cấp sắp quay
lại, tránh không ăn những thức ăn đặc trong vài ngày để tụy có thời gian
lành lại.
 Chế độ ăn có nhiều carbonhyrate và ít chất béo.
Phòng ngừa
Không uống rượu bia hoàn toàn là cách duy nhất để giảm nguy cơ bị những
cơn viêm tụy mới, ngăn không cho tụy bị viêm nặng hơn và ngăn không cho
biết chứng tiến triển có thể rất nặng hoặc thậm chí là gây nguy cơ tử vong.
Tiên lượng
Hầu hết những bệnh nhân viêm tụy cấp có thể hồi phục hoàn toàn. Tụy sẽ
hoạt động lại bình thường mà không để lại những biến chứng lâu dài. Tuy
nhiên, nếu nguyên nhân không được loại trừ thì viêm tụy có thể tái phát.
5% - 10% bệnh nhân có thể bị viêm tụy nặng ảnh hưởng đến tính mạng và
có thể để lại những biến chứng sau hoặc thậm chí là tử vong vì chúng:
 Suy thận
 Khó thở
 Đái tháo đường
 Tổn thương não
Viêm tụy mạn không khỏi hoàn toàn giữa các cơn. Mặc dù các triệu chứng
tương tự như viêm tụy cấp nhưng mức độ nghiêm trọng của viêm tụy mạn

thì lại cao hơn do những tổn thương của tụy vẫn tiếp tục tiến triển. Những
tổn thương tiến triển của tụy có thể dẫn đến những biến chứng sau:
 Chảy máu trong hoặc xung quanh tụy: viêm đang tiến triển và
những tổn thương các mạch máu xung quanh tụy có thể dẫn đến chảy
máu. Chảy máu nhanh có thể gây nguy hiểm cho tính mạng. Chảy máu
rỉ rả thường dẫn đến giảm số lượng các tế bào máu (thiếu máu).
 Nhiễm trùng: hiện tượng viêm tiếp diễn có thể làm mô bị tổn
thương bị nhiễm trùng. Nhiễm trùng có thể tạo thành ổ áp xe và rất khó
điều trị nếu không phẫu thuật.
 Nang giả tụy: những túi nhỏ chứa đầy dịch có thể hình thành bên
trong tụy. Những túi này có thể bị nhiễm trùng hoặc vỡ vào trong
khoang bụng dưới gây nên một tình trạng nhiễm trùng nặng được gọi là
viêm phúc mạc.
 Bệnh lý về đường hô hấp: những chất hóa học thay đổi trong cơ
thể có thể ảnh hưởng đến phổi làm giảm lượng oxy mà phổi có thể hấp
thu được từ không khí mà người bệnh hít vào. Nồng độ oxy trong máu
giảm xuống thấp hơn bình thường (giảm oxy máu).
 Suy tụy: Tụy có thể bị tổn thương nặng đến mức có thể mất đi
những chức năng bình thường của chúng. Sự tiêu hóa thức ăn và sự điều
chỉnh nồng độ đường trong máu – vốn là những chức năng quan trọng
của tụy – có thể bị ảnh hưởng. Đái tháo đường và sụt cân là kết quả rất
thường gặp.
 Ung thư tụy: Viêm tụy mạn tính có thể thúc đẩy sự phát triển của
những tế báo bất thường bên trong tụy và có thể trở thành ung thư. Tiên
lượng của ung thư tụy rất xấu.

×