Tải bản đầy đủ (.pdf) (31 trang)

báo cáo thực tập tại trung tâm tần số vô tuyến điện khu vực V

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (667.82 KB, 31 trang )

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

MỞ ĐẦU
Phổ tần số vô tuyến điện là nguồn tài nguyên thiên nhiên hữu hạn và quý giá.
Việc quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên này có ý nghĩa hết sức quan
trọng đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Trong những năm đầu của thập
kỷ 90, thông tin vơ tuyến điện trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng đã có
sự phát triển rất mạnh mẽ, đặc biệt là sự ra đời và phát triển nhanh chóng của các hệ
thống thơng tin di động tế bào. Trong các lĩnh vực hàng không, hàng hải, phát thanh
truyền hình, thiên văn, khí tượng, khoa học, cơng nghiệp và y tế... thơng tin vơ
tuyến điện và sóng vơ tuyến điện cũng được ứng dụng hết sức rộng rãi. Trong đó
Cục Tần số vơ tuyến điện đóng vai trị quan trọng về quản lý tần số, tạo ra tiền đề
về pháp lý và tổ chức để quản lý thống nhất và có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên
nhiên quý hiếm này.
Trong suốt thời gian thực tập tại Trung tâm kiểm soát tần số khu vực 5 em đã
được làm quen và tiếp xúc với các thiết bị kiểm soát tần số cùng với sự giúp đỡ hết
sức nhiệt tình, chu đáo của ban giám đốc, các cán bộ kỹ thuật của phịng kiểm sốt
và phịng xử lý. Em xin chân thành cảm ơn ban giám đốc, các kỹ thuật viên, những
người đã dạy bảo và giúp đỡ em hoàn thành tốt đợt thực tập này.
Thời gian, địa điểm, mục đích và yêu cầu của đợt thực tập:
1. Thời gian, địa điểm thực tập
Thời gian: từ 09/08/2010 đến ngày 03/10/2010
Địa điểm: Trung tâm kiểm soát tần số khu vực 5
2. Mục đích của đợt thực tập
- Giúp sinh viên làm quen với các thiết bị và các công việc liên quan đến
các lĩnh vực chuyên ngành thông tin VTĐ hàng hải và điện tử viễn thơng
ngồi thực tế sản xuất.
- Với những kiến thức và những hiểu biết về lý thuyết đã được học trong
trường, giúp sinh viên vận dụng và kiểm nghiệm trong thực tế sản xuất
thông qua các công việc hoặc các sản phẩm cụ thể trong thực tế dưới sự
hướng dẫn của các cơ sở thực tập hoặc của giáo viên.


- Giúp sinh viên làm quen với môi trường sản xuất, rèn luyện tác phong
công nghiệp và ý thức tổ chức kỷ luật trong thực tế sản xuất.
3. Nội dung của đợt thực tập

Sinh viªn: Ngun Thanh Bình
Trang:1
Lớp: ĐTV 47 ĐH


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
- Tìm hiểu làm quen và trực tiếp tiến hành khai thác vận hành và sử dụng
các thiết bị trong lĩnh vực thông tin VTĐ và điện tử viễn thơng.
- Tìm hiểu, làm quen và nếu có thể tiến hành khai thác, vận hành, và thực
tập quy trình sử dụng các thiết bị thực tập.
- Thu thập, đọc và hiểu các tài liệu, hồ sơ kỹ thuật của các thiết bị ĐT-VT
mà cơ sở thực tập đang sử dụng, khai thác. Từ đó đối chiếu với các thiết
bị thực tế đang sử dụng, khai thác để hiểu chi tiết và giải thích được đầy
đủ nguyên lý hoạt động của các thiết bị đó.
4. Yêu cầu của đợt thực tập
- Sinh viên phải có kiến thức, hiểu biết khai quát về cơ sở thực tập (trong
lĩnh vực chuyên ngành của sinh viên) như: chức năng, nhiệm vụ, bố trí
các trang thiết bị (chuyên ngành), đặc điểm hoạt động, cấu trúc hệ
thống…
- Sau đợt thực tập, sinh viên phải nắm vững được nguyên lý hoạt động,
quy trình khai thác, bảo trì bảo dưỡng cũng như các tính năng kỹ thuật
của các trang thiết bị chuyên ngành điện tử-viễn thông tại cơ sở sinh
viên thực tập.
- Sinh viên phải có kỹ thuật nhất định về sửa chữa, khắc phục sự cố và lắp
đặt các thiết bị điện tử-viễn thông (đối với các sinh viên thực tập tại cơ
sở sửa chữa, lắp đặt thiết bị).

- Sinh viên phải thu thập được các tài liệu kỹ thuật có liên quan để phục
vụ cho việc bảo vệ thực tập và làm đồ án tốt ngiệp sau này.
- Cuối đợt thực tập sinh viên phải viết báo cáo thực tập và bảo v thc tp.

Sinh viên: Nguyễn Thanh Bình
Trang:2
Lớp: ĐTV 47 §H


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TRUNG TÂM TẦN SỐ VÔ TUYẾN ĐIỆN

KHU VỰC V
1. Cục tần số
Cục tần số vô tuyến điện là tổ chức thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, thực
hiện chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quản lý
nhà nước và tổ chức thực thi nhiệm vụ quản lý nhà nước chuyên ngành về tần số vô
tuyến điện trên phạm vi cả nước.
1.1. Sơ đồ tổ chức
Sơ đồ tổ chức của Cục tần số như sau:

1.2. Chức năng:
Tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quản lý nhà nước và
tổ chức thực thi nhiệm vụ quản lý nhà nước chuyên ngành về tần s vụ tuyn in

Sinh viên: Nguyễn Thanh Bình
Trang:3
Lớp: ĐTV 47 §H



BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
trên phạm vi cả nước

1.3.
Nhiệm vụ và quyền hạn:
- Trình Bộ ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về tần số VTĐ, quỹ đạo
vệ tinh, tương thích điện từ,
- Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về tần số vô tuyến điện,
quỹ đạo vệ tinh; thông tin tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về tần số
vô tuyến điện; hướng dẫn nghiệp vụ cho các Sở Thông tin và Truyền thơng
- Cấp, gia hạn, tạm đình chỉ, thu hồi và quản lý các loại giấy phép tần số vô
tuyến điện và sử dụng quỹ đạo vệ tinh
- Hợp tác quốc tế về kỹ thuật, nghiệp vụ tần số vơ tuyến điện
- Kiểm sốt việc phát sóng vơ tuyến điện
- Kiểm tra thiết bị vô tuyến điện
- Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật
- Thu, quản lý và sử dụng phí, lệ phí v tn s vụ tuyn in

Sinh viên: Nguyễn Thanh Bình
Trang:4
Lớp: §TV – 47 §H


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
- Tổ chức và quản lý việc cung cấp các dịch vụ công
2. Trung tâm tần số vô tuyến điện khu vực V

Trung tâm Tần số vô tuyến điện khu vực V là đơn vị thuộc Cục Tần số vô
tuyến điện thực hiện chức năng giúp Cục trưởng thực thi nhiệm vụ quản lý nhà

nước chuyên ngành về tần số vô tuyến điện trên địa bàn 6 tỉnh, thành phố: Hải
Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Nam Định, Quảng Ninh và Thái Bình.
2.1.

Trụ sở chính

- Địa chỉ liên hệ: Số 783 Tôn Đức Thắng, phường Sở Dầu, quận Hồng Bàng,
thành phố Hải Phòng.
-

Điện thoại: 031.33827420 / Fax: 031.33827857
E.mail:
2.2.

Sơ đồ tổ chức

Sơ đồ tổ chức của Trung tâm Tần số vô tuyến điện khu vực 5 như sau:

Trung tâm Tần
số vơ tuyến
điện khu vực 5

Phịng Hành
chính – Tổng
hợp

Phịng Nghiệp
vụ

Phịng Kiểm

tra – Xử lý

Đài Kiểm sốt
vơ tuyến điện

Trung tâm gồm có 7 trạm, được phân thành 3 loại như sau:
- Trạm kiểm sốt trung tâm: có 1 đài đặt tại Hải Phịng.
- Trạm kiểm sốt cố định loại 1: gồm có 2 đài, đặt tại Hải Dương và Đơng
Hưng (Thái Bình).
- Trạm kiểm sốt cố định loại 2(trạm điều khiển từ xa): gồm có 4 đài, đặt tại
Xn Trường (Nam Đinh), Móng Cái, Hịn Gai, Cửa Ơng (Qung Ninh).

Sinh viên: Nguyễn Thanh Bình
Trang:5
Lớp: ĐTV 47 ĐH


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
2.3.

Chức năng của Trung tâm

Giúp Cục trưởng thực thi nhiệm vụ quản lý nhà nước chuyên ngành về tần số
vô tuyến điện trên địa bàn.
2.4.

Nhiệm vụ của Trung tâm

Trung tâm Tần số vô tuyến điện khu vực V thực hiện những nhiệm vụ, quyền
hạn sau:


1. Hướng dẫn nghiệp vụ và phối hợp với các Sở Thông tin và Truyền thông
và các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan trên địa bàn quản lý của Trung tâm
thực hiện công tác quản lý tần số vô tuyến điện;

2. Kiểm tra, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân sử dụng tần số và thiết bị phát
sóng vô tuyến điện trên địa bàn quản lý của Trung tâm về việc chấp hành pháp luật,
quy định quản lý tần số của Nhà nước;

3. Tiếp nhận, hướng dẫn hoàn thiện thủ tục, hồ sơ xin cấp giấy phép tần số
vô tuyến điện, thực hiện một số nhiệm vụ về ấn định tần số và cấp giấy phép theo
phân công, phân cấp của Cục Tần số vô tuyến điện;

4. Kiểm soát trên địa bàn quản lý của Trung tâm việc phát sóng vơ tuyến
điện của các đài phát trong nước, các đài nước ngồi phát sóng đến Việt Nam thuộc
các nghiệp vụ thông tin vô tuyến điện theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều
ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;

5. Đo các thông số kỹ thuật của các đài phát sóng thuộc các nghiệp vụ vơ
tuyến điện và các nguồn phát sóng vơ tuyến điện khác. Tổng hợp số liệu kiểm soát
và số liệu đo được để phục vụ cho công tác quản lý tần số;

6. Kiểm tra hoạt động và các loại giấy phép, chứng chỉ có liên quan đối với
các thiết bị phát sóng vơ tuyến điện đặt trên tàu bay, tàu biển và các phương tiện
giao thơng khác của nước ngồi vào, trú đậu tại các cảng hàng không, cảng biển,
bến bãi trên địa bàn quản lý của Trung tâm;

7. Tham gia các chương trình kiểm sốt phát sóng vơ tuyến điện quốc tế và
các hoạt động về kỹ thuật nghiệp vụ của Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU) và các
tổ chức quốc tế liên quan khác theo quy định của Cục Tần số vô tuyến điện;


8. Phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật về tần số vô tuyến in v x lý
Sinh viên: Nguyễn Thanh Bình
Trang:6
Lớp: ĐTV 47 §H


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
theo quy định của pháp luật trên địa bàn quản lý của Trung tâm;

9. Điều tra, xác định các nguồn nhiễu và xử lý can nhiễu vơ tuyến điện có hại
theo quy định của pháp luật; tạm thời đình chỉ hoạt động của máy phát vô tuyến
điện của các tổ chức, cá nhân vi phạm quy định sử dụng tần số vô tuyến điện, gây
can nhiễu có hại theo phân cấp của Cục Tần số vô tuyến điện; lập hồ sơ để Cục Tần
số vô tuyến điện khiếu nại các can nhiễu do nước ngoài gây ra cho các nghiệp vụ vô
tuyến điện của Việt Nam hoạt động trên địa bàn quản lý của Trung tâm theo quy
định quốc tế;

10.

Tham gia nghiên cứu xây dựng, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy

định về quản lý tần số vô tuyến điện;

11.

Thực hiện thu các khoản phí, lệ phí tần số vơ tuyến điện và các

khoản thu khác theo phân công của Cục Tần số vô tuyến điện;


12.

Quản lý về tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức, tài sản, hồ sơ, tài

liệu của Trung tâm theo quy định của pháp luật, của Bộ Thông tin và Truyền thông
và phân cấp của Cục Tần số vô tuyến điện;

13.

Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác do Cục trưởng Cục Tần

số vơ tuyến điện giao.

Sinh viªn: Nguyễn Thanh Bình
Trang:7
Lớp: ĐTV 47 ĐH


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

II.

TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ VÀ QUY HOẠCH TẦN SỐ

1. Quản lý tần số
1.1.

Vì sao phải quản lý tần số vô tuyến điện

Tần số vô tuyến điện là tần số nằm trong dải từ 30kHz đến 300GHz, truyền

lan trong khơng gian khơng có ống dẫn sóng nhân tạo.
Tại sao phải quản lý tần số:
-

Do tần số là tài nguyên quý hiếm và hữu hạn của mỗi quốc gia.

-

Để sử dụng có hiệu quả và tiết kiệm nguồn tài nguyên này

-

Đảm bảo an ninh quốc gia

1.2.

Tài nguyên viễn thông

Tài nguyên viễn thông được chia thành 3 loại chính gồm:
-

Kho số điện thoại

Kho số điện thoại của mỗi quốc gia có độ dài từ 13 – 16 số (với Việt Nam là
16 số), trong đó:

Sinh viªn: Ngun Thanh Bình
Trang:8
Lớp: ĐTV 47 ĐH



BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
+

mã quốc gia: 1 – 3 số. Mã quốc gia của Việt Nam: 84

+ mã vùng: 2-3 số
+ số điện thoại
-

Tên miền Internet

Tên miền Internet là thương hiệu của người sử dụng, đại diện cho các nguồn
tài nguyên trên Internet được địa chỉ hóa bằng số.
Tên miền được tạo thành từ các nhãn không rỗng phân cách nhau bằng dấu
chấm (.); những nhãn này giới hạn ở các chữ cái ASCII từ a đến z (không phân biệt
hoa thường), chữ số từ 0 đến 9, và dấu gạch ngang (-), kèm theo những giới hạn về
chiều dài tên và vị trí dấu gạch ngang. Đó là dấu gạch ngang không được xuất hiện
ở đầu hoặc cuối của nhãn, và chiều dài của nhãn nên trong khoảng từ 1 đến 63 và
tổng chiều dài của một tên miền không được vượt quá 255.
Hạn chế của tên miền là không cho phép sử dụng nhiều ký tự thường thấy
trong các ngôn ngữ không phải tiếng Anh, và khơng có các ký tự nhiều byte trong
đa số ngơn ngữ châu Á.
-

Phổ tần số vô tuyến điện.

2. Quy hoạch tần số
2.1.


Quy hoạch tần số là gì?

Quy hoạch phổ tần số VTĐ quốc gia quốc gia là phương án phân chia phổ tần
số VTĐ thành các băng tần dành cho các nghiệp vụ theo từng thời kỳ và quy định
điều kiện để thiết lập trật tự khai thác, sử dụng tối ưu phổ tần số VTĐ trên phạm vi
cả nước.
Quy hoạch phổ tần số VTĐ cho các nghiệp vụ là phân chia dải tần từ 9KHz
đến 400GHz thành các băng tần nhỏ và quy định mục đích, điều kiện sử dụng các
băng tần đó.
Các nghiệp vụ chủ yếu gồm: Cố định, lưu động, quảng bá (Phát thanh và
truyền hình), hàng không, hàng hải, dẫn đường, định vị, vệ tinh, phát chuẩn,...
Quy hoạch theo kênh là phân chia một số băng tần thành các nhóm kênh tần số
cụ thể cho các hệ thống VTĐ cụ thể theo quy hoạch phổ tần VTĐ cho các nghiệp vụ
để đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật.
Quy hoạch theo vùng là thiết lập các vùng tái sử dụng tần số trong dải sóng

Sinh viªn: Ngun Thanh Bình
Trang:9
Lớp: ĐTV 47 ĐH


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
cực ngắn để nâng cao hiệu quả sử dụng phổ tần số, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển
của ngành viễn thông, phát thanh, truyền hình.
2.2.

Mục đích của quy hoạch

Phổ tần số VTĐ là nguồn tài nguyên thiên nhiên quý hiếm. Việc sử dụng, khai
thác và quản lý phổ tần số VTĐ phải đạt được hiệu quả, hợp lý, tiết kiệm và bảo vệ

được chủ quyền của quốc gia.
Cùng với qui hoạch phát triển ngành Bưu chính viễn thơng, qui hoạch phổ tần
số VTĐ của Việt Nam cho các nghiệpvụ góp phần vào việc phát triển mạng thông
tin VTĐ theo hướng hiện đại, đồng bộ và ổn định lâu dài, phù hợp với xu hướng
phát triển của quốc tế, đáp ứng các nhu cầu về thông tin phục vụ phát triển kinh tếxã hội, quốc phòng và an ninh, tạo cơ sở cho việc xã hội hố thơng tin vào đầu thế
kỷ 21.
Quy hoạch phổ tần số VTĐ cho các nghiệp vụ là nội dung quan trọng nhất, là
cơ sở để các Bộ, Ngành định hướng sử dụng và đầu tư trang bị kỹ thuật VTĐ, là cơ
sở để tiến hành các bước quy hoạch chi tiết.
Việc qui hoạch tần số vơ tuyến điện có thể được ví như việc phân luồng giao
thơng ở đó dải tần số vô tuyến điện được phân ra thành các đoạn băng tần nhỏ hơn
được phục vụ cho một hoặc một số nghiệp vụ nhất định chẳng hạn như băng tần
dành cho thơng tin di động, truyền hình, an ninh quốc phịng, hàng khơng, taxi, . . .
Việc phân chia như vậy sẽ tránh được can nhiễu, và sử dụng hiệu quả thiết bị vô
tuyến điện.
2.3.

Cơ sở để quy hoạch tần số

Cơ sở để quy hoạch tần số như sau :
+ Nhà nước thống nhất quản lý về tần số và máy phát VTĐ
+ Quản lý và khai thác phổ tần số VTĐ có hiệu quả, hợp lý, tiết kiệm, bảo đảm
quyền lợi và chủ quyền của quốc gia.
+ Đảm bảo an tồn thơng tin và an ninh quốc gia.
+ Phù hợp với các quy định về phân chia tần số cho các nghiệp vụ thông tin
VTĐ của Tổ chức Liên minh viễn thơng quốc tế (ITU).
+ Tính đến các đặc thù sử dụng phổ tần số VTĐ của Việt Nam hiện nay, đảm
bảo việc chuyển đổi từ hiện trạng sang quy hoạch mới với chi phí ít nhất,
khơng làm ảnh hưởng đến hoạt động của các mạng thông tin quan trng ca
quc gia.


Sinh viên: Nguyễn Thanh Bình
Trang:10
Lớp: ĐTV – 47 §H


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
+ Ưu tiên dành băng tần cho các công nghệ mới và đáp ứng nhu cầu về băng
tần VTĐ cho các nghiệp vụ ở Việt Nam trong thời gian từ 10 đến 15 năm tới.
+ Dành riêng một số băng tần cho an ninh, quốc phịng theo tỷ lệ phù hợp với
nhiệm vụ chính trị của đất nước trong từng giai đoạn.
2.4.

Quy hoạch phổ tần số được thực hiện như thế nào?

Thực hiện quy hoạch được quy định chi tiết tại điều 6, nghị định 24/2004 như
sau:
1. Nghiêm cấm việc sản xuất, nhập khẩu hoặc sử dụng thiết bị vô tuyến điện,
thiết bị ứng dụng sóng vơ tuyến điện tại Việt Nam trái với quy hoạch (trừ thiết bị
thuộc diện tạm nhập tái xuất; thiết bị được sản xuất để xuất khẩu; thiết bị để giới
thiệu công nghệ trong triển lãm, hội chợ).
2. Các quy hoạch phát triển điện tử, viễn thông, phát thanh, truyền hình và quy
hoạch phát triển kinh tế - xã hội khác có liên quan đến việc sử dụng tần số vơ tuyến
điện trước khi trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phải được Bộ Bưu chính, Viễn
thơng thẩm định về phần tần số vô tuyến điện.
3. Đối với các thiết bị vô tuyến điện và mạng lưới viễn thông sử dụng tần số
vô tuyến điện từ trước khi Quy hoạch có hiệu lực mà khơng phù hợp với Quy
hoạch, Bộ Bưu chính, Viễn thơng quy định cụ thể biện pháp, thời hạn chuyển đổi
thiết bị, tần số để phù hợp với Quy hoạch và điều kiện sử dụng thực tế của Việt
Nam theo nguyên tắc:

a) Trường hợp thiết bị có khả năng điều chỉnh về làm việc ở tần số theo quy
hoạch mà khơng cần kinh phí chuyển đổi, tổ chức, cá nhân phải làm thủ tục chuyển
đổi theo thời hạn quy định tại Quy hoạch.
b) Trường hợp thiết bị khơng có khả năng điều chỉnh về làm việc ở tần số theo
quy hoạch hoặc thiết bị có khả năng điều chỉnh tần số nhưng cần kinh phí chuyển
đổi:
- Ở các băng tần, khu vực có nhu cầu thấp trong việc sử dụng tần số, tổ chức,
cá nhân được phép khai thác đến hết thời gian khấu hao thiết bị, nhưng khơng q
07 năm kể từ ngày Quy hoạch có hiệu lực, hoặc cho đến khi Bộ Bưu chính, Viễn
thơng yêu cầu ngừng khai thác vì lý do can nhiễu.
Việc thay thế thiết bị do bị hỏng hoặc mở rộng mạng không làm thay đổi thời
hạn phải ngừng khai thác của tồn mạng.
- Ở các băng tần, khu vực có nhu cầu cao trong việc sử dụng tần số, tổ chức,
cá nhân phải làm thủ tục chuyển đổi theo thời hạn quy định tại Quy hoạch và phải

Sinh viªn: Ngun Thanh Bình
Trang:11
Lớp: ĐTV 47 ĐH


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
chịu kinh phí chuyển đổi.
c) Tổ chức, cá nhân bị thu hồi băng tần trước thời hạn quy định tại Quy hoạch
sẽ được thanh toán một phần kinh phí, nhưng khơng vượt q giá trị còn lại của
thiết bị tại thời điểm thu hồi băng tần. Tổ chức, cá nhân được cấp phép sử dụng các
băng tần thu hồi này có trách nhiệm thanh tốn kinh phí chuyển đổi cho tổ chức, cá
nhân bị thu hồi băng tần.
2.5.

Quy hoạch băng tần cho một số nghiệp vụ


a.Trong nghiệp vụ hàng hải:
-

Lưu động hàng hải

Băng LF : (14-19,95); (20,05-70); (72-84); (86-90); (110-112); (117,6-126); (129160) kHz.
Băng MF : (415-526,5); (2065-2107); (2170-2194) kHz.
Băng HF : (4000-4438)kHz; (6200-6525)kHz; (8100-8195)kHz; (1223013200)kHz; (16360-17410)kHz; (18780-18900)kHz; (19680-19800)kHz; (2200022855)kHz; (25070-25210)kHz; (26100-26175)kHz.
Băng VHF : (156,7625-156,8375)MHz.
-

Dẫn đường hàng hải:

Băng MF : 285-325kHz
Băng SHF : 5470-5650; 8850-9000; 9200-9300MHz
b.Trong nghiệp vụ hàng không
-

Lưu động hàng không:

HF : (2850-3025); (3400-3500); (4650-4700); (5480-5680); (6525-6685); (88158965); (10005-10100); (11275-11400); (13260-13360); (17900-17970);
(21924-22000)kHz.
VHF : (117,975-137)MHz
- Tần số khẩn cấp, cấp cứu : 121,5MHz
- Tần số 123,1 bổ trợ cho tần số 121,5MHz.

Sinh viªn: Ngun Thanh Bình
Trang:12
Lớp: ĐTV 47 ĐH



BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

III.

KIỂM TRA, KIỂM SOÁT VÀ XỬ LÝ CAN NHIỄU THÔNG
TIN VÔ TUYẾN ĐIỆN

1. Kiểm tra, kiểm soát tần số
1.1. Đối tượng cần kiểm soát
Đối tượng chính của việc kiểm tra, kiểm sốt bao gồm:
- Các đơn vị hoặc các mạng mới tham gia hệ thống thơng tin.
- Các đơn vị từng có tiền sử sử dụng khơng tốt, có vi phạm trước đó.
Ngồi ra, cịn có kiểm tra định kì và kiểm tra đột xuất với các đơn vị sử dụng
thông tin vô tuyến điện.
1.2. Vai trị, mục đích của kiểm tra, kiểm sốt
Vai trị của kiểm tra, kiểm soát:
- Để phát hiện các phát xạ bất hợp pháp
- Đảm bảo chất lượng liên lạc cho tuyến thơng tin
- Thu thập số liệu
- Góp phần vào giải quyết can nhiễu
Mục đích của việc kiểm tra, kiểm sốt:
- Đặc tính kĩ thuật của phát xạ theo giấy phép
- Nguồn nhiễu
- Yêu cầu ngừng sử dụng
- Phát hiện các đài vô tuyến điện bất hợp pháp
- Băng tần, đo độ chiếm dụng kênh
1.3. Các hình thức kiểm tra, kiểm sốt
Các hình thức kiểm tra kiểm sốt gồm có:

- Kiểm tra kiểm sốt tại đài vơ tuyến.
- Ảnh hưởng những phát xạ EMC của thiết bị vô tuyến điện đến sức khỏe con
người.
- Xử lý các trường hợp liên quan đến EMC đối với các thiết bị không phải là
vô tuyến điện.
- Khảo sát, kiểm tra các thiết bị đưa vào thị trường.
1.4. Nội dung kiểm tra kiểm soát
Các nội dung cần kiểm kiểm tra kiểm soát bao gm:
- Tn s

Sinh viên: Nguyễn Thanh Bình
Trang:13
Lớp: ĐTV 47 §H


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
-

Mật độ dịng cơng suất
Cường độ trường
Độ chiếm dụng băng thông
Độ chiếm dụng phổ tần
Điều chế
Định hướng
1.5. Trang thiết bị phục vụ kiểm tra, kiểm soát

1.5.1. Các loại trạm kiểm soát
Các loại trạm kiểm soát bao gồm:
a. Trạm cố định
Trạm kiểm soát cố định được đặt cố định tại các trung tâm vùng. Các trạm

kiểm soát cố định thực hiện các phép đo định hướng thông thường trong dải
V/UHF. Hoạt động của những trạm cố định này có thể kết hợp với các số liệu lấy từ
các trạm kiểm soát tự động ĐKTX và các xe kiểm soát.
Các trạm kiểm soát cố định cho phép khảo sát phổ tần số vô tuyến điện, đo
các thông số của phát xạ điện từ trường với thời gian tối thiểu cho phép. Điều đó
được thể hiện qua những nhiêm vụ sau:
- Kiểm soát và đo các chỉ tiêu của các đài VTĐ ví dụ như: tần số, băng thông,
điều chế…
- Các phép đo liên quan đến nhiễu bao gồm:
+ Xác định các nguồn gây nhiễu
+ Nhận dạng các phát xạ nhiễu
+ Từng bước loại trừ nhiễu
- Nhận dạng và phân tích các loại phát xạ bằng việc định hướng và phân tích
tín hiệu
- Phát hiện và từng bước đình chỉ các hoạt động vơ tuyến khơng được cấp phép
- Tham gia hệ thơng kiểm sốt quốc tế
- Nghiên cứu độ chiếm dụng phổ tần
Các trạm cố định được chia thành 3 loại như sau:
- Trạm kiểm soát cố định loại 1: Thu đo và định hướng các nguồn phát xạ
VTĐ đến tần số 2.7 GHz (dải tần kiểm soát 9KHz- 3GHz, dải tần định
hướng 30MHz-3GHz), các trạm này được đặt ở các Trung tâm tần số VTĐ
khu vực, các thành phố lớn quan trọng, trung tâm vùng có mật độ máy phát
cao, đông dân cư cần xác định nhanh nguồn can nhiễu và các phát xạ vơ

Sinh viªn: Nguyễn Thanh Bình
Trang:14
Lớp: ĐTV 47 ĐH


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

tuyến bất hợp pháp. Tại Trung tâm tần số khu vực V thì các trạm cố định
loại 1 này được đặt tại các vị trí như: Đơng Hưng (Thái Bình), Hải Dương,
Xn Trường (Nam Định).
- Trạm kiểm soát cố định loại 2: Thu đo và định hướng các nguồn phát xạ
VTĐ (dải tần kiểm soát khoảng 9KHz MHz –3GHz, dải tần định hướng
khoảng 30MHz-1GHz). Các trạm này được đặt tại các thị xã , các vùng có
mật độ đài phát khơng cao, các cửa khẩu, sân bay, hải cảng. Tại Trung tâm
tần số khu vực V thì các trạm cố định loại 2 được đặt tại các vị trí: Hịn Gai,
Móng Cái, Cửa Ơng.
- Trạm kiểm soát cố định loại 3 : Dải tần kiểm sốt 9KHz-1GHz, phần định
hướng được tích hợp bởi chun viên kỹ thuật của Cục tần số VTĐ. Thường
được đặt tại khu vực nơng thơn có mật độ đài phát thấp.
b. Các trạm kiểm soát điều khiển từ xa
Các trạm kiểm soát tự động điều khiển từ xa nhận nhiệm vụ từ các Trung tâm
Tấn số khu vực qua đường liên lạc vô tuyến ( viba, ADSL, VSAT)hoặc hữu tuyến
( dial - up) đảm bảo cơng tác kiểm sốt được liên tục mà khơng có sự có mặt của
nhân viên vận hành. Chế độ hoạt động của trạm có thể được định trước hoặc ở chế
độ thoại trực tiếp. Các trung tâm khu vực có thể dừng hoạt động của trạm bất cứ lục
nào và yêu cầu thực hiện một nhiệm vụ khác.
Phạm vi kiểm soát của một trạm ĐKTX khoảng trong vịng bán kính là 50 km –
60 km. Thực tế, người ta thường bố trí 3 trạm tạo thành hình tam giác đều mỗi cạnh
60 km để kiểm sốt.
Kiểm sốt các phát xạ cơng suất thấp, anten tính hướng cao mà trạm kiểm sốt
cố định khơng kiểm sốt được.
Có thể đặt trên xe, máy bay và phương tiện giao thông đường thủy.
Một số trường hợp, thiết kế thêm các thiết bị đo xách tay trên xe kiểm soát để
kiểm sốt các phát xạ mà xe khơng kiểm sốt được.
c. Các xe đo, định vị lưu động và bán lưu động
Các xe lưu động có các chức năng sau:
- Thực hiện các phép đo cơ bản

- Khảo sát cường độ trường
- Kiểm tra chất lượng các đường truyền
- Đo các tham số của tín hiệu TV
- Xe định vị lưu động có thể dị tìm đến tận nguồn phát xạ

Sinh viên: Nguyễn Thanh Bình
Trang:15
Lớp: ĐTV 47 ĐH


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Các xe đo, định vị khắc phục được hạn chế về tầm kiểm soát của các thiết bị
đặt cố định của mỗi trung tâm, xác định nhanh chóng nguồn nhiễu. Ngồi ra trong
khi lưu động, xe còn phải đo nhiều tham số rất quan trọng khác phục vụ cho cơng
tác phân tích vùng bao phủ của mạng thông tin di động (A/D).
d. Các máy thu chuyên dùng ICOM R9000, AR3000
AR3000 : - Băng tần làm việc là dải V/UHF
- Có 400 kênh nhớ có thể lưu trữ các thông tin như tần số, mode
thu, độ suy giảm RF…
- Chế độ làm việc theo một dải với bước nhảy tuỳ ý.
R9000 : Về cơ bản máy thu R9000 có đầy đủ chức năng như của máy thu
AR3000 chỉ khác dải tần hoạt động rộng hơn và thêm một số chức năng khác:
- Băng tần làm việc là 100 KHz ÷ ~ 2 GHz
- Có 1000 kênh nhớ để lưu trữ các thông tin như tần số, mode thu,
độ suy giảm RF…
- Có khả năng quan sát được dạng tín hiệu ( dạng phổ tín hiệu)
- Có khả năng định hướng tín hiệu
- Phân tích được sự điều chế
Các thiết bị chuyên dụng này được thực hiện chủ yếu với mục đích thu các tín
hiệu có thể giải điều chế được, đặc biệt là các tín hiệu thoại như: FM, AM, SSB,

WFM, NFM.. Các máy thu này sử dụng 2 loại anten là AH7000 và DA3000.
e. Các thiết bị phụ trợ khác
Bộ khuếch đại tạp âm thấp dùng để khuếch đại tín hiệu thu yếu, bản đồ số
dùng để xác định hướng và vị trí các đài phát, máy đo cự ly…
1.5.2. Các thiết bị phục vụ kiểm tra
a. Anten thu đo
Mục tiêu của anten là thu lấy các tín hiệu từ mơi trường với mức lớn nhất có
thể, đồng thời giảm tối thiểu ảnh hưởng của nhiễu. Các chỉ tiêu cụ thể của anten
kiểm soát sẽ được xác định chủ yếu bởi các ứng dụng riêng. Để đạt được kết quả tốt
nhất thì phân cực anten phải phù hợp với phân cực của dạng sóng thu, trở kháng
đường truyền và đầu vào của máy thu để đảm bảo truyền tối đa công suất. Các
anten bán định hướng có thể dùng kiểm sốt nói chung, xác định phổ tần. Để quan
sát tín hiệu riêng có thể dùng anten định hướng nhằm thu được mức tín hiệu lớn
nhất và hạn chế ảnh hưởng của can nhiễu. Cho đến nay chưa có một loại anten nào

Sinh viªn: Ngun Thanh Bình
Trang:16
Lớp: ĐTV 47 ĐH


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
có khả năng thu hiệu quả tất cả các loại tín hiệu do đó các trạm kiểm sốt u cầu
phải có một số các loại anten khác nhau với cấu hình thích hợp với từng băng tần :
VLF, LF, MF,HF,V/UHF, SHF…
- Với tần số dưới 30 MHz , khuyến nghị dùng anten cần phân cực đứng hoặc
anten dây, có chiều cao tổng thể khơng lớn hơn 0.1λ tại tần số cần đo, có sử dụng
mặt phản xạ.
- Trong dải tần từ 30 MHz đến 1000 MHz, khuyến nghị dùng anten lưỡng
cực (dipole) dải rộng hoặc anten có hướng. Anten phải có độ cao phù hợp ( vd :
10m) và hướng anten phù hợp với góc tới và phân cực của tín hiệu cần thu. Nếu đo

trong một dải tần rộng khuyến nghị dùng anten loga chu kì.
- Với tần số trên 1 GHz, độ lợi anten trở thành thông số quan trọng do độ mở
hiệu dụng nhỏ và suy hao ống dẫn sóng và phiđơ cao. Vì vậy khuyến nghị dùng
anten Horn hoặc anten loga chu kỳ nằm trong mặt phản xạ của parabol hoặc bộ
phân thu tín hiệu độ mở lớn. Anten có độ lợi cao cũng cần điều chình để thu được
phát xạ mong muốn nhất.
b. Máy phân tích phổ
Máy phân tích phổ là thiết bị thực hiện nhiều phép đo liên quan đến tần số:
phát hiện và phân tích tất cả các loại tín hiệu xuất hiện trong lĩnh vực thơng tin vô
tuyến, các hài, các sản phẩm xuyên điều chế, đo đạc các tín hiệu có biên độ thấp bị
che lấp bởi nhiễu. Thiết bị được dùng đối với tần số thấp, tần số sóng mang, băng
tần cơ bản, tần số trung tần, vi ba, vệ tinh.
Máy phân tích phổ có các chức năng chính như sau:
- Đo phổ
- Đo băng thông(phương pháp X dB,β% ), đo công suất kênh lân cận, đo tín
hiệu hài…
- Chức năng hiện giá trị max/min
- Chức năng đánh dấu cực đại, cực tiểu, các đỉnh kế cận
- Lưu trữ các giá trị đo

Sinh viªn: Ngun Thanh Bình
Trang:17
Lớp: ĐTV 47 ĐH


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Các khả năng trên cho phép máy phân tích phổ thực hiện các phân tích tín
hiệu theo tần số, ứng dụng trong các lĩnh vực sản xuất, duy trì các đường thơng tin
viba, radar, thiết bị viễn thông, hệ thống CATV, thiết bị phát thanh, thông tin di
động, kiểm tra các thiết bị, khảo sát tín hiệu.

c. Máy đo tổng hợp
Máy đo tổng hợp là một thiết bị VTĐ có các chức năng sau:
- Đo và kiểm tra các tham số máy phát ở các phương thức điều chế khác
nhau: AM, FM, SSB
- Đo và kiểm tra các tham số máy thu ở các phương thức điều chế khác nhau:
AM, FM, SSB
- Phân tích phổ
- Hiển thị dạng sóng
Các tham số chính ở các chế độ đo là:
- Méo âm tần
- Độ nhạy của tần số âm tần
- Công suất đầu ra âm tần
- Xác định tần số sóng mang của các đài lạ
- Độ lệch tần số
- Đo đầu ra của hài, phát xạ giả
- Độ nhạy ngưỡng
- Độ nhạy đầu ra tai nghe
- Cơng suất ra
Ngồi ra cịn có các tham số phụ thuộc vào chế độ đo như: độ lệch tần số (đo
chế độ FM), đo độ sâu điều chế, hiển thị đường bao AM (đo chế độ AM),…
d. Máy đếm tần

Sinh viên: Nguyễn Thanh Bình
Trang:18
Lớp: ĐTV 47 ĐH


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Chức năng là để đo tần số
e. Máy định hướng cầm tay

Chức năng của máy định hướng cầm tay là xác định hướng của các nguồn
phát xạ trong phạm vi gần để định vị các nguồn phát xạ đó. Hướng của đài phát
được quan sát trên màn hình hiển thị. Sau khi biết được khu vực của các nguồn phát
xạ này bằng các thiết bị định hướng tầm xa khác( xe định hướng, trạm cố định ), sử
dụng thiết bị định hướng cầm tay để xác định chính xác vị trí của các đài lạ, nguồn
gây nhiễu…Thiết bị này chủ yếu được dùng khi cần khảo sát trên địa hình phức tạp.
f. Máy đo tọa độ GPS
Máy đo toạ độ GPS có chức năng xác định vị trí ( kinh độ, vĩ độ ) của điểm
đặt anten.
g. Máy đo độ cao dùng tia laze
Máy này dùng để đo độ cao cột anten.
1.6. Một số yêu cầu với trạm kiểm soát
Các vấn đề cần xem xét khi đặt trạm kiểm soát:
- Dải tần số và khu vực cần phải kiểm soát.
- Kiểm soát các phát xạ trong nước hay quốc tế là quan trọng hơn
- Định hướng, đo cường độ trường
- Cường độ trường của các máy phát vô tuyến điện xung quanh
- Giá đất
Yêu cầu của trạm định hướng:
- Không núi, đồi và các vật che chắn hoặc trạm có góc nhìn lớn hơn 3o so
với phương nằm ngang.
- Không đặt trạm định hướng ở các khu vực đất ướt hoặc độ dẫn cao quá
mức cho phép hoặc có nền đất khơng đồng đều.
-

Đối với các cơng trình, vật dụng có kích thước λ /2 sẽ cộng hưởng tại
tần số mà trạm đang định hướng, phải chuyển dịch các cơng trình, vật
dụng này ra xa ít nhất 15 lần bước sóng của tần số đang định hướng. Ví
dụ: tại tần số 25MHz (λ = 12m), các vật dụng có kích thước 6m phải
dịch xa trạm nh hng ti thiu l 180m.


Sinh viên: Nguyễn Thanh Bình
Trang:19
Lớp: §TV – 47 §H


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
-

Đối với các cơng trình có kích thước λ /4 thì phải dịch chuyển 7 lần
bước sóng.

2. Xử lý can nhiễu
2.1. Can nhiễu và một số nguyên nhân gây can nhiễu
2.1.1. Can nhiễu
Can nhiễu là ảnh hưởng của năng lượng không cần thiết bởi một hoặc nhiều
nguồn phát xạ, bức xạ hoặc những cảm ứng trên máy thu trong hệ thống vô tuyến
điện dẫn đến làm giảm chất lượng, gián đoạn hoặc bị mất hẳn thơng tin mà có thể
khơi phục lại được nếu khơng có những năng lượng khơng cần thiết đó.
Nhiễu cho phép : Nhiễu thấy được hoặc dự tính được mà thoả mãn nhiễu định
lượng và các điều kiện dùng chung trong khuyến nghị ITU hoặc trong thoả thuận
đặc biệt.
Nhiễu chấp nhận được : Mức độ nhiễu cao hơn nhiễu cho phép và đã được sự
đồng ý của 2 hay nhiều cơ quản quản lý mà không ảnh hưởng đến các cơ quan quản
lý khác.
Nhiễu có hại là ảnh hưởng có hại của năng lượng điện từ do việc phát xạ, bức
xạ hoặc cảm ứng gây nguy hiểm đến hoạt động của hệ thống thông tin vô tuyến điện
liên quan đến an toàn hoặc cản trở, làm gián đoạn nhiều lần hoạt động của thiết bị,
hệ thống thiết bị thông tin vô tuyến điện đang được phép khai thác theo qui định của
Luật này.

2.1.2. Một số nguyên nhân gây can nhiễu
- Can nhiễu do chống lấn kênh: xảy ra khi các mạng đài gây can nhiễu sử dụng
tần số có độ rộng băng tần chồng lấn với độ rộng băng tần của mạng đài bị can
nhiễu.
- Can nhiễu do thiết bị của đơn vị kháng nghị nhiễu không bảo đảm chất
lượng.
- Can nhiễu do xuyên điều chế: là hiện tượng giao thoa giữa các nguồn năng
lượng tạo ra nguồn năng lượng mới gây can nhiễu đối với mạng đài khác.
- Can nhiễu tương thích điện từ trường (EMC): Có nhièu loại can nhiễu EMC,
vì dụ như:
+ Thiết bị khơng sử dụng năng lượng cao tần gây can nhiễu EMC đối với thiết
bị viễn thơng (máy tính, thiết bị điện gia dụng).
+ Thiết bị sử dụng năng lượng cao tần gây can nhiễu EMC đối với thiết bị
viễn thơng (lị vi sóng, máy ộp ni lụng).

Sinh viên: Nguyễn Thanh Bình
Trang:20
Lớp: ĐTV 47 §H


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
- Can nhiễu do các phát xạ ngoài băng: do các phát xạ ngoài băng hoặc phát xạ
giả của một đài phát gây ra, phát xạ này nằm ngoài độ rộng băng tần cần thiết, xuất
hiện do q trình điều chế tín hiệu.
- Can nhiễu do điện thoại kéo dài.
2.2. Quy định về xử lý can nhiễu
2.2.1. Quyền của người sử dụng khi bị can nhiễu
Tổ chức, cá nhân (người sử dụng) khi được cấp giấy phép sử dụng tần số và
thiết bị phát sóng vô tuyến điện sẽ được bảo vệ bởi can nhiễu có hại.
Khi phát hiện can nhiễu, người sử dụng cần gửi ngay “Báo cáo nhiễu có hại”

theo mẫu quy định và thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông
thông để tổ chức việc xác định nguồn gây nhiễu, biện pháp giải quyết nhiễu có hại.
2.2.2. Trách nhiệm của người sử dụng
Người sử dụng được cấp phép sử dụng tần số, thiết bị phát sóng vơ tuyến điện
phải thực hiện đúng các nội dung đã quy định trong giấy phép và có trách nhiệm áp
dụng các biện pháp sau đây để hạn chế khả năng gây nhiễu có hại cho người sử
dụng khác và cho chính mình:
+ Giữ tần số phát trong phạm vi sai lệch tần số cho phép;
+ Giảm mức phát xạ không mong muốn ở trị số thấp nhất;
+ Sử dụng phương thức phát có độ rộng băng tần chiếm dụng nhỏ nhất (trừ
một số trường hợp đặc biệt như trải phổ);
+ Hạn chế phát sóng ở những hướng khơng cần thiết;
+ Sử dụng mức công suất nhỏ nhất đủ để đảm bảo chất lượng thơng tin.
Ngồi ra, nếu đài vơ tuyến điện của người sử dụng thuộc nghiệp vụ phụ (Cục
Tần số vô tuyến điện có thơng báo cụ thể đối với những trường hợp này) thì khơng
được gây nhiễu có hại cho đài vơ tuyến điện thuộc nghiệp vụ chính và khơng được
khiếu nại nhiễu có hại từ đài vơ tuyến điện thuộc nghiệp vụ chính mà tần số của các
đài vơ tuyến điện này đã được ấn định hoặc có thể được ấn định muộn hơn.
2.2.3. Nguyên tắc xử lý khiếu nại nhiễu có hại
Nguyên tắc xử lý nhiễu có hại được thực hiện như sau:
- Ưu tiên cho phát xạ trong băng, phát xạ không mong muốn phải được hạn
chế ở mức thấp nhất;
- Ưu tiên cho nghiệp vụ chính, các nghiệp vụ phụ phải thay đổi tần số hoặc các
tham số kỹ thuật phát sóng;
- Trong cùng một nghiệp vụ vô tuyến điện, tần số được cấp phép sử dng sau

Sinh viên: Nguyễn Thanh Bình
Trang:21
Lớp: ĐTV 47 ĐH



BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
phải chuyển đổi, ưu tiên cho tần số được cấp phép sử dụng trước;
- Nếu sử dụng thiết bị ứng dụng sóng vơ tuyến điện trong khoa học, công
nghiệp, y tế; thiết bị điện, điện tử, khi gây nhiễu có hại cho các đài vơ tuyến
điện phải thực hiện các biện pháp để loại bỏ nhiễu (trừ trường hợp các thiết
bị ứng dụng sóng vơ tuyến điện hoạt động đúng băng tần qui định) và phải
ngừng sử dụng các thiết bị này khi gây nhiễu có hại cho nghiệp vụ vơ tuyến
dẫn đường, an tồn, cứu nạn;
- Trường hợp nhiễu có hại chưa được khắc phục có thể áp dụng các biện pháp:
thay đổi tần số, hạn chế công suất phát; thay đổi chiều cao, phân cực, đặc
tính phương hướng của anten phát; phân chia lại thời gian làm việc và các
biện pháp cần thiết khác đối với đài gây nhiễu;
- Bên gây nhiễu do không thực hiện đúng nội dung giấy phép chịu trách nhiệm
về chi phí cho việc chuyển đổi tần số, thiết bị, xử lý nhiễu có hại.
2.2.4. Xử lý nhiễu có hại giữa các đài vô tuyến điện phục vụ kinh tế - xã hội với
các đài vô tuyến phục vụ quốc phòng, an ninh
Trừ trường hợp đối với các băng tần được phân bổ cho quốc phòng, an ninh sử
dụng lâu dài, khi xảy ra nhiễu có hại giữa các đài vô tuyến điện phục vụ kinh tế - xã
hội với các đài vơ tuyến điện phục vụ quốc phịng, an ninh thì các đài vơ tuyến điện
quốc phịng, an ninh chủ động thay đổi tần số và các tham số kỹ thuật phát sóng để
tránh nhiễu.
Trong trường hợp cần thiết, Bộ Thơng tin và Truyền thơng chủ trì và phối hợp
Bộ Quốc phịng, Bộ Cơng an và các Bộ, ngành liên quan khác thành lập đoàn kiểm
tra liên ngành giải quyết nhiễu có hại.
2.3.

Quy trình giải quyết nhiễu có hại

Quy trình giải quyết nhiễu có hại gồm 4 bước như sau:

- Báo cáo can nhiễu
Báo cáo can nhiễu được gửi cho trung tâm hoặc Cục trong trường hợp đơn vị
sử dụng thấy có nhiễu có hại. Báo cáo này có thể ở dạng cơng văn, fax với các nội
dung chủ yếu gồm:
+ Tần số bị nhiễu
+ Thời gian bị nhiễu
+ Đặc điểm của nhiễu
- Giải quyết can nhiễu
Sau khi nhận được báo cáo can nhiễu, đài kiểm soát sẽ s dng cỏc trm kim

Sinh viên: Nguyễn Thanh Bình
Trang:22
Lớp: ĐTV – 47 §H


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
soát cố định để xác định lại các thông tin trong báo cáo can nhiễu đã cung cấp xem
có giống trong báo cáo khơng. Nếu thu đúng như trong báo cáo sẽ thực hiện định
hướng nguồn nhiễu để xem hướng của nguồn nhiễu tại đâu.
Trong trường hợp không thu được đúng như trong báo cáo thì phải trực tiếp
xuống cơ sở để xác định nguồn nhiễu để xác định hướng nguồn nhiễu tại vị trí nào.
- Kiểm soát và định hướng lưu động
Để xác định chính xác vị trí của nguồn nhiễu, phải sử dụng kiểm soát và định
hướng lưu động với các thiết bị cầm tay và xe kiểm soát.
- Xử lý hết nhiễu
Khi đã xác định được nguồn nhiễu, sẽ thực hiện các biện pháp xử lý hết nhiễu
bao gồm:
+ Bắt đài phát ngừng phát nếu đài gây nhiễu đó khơng có giấy phép
+ Chuyển sang tần số khác nếu đài phát gây nhiễu phát sai tần số.
+ Giảm mức công suất của thiết bị trong trường hợp đài phát sử dụng

đúng tần số mà mình được cấp.
Các thiết bị
- Xe kiểm sốt cơ động : Thu đo và định hướng các nguồn phát xạ VTĐ đến
2.7 GHz.
- Trạm định hướng HF: Gồm trạm định hướng lưu động và cố định có khả
năng định hướng các phát xạ vô tuyến điện đến tần số 30 MHz.
Đặt tại các vị trí tránh xa các đài phát VTĐ hoặc tránh các nguồn nhiễu do con
người tạo ra.
2.4.

Khơng đặt tại khu vực có địa hình có nhiều sỏi, đá, dây dẫn, toà nhà cao , cây
cao, các nguồn nhiễu do con người tạo ra…( những yếu tố này sẽ gây can nhiễu,
méo dạng sóng tại thiết bị thu của trạm)
- Các thiết bị đơn lẻ khác như máy phân tích phổ, máy định hướng xách tay,
máy phân tích tín hiệu, máy đo tổng hợp, các loại anten kiểm soát…phục cho việc
đo kiểm và xử lý can nhiu.

Sinh viên: Nguyễn Thanh Bình
Trang:23
Lớp: ĐTV 47 ĐH


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

IV. KHAI THÁC THIẾT BỊ
1.

Máy thu R9000
Là một thiết bị thu sóng vơ tuyến băng rộng, thu tất các tần số trong dải từ
100 kHz đến 1999,8 MHz. Máy thu này có nhiều tính năng tiên tiến, các thông số

đo được hiển thị trong một màn hình CRT đa chức năng rộng 5 inch.
1.1. Đặc điểm
Về cơ bản máy thu R9000 có đầy đủ chức năng như của máy thu có dải tần
hoạt động khá rộng. Có 1000 kênh nhớ để lưu trữ các thơng tin như tần số, mode
thu, độ suy giảm RF.
Bước nhảy tần số : 10 Hz, 100 Hz, 1 kHz, 5 kHz, 9 kHz, 10 kHz, 12,5 kHz,
20 kHz, 25 kHz và 100 kHz.
R9000 này có bảy chế độ quét khác nhau với tốc độ quét có thể điều chỉnh
lên tới 13 kênh / giây. Ví dụ quét bộ nhớ kênh với các kênh được ghi nhớ vào bộ
nhớ kênh (900-999) trong lập trình quét. Đặc biệt hệ thống điều khiển cho phép bạn
bỏ qua các tín hiệu khơng thuận tiện như tín hiệu khơng có, hoặc tiếng ồn.
Có khả năng quan sát được dạng phổ tín hiệu.
Có khả năng giải điều chế, đặc biệt là các tín hiệu thoại như: FM, AM, SSB,
WFM, NFM.. Các máy thu này sử dụng 2 loại anten là AH7000 và DA3000.
1.2. Cấu tạo
Phía trước :

Sinh viên: Nguyễn Thanh Bình
Trang:24
Lớp: ĐTV 47 ĐH


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

1 - On / Off
2 - Chức năng hẹn giờ
3 - AF Gain
4 - tiếng ồn
5 - NB-Level
6 - Jack tai nghe

7 - Jack cho máy ghi âm
8 - Độ lợi của sóng
9 - Bộ định chuẩn
10 - điều khiển tốc độ phát lại
11 - Dimmer
12 - Điều khiển quét-chậm trễ
13 - Kiểm soát độ sáng màn CRT
14 - nút tìm kiếm
15 - Remote
16- Suy giảm 10 dB
17- Suy giảm 20 dB
18 - Display
19 - Tùy chọn ăng-ten
20 - Tự động điều chỉnh tần số
21 - Cỏc phớm tt
22 - Speech

Sinh viên: Nguyễn Thanh Bình
Trang:25
Lớp: §TV – 47 §H

23 - Tuning
24 - Lock
25- Qiảm 1 MHz
26- Tăng 1 MHz
27 - Bộ nhớ chọn kênh
28 - Nút chọn kênh
29 - Bước nhảy tần số
30 - Notch điều chỉnh
31 - Nút lọc notch

32 - Bộ lọc băng thông hẹp
33 - Bộ lọc băng thông trung
34 - Bộ lọc băng thơng rộng
35 - Bàn phím
36 - Chế độ giải điều chế
37 - Màn hình CRT
38 - Lock
39 - Ghi âm
40 - Lấy mẫu
41 - Receive
42 - Timer
43 - AGC
44 - Trible


×