Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

BÀI GIẢNG NÔNG LÂM KẾT HỢP pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.28 MB, 62 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ
DỰ ÁN HỢP TÁC VIỆT NAM – HÀ LAN





BÀI GIẢNG
NÔNG LÂM KẾT HỢP













Người biên soạn: Lê Quang Vĩnh














Huế, 08/2009

MỤC LỤC

Trang
Bài 1: Mở đầu 1
1.1. Các vấn đề trong phát triển nông thôn miền núi 1
1.2. Phát triển nông lâm kết hợp là một phương thức quản lý sử dụng đất
bền vững
3
Bài 2: Nguyên lý về nông lâm kết hợp 7
2.1. Khái niệm về nông lâm kết hợp 7
2.2. Đặc điểm của hệ thống nông lâm kết hợp 8
Bài 3: Phân loại các hệ thống nông lâm kết hợp 11
3.1. Quan điểm và nguyên tắc để phân loại các hệ thống nông lâm kết
hợp
11
3.2. Phân loại các hệ thống nông lâm kết hợp 11
Bài 4: Vai trò của thành phần cây lâu năm và rừng trong các hệ thống
nông lâm kết hợp
15
4.1.Vai trò của cây lâu năm trong các hệ thống nông lâm kết hợp 15
4.2. Vai trò của rừng trong các hệ thống nông lâm kết hợp 19
Bài 5: Các hệ thống nông lâm kết hợp truyền thống


23
5.1. Khái niệm 23
5.2. Các hệ thống nông lâm kết hợp truyền thống 23
Bài 6: : Các hệ thống nông lâm kết hợp cải tiế
n
32
6.1. Giới thiệu về các hệ thống nông lâm kết hợp cải tiế
n
32
6.2. Các hệ thống nông lâm kết hợp cải tiến 32
Bài 7: Kỹ thuật bảo tồn đất và nước 43
7.1. Sự cần thiết của việc bảo tồn đất và nước 43
7.2. Xói mòn và các yếu tố chi phối đến xói mòn đất 43
7.3. Sử dụng một số biện pháp kỹ thuật để kiểm soát xói mòn 45
Bài 8: Phát triển kỹ thuật nông lâm kết hợp có sự
tham gia
54
8.1. Mô tả điểm, chẩn đoán và thiết kế kỹ thuật NLKH có sự tham gia 54
8.2. Thực hiện các hoạt động nghiên cứu NLKH có sự tham gia 56

1

Bài 1. MỞ ĐẦU
1.1. Các vấn đề trong phát triển nông thôn miền núi
1.1.1. Tính đa dạng về sinh thái - nhân văn của khu vực nông thôn và miền núi
 Đa dạng về địa hình-đất đai-tiểu khí hậu: Sự biến đổi mạnh về địa hình dẫn đến
biến động lớn về đất đai và tiểu khí hậu cả trên những phạm vi nhỏ.
 Đa dạng sinh học: Hệ động thực vật phong phú và đa dạng. Thực vật bao gồm rất
nhiều loài và dạng sống khác nhau.
 Đa dạng về dân tộc và văn hóa: Miền núi Việt Nam là địa bàn sinh sống của hơn

1/3 dân số cả nước thuộc 54 dân tộc khác nhau. Mỗi dân tộc có các đặc điểm văn hoá đặc
thù (Jamieson và cộng sự, 1998).
 Đa dạng về các hệ thống canh tác truyền thống: Sự đa dạng về điều kiện tự nhiên
(điều kiện lập địa và sinh cảnh) và xã hội đã tạo nên sự đa dạng về hệ thống canh tác
truyền thống ở nông thôn miền núi. Các kiến thức kỹ thuật và quản lý truyền thống trong
sử dụng đất và canh tác của người dân ở nông thôn miền núi rất đa dạng, đã được thử
nghiệm, chọn lọc và phát triển qua nhiều thế kỷ.
 Nông thôn và miền núi chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố kinh tế xã hội rất phức
tạp: Bên cạnh các đặc điểm phức tạp về tự nhiên như địa hình, tiểu khí hậu, đất đai và sinh
học, trong những thập kỷ gần đây khu vực nông thôn miền núi đang gánh chịu sự tác động
của nhiều nhân tố kinh tế xã hội như áp lực về dân số, sự biến động về chính sách và kinh
tế thị trường, sự du nhập các yếu tố văn hóa, xã hội từ bên ngoài, v.v. đã dẫn đến động
thái/diễn biến tài nguyên sinh thái/ nhân văn rất phức tạp, tạo ra những trở ngại và thách
thức lớn cho quản lý/sử dụng bền vững và có hiệu quả nguồn tài nguyên
Tính đa dạng về sinh thái nhân văn của khu vực nông thôn miền núi là một trong
những cơ sở để đa dạng hóa các hệ thống sử dụng đất, cũng như phát triển các hệ thống sử
dụng tài nguyên tổng hợp. Tuy nhiên, đây cũng là thách thức lớn cho các nhà quản lý, nhà
lập chính sách do yêu cầu phải hình thành và phát triển từng hệ thống quản lý sử dụng đất,
các hệ thống canh tác phù hợp cho từng điều kiện sinh thái nhân văn đặc thù.
1.1.2. Những thay đổi tác động đến phát triển bền vững nông thôn miền núi
 Sự gia tăng áp lực dân số gây ra các vấn đề bức xúc về đất canh tác và an toàn
lương thực, và sức ép lên tài nguyên thiên nhiên miền núi
Theo Đỗ Đình Sâm (1995), tốc độ tăng dân số ở miền núi Việt Nam biến động trong
khoảng 2,5% - 3,5% trong khi tốc độ bình quân của cả nước ở dưới mức này nhiều. Tình
trạng này một phần chủ yếu do phong trào di dân tự do từ các khu vực đồng bằng quá đông
đúc lên các vùng đồi núi, đặc biệt là các tỉnh khu vực Tây Nguyên. Dân số tăng trong điều
kiện khan hiếm đất có tiềm năng nông nghiệp ở miền núi đã dẫn đến bình quân đất canh
tác đầu người giảm. Tuy miền núi Việt Nam được xem là khu vực dân cư thưa thớt với mật
độ bình quân 75 người/km
2

nhưng bình quân diện tích đất canh tác đầu người rất thấp (vào
khoảng 1200 - 1500 m
2
/người) (FAO và IIRR, 1995), trong khi đó mức đất canh tác để đáp
ứng nhu cầu lương thực tối thiểu là 2000m
2
/người. Trong lúc đó khả năng tăng diện tích
lúa nước - là hệ thống sản xuất ngũ cốc có năng suất cao và ổn định nhất Việt Nam - ở khu
vực miền núi rất hạn chế, chỉ diễn ra ở các khu vực phân tán nhỏ hẹp có thể tưới tiêu được.
Vì vậy có thể nói rằng mật độ dân số đang tiến gần đến hoặc thậm chí đã vượt quá khả
năng chịu đựng của đất đai ở phần lớn khu vực miền núi (Jamieson và cộng sự, 1998).
Sự gia tăng dân số đã tạo ra áp lực lớn lên tài nguyên thiên nhiên miền núi là rừng, đất
và nguồn nước, làm các nguồn tài nguyên quí giá này suy giảm nhanh chóng.
 Sự suy thoái về tài nguyên thiên nhiên và môi trường
- Sự suy giảm nhanh chóng tài nguyên rừng: Độ che phủ rừng cả nước giảm từ từ 43,0%
vào 1943 xuống 32,1% năm 1980, 27,2% năm 1990 sau đó tăng dần lên 28,1% năm 1995
2

rồi đạt đến 33,2% năm 1999, 38% năm 2006. Mặc dù độ che phủ tăng, nhưng phần lớn độ
che phủ này nhờ vào diện tích rừng trồng, diện tích rừng tự nhiên thì rất ít. Cách đây 50
năm, rừng tự nhiên bao phủ phần lớn khu vực đồi núi nhưng trong những năm gần đây đã
giảm xuống dưới 20% ở phần lớn khu vực đồi núi phía Bắc, thậm chí có nơi giảm còn
10% như ở khu vực miền núi vùng Tây Bắc. Các diện tích rừng còn lại phần lớn là rừng
nghèo kiệt, trữ lượng gỗ thấp và hiếm có loài cây có giá trị kinh tế.
- Sự suy thoái của đất đai: Sự suy
thoái của đất đai là điều dễ thấy ở
khắp miền núi Việt Nam. Do thiếu
rừng che phủ, xói mòn đất và rửa trôi
chất dinh dưỡng diễn ra mạnh làm
giảm độ màu mỡ của đất. Canh tác

nương rẫy vốn là phương thức canh
tác truyền thống của các dân tộc miền
núi, tỏ ra khá phù hợp trong điều kiện
mật độ dân cư khi đó.



Trong những thập kỷ gần đây, do áp lực dân số và sự suy giảm diện tích rừng, giai
đoạn canh tác kéo dài hơn và giai đoạn bỏ hóa bị rút ngắn lại, dẫn đến sự suy giảm liên tục
của độ phì đất và cỏ dại phát triển mạnh. Kết quả dẫn đến giảm năng suất cây trồng một
cách nhanh chóng.
- Sự suy giảm về đa dạng sinh học: Nhiều loài động thực vật đã bị biến mất hoặc trở nên
khan hiếm. Nạn phá rừng, việc phát triển trồng rừng thuần loài và nông nghiệp độc canh
đã làm suy giảm đa dạng sinh học, trong đó chủ yếu bao gồm đa dạng di truyền, đa dạng
chủng loài và đa dạng về hệ sinh thái .
 Tình trạng đói nghèo: Vào năm 2004, khi GDP bình quân của cả nước là 364 USD
thì ở miền núi phía Bắc chỉ là 250 USD và ở Tây Nguyên là 290 USD. Rất nhiều nơi ở
miền núi có thu nhập bình quân đầu người dưới 100 USD/năm. Tỉ lệ hộ nghèo đói bình
quân cả nước là 24%, trong khi đó ở miền núi phía Bắc chiếm 43% và ở Tây Nguyên là 32
%. Tình trạng đói nghèo không chỉ thể hiện ở thu nhập thấp mà còn ở không đảm bảo các
nhu cầu cơ bản khác như giáo dục, y tế, thông tin văn hóa xã hội, v.v.
 Sự phát triển theo các mô hình canh tác rập khuôn, áp đặt và phụ thuộc vào bên
ngoài: Trái ngược với điều kiện đa dạng về sinh thái- nhân văn và sự phong phú về kiến
thức canh tác truyền thống ở miền núi, các chương trình phát triển miền núi của chính phủ
thường thực hiện theo các "mô hình" quản lý kỹ thuật đồng bộ, hình thành theo cách nghĩ
của người vùng đồng bằng. Các nhà nông nghiệp và lâm nghiệp được đào tạo chính thống
thường có định kiến về sự lạc hậu của các phương thức sản xuất truyền thống, hay nghĩ
đến việc tăng cường thực hiện pháp luật nhà nước và áp đặt các mô hình kỹ thuật sản xuất
từ bên ngoài hơn là hình thành các và phát triển các hệ thống quản lý kỹ thuật thích ứng,
phối hợp giữa kiến thức bản địa và kỹ thuật mới phù hợp với các điều kiện cụ thể của nông

dân và thúc đẩy phát huy tính tự chủ của họ trong quản lý tài nguyên (Hoàng Hữu Cải,
1999). Chính điều này đã làm giảm hiệu quả và tác dụng của nhiều các chương trình phát
triển miền núi mặc dù có đầu tư rất lớn.
 Xu hướng kết hợp giữa lâm nghiệp, nông nghiệp và các ngành khác trong sử dụng
tài nguyên thiên nhiên và phát triển kinh tế: Khái niệm đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp
một cách thuần túy và tách biệt theo quan niệm trước đây đa trở nên không còn phù hợp ở
nhiều khu vực dân cư ở miền núi. Phát triển sử dụng đất thuần nông hoặc thuần lâm đã bộc
Hình 1.1: R

ng b

t

n th
ươ
ng

3

lộ nhiều hạn chế lớn, chẳng hạn canh tác thuần nông trên đất dốc cho năng suất thấp và
không ổn dịnh trong khi phát triển thuần lâm lại có khó khăn về nhu cầu lương thực trước
mắt. Thực tiễn sản xuất đã xuất hiện các phương thức sử dụng đất tổng hợp, có sự đan xen
giữa nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản.
1.1.3. Những thách thức đối với phát triển bền vững nông thôn miền núi
a)Khái niệm về phát triển bền vững nông thôn và miền núi
Phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững là quản lý và bảo tồn các nguồn tài
nguyên thiên nhiên và định hướng các thay đổi kỹ thuật và định chế nhằm đảm bảo thảo
mãn các nhu cầu của con người của các thế hệ hiện tại và trong tương lai. Đó là sự phát
triển đảm bảo bảo tồn đất, nước và các nguồn gen động thực vật, chống xuống cấp về môi
trường, phù hợp về kỹ thuật, khả thi về kinh tế và được xã hội chấp nhận (FAO, 1995). Nói

một cách đơn giản hơn, phát triển bền vững chính là việc sử dụng tài nguyên đáp ứng được
các nhu cầu về sản xuất của thế hệ hiện tại, trong khi vẫn bảo tồn được nguồn tài nguyên
cần cho nhu cầu của các thế hệ tương lai.
b) Những thách thức
Như vậy, bối cảnh thay đổi trên đã cho thấy một nhu cầu và cũng là một thách thức
lớn cho phát triển bền vững nông thôn và miền núi là
 Hình thành và phát triển các phương thức quản lý sử dụng tài nguyên thiên nhiên (bao
gồm rừng, đất và nước) một cách tổng hợp trong đó có sự dung hòa giữa các lợi ích về
kinh tế và bảo tồn tài nguyên môi trường
 Quản lý và sử dụng đất đồi núi có hiệu quả
 Quản lý và sử dụng đất đảm bảo tính công bằng
Hình thành và phát triển hệ thống quản lý sử dụng đất được sự chấp chấp nhận của người
dân và các nhóm đối tượng có liên quan khác
Nông lâm kết hợp là một phương thức sử dụng đất tổng hợp giữa lâm nghiệp với các ngành
nông nghiệp (bao gồm cả chăn nuôi) và thủy sản, có nhiều ưu điểm và ý nghĩa về bảo vệ
tài nguyên môi trường, phát triển kinh tế xã hội được công nhận rộng rãi trên khắp thế giới.
1.2. Phát triển nông lâm kết hợp là phương thức quản lý sử
dụng đất bền vững
1.2.1. Lợi ích của nông lâm kết hợp
Các lợi ích mà nông lâm kết hợp có thể mang lại rất đa dạng, tuy nhiên có thể chia
thành 2 nhóm: nhóm các lợi ích trực tiếp cho đời sống cộng đồng và nhóm các lợi ích gián
tiếp cho cộng đồng và xã hội.
a) Các lợi ích trực tiếp của nông lâm kết hợp
 Cung cấp lương thực và thực phẩm: Nhiều mô hình nông lâm kết hợp được hình
thành và phát triển nhằm vào mục đích sản xuất nhiều loại lương thực thực phẩm, có giá trị
dinh dưỡng cao đáp ứng nhu cầu của hộ gia đình. Điển hình là hệ thống VAC được phát
triển rộng rãi ở nhiều vùng nông thôn ở nước ta. Ưu điểm của các hệ thống nông lâm kết
hợp là có khả năng tạo ra sản phẩm lương thực và thực phẩm đa dạng trên một diện tích
đất mà không yêu cầu đầu vào lớn.
 Các sản phẩm từ cây thân gỗ: Việc kết hợp cây thân gỗ trên nông trại có thể tạo ra

nhiều sản phẩm như gỗ, củi, tinh dầu, v.v. để đáp ứng nhu cầu về nguyên vật liệu cho hộ
gia đình.
4

 Tạo việc làm: Nông lâm kết hợp gồm nhiều thành phần canh tác đa dạng có tác
dụng thu hút lao động, tạo thêm ngành nghề phụ cho nông dân.
 Tăng thu nhập nông hộ: Với sự phong phú về sản phẩm đầu ra và ít đòi hỏi về đầu
vào, các hệ thống nông lâm kết hợp dễ có khả năng đem lại thu nhập cao cho hộ gia đình
Giảm rủi ro trong sản xuất và tăng mức an toàn lương thực: Nhờ có cấu trúc phức tạp, đa
dạng được thiết kế nhằm làm tăng các quan hệ tương hỗ (có lợi) giữa các thành phần trong
hệ thống, các hệ thống nông lâm kết hợp thường có tính ổn định cao trước các biến động
bất lợi về điều kiện tự nhiên (như dịch sâu bệnh, hạn hán, v.v.). Sự đa dạng về loại sản
phẩm đầu ra cũng góp phần giảm rủi ro về thị trường và giá cho nông hộ.




















Hình1.2: Mâu thuẫn giữa trồng trọt và lâm nghiệp trong điều kiện tăng áp lực dân số
đẫn đến sự phát triển kỹ thuật nông lâm kết hợp đa dạng ở vùng cao ( Kuo, 1977)
1.2.2. Các lợi ích của nông lâm kết hợp trong việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và
môi trường
 Nông lâm kết hợp trong bảo tồn tài nguyên đất và nước:
Các hệ thống nông lâm kết hợp - nếu được thiết kế và quản lý thích hợp - sẽ có khả
năng: giảm dòng chảy bề mặt, hạn chế xói mòn đất; duy trì độ mùn, cải thiện lý tính của
đất, phát huy chu trình tuần hoàn dinh dưỡng làm tăng hiệu quả sử dụng dinh dưỡng của
cây trồng và vật nuôi. Nhờ vậy, làm gia tăng độ phì của đất, tăng hiệu quả sử dụng đất và
giảm sức ép của dân số gia tăng lên tài nguyên đất (Young, 1997).
Ngoài ra, trong các hệ thống nông lâm kết hợp do hiệu quả sử dụng chất dinh dưỡng
của cây trồng cao nên làm giảm nhu cầu bón phân hóa học, vì thế giảm nguy cơ ô nhiễm
các nguồn nước ngầm (Young, 1997).
 Nông lâm kết hợp trong bảo tồn tài nguyên rừng và đa dạng sinh học:
Thông qua việc cung cấp một phần lâm sản cho nông hộ, nông lâm kết hợp có thể làm
giảm tốc độ khai thác lâm sản từ rừng tự nhiên. Mặt khác, nông lâm kết hợp là phương
thức tận dụng đất có hiệu quả nên làm giảm nhu cầu mở rộng đất nông nghiệp bằng khai

Mâu thu

n trong
quản lý và sử dụng
đất
Khai hoang nhi

u
diện tích rừng hơn để
sản xuất thêm lương

thực
Đ

t r

ng c

n
đư

c
bảo vệ để tái tạo lại
rừng, chống lại canh
tác nương rẫy không
b

n v

ng


Chi

u h
ư

ng

sản xuất đa
dạng

Tr

ng
xen hoa màu và
cây lâu năm để tối đa
hóa sức sản xuất trong
điều kiện tài nguyên
khan hi
ế
m

Cây lâu n
ă
m và hoa màu
được quản lý tổng hợp
để tối ưu hóa việc bảo
vệ đất và nước, trong
khi v

n
thỏa mãn nhu
Áp lực dân số gia tăng
Phát tri

n Nông Lâm k
ế
t
h

p


5

hoang rừng. Chính vì vậy mà canh tác nông lâm kết hợp sẽ làm giảm sức ép của con người
vào rừng tự nhiên, giảm tốc độ phá rừng (Young, 1997).
Các hộ nông dân qua canh tác theo phương thức này sẽ dần dần nhận thức được vai
trò của cây thân gỗ trong việc bảo vệ đất, nước và sẽ có đổi mới về kiến thức, thái độ có lợi
cho công tác bảo tồn tài nguyên rừng.
Việc phối hợp các loài cây thân gỗ vào nông trại đã tận dụng không gian của hệ thống
trong sản xuất làm tăng tính đa dạng sinh học ở phạm vi nông trại và cảnh quan.
Chính vì các lợi ích nầy mà nông lâm kết hợp thường được chú trọng phát triển trong
công tác quản lý vùng đệm xung quanh các khu bảo tồn thiên nhiên và bảo tồn nguồn gen.
 Nông lâm kết hợp và việc làm giảm hiệu ứng nhà kính:
Nhiều nhà nghiên cứu gợi ý rằng sự phát triển nông lâm kết hợp trên qui mô lớn có
thể làm giảm khí CO
2
và các loại khí gây hiệu ứng nhà kính khác (Dixon, 1995, 1996;
Schroeder, 1994). Các cơ chế của tác động này có thể là: sự đồng hóa khí CO
2
của cây thân
gỗ trên nông trại; gia tăng lượng cacbon trong đất và giảm nạn phá rừng (Young, 1997).
1.2.3. Tiềm năng và triển vọng phát triển nông lâm kết hợp ở Việt Nam
 Sự đa dạng về sinh thái môi trường ở Việt Nam tạo điều kiện cho việc áp dụng các
hệ thống NLKH: Đó là sự dạng về điều kiện lập địa (đất đai, địa hình và tiểu khí hậu) và đa
dạng sinh học (cảnh quan và hệ sinh thái, loài và các biến bị di truyền dưới loài)
 Sự phong phú và đa dạng về các kiến thức kỹ thuật bản địa về nông lâm kết hợp:
Sự kết hợp giữa cây rừng, hoa màu và vật nuôi trong sử dụng đất ở Việt Nam đã được
nông dân của các cộng đồng dân tộc ở các vùng khác nhau trong cả nước áp dụng từ lâu và
sẽ là cơ sở vững chắc cho phát triển cải tiến các hệ thống NLKH
 Nhu cầu phát triển nông lâm kết hợp của nhân dân: Dưới áp lực của dân số gia

tăng, việc thâm canh đất đai, đồng thời sử dụng đất một cách tổng hợp lấy ngắn nuôi dài,
cân đối giữa sản xuất và phòng hộ và nâng cao được mức sống là nguyện vọng và nhu cầu
của nông dân Việt Nam
 Chính sách của Đảng và Nhà nước về việc hỗ trợ, ưu tiên phát triển nông lâm kết
hợp: Các chính sách giao đất, khoán rừng; Các chương trình phủ xanh đất trống đồi núi
trọc, trồng 5 triệu ha rừng, địng canh định cư và ổn định đời sống của đồng bào các dân tộc
miền núi đã tạo ra động lực thúc đẩy việc áp dụng các kỹ thuật NLKH
 Sự quan tâm đầu tư cho nghiên cứu và phát triển nông lâm kết hợp trên thế giới:
Đó là sự tạo điều kiện cho cán bộ kỹ thuật được nghiên cứu và học tập thêm về lĩnh vực
NLKH áp dụng ở các nước lân cận và trong nước, đồng thời phần nào cung cấp các thông
tin cần thiết về NLKH giúp các nhà lập chính sách lưu ý để phát triển
Câu hỏi thảo luận
1. Phân tích hiện trạng sử dụng đất ở miền núi Việt Nam theo các tiêu chí: Tính hiệu quả,
tính bền vững và tính công bằng ?
2. Xác định và phân tích các nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến sự không bền
vững, kém hiệu quả và thiếu công bằng trong sử dụng tài nguyên đất ở miền núi Việt Nam
3. Các biện pháp chiến lược để tăng tính bền vững và hiệu quả trong sử dụng đất miền núi
4. Phân tích tiềm năng, cơ hội và các vấn đề thách thức để phát triển nông lâm kết hợp ?

6


Bài 2. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA HỆ THỐNG
NÔNG LÂM KẾT HỢP
2.1. Các khái niệm về Nông lâm kết hợp
Nông Lâm Kết Hợp là một lĩnh vực khoa học mới đã được đề xuất vào thập niên 1960
bởi King (1969). Qua nhiều năm, nhiều khái niệm khác nhau được phát triển để diễn tả
hiểu biết rõ hơn về NLKH. Sau đây là một số khái niệm khác nhau được phát triển cho đến
hiện nay:
Nông lâm kết hợp là một hệ thống quản lý đất vững bền làm gia tăng sức sản xuất

tổng thể của đất đai, phối hợp sản xuất các loại hoa màu (kể cả cây trồng lâu năm), cây
rừng và/hay với gia súc cùng lúc hay kế tiếp nhau trên một diện tích đất, và áp dụng các kỹ
thuật canh tác tương ứng với các điều kiện văn hóa xã hội của dân cư địa phương (Bene và
các cộng sự, 1977)
Nông lâm kết hợp là một hệ thống quản lý đất đai trong đó các sản phẩm của rừng và
trồng trọt được sản xuất cùng lúc hay kế tiếp nhau trên các diện tích đất thích hợp để tạo ra
các lợi ích kinh tế, xã hội và sinh thái cho cộng đồng dân cư tại địa phương (PCARRD,
1979).
Nông lâm kết hợp là tên chung của những hệ thống sử dụng đất trong đó các cây lâu
năm (cây gỗ, cây bụi, cọ, tre, hay cây ăn quả, cây công nghiệp ) được trồng có suy tính
trên cùng một đơn vị diện tích qui hoạch đất với hoa màu và/hoặc với vật nuôi dưới dạng
xen theo không gian hay theo thời gian. Trong các hệ thống Nông Lâm Kết Hợp có mối tác
động hỗ tương qua lại về cả mặt sinh thái lẫn kinh tế giữa các thành phần của chúng
(Lundgren và Raintree, 1983). Xem hình ở trang để thấy rõ sự phối hợp của 3 thành
phần trên.
Nông lâm kết hợp là một hệ thống sử dụng đất trong đó phối hợp cây lâu năm với hoa
màu và/hay vật nuôi một cách thích hợp với điều kiện sinh thái và xã hội, theo hình thức
phối hợp không gian và thời gian, để gia tăng sức sản xuất tổng thể của thực vật trồng và
vật nuôi một cách vững bền trên một đơn vị diện tích đất, đặc biệt trong các tình huống có
kỹ thuật thấp và trên các vùng đất khó khăn (Nair, 1987).
Các khái niệm trên đơn giản mô tả NLKH như là một loạt các hướng dẫn cho một sự
sử dụng đất liên tục. Tuy nhiên, NLKH như là một kỹ thuật và khoa học đã được phát triển
thành một điều gì khác hơn là các hướng dẫn. Ngày nay nó được xem như là một ngành
nghề và một cách tiếp cận về sử dụng đất trong đó đã phối hợp sự đa dạng của quản lý tài
nguyên tự nhiên một cách bền vững. Trong nỗ lực để định nghĩa NLKH theo ý nghĩa tổng
thể và mang đậm tính sinh thái môi trường hơn, Leaky (1996) đã mô tả nó như là các hệ
thống quản lý tài nguyên đặt cơ sở trên đặc tính sinh thái và năng động nhờ vào sự phối
hợp cây trồng lâu năm vào nông trại hay đồng cỏ để làm đa dạng và bền vững sự sản xuất
giúp gia tăng các lợi ích về xã hội, kinh tế và môi trường của các nông trại nhỏ. Vào năm
1997, Trung Tâm Quốc Tế Nghiên Cứu về NLKH (gọi tắt là ICRAF) đã xem xét lại khái

niệm NLKH và phát triển nó rộng hơn như là một hệ thống sử dụng đất giới hạn trong các
nông trại. Ngày nay nó được định nghĩa như là một hệ thống quản lý tài nguyên đặt cơ sở
trên đặc tính sinh thái và năng động nhờ vào sự phối hợp cây trồng lâu năm vào nông trại
hay đồng cỏ để làm đa dạng và bền vững sự sản xuất cho gia tăng các lợi ích về xã hội,
7

kinh tế và môi trường của các mức độ nông trại khác nhau từ kinh tế hộ nhỏ đến "kinh tế
trang trại". Một cách đơn giản, ICRAF đã xem "Nông Lâm kết hợp là trồng cây trên
nông trại" và định nghĩa nó như là một hệ thống quản lý tài nguyên tự nhiên năng động và
lấy yếu tố sinh thái làm chính, qua đó cây được phối hợp trồng trên nông trại và vào hệ
sinh thái nông nghiệp làm đa dạng và bền vững sức sản xuất để gia tăng các lợi ích kinh
tế, xã hội và sinh thái cho người canh tác ở các mức độ khác nhau.
















Hình 2.1: Giản đồ 3 vòng tròn cây lâu năm, hoa màu, và vật nuôi trong
một hệ thống Nông lâm kết hợp

2.2. Các Đặc Điểm của Nông Lâm Kết Hợp
2.2.1. Các đặc điểm để nhận biết một hệ thống nông lâm kết hợp
Với định nghĩa trên của ICRAF, một hệ canh tác sử dụng đất được gọi là nông lâm kết
hợp có các đặc điểm sau đây:
- Kỹ thuật nông lâm thường bao gồm hai hoặc nhiều hơn hai loại thực vật (hay thực
vật và động vật) trong đó ít nhất phải có một loại thân gỗ đa niên.
- Có ít nhất hai hay nhiều hơn sản phẩm từ hệ thống.
- Chu kỳ sản xuất thường dài hơn là một năm .
- Đa dạng hơn về sinh thái (cấu trúc và nhiệm vụ) và về kinh tế so với canh tác độc
canh.
- Cần phải có một mối quan hệ hỗ tương có ý nghĩa giữa thành phần cây thân gỗ và
thành phần khác.
Trong các hệ thống Nông lâm kết hợp sự hiện diện của các mối quan hệ hỗ tương bao
gồm về sinh thái và kinh tế giữa các thành phần của hệ thống là đặc điểm cơ bản.
2.2.2. Các đặc điểm chính của hệ thống nông lâm kết hơp
Theo Nair (1987), các đặc điểm mấu chốt của hệ thống nông lâm kết hợp đã được đa số
các nhà khoa học chấp nhận như sau:

8

- Nó là tên chung để chỉ các hệ thống sử dụng đất bao gồm việc trồng các cây lâu
năm kết hợp với hoa màu và/hay gia súc trên cùng một đơn vị diện tích;
- Phối hợp giữa sự sản xuất các loại sản phẩm với việc bảo tồn các nguồn tài nguyên
cơ bản của hệ thống;
- Chú trọng sử dụng các loài cây địa phương, đa dụng;
- Hệ thống đặc biệt thích hợp cho điều kiện hoàn cảnh dễ bị thoái hóa và đầu tư thấp;
- Nó quan tâm nhiều hơn về các giá trị dân sinh xã hội so với các hệ thống sử dụng
đất khác.
- Cấu trúc và chức năng của hệ thống thì phong phú đa dạng hơn so với canh tác độc
canh.

Tóm lại Nông lâm kết hợp với sự phối hợp có suy tính giữa các thành phần khác nhau
của nó đã mang đến cho các hệ thống sản suất nông nghiệp các điểm chính sau:
- Tạo nên một hệ thống quản lý đất đai bền vững;
- Gia tăng năng suất và dịch vụ trên một đơn vị diện tích sản xuất;
- Sắp xếp hoa màu canh tác phù hợp giữa nhiều thành phần cây lâu năm, hoa màu
và/hay vật nuôi theo không gian và thời gian trên cùng một diện tích đất;
- Đóng góp vào phát triển cho các cộng đồng dân cư về các mặt dân sinh, kinh tế và
hoàn cảnh sinh thái mà vẫn tương thích với các đặc điểm văn hóa, xã hội của họ; và
- Kỹ thuật của nó mang đậm nét bảo tồn sinh thái môi trường.
2.2.3. Các đặc điểm của hệ thống Nông lâm kết hợp phù hợp
Một hệ thống Nông lâm kết hợp phù hợp khi hội đủ các điều kiện sau đây:
 Có sức sản xuất cao:
- Sản xuất các lợi ích trực tiếp như lương thực, thức ăn gia súc, chất đốt, sợi, gỗ cừ
cột và xây dựng, các sản phẩm khác như chai, mủ, nhựa, dầu thực vật, thuốc trị bệnh thực
vật, vv
- Sản xuất các lợi ích gián tiếp hay "dịch vụ" như bảo tồn đất và nước (xói mòn đất,
vật liệu tủ đất, vv ), cải tạo độ phì của đất (phân hữu cơ, phân xanh, bơm dưỡng chất từ
tầng đất sâu, phân hũy và chuyển hóa dưỡng chất), cải thiện điều kiện tiểu khí hậu (băng
phòng hộ, che bóng), làm hàng cây xanh, vv.
- Gia tăng thu nhập của nông dân
 Mang tính bền vững
- Áp dụng các chiến thuật bảo tồn đất và nước để bảo đảm sức sản xuất lâu dài.
- Đòi hỏi có vài hình thức hỗ trợ trong kỹ thuật chuyển giao để bảo đảm sự tiếp nhận
các kỹ thuật bảo tồn đặc biệt đối với các nông dân đang ở mức canh tác tự cung tự cấp (Thí
dụ các động cơ về quyền sử dụng, canh tác trên đất, các hỗ trợ về kỹ thuật và tín dụng,
vv.).
 Mức độ chấp nhận của nông dân
- Kỹ thuật phải phù hợp với văn hóa/chấp nhận được (tương thích với phong tục, tập
quán, tín ngưỡng của nông dân)
- Để bảo đảm sự chấp nhận cao, nông dân phải được tham gia trực tiếp vào lập kế

hoạch, thiết kế và thực hiện các hệ thống Nông lâm kết hợp.
9

2.3. Vai trò của Nông lâm kết hợp
Cơ hội đóng góp quan trọng của nông lâm kết hợp được đặt trên hai cơ sở sau:
2.3.1. Hoàn cảnh tự nhiên
Nông lâm kết hợp dựa vào các lợi ích của rừng và cây lâu năm đối với đất và môi
trường như:
- Bảo tồn và cải thiện đất đai
- Bảo tồn nước
- Cải thiện điều kiện tiểu khí hậu
- Các lợi ích khác.
2.3.2. Dân sinh kinh tế
Nông lâm kết hợp lấy tiền đề hỗ trợ các điều kiện dân sinh kinh tế của nông dân
nghèo và không có đất canh tác ở vùng cao. Họ là nhóm đối tượng thiếu tài nguyên và hỗ
trợ, thất nghiệp và thường bị đẩy canh tác ở các vùng đất đai cằn cỗi. Do vậy, Nông lâm
kết hợp tập trung giải quyết:
- Công ăn việc làm
- Nguồn nguyên liệu cho tiểu thủ công nghiệp
- Nguồn lương thực, năng lượng (gỗ củi), thức ăn cho gia súc, vv., và
- Nguồn vật liệu để xây nhà, nông trại, vv.
Câu hỏi thảo luận
1. Tại sao kỹ thuật nông lâm kết hợp là cần thiết cho phát triển nông thôn miền núi ở Việt
Nam?
2. Các đặc điểm để đánh giá một hệ thống canh tác đồi núi là một hệ thống nông lâm kết
hợp?




















10

Bài 3. PHÂN LOẠI CÁC HỆ THỐNG
NÔNG LÂM KẾT HỢP
3.1. Quan điểm và nguyên tắc để phân loại các hệ thống Nông
lâm kết hợp
Nông lâm kết hợp như đã được khái niệm ở trên là một lĩnh vực khoa học mới đặt cơ
sở trên các hiểu biết và phát triển riêng biệt tại mỗi vùng, và dựa vào các nghiên cứu nhằm
bổ sung thêm thành các hệ thống mới. Vì thế, nhiều tác giả đã cố gắng phân loại các mô
hình nông lâm khác nhau vào một bảng sắp xếp thống nhất. Nair, 1989 đã tổng kết các đặc
điểm của phương thức nông lâm và nêu ra một số nguyên tắc đặt cơ sở cho phân loại như
sau:
- Cơ sở cấu trúc: dựa trên cấu trúc của các thành phần, bao gồm sự phối hợp không
gian của các thành phần cây gỗ, sự phân chia theo tầng thẳng đứng của các thành phần hỗn
giao với nhau và sự phối hợp theo thời gian khác nhau.

- Cơ sở chức năng: dựa trên chức năng chủ yếu hay vai trò của các thành phần trong
hệ thống, chủ yếu là thành phần thân gỗ (thí dụ nhiệm vụ sản xuất như là sản xuất thực
phẩm, thức ăn gia súc, củi chất đốt hay nhiệm vụ phòng hộ chẳng hạn như đai cản gió,
rừng phòng hộ chống cát bay, bảo vệ đất chống xói mòn ,bảo vệ vùng đầu nguồn nước, bảo
dưỡng đất đai).
- Cơ sở kinh tế xã hội: dựa trên các mức độ đầu tư vào quản lý nông trại (thấp hay
cao) hay cường độ hay tầm mức của sự quản trị và mục đích thương mại (tự cung tự cấp,
sản xuất hàng hóa hay cả hai).
- Cơ sở sinh thái: dựa vào điều kiện sinh thái và sự tương thích sinh thái của các hệ
thống do nhận định rằng một vài loại hệ thống thích hợp hơn cho một số vùng sinh thái
như vùng khô hạn, bán khô hạn, nhiệt đới ẩm, vv.
Các nguyên tắc phân loại trên rõ ràng có quan hệ lẫn nhau, chẳng hạn như các nguyên
tắc dựa vào cấu trúc tầng và dựa vào chức năng thường được đặt làm cơ sở để phân chia hệ
thống, còn các nguyên tắc khác như là dân sinh kinh tế, vùng sinh thái được sử dụng làm
nền tảng để chia các nhóm theo mục đích.
3.2. Phân loại các hệ thống Nông Lâm kết hợp
Dựa trên cơ sở phân lọai các hệ thống và kỹ thuật Nông lâm kết hợp của Nair đưa ra
năm 1989 (Bảng 3.1), có thể phân loại các hệ thống NLKH trên thế giới như sau:
3.2.1. Phân loại theo cấu trúc của hệ thống
a/ Dựa trên tính chất của các thành phần
Trong hệ thống nông lâm điển hình có ba thành phần chính là : cây thân gỗ, cây hoa
màu và vật nuôi. Nó dẫn đến sự phân loại sau đây:
- Phương thức kết hợp cây lâu năm và hoa màu (ví dụ hệ Nông Lâm có sự phối hợp
hoa màu và cây hay bụi đa niên )
- Phương thức kết hợp cây lâu năm, đồng cỏ và gia súc (ví dụ hệ Lâm và đồng cỏ có
sự phối hợp đồng cỏ, chăn nuôi với rừng cây lâu năm).
11

- Phương thức kết hợp hoa màu, đồng cỏ gia súc và cây lâu năm (Ví dụ hệ Nông Lâm
và đồng cỏ).

- Các phương thức kết hợp khác (ví dụ các hệ thống nuôi ong với cây lâu năm và hoa
màu, kết hợp thuỷ sản và rừng trồng ngập mặn, phèn)
b/ Dựa trên sự sắp xếp của các thành phần
- Theo không gian
+ Hệ thống hỗn giao dày (thí dụ như hệ thống vườn nhà)
+Hệ thống hỗn giao thưa ( như hệ thống cây trên đồng cỏ)
+ Hệ thống xen theo vùng hay băng ( canh tác xen theo băng)
- Theo thời gian
+ Song hành cả đời sống
+ Song hành giai đoạn đầu
+ Trùng nhau một giai đoạn
+ Tách biệt nhau
+ Trùng nhau nhiều giai đoạn
3.2.2. Phân loại theo chức năng của các hệ thống
Các hệ thống nông lâm kết hợp có thể có các chức năng như:
1. Sản xuất (sản xuất một hay nhiều sản phẩm để tự cung tự cấp hay sản xuất hàng
hoá): Lương thực , thức ăn gia súc, gỗ, chất đốt, các loại sản phẩm khác
2. Phòng hộ (để che chắn và bảo vệ các hệ thống sản xuất khác): Đai cản gió, đai
phòng hộ, bảo vệ đất, cải tạo đất, che bóng (cho hoa màu, gia súc và con người), cải
tạo tiểu khí hậu (kết hợp giữa đai cản gió với cây che bóng)…
3. Kết hợp giữa sản xuất và phòng hộ.
3.2.3. Phân nhóm theo vùng sinh thái
Các hệ thống Nông Lâm kết hợp có thể được phân chia tuỳ theo từng vùng sinh thái
khác nhau. Nhiều hệ thống có thể có cấu tạo và sắp xếp các thành phần giống nhau nhưng
được phân loại khác do chúng được bố trí ở các hoàn cảnh sinh thái khác nhau như ở vùng
đồi núi, vùng cao, vùng thấp, vùng khô, vùng ngập nước, khí hậu và đất đai khác nhau. Ví
dụ: Hệ thống VAC được phát triển khắp Việt Nam nhưng chúng ta có thể phân biệt VAC ở
vùng núi hay đồng bằng, miền Bắc, Tây Nguyên hay ở đồng bằng sông Cửu Long vv
3.2.4. Phân nhóm theo tình trạng dân sinh kinh tế
Các hệ thống nông lâm kết hợp có thể được phân chia theo tình trạng và mục tiêu của

sản xuất như:
 Sản xuất hàng hóa: khi mà hệ thống cho đầu ra là các sản phẩm khác nhau để bán ra
thị trường để lấy lời
 Tự cung tự cấp: khi hệ thống sử dụng đất sản xuất cung cấp các sản phẩm dùng
trong gia đình như thỏa mãn các nhu cầu về lương thực thực phẩm cho nông hộ.
 Trung gian cả hai thứ: hệ thống sản xuất để thỏa mãn cả nhu cầu tại chỗ của nông
hộ và sản xuất hàng hóa cho thị trường.
12

Hơn nữa các yếu tố dân sinh xã hội và văn hoá cũng ấn định những nét riêng lẽ cho
từng hệ thống kỹ thuật Nông Lâm kết hợp. Tại một địa điểm đồng nhất về các yếu tố tự
nhiên, sinh thái, một kỹ thuật như VAC có thể được phân biệt khác nhau do được áp dụng
bởi tình trạng kinh tế (giàu, trung bình hay nghèo) của nông hộ hoặc do các nhóm dân khác
nhau ( dân tộc ít người ở địa phương, người Kinh ở đồng bằng, người di cư ở các vùng
khác vv )



Câu hỏi thảo luận
3. Trình bày quan điểm và nguyên tắc để phân loại các hệ thống NLKH trên thế giới ?
4. Nêu sự khác biệt khi phân loại các hệ thống nông lâm kết hợp?
5. Yếu tố dân sinh kinh tế xã hội của một địa điểm đã chi phối đến sự xếp loại một hệ
thống nông lâm kết hợp như thế nào?
Hình 3.1:
Gi
ản đồ phân loại theo cấu tạo các
thành phần
13

Bài 4. VAI TRÒ CỦA CÂY LÂU NĂM VÀ RỪNG

TRONG CÁC HỆ THỐNG NÔNG LÂM KẾT HỢP
4.1. Vai trò của cây lâu năm trong các hệ thống nông lâm kết
hợp
4.1.1. Chức năng phòng hộ của cây lâu năm
4.1.1.1. Cây giúp phục hồi và lưu giữ độ phì của đất
Phần hấp dẫn của kỹ thuật nông lâm kết hợp được tìm thấy trong khả năng của cây
trồng lâu năm đối với lưu giữ và phục hồi độ phì của đất đai qua các ảnh hưởng đến lý,
hóa tính và chu trình chất dinh dưỡng của đất.
a/ Ảnh hưởng đến lý tính của đất
Đất dưới cây lâu năm có khuynh hướng phát triển cấu trúc ổn định và giữ nước tốt do
chất hữu cơ từ vật rụng và rễ rã mục của cây (Young, 1987). Nair (1987) trong bài tổng
hợp các hệ thống sử dụng đất nhau đã đề cập rằng “sự dẫn nhập cây lâu năm trồng vào
nông trại cho kết quả là lý tính đất được cải tạo tốt hơn về độ thấm nước, khả năng giữ
nước, cấu trúc, và chế độ nhiệt”. Tuy nhiên, lưu ý rằng để đạt được các cải thiện trên, đất
cần thời gian tác động lâu dài của cây.
Thí dụ kết quả nghiên cứu đã chứng tỏ rằng khả năng giữ nước của đất đã gia tăng với
đất có trồng cây Albizzia albida so với không trồng (Felker, 1976). Các thí nghiệm khác đã
chứng tỏ rằng cây A. albida ở Sahel và Prosopis cineraria ở Rajasthan, Ấn Độ đã làm gia
tăng hàm lượng sét của đất dưới tán các cây này (Jung, 1966; Mann và Saxena, 1980 được
trích dẫn bởi Sanchez, 1987).
b/ Ảnh hưởng đến hóa tính của đất
- Giữ gìn được chất hữu cơ trong đất: Cây lâu năm thường được đánh giá là làm gia
tăng hay ít nhất là giữ gìn được lượng chất hữu cơ trong đất (Young, 1986 được chú dẫn
bởi Sanchez, 1987). Một sự gia tăng hàm lượng chất hữu cơ trong đất sẽ là nền tảng cho sự
cải tạo độ phì đất trong kỹ thuật nông lâm kết hợp (Avery, 1988). Hiện tượng này được
giải thích chủ yếu do lượng vật rụng trên không và sự rã mục của hệ rễ cây dưới đất
(Young, 1987). Một thí nghiệm của Kellman (1979) về ảnh hưởng của các loài cây lâu năm
ở vùng trảng khô Savanna ở Belize trên đất litisols bị phong hóa mạnh và nghèo chất dinh
dưỡng đã chứng tỏ ảnh hưởng này của cây đối với hóa tính của đất. Bảng dưới đây đã
chứng tỏ rằng đất dưới cây trồng Byrsohima sp. có hàm lượng chất hữu cơ cao hơn so với

ngoài trảng trống. Một thí nghiệm tương tự khác được tiến hành ở India đã phát hiện rằng
hàm lượng carbon hữu cơ ở đất dưới tán cây Prosopis sp. cao hơn so với vùng kế cận
không có cây (Singh và Lal, 1969).
- Tăng thêm vào đất các chất dinh dưỡng: điều này khiến cần lưu ý vai trò của các
cây họ Đậu cố định đạm. Một cách tổng quát, cây lâu năm đã đóng góp các chất dinh
dưỡng vào đất chủ yếu thông qua vật rụng của chúng (Nair, 1984). Trong một thí nghiệm
so sánh đất dưới rừng cây Byrsohima sp. và đất ở trảng bụi, kết quả phân tích cho thấy do
sự đóng góp của vật rụng mà đất dưới rừng cây trên có hàm lượng các chất Ca, K, Mg, Na,
và phần trăm lượng bazơ gia tăng cao hơn so với đất trảng cỏ bụi. Kellman (1978) cũng đã
chứng tỏ rằng các dinh dưỡng Ca, Mg, K, Na, PO
4
và N gia tăng khi khảo sát đất ở vùng
dưới tán rừng từ các vùng trống trải xung quanh. Tương tự như vậy Singh và Lal, 1969
14

cũng đã có kết quả về tổng số N, P, và K cao hơn ở dưới tán cây so với các vùng trống trải
xung quanh.

Juo và Lal (1977) được trích bởi Sanchez (1987) đã so sánh các ảnh hưởng của hệ
thống hưu canh dùng cây keo dậu so với cây bụi hoang dã trên đất Alfisol ở Tây Nigeria về
một số chỉ tiêu hóa tính của đất. Sau 3 năm, trong đó cây keo dậu được cắt xén hàng năm
để làm chất tủ và bồi dưỡng cho đất, đất hưu canh với cây keo dậu cho khả năng hoán
chuyển cũng như mức độ trao đổi của các cation Ca
++
và K
+
cao khi so sánh với đất hưu
canh bằng cây cỏ bụi hoang dại.
Nghiên cứu của Beer (1988), cho thấy: Cây lâu năm còn có tác dụng bổ sung đạm
qua lá rụng và lá cành được rong tỉa hàng năm . Ví dụ như cây Erythrina poeppiana, lượng

cành rơi, lá rụng để lại khoảng 270 kg N, 60 kg P và 150 kg K/ha/năm). Khamyong (1990),
nghiên cứu các hệ thống Nông Lâm kết hợp (cà phê chè + cây che bóng) bố trí trên đường
phân thuỷ ở vùng núi phía Bắc Thái Lan, sau 4 năm cho thấy ở vườn cà phê chè không có
cây che bóng, lượng đạm chỉ tăng lên 9,39 kg N, còn ở các vườn có cây che bóng lượng
đạm tăng lên trong khoảng từ 26,83 kg - 38,71 kg N/ha/năm.
Các khả năng khác mang đến sự bổ sung chất dinh dưỡng cho đất đã được nghiên cứu
và tổng hợp thành tài liệu bao gồm sự cố định đạm của các cây họ Đậu và sự cộng sinh của
nấm mycorrhizae với rễ cây (Young, 1987). Thí dụ, một rừng thuần loại cây Leucaena
leucocephala ở Philippin được cắt tỉa liên tục sau thời gian từ 8 đến 12 tuần có thể cho 10
đến 24 tấn / ha phân xanh tương đương với 70 đến 500 kg N/ha (Vergara, 1982).
Các loài cây họ Đậu thường được các nhà khoa học nông lâm lưu tâm như là một
loài cây phù hợp để trồng trong hệ thống. Điều này chủ yếu do vai trò cố định đạm (Nair,
1984). Felker (1978) cũng đã xác định rằng cây Acacia albida trồng với mè và Đậu phụng
tại Tây Phi đã cố định 21 kg N/ha/năm, trong khi cây Prosopis tamarugo ở Chi Lê trên đất
phù sa mặn cố định đến 198 kg N/ha/năm (Pak và cộng sự 1977). Trong thí nghiệm của
Kellman đã được dẫn chứng trên, tác giả đã quan sát thấy rằng mức độ chất dinh dưỡng ở
đất quanh gốc cây (Byrsohima sp.) có thể đạt được bằng và ngay cả cao hơn mức độ của
các vùng rừng trảng khô kế cận. Do các cây mọc ở trảng thường không có hệ rễ sâu, nên
nhiều giả thuyết giải thích rằng hấp thu chất dinh dưỡng hòa tan trong lượng nước mưa là
nguồn chính cung cấp chất dinh dưỡng cho cây sinh trưởng. Liên hệ với điều này, Brunig
và Sander (1984) cũng đã cho rằng ở những lập địa đất nghèo chất dinh dưỡng các nhập
lượng chất dinh dưỡng từ nước mưa trở nên rất ý nghĩa cho cây.
- Làm cho chu trình chất dinh dưỡng trở nên hữu hiệu hơn qua các hiện tượng
cộng sinh của vi khuẩn Rhizobium với rễ cây họ Đậu, bơm chất dinh dưỡng ở tầng sâu lên
đất mặt, và sản xuất phân xanh. Một giả thuyết khác về lợi ích của kỹ thuật nông lâm đối
với sự cải tạo đất là chu trình chuyển hóa hữu hiệu của các chất dinh dưỡng trong hệ thống.
Các cơ chế quan trọng cần chú ý là : sự sử dụng các cây cố định đạm họ Đậu, hiện tượng
"bơm" chất dinh dưỡng ở tầng đất sâu lên lớp đất mặt của cây lâu năm và việc dùng phân
xanh trong canh tác.
Vai trò của các cây họ Đậu cố định đạm đã được nghiên cứu từ lâu. Sự sử dụng các

cây họ Đậu làm gia tăng độ phì nhiêu của đất đã được chứng tỏ bởi nhiều thí nghiệm của
Young, 1987; Vergara, 1982. Nhiều tác giả cũng nhấn mạnh đến tiềm năng của các loài
cây này trong các hệ thống nông lâm kết hợp. Đạm tự do trong không khí được cố định
thành đạm hữu dụng nhờ các loài cây họ Đậu và các loài vi sinh vật cố định đạm. Các chất
đạm này sẽ cấu tạo sinh khối của thực vật và sẽ trả lại cho đất qua vật rụng và rễ bị phân
15

hủy để cung cấp dinh dưỡng lại cho các loài thực vật khác.
Cơ chế quan trọng khác là hiện tượng “ bơm chất dinh dưỡng lên “ hay di chuyển
chất dinh dưỡng từ tầng đất sâu lên lớp đất mặt ( Avery, 1987; Young, 1987). Hiện tượng
này giải thích rằng cây có hệ rễ sâu có thể hấp thu chất dinh dưỡng bị rửa trôi xuống sâu và
chuyển chúng thành hữu hiệu ở tầng đất mặt thông qua vật rụng cho các loài hoa màu có rễ
cạn (nông). Tuy vậy, cần lưu ý rằng chưa có đủ kết quả thí nghiệm để giải thích cặn kẽ
hiện tượng này một cách khoa học (1987). Một số hoài nghi đã được Avery, 1987 tổng kết
như sau:
- Không phải tất cả các cây lâu năm đều có rễ sâu hơn cỏ hay các loại cây tầng thấp,
- Điều kiện của rừng tự nhiên và rừng trồng có thể khác so với từng cá thể cây,
- Hiện tượng này có thể có ý nghĩa khi cây được trồng qua một thời gian dài.
Cơ chế sau cùng về phân xanh được đề cập nhiều trong các hệ thống trồng xen hoa
màu với cây bụi họ Đậu hay kỹ thuật SALT sẽ được giới thiệu chi tiết trong các chương
sau.
4.1.1.2. Cây ngăn chặn xói mòn đất và cải thiện bảo tồn nước
Bảng 4.1: Mức độ xói mòn của các phương thức sử dụng đất khác nhau
( Theo Ohigbo và Lal, 1977)
MỨC XÓI MÒN ( tấn / ha)
Địa điểm Độ dốc (%) Lượng mưa
(mm)
Rừng Hoa màu Đất trống
Thượng Volta
Senegal

Bờ biển Ngà
Abidijar
0,5
1,2
4,8
7,0
850
1200
1200
2100
0,1
0,2
0,1
0,1
0,6 - 0,8
7,30
1,76
90,00
10 - 20
21,3
18,3
108 - 170
Bảo tồn đất và nước là mối quan tâm chính cho vùng cao ở Việt Nam và các nước
nhiệt đới khác. Vai trò của cây trong việc bảo tồn nước và kiểm soát xói mòn là một trong
các lợi ích của cây lâu năm khiến phải phối hợp trồng cây vào nông trại (Nair, 1987).
Nhiều thí nghiệm so sánh các vùng có tán cây che khác nhau trên các diện tích canh tác và
người ta đã phát hiện rằng lượng xói mòn đất và nước chảy trên mặt đất sẽ giảm nhiều
dưới tán rừng. Nghiên cứu của Kellman (1969) ở Mindanao chứng tỏ rằng đất dưới tán
rừng chỉ bị mất đi 0.25gam đất/ngày so với 3,2gam/ngày của đất độc canh cây bắp. Tương
tự như vậy, thí nghiệm ở núi Makiling tại Los Banos đã chứng tỏ rằng đất rừng thứ sinh có

tỉ lệ xói mòn thấp nhất trong khi đất làm rẫy có lượng xói mòn cao nhất (Pacardo và
Samson, 1986).
4.1.1.3. Cây cải tạo tiểu khí hậu trong các vườn nông lâm kết hợp
Cây lâu năm cải tạo tiểu khí hậu nhờ vào ảnh hưởng che chắn của tán cây, giảm
lượng bốc thoát hơi nước, cung cấp chất hữu cơ cho đất, cải thiện độ thấm nước của đất,
vv. Vì vậy cây thường được trồng để hỗ trợ tạo bóng che thích hợp cho hoa màu và các cây
trồng khác.
Vận tốc gió cao có thể gây ra nhiều tác hại cho hoa màu. Bên cạnh các thiệt hại cơ
giới, gió mạnh sẽ dẫn đến bốc hơi nhiều tạo nên các khủng hoảng thiếu nước cho cây hoa
16

màu, nhất là ở các vùng khô. Cây có thể làm giảm vận tốc gió do tạo nên các hàng rào chắn
gió.
4.1.1.4. Cây làm hàng rào sống
Ở vùng nông thôn cây hàng rào sống quanh nông trại, vườn nhà ở.
Hình 4.1: Chu trình hoàn trả chất dinh dưỡng và khả năng kiểm soát chống xói mòn
trong môt hệ thống trồng xen theo băng. Kang và Wilson (1987)



Hình 4.2: C
ác ti
ến tr
ình mà cây lâu n
ăm có th
ể cải thiện đ
ư
ợc điều kiện đất
.


Young (1989)

17

4.1.2. Chức năng sản xuất của cây lâu năm
Mặc dù chức năng chủ yếu của cây lâu năm trong hệ thống nông lâm là khả năng bảo
tồn hoàn cảnh sinh thái, cây lâu năm cũng cung cấp nhiều sản phẩm kinh tế có giá trị như:
- Gỗ, gỗ xẻ, gỗ làm bột giấy và gỗ củi,
- Trái cây ăn được,
- Lá cây làm thức ăn cho gia súc,
- Nhựa và mủ dùng trong công nghiệp,
- Thuốc chữa bệnh sinh học,
- Thuốc chữa bệnh cho người và gia súc,
- Thực phẩm cho người và gia súc,
- các sản phẩm khác như chất nhuộm, trang trí,
Các sản phẩm của cây có giá trị đặc biệt quan trọng đối với nông dân sống ở vùng cao
có tình trạng sản xuất tự cung tự cấp.
4.2. Vai trò của rừng trong các hệ thống nông lâm kết hợp
Như các khái niệm về nông lâm kết hợp đã nêu, thành phần rừng không nhất thiết hiện
diện ở trong tất cả các hệ thống nông lâm kết hợp vì thành phần cây lâu năm hiện diện
cũng đủ mang các vai trò tương tự như của rừng. Chúng có thể là rừng dừa hay các băng
cây bụi lâu năm dọc theo các đường đồng mức chứ không nhất thiết lúc nào cũng phải là
rừng tự nhiên.
4.2.1. Vai trò bảo vệ sinh thái của rừng
4.2.1.1. Sự mô phỏng cấu trúc và vai trò của rừng tự nhiên
Một nghiên cứu về hệ thống nông lâm kết hợp ở Philippin bởi Olofson (1993) đã nêu
ra một cấu tạo mà ông ta gọi là “cấu tạo mô phỏng thay thế rừng tự nhiên (AFS:
Alternative Forest-like Structure)”. Đây là cấu tạo của những hệ thống nông lâm đã mô
phỏng cấu tạo của rừng tự nhiên. ông ta đã nêu các tính chất của các hệ thống trên như sau:
- Chỉ tiêu đa dạng sinh học cao;

- Nhiều tầng tán ;
- Chu trình chất dinh dưỡng kín và nhanh;
- Diễn thế tự nhiên theo từng đám (patch succession)
- Có sự cộng hưởng giữa các hệ thống "nông lâm giống rừng tự nhiên" với các hệ
sinh thái rừng tự nhiên xung quanh.
Hệ thống lô rừng nhỏ của dân Ifugao ở Philippin (woodlot) là một thí dụ điển hình của
đặc tính này nơi mà cây gỗ, tre, mây và cây thuốc v.v. đã được trồng chung với nhau. Sự
đa dạng của nó có lúc phong phú hơn cả rừng tự nhiên. Kỹ thuật cố gắng mô phỏng theo
các đặc tính của rừng tự nhiên có đặc điểm nổi bật về mặt sinh thái môi trường. Thực tế, có
nhiều trường hợp hệ thống bền vững do có được hỗ trợ phối hợp lẫn nhau, thích ứng, và đa
dạng nhất là khi xen nối tiếp với hệ sinh thái rừng tự nhiên tại chỗ với các hệ canh tác nông
lâm (Oldeman,1983). Hơn nữa, có đề nghị rằng hệ sinh thái tự nhiên có thể được vận dụng
làm cơ sở để chọn lọc xây dựng các kỹ thuật nông lâm kết hợp từ các kết quả nghiên cứu
về kiểu rừng trong đó các tập đoàn thực vật sống liên kết hỗ trợ với nhau, hoặc lấy hệ sinh
thái tự nhiên làm kiểu mẫu cho hệ thống canh tác hoa màu trong nông nghiệp (Hart, 1980).
18

Lasco,1987 cũng đã nghiên cứu và nhận định rừng mưa nhiệt đới đã được xem như là cơ
sở của việc xây dựng hệ thống nông lâm kết hợp bền vững, đặc biệt là các hệ thống
nhiều tầng.
Hart, 1980 cũng đã đưa ra một thí dụ về kỹ thuật canh tác liên tiếp hoa màu dựa vào
nguyên tắc thay thế tự nhiên liên tiếp của rừng. Từ đó tác giả này đã đề xuất hai giai đoạn
tiến hành. Giai đoạn thứ nhất gồm trồng các loại đậu, bắp, khoai mì, và cây mã đề trên đất
mới khai phá. Giai đoạn hai sau đó bằng trồng dừa, cacao, và cao su xen với cây mã đề.
Kiểu bố trí này được đặc trên cơ sở của các nghiên cứu kết luận rằng trong quá trình thay
thế tự nhiên của rừng, không bao giờ các loài cây con dạng bình ổn (climax) xuất hiện ở
giai đoạn tiên phong của rừng (Janzen,1975 được liệt kê bởi Hart, 1980). Nhận định này
tuy còn đang ở giai đoạn phôi thai nhưng nó chứng tỏ một một hướng phát triển kỹ thuật
nông lâm kết hợp là vận dụng các hiểu biết về rừng tự nhiên làm cơ sở cho thiết kế cả các
hệ thống nông nghiệp lẫn nông lâm kết hợp. Yêu cầu trước mắt hiện nay là cần nghiên cứu

nhiều thử nghiệm xem nguyên tắc này có tính khả thi không.
4.2.1.2. Sự tái tạo độ phì đất
a/ Hệ thống hưu canh (bỏ hóa để phục hồi độ phì của đất)
Như đã được đề cập ở phần trước, canh tác rẫy được xem như là một hình thức lâu đời
của các hệ thống nông lâm kết hợp (Vergara, 1986) và do vậy được xem như là khá bền
vững trong sử dụng đất (Allen, 1985). Trong hệ thống này, đất được bỏ hóa để phục hồi lại
rừng sau một vài năm canh tác hoa màu nhằm tái tạo lại độ phì của đất. Vào giai đoạn cuối
của hưu canh, rừng lại được phát và đốt để gia tăng lượng phân tro trong đất và giảm công
làm cỏ (Warner, 1981). Cho nên có thể đánh giá là tất cả các hệ thống hưu canh, nhiệm vụ
chủ yếu của rừng tự nhiên là tái tạo lại độ phì và sức sản xuất của đất. Thêm vào đó, rừng
còn là nguồn cung cấp thực phẩm, gỗ, củi, thuốc chữa bệnh, vv…
b/ Sử dụng vật rơi rụng của rừng để bón đất nông trại
Ở Nhật, Việt Nam và một số nước khác nông dân có tập quán giữ rừng kế cận ruộng
lúa của họ để thu lượm vật rụng từ rừng và bón chúng vào đất ruộng hàng năm. Tuy nhiên,
cần lưu ý sử dụng vật rơi rụng rừng là nguyên nhân làm kiệt quệ đất rừng do phá vỡ chu
trình biến dưỡng chất trong đất (Olofson, 1983).
Ở Tây Guatemala và Mexico, một kỹ thuật tương tự được áp dụng để chuyển hóa rừng
thành ruộng. Vật rơi rụng thu lượm sẽ được rải lên và vùi vào đất để cải thiện cấu tượng và
khả năng giữ nước của đất, nó còn được sử dụng như là vật liệu che tủ cho đất (Olofson,
1983).
Tại Đông Bắc Thái Lan và vùng Tây Nguyên ở Việt Nam, một hệ thống truyền thống
là cây rừng trong ruộng lúa (Trees in paddy field) đã được người dân địa phương áp dụng
trong các rừng khô thưa, hay trảng cỏ bụi có cây sao dầu nhằm lợi dụng được nguồn phân
từ vật rụng của cây rừng.
4.2.1.3. Kiểm soát chống xói mòn đất và nước chảy bề mặt
Trong hệ thống canh tác lúa theo bậc thang, người Ifugaos, Dao và Hmong đã lưu ý
bảo vệ đến thành phần rừng bao gồm rừng trồng và các rừng tự nhiên ở các vị trí xung yếu
để giảm lượng nước chảy bề mặt, xói mòn đất và điều tiết nước cần cho sinh hoạt và canh
tác (Olofson, 1980). Khả năng của rừng để bảo vệ đất và nước đã được nghiên cứu nhiều
như đã đề cập bài trước.

19

4.2.1.4. Rừng phòng hộ và tạo bóng cho cây trồng
Một vài loại hoa màu đòi hỏi bóng che ở trên hay ít nhất chúng có thể chịu đựng để
phát triển dưới bóng che. Rừng tự nhiên đã được dùng trong các hệ thống nông lâm kết
hợp vì giá trị che bóng của nó. Cây cà phê thường dùng được trồng dưới tán rừng thông
(Pinus kesiya) (Penafiel và Botengan, 1985) hay dưới tán rừng thứ sinh (Ronquillo và
nhiều người khác, 1987), (Lasco, 1987c), cây quế cũng được trồng dưới bóng của cây khác
hay rừng thứ sinh thí dụ ở Trà Mi Quảng Nam, Văn Chấn Yên Bái. Hệ thống Ifugao cũng
được trồng xen bằng nhiều loại cây hoa màu và thực vật có lợi dưới tán rừng.














Hình 4.3: Cây keo dậu (Leucaena leucocephala) che bóng cho cây cà phê chè
4.2.2. Vai trò kinh tế, văn hóa và xã hội của rừng
4.2.2.1. Kinh tế
Rừng là nơi cung cấp các nguồn lợi kinh tế cho người dân và xã hội như gỗ các loại,
các nguyên liệu giấy sợi và nguyên liệu cho công nghiệp. Hơn nữa, rừng còn cung cấp các
loại sản phẩm ngoài gỗ như thực phẩm cho các bộ lạc người dân tộc khiến rừng trở thành

một thành phần cốt lõi của hệ thống nông lâm đối với họ. Thí dụ, người Tagbanua ở đảo
Palawan, Philippin đã thu nhặt thực phẩm trong rừng khi họ khan hiếm gạo hay cây có củ
(Warner, 1981). Tương tự như vậy một số lớn các bản làng dân tộc ít người ở Việt Nam có
nguồn thực phẩm thu hái từ rừng như thu hái quả hạt cây rừng trong rừng tự nhiên đặt biệt
trong những thời kỳ giáp hạt, đói kém. Nấm rừng, cây có củ, ốc, dúi, rắn, trăn, các loại
động vật bò sát, mật ong, cá, củi khô, gỗ mục, thuốc thực và động vật chữa bệnh, ngo,
mây, tre, chai, dầu, vv… là những sản phẩm từ rừng thường được dân cư sinh sống trong
và gần rừng thu hoạch mà không ảnh hưởng đến sự phát triển của rừng. ở vùng rừng tràm
Đồng Tháp Mười, cây tràm trong mùa ra hoa được bảo vệ cho phát triển nuôi ong lấy mật,
một nguồn thu nhập quan trọng cho nông dân ở đây.
4.2.2.2. Văn hóa và xã hội
Nhiều nơi ở vùng núi, rừng được xem là nơi thiêng liêng nơi có các vị thần thiện và ác
và họ xem đó là nơi bảo vệ bản làng và nhà cửa của họ tránh sự xâm lấn của các ác thần.
20

Tín ngưỡng của họ đã chứng tỏ rằng nếu rừng bị chặt hạ, nó sẽ mất giá trị thiêng liêng cần
cho tín ngưỡng của họ. Điều này quan trọng vì nó ảnh hưởng đến sự hồi phục của các hệ
thống hưu canh do các khu rừng thiêng liêng này là nơi cung cấp hạt giống phát tán đến
các vùng đất trống làm rẫy (Olofson, 1983). Một thí dụ khác ở các tỉnh Đông Nam bộ, đặc
biệt ở Đồng Nai, Bà Rịa, Vũng Tàu, đạo phật đã là một động lực quan trọng để tái lập rừng
ở đất trống đồi trọc một cách thành công.
Như đã trình bày trên, rừng tự nhiên đã đóng vai trò ảnh hưởng đến sản xuất nông
nghiệp và nông lâm kết hợp, tuy nhiên chúng chỉ mới được phát huy trong các hệ thống
truyền thống của các cộng đồng người dân tộc, nhưng các kỹ thuật nông lâm cải tiến vẫn
còn ít chú ý tìm hiểu cặn kẽ đến vai trò của rừng trong hệ thống. Chính vì vậy, một lượng
lớn thông tin có giá trị để phát triển kỹ thuật nông lâm kết hợp đã bị bỏ quên. Điều này đặt
ra một vấn đề cấp thiết là cần phải tìm hiểu, thông tin và phân tích tỉ mỉ các hệ thống
truyền thống để làm cơ sở cho xây dựng và phát triển các hệ thống nông lâm kết hợp cải
thiện.
Câu hỏi thảo luận

6. Vai trò của vật rụng từ cây lâu năm đối với vòng quay dưỡng chất kín trong một hệ
thống nông lâm kết hợp?
7. Vai trò về mặt sinh thái của rừng trong các hệ thống nông lâm kết hợp?

















21

Bài 5. CÁC HỆ THỐNG NÔNG LÂM KẾT HỢP
TRUYỀN THỐNG
5.1. Khái niệm:
Hệ thống nông lâm kết hợp truyền thống là những hệ thống canh tác đã được phát
triển và sử dụng qua nhiều thế hệ, được chứng thực qua thời gian. Chúng thường phổ biến
ở các cộng đồng người dân tộc sống ở gần hay ngay tại rừng. Một cách đơn giản hơn, hệ
thống NLKH truyền thống là các kiểu canh tác nông lâm kết hợp được phát triển bởi chính
người dân ở tại địa phương.

Các yếu tố để xem xét một hệ thống là truyền thống/ bản địa bao gồm:
- Hệ thống được tồn tại từ lâu.
- Hệ thống được chấp nhận bởi cư dân địa phương vì nó phù hợp với tập quán, tín
ngưỡng và suy nghĩ của họ.
- Hệ thống có năng suất, vững bền theo thời gian
Tại các nước châu Á cũng như Việt Nam, các cộng đồng dân cư, dân tộc ít người đã
và đang sinh sống tại các vùng rừng núi, vùng sâu, vùng xa nơi giao thông liên lạc khó
khăn; chính họ là những người tiên phong trong việc hình thành các kỹ thuật nông lâm kết
hợp mang tính truyền thống.
5.2. Các hệ thống nông lâm kết hợp truyền thống
5.2.1. Hệ thống canh tác nương rẫy














Hình 9. Bỏ hoá để cải tạo phục hồi đất
Hình 5.1: Các công đoạn trong canh tác nương rẫy
Đây là hình thức lâu đời của nông lâm kết hợp, bao gồm các công đoạn: Phát, đốt,
trỉa hạt canh tác vài năm, sau đó bỏ hóa qua nhiều năm để cho đất phục hồi độ phì rồi sau
đó mới quay trở lại canh tác. Trong kỹ thuật này, cây hàng năm và cây lâu năm luân

§Êt phôc håi

22

chuyển, thay thế nhau trên từng đám đất. Mấu chốt cho sự vững bền của kiểu canh tác này
là thời gian bỏ hóa, ở nơi có áp lực cao về dân số, quỹ đất bình quân trên đầu người càng
giảm thì thời gian bỏ hóa ngày càng ngắn lại, đất không có đủ thời gian để phục hồi. Điều
này dẫn đến sự sụp đổ của hệ thống. Có khá nhiều cộng đồng dân tộc thiểu số ở Việt Nam
có kiểu canh tác nương rẫy có thời gian bỏ hóa khá dài so với thời gian canh tác. Người
Stieng, Chil, K’hor, M’nông, Jarai, K’tu ở Tây Nguyên thường xem rẫy bỏ hóa của họ
như nơi dự trữ rau, trái cây, lương thực, thuốc trị bệnh và họ thường xuyên lui tới để thu
lượm sản phẩm trên đất bỏ hóa.
Tuy nhiên trong bối cảnh đất canh tác càng ngày càng ít khi dân số càng đông đúc,
các cộng đồng dân cư thường cải tiến kiểu canh tác của họ để đối phó. Hệ thống cải tiến bỏ
hóa của người Naalad là một ví dụ. Hệ thống đã được thực hiện hơn 80 năm nay tại một số
cộng đồng ở huyện Naga, đảo Cebu, Philippin. Để khắc phục tình trạng thiếu đất, độ phì
của đất suy giảm nhanh, bỏ hóa ngắn lại, kéo dài thời gian canh tác, Nông dân địa phương
đã trồng thành công loài cây keo dậu (Leucaena leucocephala) trong giai đoạn bỏ hoá. Họ
thường chia đất canh tác ra nhiều lô để trồng luân canh cây hoa màu và cây keo dậu để cải
tạo đất. Thời gian canh tác thay đổi từ 2 - 4 năm tùy theo số lô luân canh và tổng diện tích
rẫy của hộ gia đình, đặc biệt là phụ thuộc sức sinh trưởng của keo dậu. Keo dậu được gieo
trực tiếp ngay sau khi đất nghỉ canh tác. Với cách làm này người dân rút ngắn được thời
gian bỏ hóa, ngoài ra còn khai thác keo dậu lầm cột nhỏ và củi đun, lá và cành nhánh nhỏ
dược giữ lại tại chỗ làm phân xanh và xây dựng các rào chắn cơ giới theo đường đồng
mức. Chức năng chủ yếu của rào cản cơ giới là chống xói mòn và được xác định như là
một chỉ tiêu thời gian canh tác (chừng nào hàng rào này bị mục nát thì dừng canh tác). Kết
quả của kỹ thuật này được thể hiện bởi sức sinh trưởng và năng suất cao hơn của các loại
hoa màu nông nghiệp trồng xen.
Lợi ích:
- Trồng cây thân gỗ họ đậu cố định đạm vào đất bỏ hoá nhờ đó rút ngắn đáng kể thời

gian bỏ hóa (trước đây 15 – 20 năm, nay chỉ còn 8 – 10 năm)
- Xúc tiến vòng tuần hoàn dinh dưỡng khoáng một cách có hiệu quả (không đốt)
- Hình thành dần các bờ đất, làm ổn định đất dốc.
Hạn chế:
- Công việc rất nặng nhọc, do phải xây dựng và duy trì các hàng rào chắn cơ giới
- Phải làm đất, gieo trồng thu hái hạt giống cây keo dậu.
5.2.2. Các hệ thống nhiều tầng truyền thống
5.2.2.1. Hệ thống nông lâm kết hợp rừng và ruộng bậc thang
Hệ thống rừng và lúa trồng theo bậc thang được áp dụng một số nơi của vùng Tây
Bắc Việt Nam và ở vùng Banaue, Philipin. Đây là những nơi nổi tiếng về phong cảnh của
hàng loạt các bậc thang lúa nước ở sườn dốc. Năng suất lúa ở đây khá cao (8,2 tấn/ha). Hệ
thống này đã tồn tại hàng ngàn năm nay.
Ở những nơi đất có tầng dá mẹ bền vững, ít bị sạt lở, người dân tạo ruộng bậc thang
để canh tác nr định. Kỹ thuật này hạn chế được xói mòn và chủ động được nước. Quản lý
nước là một yếu tố quan trọng của hệ thống canh tác này, người dân địa phương thường
chú trọng phát triển các hệ thống dẫn nước từ trên cao xuống thấp. Hơn nữa, người dân còn
biết cách dùng nước như là nguồn dẫn nhập các chất dinh dưỡng cho hệ thống. Rừng trong
23

hệ thồng này đóng vai trò quan trọng trong việc dự trữ và điều hòa nguồn nước cung cấp
cho các ruộng bậc thang, chống sạt lở đất. Ngoài ra nó còn cung cấp nguồn lâm sản ngoài
gõ như củi, tre, mây, thuốc vv Vì vậy mà cộng đồng địa phương quan tâm và quản lý bảo
vệ các mảng rừng đầu nguồn này.















Hình 10. Hệ thống rừng - ruộng bậc thang
Hình 5.2: Hệ thống rừng và ruộng bậc thang trên đất dốc
Lợi ích:
- Tạo ra một hệ thống sử dụng đất bền vững
- Cho sản phẩm lương thực rất ổn định ở vùng cao
Hạn chế:
- Rất tốn công lao động trong việc xây dựng và duy trì hệ thống
- Chỉ áp dụng được ở những vùng có nguồn nước tự nhiên.
5.2.2.2. Vườn rừng
Vườn rừng là những khu đất được sử dụng để trồng cây lâm nghiệp và cây ăn quả
theo hướng thâm canh để cung cấp nhiều loại sản phẩm có giá trị hàng hóa cao. Vườn rừng
có diện tích biến động từ 0,3 - 0,5 ha, gần với đất thổ cư của gia đình.
Vườn rừng thường có cấu trúc một tầng cây gỗ chính được trồng thuần loài. Ngoài ra
còn có tầng thấp được trồng xen dưới tán hay tầng thảm tươi tự nhiên được duy trì bảo vệ
giữ lại.
Tầng cây chính: tùy theo điều kiện sinh thái, tập quán và kinh nghiệm truyền thống
của từng vùng cũng như nhu cầu của thị trường, người nông dân thường chọn lựa một
trong những loài sau đây để trồng trong vườn rừng của mình: Các loại tre trúc để cung cấp
vật liệu làm nhà, đồ dùng và nguyên liệu cho một số sản phẩm thủ công: tre diễn ở Phú
Thọ; luồng ở Thanh Hóa, Hòa Bình; trúc cần câu ở Cao Bằng, Bắc Cạn; tre gai và vầu
được trồng ở nhiều nơi. Các loại cây đặc sản có giá trị cao, cung cấp tinh dầu, dầu nhựa
phục vụ công nghiệp và xuất khẩu như quế ở Yên Bái, Thanh Hóa, Quảng Nam; trám ở


×