Tải bản đầy đủ (.pdf) (45 trang)

BÀI GIẢNG PHÁP LỆNH NÔNG NGHIỆP pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (650.42 KB, 45 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ
DỰ ÁN HỢP TÁC VIỆT NAM – HÀ LAN





BÀI GIẢNG
PHÁP LỆNH NÔNG NGHIỆP













Người biên soạn: Lê Quý Tường














Huế, 08/2009


1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ
DỰ ÁN GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VIỆT NAM - HÀ LAN
***************











BÀI GIẢNG

CÁC VĂN BẢN PHÁP QUI VỀ
NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
(Giống cây trồng; Bảo vệ và kiểm dịch thực vật; Phân bón)













NGƯỜI BIÊN SOẠN: TS. Lê Quý Tường





Huế, 2008

2

CHỮ VIẾT TẮT

1. DUS:
- D: tính khác biệt - Distictness
- U: tính đồng nhất - Uniormity
- S: tính ổn định - Stability
2. PTNT: phát triển Nông thôn
3. TBKT: tiến bộ kỹ thuật
4. VCU:

- V: giá trị - Value
- C: canh tác - Cultivation
- U: sử dụng - Use





























3

KHÁI QUÁT CHUNG CỦA M ÔN HỌC
1. M ục đích của môn học:
- Giúp cho sinh viên nắm được một số văn bản pháp qui về Pháp lệnh, Nghị
định và các văn bản khác có liên quan đến quản lý nhà nước của ngành Nông nghiệp
Việt Nam hiện nay.
- Góp phần nâng cao kiến thức và hiểu biết đối với sinh viên ngành Nông
nghiệp về khung pháp lý các văn bản Pháp lệnh giống cây trồng; Pháp lệnh bảo vệ và
kiểm dịch thực vật; Nghị định của chính phủ về quản lý sản xuất, kinh doanh phân bón
ở Việt Nam.
- Làm tiền đề trong thực thi có hiệu quả hơn về các văn bản pháp luật nói chung,
các văn bản pháp luật của ngành Nông nghiệp nói riêng đối với cán bộ Nông nghiệp
tương lai
2. Yêu cầu môn học:
- Lấy người học làm Trung tâm, Giảng viên trình bày phần lý thuyết 20 phút,
sinh viên trao đổi theo nhóm 15 phút, sau đó giảng viên tóm tắt lại vấn đề 10 phút.
- Dụng cụ và thiết bị phục vụ giảng dạy
+ Bảng, bút viết; hoặc phấn viết
+ Đầu chiếu, màn hình, máy tính sách tay
+ Hình ảnh, sơ đồ, hoặc mô hình (nếu có)
+ Giấy bản to (Ao), giấy tệp nhỏ màu vàng
- Sinh viên lắng nghe phần lý thuyết và trao đổi các câu hỏi liên quan để hiểu
được bài giảng ngay tại lớp
- Sinh viên nắm vững kỹ năng và thủ thuật trong xây dựng một dạng văn bản
pháp luật cụ thể của ngành Nông nghiệp.
3. Kết cấu bài giảng
- Chuyên đề 1: Pháp lệnh giống cây trồng
- Chuyên đề 2: Pháp lệnh bảo vệ và kiểm dịch thực vật

- Chuyên đề 3: Nghị định của Chính phủ về Quản lý sản xuất kinh, doanh phân
bón.










4

Bài1

PHÁP LỆNH GIỐNG CÂY TRỒNG
(Chủ tịch uỷ ban thường vụ Quốc Hội Nguyễn Văn An đã ký số15/2004/PL-UBTVQH
11 ngày 24/3/2004)

I. VỊ TRÍ VAI TRÒ CỦA PHÁP LỆNH GIỐNG CÂY TRỒNG
1.1. Khái niệ m.
- Pháp lệnh (theo từ điển tiếng Việt) là văn bản có gía trị pháp luật cao do nhà
nước, đứng đầu là Uỷ ban thường vụ Quốc Hội ban hành buộc mọi tổ chức, cá nhân
phải làm đúng và tuân thủ theo các điều khoản đã ban hành.
- Pháp lệnh giống cây trồng là những qui định có tính pháp lý hiện hành để mọi
tổ chức, cá nhân khi tham gia nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh và quản lý giống cây
trồng phải chấp hành nghiêm chỉnh những điều khoản đã ban hành trong Pháp lệnh
này.
1.2. Vị trí, vai trò của pháp lệnh giống cây trồng.

- Vị trí:
Pháp lệnh giống cây trồng là một bộ phận trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
Đây là văn bản có tính pháp lý cao nhất tính đến thời điểm hiện nay về giống cây trồng.
- Vai trò:
Tăng cường quản lý nhà nước, nâng cao hiệu quả về quản lý, bảo tồn nguồn gen
cây trồng, nghiên cứu, chọn tạo, khảo nghiệm, kiểm định, kiểm nghiệm, công nhận,
bảo hộ giống cây trồng; bình tuyển, công nhận cây mẹ, cây đầu dòng, vườn giống, rừng
giống; sản xuất kinh doanh giống cây trồng, quản lý chất lượng giống cây trồng. Đồng
thời là cơ sở pháp lý trong việc đầu tư, hợp tác quốc tế về lĩnh vực giống cây trồng của
các thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
1.3. Kết cấu Pháp lệnh giống cây trồng.
Kết cấu Pháp lệnh giống cây trồng gồm 8 chương, 49 điều, trong đó:
- Chương I: Những qui định chung gồm 9 điều (điều 1-9)
- Chương II: Quản lý bảo tồn nguồn gen cây trồng gồm 4 điều (điều 10-13)
- Chương III: Nghiên cứu chọn tạo, khảo nghiệm công nhận giống cây trồng
mới và bình tuyển công nhận cây mẹ, cây đầu dòng, vườn giống cây lâm nghiệp, rừng
giống, gồm 6 điều (điều 14-19)
- Chương IV. Bảo hộ giống cây trồng mới, gồm 13 điều (điều 20-35)
- Chương V. Sản xuất kinh doanh giống cây trồng, gồm 6 điều (điều 36-41)
- Chương VI. Quản lý chất lượng giống cây trồng, gồm 6 điều (điều 41-47)
- Chương VII. Thanh tra và giải quyết tranh chấp, gồm 2 điều (điều 48-49)
- Chương VIII. Điều khoản thi hành, gồm 2 điều (điều 50-51).


5

II. NỘI DUNG CHÍNH CỦA PHÁP LỆNH GIỐNG CÂY TRỒNG.
2.1. Những qui định chung.
2.1.1. Phạm vi và đối tượng điều chỉnh (điều 1, điều 2)
- Pháp lệnh này qui định về:

+ Quản lý và bảo tồn nguồn gen cây trồng
+ Yêu cầu, chọn tạo, khảo nghiệm; kiểm nghiệm, kiểm định, công nhận, bảo hộ
giống cây trồng mới
+ Bình tuyển công nhận cây mẹ, cây đầu dòng, vườn giống, rừng giống.
+ Quản lý chất lượng giống cây trồng
- Đối tượng: Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước hoạt động
trong lĩnh vực giống cây trồng tại Việt Nam.
Trường hợp điều ước Quốc tế khác với pháp lệnh này sẽ thực hiện như điều ước
Quốc tế.
2.1.2. Giải thích từ ngữ (điều 3)
1/ Giống cây trồng: Là một quần thể cây trồng, đồng nhất về hình thái và có giá
trị kinh tế nhất định, có thể phân biệt được và di truyền được cho đời sau.
Giống cây trồng sử dụng cho sản xuất: Hạt, củ, quả, rễ, thân, cành, lá, cây con,
mắt ghép, chồi, hoa, mô, tế bào, bào tử, sợi nấm, rong, tảo và vi tảo
2/ Giống cây trồng mới: Là giống mới được chọn tạo ra, hoặc nhập khẩu lần đầu
có tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định.
Chưa có trong danh mục giống cây trồng được phép sản xuất kinh doanh.
3/ Giống cây trồng mới được bảo hộ: Là giống cây mới đã được cấp văn bằng
bảo hộ giống cây trồng mới.
4/ Nguồn gen giống cây trồng là thực vật hoàn chỉnh trong bộ phận sống của
chúng mang thông tin di truyền có khả năng tạo ra hoặc tham gia tạo ra giống cây trồng
mới.
5/ Khảo nghiệm giống cây trồng mới: Là quá trình theo dõi đánh giá trong điều
kiện và thời gian nhất định để xác định: tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định, giá
trị canh tác và sử dụng của giống cây trồng.
6/ Sản xuất thử là quá trình sản xuất giống cây trồng mới đã qua khảo nghiệm
và được phép sản xuất trong diện tích nhất định trong điều kiện sản xuất đại trà.
7/ Kiểm định giống cây trồng là quá trình kiểm tra chất lượng lô giống cây trồng
sản xuất ngay tại ruộng, nương hoặc vườn nhằm xác định tính đúng giống, độ thuần di
truyền và mức độ lẫn giống hoặc loài cây khác.

8/ Kiểm nghiệm giống cây trồng là quá trình phân tích các chỉ tiêu chất lượng
của mẫu giống ở phòng kiểm nghiệm.
9/ Hạt giống thuần là hạt giống dùng để nhân giống cho đời sau mà vẫn bảo đảm
được tính di truyền ổn định.
10/ Hạt giống tác giả là hạt giống thuần do tác giả chọn, tạo ra.

6

11/ Hạt giống siêu nguyên chủng là hạt giống được nhân ra từ hạt giống tác giả
hoặc phục tráng từ hạt giống sản xuất theo quy trình phục tráng hạt giống siêu nguyên
chủng và đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định.
12/ Hạt giống nguyên chủng là hạt giống được nhân ra từ hạt giống siêu nguyên
chủng và đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định.
13/ Hạt giống xác nhận là hạt giống được nhân ra từ hạt giống nguyên chủng và
đạt chất lượng theo quy định.
14/ Phục tráng hạt giống siêu nguyên chủng là quá trình chọn lọc cá thể, nhân và
tuyển chọn những dòng đặc trưng của giống, bảo đảm độ thuần di truyền đáp ứng tiêu
chuẩn hạt giống siêu nguyên chủng.
15/ Cây mẹ là cây lâm nghiệp tốt nhất được tuyển chọn từ rừng tự nhiên, rừng
trồng, rừng giống hoặc vườn giống để nhân giống.
16/ Cây đầu dòng của cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm, cây lâm nghiệp là
cây có năng suất, chất lượng, tính chống chịu cao hơn hẳn các cây khác trong quần thể
một giống đã qua bình tuyển và được công nhận để nhân giống bằng phương pháp vô
tính.
17/ Vườn cây đầu dòng của cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm, cây lâm
nghiệp là vườn cây được nhân bằng phương pháp vô tính từ cây đầu dòng để phục vụ
cho sản xuất giống.
18/ Vườn giống cây lâm nghiệp là vườn giống được trồng theo sơ đồ nhất định
các dòng vô tính hoặc ươm từ hạt của cây mẹ đã được tuyển chọn và công nhận.
19/ Rừng giống là rừng gồm các cây giống được nhân từ cây mẹ và trồng không

theo sơ đồ hoặc được chuyển hoá từ rừng tự nhiên, rừng trồng đã qua bình tuyển và
được công nhận.
20/ Giống cây trồng có gen đã bị biến đổi là giống cây trồng có mang một tổ
hợp mới vật liệu di truyền (ADN) nhận được qua việc sử dụng công nhận sinh học hiện
đại.
21/ Giống cây trồng chính là giống của những loài cây trồng được trồng phổ
biến, có số lượng lớn, có giá trị kinh tế cao cần được quản lý chặt chẽ.
22/ Giống giả là giống không đúng với tên giống, xuất xứ và cấp giống ghi trên
nhãn; nhãn hiệu giống cây trồng trùng hoặc tương đương đến mức gây nhầm lẫn với
nhãn hiệu giống cây trồng khác đã được pháp luật bảo hộ.
23/ Vật liệu nhân giống là cây hoàn chỉnh, rong, tảo, vi tảo hoặc bộ phận của
chúng như hạt, củ, quả, rễ, thân, cành, lá, cây con, mắt ghép, chồi, hoa, mô, tế bào, bào
tử, sợi nấm được sử dụng để sản xuất ra cây trồng mới.
24/ Tính mới của giống cây trồng về mặt thương mại được hiểu là giống cây
trồng đó chưa được kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam một năm, ngoài lãnh thổ Việt
Nam sáu năm đối với các nhóm cây trồng khác trước ngày nộp đơn đăng ký bảo hộ.
25/ Phó bản Văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới là bản thứ hai cấp cho chủ

7

sở hữu giống cây trồng mới trong trường hợp văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới bị
thất lạc có lý do chính đáng. Phó bản Văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới có nội
dung và giá trị như Văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới đã được cấp.
2.1.3. Nguyên tắc hoạt động về giống cây trồng (điều 4).
1/ Xây dựng chiến lược, qui hoạch, kế hoạch phân giống cây trồng phải phù hợp
với qui hoạch tổng thể trong kinh tế xã hội phạm vi cả nước và từng địa phương.
2/ Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu, quyền tác giả giống cây trồng.
3/ Quản lý chặt chẽ việc sản xuất, kinh doanh giống cây trồng chính.
4/ Đẩy mạnh xã hội hoá hoạt động về giống cây trồng, đảm bảo cung cấp đủ
chất lượng tốt cho nhu cầu sản xuất.

5/ Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật (TBKT) trong chọn tạo, sản xuất bảo quản
giống cây trồng.
6/ Bảo tồn và khai thác hợp lý nguồn gen cây trồng, bảo đảm tính đa dạng sinh
học, kết hợp lợi ích trước mắt và lâu dài, bảo đảm lợi ích chung của toàn xã hội.
2.1.4. Chính sách của nhà nước và trách nhiệ m quản lý nhà nước về giống cây
trồng (điều 5, điều 7).
1/ Chính sách của nhà nước về giống cây trồng.
- Đảm bảo phát triển giống cây trồng theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá
trên cơ sở chiến lược, qui hoạch, kế hoạch phát triển giống cây trồng.
- Ưu tiên:
+ Nghiên cứu, chọn tạo giống cây trồng mới, duy trì hạt giống tác giả.
+ Bảo tồn cây mẹ, cây đầu dòng, vườn giống, rừng giống.
+ Điều tra thu thập, bảo tồn nguồn gen cây trồng quí hiếm.
- Khuyến khích và hỗ trợ các tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất kinh doanh
Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Thuỷ sản sử dụng giống cây trồng có năng suất, chất lượng
tốt đáp ứng với nhu cầu thị trường.
- Khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân đầu tư và thu thập, bảo
tồn, nghiên cứu chọn tạo, khảo nghiệm, kiểm định, kiểm nghiệm, sản xuất, kinh doanh
giống cây trồng.
- Khuyến khích hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư nhằm chuyển
giao TBKT vào sản xuất.
- Hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật nhân giữ giống siêu nguyên chủng,
nguyên chủng, cây đầu dòng, vườn giống lâm nghiệp, rừng giống
2/ Trách nhiệm quản lý nhà nước về giống cây trồng.
- Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về giống cây trồng.
- Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn chịu trách nhiệm thực hiện quản lý
nhà nước về giống cây trồng Nông nghiệp và Lâm nghiệp trong phạm vi cả nước.
- Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có
trách nhiệm phối hợp với Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn thực hiện quản lý


8

nhà nước về giống cây trồng.
- Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức thực hiện quản lý nhà nước
về giống cây trồng tại địa phương.
2.1.5. Khen thưởng (điều 8).
- Tổ chức cá nhân có thành tích trong hoạt động về giống cây trồng hoặc có
công phát hiện; ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật giống cây trồng được khen
thưởng.
- Nhà nước tôn vinh tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong chọn tạo
giống cây trồng mới.
2.1.6. Những hành vi bị cấm (điều 9).
- Kinh doanh giống giả, giống cây trồng không đảm bảo chất lượng.
- Sản xuất kinh doanh giống không có trong danh mục giống cây trồng được
phép sản xuất kinh doanh.
- Phá hoại, chiếm đoạt nguồn gen cây trồng, xuất khẩu trái phép nguồn gen cây
trồng quý hiếm.
- Thí nghiệm sâu bệnh ở những nơi sản xuất giống cây trồng.
- Cản trở các hoạt động hợp pháp về nghiên cứu chọn tạo, khảo nghiệm, kiểm
định, kiểm nghiệm, sản xuất kinh doanh giống cây trồng.
- Nhập khẩu nguồn gen, sản xuất kinh doanh giống cây trồng gây hại đến sản
xuất và sức khoẻ con người, môi trường, hệ sinh thái.
- Công bố tiêu chuẩn chất lượng, quảng cáo, thông tin sai sự thật về giống cây
trồng.
- Xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tác giả giống cây trồng, chủ sở hữu
văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới.
- Các hành vi khác theo quy định của pháp luật.
2.2. Quản lý và bảo tồn nguồn gen cây trồng (điều 10; 11; 12; 13).
1/ Quản lý nguồn gen cây trồng:
- Nguồn gen cây trồng là tài sản Quốc gia do nhà nước thống nhất quản lý.

- Nguồn gen cây trồng ở khu bảo tồn của nhà nước khi có nhu cầu khai thác, sử
dụng phải được phép của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
- Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tham gia vào việc quản lý nguồn gen cây
trồng tại địa phương.
2/ Thu thập, bảo tồn nguồn gen cây trồng quý hiếm:
- Nhà nước đầu tư và hỗ trợ cho việc thu thập và bảo tồn nguồn gen cây trồng
quý hiếm.
- Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện việc bảo tồn nguồn gen cây trồng
theo quy định của pháp lệnh và quy định của pháp luật liên quan.
- Bộ Nông nghiệp và PTNT công bố định kỳ danh mục nguồn gen cây trồng quý
hiếm cần bảo tồn.

9

3/ Nội dung bảo tồn nguồn gen cây trồng
- Điều tra, thu thập nguồn gen phù hợp với tính chất đặc điểm của từng loài.
- Bảo tồn lâu dài và an toàn nguồn gen đã được xác định phù hợp với đặc tính
cụ thể của từng loài.
- Đánh giá nguồn gen theo các chỉ tiêu sinh học và giá trị sử dụng.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin tư liệu nguồn gen cây trồng.
4/ Trao đổi nguồn gen cây trồng quý hiếm
- Tổ chức, cá nhân được trao đổi nguồn gen cây trồng quý hiếm để phục vụ
nghiên cứu, chọn tạo, sản xuất, kinh doanh giống cây trồng theo quy định của Bộ Nông
nghiệp và PTNT.
- Việc trao đổi Quốc tế nguồn gen cây trồng quý hiếm phải được phép của Bộ
Nông nghiệp và PTNT.
2.3. Nghiên cứu, chọn tạo, khảo nghiệ m công nhận giống cây trồng mới và bình
tuyển công nhận giống cây trồng mẹ, cây đầu dòng, vườn giống cây lâm nghiệp,
rừng giống.
1/ Nghiên cứu chọn tạo giống cây trồng mới (điều 14):

- Tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài được nghiên cứu, chọn tạo giống
cây trồng mới trên lãnh thổ Việt Nam.
- Bộ Nông nghiệp và PTNT xác định nhiệm vụ khoa học công nghệ về nghiên
cứu, chọn tạo giống cây trồng mới phù hợp với yêu cầu của từng giai đoạn nhằm nâng
cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh hàng hoá.
2/ Khảo nghiệm giống cây trồng mới (điều 15).
- Giống cây trồng mới chọn tạo hoặc nhập khẩu chưa có tên trong danh mục
giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh tiến hành khảo nghiệm công nhận
giống.
- Hình thức khảo nghiệm:
+ Khảo nghiệm Quốc gia
+ Khảo nghiệm tác giả
- Nội dung khảo nghiệm
+ Khảo nghiệm DUS
+ Khảo nghiệm VCU
- Tình tự, thủ tục khảo nghiệm Quốc gia
+ Tổ chức, cá nhân có nhu cầu khảo nghiệm giống cây trồng mới nộp hồ sơ
đăng ký khảo nghiệm cho cơ sở khảo nghiệm được Bộ Nông nghiệp và PTNT công
nhận.
+ Tổ chức, cá nhân có nhu cầu khảo nghiệm giống cây trồng mới đăng ký với cơ
sở khảo nghiệm.
- Trường hợp tác giả tự khảo nghiệm phải tiến hành theo qui phạm khảo nghiệm
do Bộ Nông nghiệp và PTNT và có sự giám sát của cơ sở khảo nghiệm được chỉ định.

10

- Tổ chức, cá nhân chủ sở hữu giống cây trồng mới phải chịu phí khảo nghiệm
(theo qui định của bộ tài chính năm 2008).
- Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành danh mục giống cây trồng được phép sản
xuất kinh doanh.

3/ Công nhận giống cây trồng mới (điều 18).
- Công nhận giống cây trồng mới:
+ Có kết quả khảo nghiệm của cơ sở khảo nghiệm.
+ Có kết quả sản xuất thử và được Sở Nông nghiệp và PTNT nơi sản xuất thử
chứng nhận vào sản xuất đại trà.
+ Có tên phù hợp theo qui định
+ Được Hội đồng khoa học chuyên ngành do Bộ Nông nghiệp và PTNT đánh
giá kết quả khảo nghiệm, kết quả sản xuất thử và đề nghị công nhận.
- Giống cây trồng mới thuỷ sản được công nhận:
+ Có tên phù hợp theo qui định.
+ Được Hội đồng chuyên ngành đánh giá kết quả khảo nghiệm và đề nghị công
nhận.
- Giống cây trồng đề nghị công nhận đặc cách phải được Hội đồng khoa học
chuyên ngành Bộ Nông nghiệp và PTNT đề nghị nếu kết quả khảo nghiệm là đặc biệt
xuất sắc.
- Giống cây trồng mới được công nhận được đưa vào danh mục giống cây trồng
được phép sản xuất, kinh doanh.
4/ Cơ sở khảo nghiệm giống cây trồng mới (điều 16).
- Cơ sở khảo nghiệm giống cây trồng mới được Bộ Nông nghiệp và PTNT công
nhận có đủ điều kiện:
+ Có đăng ký hoạt động khảo nghiệm giống cây trồng.
+ Có địa điểm phù hợp với yêu cầu khảo nghiệm.
+ Có trang thiết bị chuyên ngành đáp ứng yêu cầu khảo nghiệm từng loài cây
trồng.
+ Có giống chuẩn cùng loài để làm đối chứng trong khảo nghiệm DUS.
+ Có hoặc thuê nhân viên kỹ thuật được đào tạo về khảo nghiệm giống cây
trồng.
- Cơ sở khảo nghiệm giống cây trồng mới phải thực hiện đúng qui phạm khảo
nghiệm đối với từng loài cây trồng và ban hành, chịu trách nhiệm về kết quả khảo
nghiệm đã thực hiện.

5/ Bình tuyển, công nhận cây mẹ, cây đầu dòng, vườn giống cây lâm nghiệp,
rừng giống (điều 19).
- Việc công nhận cây mẹ, cây đầu dòng, vườn giống cây lâm nghiệp, rừng giống
được thực hiện phải thông qua bình tuyển.

11

- Bộ Nông nghiệp và PTNT tổ chức bình tuyển, công nhận vườn giống cây lâm
nghiệp.
- Sở Nông nghiệp và PTNT tổ chức việc bình tuyển và công nhận cây mẹ, cây
đầu dòng, rừng giống trên điạ bàn tỉnh.
- Tổ chức, cá nhân đăng ký bình tuyển cây mẹ, cây đầu dòng, vườn giống cây
lâm nghiệp, rừng giống phải nộp lệ phí theo qui định.
2.4. Bảo hộ giống cây trồng mới.
1/ Nguyên tắc, điều kiện để giống cây trồng mới được bảo hộ (điều 20; 21).
- Nguyên tắc:
+ Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu, quyền tác giả đối với giống cây trồng mới
làm hình thức cấp văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới
+ Bộ Nông nghiệp và PTNT là cơ sở quản lý nhà nước về bảo hộ giống cây
trồng mới trong phạm vi cả nước
+ Việc bảo hộ phải tuân theo các qui định pháp lệnh này và luật sở hữu trí tuệ.
- Điều kiện:
+ Có trong danh mục loài cây trồng được nhà nước bảo hộ.
+ Có tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định
+ Có tên phù hợp theo qui định.
2/ Đối tượng (điều 22).
- Tổ chức chọn tạo giống cây trồng mới bằng vốn ngân sách nhà nước hoặc
bằng nguồn vốn khác.
- Cá nhân chọn tạo bằng nguồn vốn của mình hoặc vốn khác.
- Chủ hợp đồng thuê tổ chức, cá nhân chọn tạo ra giống cây trồng mới.

- Tổ chức, cá nhân có đủ căn cứ xác định là người đầu tiên chọn tạo ra giống cây
trồng mới trong trường hợp có nhiều tổ chức, cá nhân nộp Hồ sơ trong 1 ngày đối với
cùng 1 giống cây trồng.
- Tổ chức, cá nhân nộp Hồ sơ đầu tiên trong trường hợp có nhiều tổ chức, cá
nhân cũng yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới đối với cùng 1 giống cây
trồng mới.
3/ Hồ sơ và thủ tục cấp văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới (điều 23; 24; 25).
a/ Hồ sơ và thủ tục cấp văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới.
- Tổ chức, cá nhân có yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới phải
trực tiếp với văn phòng bảo hộ giống cây trồng mới.
- Hồ sơ gồm:
+ Đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới
+ Tài liệu mô tả giống cây trồng theo mẫu qui định cùng với ảnh chụp.
- Hồ sơ hợp lệ thì Văn phòng bảo hộ giống cây trồng mới xác nhận ngày cấp Hồ
sơ và ghi rõ số liệu Hồ sơ.
b/ Trình tự, thủ tục cấp văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới.

12

- Văn phòng bảo hộ thẩm định Hồ sơ, tổ chức thẩm định giống cây trồng mới đề
nghị Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT cấp văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới
khi giống cây trồng đáp ứng đủ các điều kiện qui định.
c/ Thẩm định Hồ sơ yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới.
- Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận Hồ sơ, Văn phòng bảo hộ giống cây
trồng mới phải xác định tính hợp lệ của Hồ sơ. Nếu Hồ sơ chưa hợp lệ thì trong 30
ngày kể từ ngày tháng báo người nộp Hồ sơ phải hoàn thiện Hồ sơ theo qui định và gửi
đến Văn phòng bảo hộ.
- Văn phòng bảo hộ phải hoàn thành việc thẩm định Hồ sơ trong thời gian 90
ngày kể từ ngày người nộp Hồ sơ hợp lệ, thẩm định Hồ sơ gồm:
+ Xác định sự phù hợp về đối tượng nộp Hồ sơ.

+ Xác định sự phù hợp của giống cây trồng mới với danh mục loài cây trồng
được bảo hộ theo qui định.
+ Xác định sự phù hợp của giống cây trồng mới được bảo hộ taị Việt Nam theo
điều ước Quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.
+ Xác định sự phù hợp của giống cây trồng mới với qui định của pháp luật về
bảo vệ bí mật nhà nước.
+ Xác định tính mới về mặt thương mại
+ Xác định sự phù hợp tên giống cây trồng.
- Quá trình thẩm định Hồ sơ, Văn phòng bảo hộ giống cây trồng mới có quyền
yêu cầu người nộp Hồ sơ sửa chữa thiếu sót.
- Sau khi thẩm định Hồ sơ, nếu Hồ sơ hợp lệ thì Văn phòng bảo hộ chứng nhận
bằng văn bản, thông báo trên tạp chí chuyên ngành và cho người nộp Hồ sơ làm thủ tục
khảo nghiệm, thẩm định giống cây trồng mới theo qui định.
4/ Khảo nghiệm, thẩm định giống cây trồng mới xin cấp Văn phòng bảo hộ
(điều 26).
- Trong thời gian 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo chấp nhận Hồ sơ hợp
lệ của văn phòng bảo hộ, người nộp Hồ sơ xin cấp văn bằng bảo hộ phải nộp mẫu giấy
cho cơ sở khảo nghiệm giống cây trồng mới.
- Cơ sở khảo nghiệm giống cây trồng mới phải khảo nghiệm DUS của giống cây
trồng mới theo qui định.
- Văn phòng bảo hộ giống cây trồng mới thẩm định kết quả khảo nghiệm DUS
của cơ sở khảo nghiệm giống cây trồng mới.
- Sau khi có kết quả thẩm định, văn phòng bảo hộ giống cây trồng mới có trách
nhiệm:
+ Thông báo về dự định cấp văn bằng bảo hộ cho giống cây trồng mới trên tạp
chí chuyên ngành trong 3 số liên tiếp.
+ Làm thủ tục đề nghị Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT cấp văn bằng bảo
hộ giống cây trồng mới trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thông báo dự định cấp văn

13


bằng bảo hộ được đăng lên tạp chí chuyên ngành lần cuối.
+ Thông báo và nêu lên lý do trường hợp không cấp văn bằng bảo hộ cho người
nộp Hồ sơ; đồng thời thông báo trên tạp chí chuyên ngành 3 số liên tiếp.
- Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo, người nộp Hồ sơ có
quyền khiếu nại lên Bộ trưởng về việc không chứng nhận Hồ sơ bảo hộ.
- Sau khi có Quyết định cấp văn bằng bảo hộ của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và
PTNT, văn phòng bảo hộ mới thông báo những giống cây trồng mới được cấp văn
bằng bảo hộ trên tạp chí chuyên ngành.
5/ Quyền và nghĩa vụ của chủ sỡ hữu văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới
(điều 27).
a/ Quyền của chủ sở hữu văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới.
- Cho phép hoặc không cho phép sử dụng vật liệu nhân giống của giống cây
trồng được bảo hộ.
- Đề nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lý các hành vi xâm phạm quyền sở hữu
giống cây trồng mới đã cấp văn bằng bảo hộ.
- Chủ sở hữu văn bằng bảo hộ cây trồng được hưởng sau:
+ Giống cây trồng do bất kỳ người nào tạo ra từ giống cây trồng khác đã được
bảo hộ.
+ Giống cây trồng người nào tạo ra mà không khác biệt rõ ràng với giống cây
trồng đã được bảo hộ.
+ Giống cây trồng do bất kỳ người nào tạo ra mà việc sản xuất giống đó đòi hỏi
sử dụng lại vật liệu lại nhân giống của giống đã được bảo hộ.
+ Sử dụng vật liệu nhân giống của giống đã được bảo hộ để sản xuất giống với
mục đích thương mại tại nước khác mà nước này chưa bảo hộ giống cây trồng đó.
- Tự mình khai thác hoặc chuyển giao quyền khai thác giống cây trồng mới
thông qua hợp đồng cho tổ chức hoặc cá nhân khác.
- Để thừa kế, chuyển nhượng quyền sở hữu văn bằng bảo hộ giống cây trồng
mới theo qui định pháp luật. Trường hợp chủ sở hữu đồng thời là tác giả và không là
tác giả.

b/ Nghĩa vụ (điều 31).
- Trực tiếp hoặc thông qua người khác được uỷ quyền duy trì vật liệu nhân
giống của giống được bảo hộ và cung cấp vật liệu nhân giống đó theo yêu cầu của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền.
- Nộp phí và lệ phí bảo hộ giống cây trồng mới theo qui định.
- Trả thù lao cho tác giả trong trường hợp tác giả không đồng thời là chủ sở hữu.
c/ Thời hạn bảo hộ giống cây trồng mới (điều 33)
- Thời gian bảo hộ giống cây trồng mới là 20 năm, đối với cây thân gỗ, cây nho
là 25 năm.

14

- Thời gian bắt đầu được bảo hộ tính từ ngày Hồ sơ yêu cầu cấp văn bằng bảo
hộ được văn phòng bảo hộ chấp nhận.
d/ Đình chỉ hiệu lực văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới (điều 34)
- Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT có quyền đình chỉ hiệu lực văn bằng bảo
hộ giống cây trồng mới.
- Các trường hợp đình chỉ hiệu lực văn bằng bảo hộ:
+ Giống cây trồng không còn đáp ứng yêu cầu về tính đồng nhất và tính ổn định
theo tiêu chuẩn như khi cấp văn bằng
+ Chủ sở hữu không cung cấp các tài liệu nhân giống, vật liệu nhân giống cần
thiết để duy trì và lưu giữ giống cây trồng đó theo yêu cầu của cơ quan nhà nước.
+ Quá thời hạn 3 tháng, kể từ ngày phải nộp lệ phí tiếp theo, chủ sở hữu văn
bằng bảo hộ không nộp lệ phí duy trì hiệu lực của văn bằng bảo hộ.
- Thời gian văn bằng bảo hộ bị đình chỉ, hiệu lực chủ sở hữu giống cây trồng
mới không có các quyền như qui định.
- Văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới được xem xét khôi phục hiệu lực khi
chủ sở hữu văn bằng bảo hộ khắc phục được lý do đình chỉ.
g/ Huỷ bỏ văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới (điều 35)
- Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT có quyền huỷ bỏ hiệu lực văn bằng.

- Văn bằng bảo hộ bị huỷ bỏ trong trường hợp sau:
+ Chủ sở hữu văn bằng tự nguyện đề nghị huỷ bỏ.
+ Chủ sở hữu không phải là đối tượng được cấp văn bằng bảo hộ theo qui định.
+ Giống cây trồng không có tính mới về mặt thương mại, tính khác biệt như đã
được xác định tại thời điểm bảo hộ.
2.5. Sản xuất, kinh doanh giống cây trồng (điều 36)
1/ Điều kiện sản xuất, kinh doanh giống cây trồng chính.
- Tổ chức, cá nhân sản xuất giống cây trồng chính với mục đích thương mại có
đủ các điều kiện:
+ Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh về lĩnh vực giống cây trồng.
+ Có địa điểm sản xuất giống phù hợp
+ Có cơ sở vận chuyển và trang thiết bị kỹ thuật phù hợp.
+ Có hoặc thuê nhân viên kỹ thuật được đào tạo về kỹ thuật trồng trọt, nuôi
trồng thuỷ sản, bảo vệ thực vật.
- Tổ chức, cá nhân kinh doanh giống cây trồng chính phải có đủ các điều kiện:
+ Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong đó có mặt hàng về giống cây
trồng.
+ Có địa điểm kinh doanh và cơ sở vật chất kỹ thuật phù hợp.
+ Có nhân viên kỹ thuật đủ năng lực để kinh doanh và nắm vững kỹ thuật bảo
quản giống cây trồng.

15

+ Có hoặc thuê nhân viên kiểm nghiệm, thiết bị kiểm nghiệm, chất lượng các
loại giống kinh doanh.
- Hộ gia đình cá nhân sản xuất, kinh doanh giống cây trồng chính mà không
thuộc diện phải đăng ký kinh doanh thì không phải thực hiện qui định tại khoản 1 và
khoản 2 điều này, nhưng phải đảm bảo chất lượng giống cây trồng và vệ sinh môi
trường theo qui định.
2/ Sản xuất hạt giống thuần (điều 37)

- Hạt giống thuần của các loại cây trồng chính trong Nông nghiệp được sản xuất
theo hệ thống 4 cấp hạt giống: Giống tác giả, giống siêu nguyên chủng, nguyên chủng,
xác nhận. Hạt giống cấp dưới được nhân từ hạt giống cấp trên theo qui trình sản xuất
giống từng cấp do Bộ qui định. Trường hợp không có giống tác giả thì phục tráng
giống bằng hạt giống siêu nguyên chủng.
3/ Sản xuất giống cây Công nghiệp và cây ăn quả lâu năm, cây Lâm nghiệp, cây
cảnh và cây trồng khác (điều 38).
- Tổ chức, cá nhân sản xuất cây Công nghiệp và cây ăn quả lâu năm, cây Lâm
nghiệp bằng phương pháp vô tính phải nhân giống từ cây đầu dòng hoặc từ vườn cây
đầu dòng.
- Tổ chức, cá nhân gieo ươm giống cây lâm nghiệp phải sử dụng hạt giống từ
cây mẹ, vườn giống hoặc rừng giống đã qua bình tuyển và công nhận.
- Tổ chức, cá nhân sản xuất giống cây công nghiệp, cây ăn quả ngắn ngày, cây
cảnh và cây trồng khác bằng phương pháp vô tính phải thực hiện theo qui trình do Bộ
Nông nghiệp và PTNT ban hành.
4/ Nhãn giống cây trồng (điều 39)
- Đối với giống cây trồng có bao bì đựng khi kinh doanh phải được ghi nhãn
theo nội dung:
+ Tên giống cây trồng
+ Tên và địa chỉ của cơ sở sản xuất, kinh doanh chịu trách nhiệm về giống cây
trồng.
+ Định lượng giống cây trồng.
+ Chỉ tiêu chất lượng chủ yếu.
+ Ngày sản xuất, thời hạn sử dụng.
+ Tên nước sản xuất đối với giống cây trồng nhập khẩu
- Đối với giống cây trồng không có bao bì chứa đựng và những nội dung như
trên thì phải ghi vào tài liệu kèm theo giống cây trồng kinh doanh.
5/ Xuất khẩu, nhập khẩu giống cây trồng (điều 40; 41)
a/ Xuất khẩu:
- Tổ chức, cá nhân được xuất khẩu giống cây trồng không có trong danh mục

giống cây trồng cấm xuất khẩu do Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành.

16

- Tổ chức, cá nhân trao đổi với nước ngoài những giống cây trồng có trong danh
mục giống cây trồng cấm xuất khẩu để phục vụ nghiên cứu khoa học, hoặc mục đích
đặc biệt khác phải được Bộ trưởng Bộ Nồng nghiệp và PTNT cho phép.
b/ Nhập khẩu:
- Tổ chức, cá nhân được nhập khẩu các loại giống cây trồng có trong danh mục
giống cây trồng được phép sản xuất kinh doanh.
- Tổ chúc, cá nhân nhập khẩu giống cây trồng chưa có trong danh mục giống
cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh để nghiên cứu, khảo nghiệm, sản xuất thử
hoặc trong các trường hợp đặc biệt khác được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT
cho phép.
2.6. Quản lý chất lượng giống cây trồng (điều 42; 43; 44; 46; 47).
1/ Nguyên tắc và tiêu chuẩn chất lượng giống cây trồng.
- Nguyên tắc:
Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh giống cây trồng phải chịu trách nhiệm về
chất lượng giống cây trồng do mình sản xuất, kinh doanh thông qua việc công bố tiêu
chuẩn chất lượng và công bố chất lượng giống cây trồng phù hợp tiêu chuẩn.
- Tiêu chuẩn chất lượng:
+ Hệ thống tiêu chuẩn chất lượng giống cây trồng gồm:
. Tiêu chuẩn Việt Nam
. Tiêu chuẩn ngành
. Tiêu chuẩn cơ sở
. Tiêu chuẩn Quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài được áp dụng
tại Việt Nam.
- Thẩm quyền ban hành danh mục giống cây trồng phải áp dụng:
+ Bộ khoa học và Công nghệ ban hành danh mục giống cây trồng phải áp dụng
tiêu chuẩn Việt Nam.

+ Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành danh mục giống cây trồng phải áp dụng
tiêu chuẩn ngành.
2/ Công bố chất lượng giống cây trồng phù hợp tiêu chuẩn.
- Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh giống cây trồng khi công bố chất lượng
phù hợp tiêu chuẩn phải dựa vào các căn cứ sau:
+ Kết quả chứng nhận chất lượng giống cây trồng có trong danh mục giống cây
trồng phải đựơc chứng nhận phù hợp chuẩn.
+ Kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân hoặc kết quả đánh giá của cơ sở
kiểm định, kiểm nghiệm đối vớ giống cây trồng không có trong danh mục giống cây
trồng phải được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn qui định.
- Bộ khoa học và Công nghệ ban hành danh mục giống cây trồng phải được
chứng nhận chất lượng phù hợp tiêu chuẩn Việt Nam.

17

- Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành danh mục giống cây trồng phải được
chứng nhận chất lượng phù hợp tiêu chuẩn ngành.
- Trình tự và thủ tục công bố chất lượng giống cây trồng phù hợp tiêu chuẩn
phải thực hiện theo qui định của pháp luật về chất lượng hàng hoá.
3/ Kiểm định, kiểm nghiệm chất lượng giống cây trồng.
- Việc kiểm định, kiểm nghiệm chất lượng giống cây trồng do các cơ sở dịch vụ
kiểm định, kiểm nghiệm thực hiện.
- Cơ sở dịch vụ kiểm định, kiểm nghiệm giống cây trồng phải đủ các điều kiện
+ Có phòng thí nghiệm đủ trang thiết bị phù hợp.
+ Có trang thiết bị kiểm soát điều kiện môi trường, phù hợp với yêu cầu kiểm
định, kiểm nghiệm.
+ Có hoặc thuê nhân viên kỹ thuật được đào tạo và được cấp chứng chỉ về kiểm
định, kiểm nghiệm giống cây trồng.
- Cơ sở dịch vụ kiểm định, kiểm nghiệm chất lượng giống cây trồng phải chịu
trách nhiệm về kết quả kiểm định, kiểm nghiệm do mình thực hiện.

- Chi phí kiểm định, kiểm nghiệm do tổ chức, cá nhân yêu cầu kiểm định, kiểm
nghiệm trả.
- Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận và quản lý các cơ sở kiểm định, kiểm
nghiệm chất lượng giống cây trồng.
4/ Kiểm dịch thực vật giống cây trồng
Tổ chức, cá nhân chọn tạo, sản xuất kinh doanh và sử dụng giống cây trồng phải
tuân thủ theo qui định của pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật.
2.7. Thanh tra và giải quyết tranh chấp (điều 48; 49).
- Thanh tra giống cây trồng: Thanh tra giống cây trồng là thanh tra chuyên
ngành.
Tổ chức và hoạt động thanh tra chuyên ngành giống cây trồng theo qui định về
pháp luật của thanh tra.
- Giải quyết tranh chấp quyền tác giả giống cây trồng, bảo hộ giống cây trồng
mới.
- Tranh chấp quyền tác giả giống cây trồng, bảo hộ giống cây trồng do toà án
nhân dân giải quyết theo qui định của pháp luật.









18

Bài 2
PHÁP LỆNH BẢO VỆ VÀ KIỂM DỊCH THỰC VẬT.
(Chủ tịch uỷ ban thường vụ Quốc Hội Nguyễn Văn An đã ký số36 /2001/PL-UBTVQH

10 ngày 25/7/2001)

I. VỊ TRÍ VAI TRÒ CỦA PHÁP LỆNH BẢO VỆ VÀ KIỂM DỊCH THỰC VẬT
1.1. Khái niệ m:
- Pháp lệnh (theo từ điển tiếng Việt) là văn bản có gía trị pháp luật cao do nhà
nước, đứng đầu là Uỷ ban thường vụ Quốc Hội ban hành buộc mọi tổ chức, cá nhân
phải làm đúng và tuân thủ theo các điều khoản đã ban hành.
- Pháp lệnh bảo vệ và kiểm dịch thực vật là những qui định có tính pháp lý hiện
hành để mọi tổ chức, cá nhân khi tham gia bảo vệ và kiểm dịch thực vật phải chấp hành
nghiêm chỉnh những điều khoản đã ban hành trong Pháp lệnh này.
1.2. Vị trí, vai trò của pháp lệnh bảo vệ và kiểm dịch thực vật:
- Vị trí: Pháp lệnh bảo vệ và kiểm dịch thực vật là một bộ phận trong hệ thống
pháp luật Việt Nam. Đây là văn bản có tính pháp lý cao nhất tính đến thời điểm hiện
nay về bảo vệ và kiểm dịch thực vật.
- Vai trò: Tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, nâng cao hiệu quả phòng, trừ
sinh vật gây hại tài nguyên thực vật, góp phần phát triển sản xuất Nông nghiệp hiện
đại, bền vững, bảo vệ sức khoẻ nhân dân, bảo vệ môi trường và giữ gìn cân bằng hệ
sinh thái; đồng thời là cơ sở pháp lý trong việc đầu tư, liên doanh liên kết, hợp tác quốc
tế trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật tại Việt Nam của các thành phần kinh tế
có vốn đầu tư nước ngoài.
1.3. Kết cấu pháp lệnh bảo vệ và kiểm dịch thực vật:
Pháp lệnh bảo vệ và kiểm dịch thực vật gồm 7 chương, 45 điều, trong đó:
- Chương I. Những qui định chung gồm 7 điều (điều 1-7)
- Chương II. Phòng, trừ sinh vật gây hại tài nguyên thực vật gồm 6 điều (8-13)
- Chương III. Kiểm dịch thực vật, gồm 9 điều (điều 14-27)
- Chương IV. Quản lý thuốc bảo vệ thực vật, gồm 8 điều (điều 28-35)
- Chương V. Quản lý nhà nước về bảo vệ và kiểm dịch thực vật, gồm 4 điều
(điều 36-39)
- Chương VI. Khen thưởng và xử lý vi phạm, gồm 4 điều (điều 40-43)
- Chương VII. Điều khoản thi hành, gồm 2 điều (điều 44-45)

II. NỘI DUNG CỦA PHÁP LỆNH BẢO VỆ VÀ KIỂM DỊCH THỰC VẬT
2.1. Những qui định chung
2.1.1. Phạm vi áp dụng (điều 1):
Bảo vệ và kiểm dịch thực vật trong pháp lệnh này gồm việc phòng, trừ sinh vật
gây hại tài nguyên thực vật, kiểm dịch thực vật và quản lý thuốc bảo vệ thực vật.
2.1.2. Đối tượng áp dụng (điều 2):

19

- Tổ chức, cá nhân Việt Nam
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài.
Hoạt động sản xuất, kinh doanh sử dụng tài nguyên thực vật và các hoạt động
khác có liên quan đến bảo vệ thực vật và kiểm dịch thực vật trên lãnh thổ Việt Nam.
2.1.3. Giải thích từ ngữ (điều 3)
1/ Tài nguyên thực vật bao gồm thực vật có ích và sản phẩm thực vật có ích.
2/ Sinh vật gây hại gồm vi sinh vật, sâu bệnh, cỏ dại, chuột và các sinh vật khác
gây hại tài nguyên thực vật.
3/ Sinh vật gây hại lạ là những sinh vật gây hại chưa được xác định trên cơ sở
khoa học và chưa phát hiện ở trong nước.
4/ Sinh vật có ích bao gồm nấm, côn trùng, động vật và các sinh vật khác có tác
dụng hạn chế tác hại của sinh vật gây hại đối với tài nguyên thực vật.
5/ Đối tượng kiểm dịch thực vật là loại sinh vật gây hại có tiềm năng gây tác hại
nghiêm trọng tài nguyên thực vật trong vùng mà ở đó loại sinh vật này chưa xuất hiện
hoặc xuất hiện có phân bố hẹp.
6/ Vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật là thực vật, sản phẩm thực vật, phương
tiện sản xuất, bảo quản, vận chuyển hoặc những vật thể khác có khả năng mang đối
tượng kiểm dịch thực vật.
7/ Chủ tài nguyên thực vật là tổ chức, cá nhân có quyền sở hữu, quyền sử dụng
hoặc trực tiếp quản lý tài nguyên thực vật đó.
8/ Chủ thể thuộc diện kiểm dịch thực vật là tổ chức, cá nhân có quyền sở hữu,

quyền sử dụng hoặc trực tiếp quản lý vật thể thuộc diện kiểm dịch đó.
9/ Thuốc bảo vệ thực vật là chế phẩm có nguồn gốc từ hoá chất, thực vật, động
vật, vi sinh vật và các chế phẩm khác dùng để phòng, trừ vi sinh vật gây hại tài nguyên
thực vật.
10/ Giống cây bao gồm hạt, củ, cây, bộ phận của cây hoặc các sinh chất khác
được dùng làm giống.
11/ Giống cây nhập nội là giống cây nhập từ nước ngoài vào để nghiên cứu,
gieo trồng trong nước.
2.1.4. Nguyên tắc bảo vệ và kiểm dịch thực vật (điều 4).
- Phòng là chính, phát hiện, diệt trừ kịp thời, triệt để, bảo đảm hiệu quả phòng,
trừ sinh vật gây hại, an toàn sức khoẻ cho người, hạn chế ô nhiễm môi trường, giữ gìn
cân bằng sinh thái.
- Kết hợp lợi ích trước mắt và lâu dài, bảo đảm lợi ích chung của toàn xã hội.
- Áp dụng tiến độ khoa học và công nghệ, kết hợp giữa khoa học và công nghệ
hiện đại với kinh nghiệm trong nhân dân.
2.1.5. Quyền lợi bảo vệ và kiểm dịch thực vật (điều 5).
- Nhà nước tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân trong, ngoài nước đầu tư trong
việc phòng, trừ sinh vật gây hại tài nguyên thực vật.

20

- Nhà nước khuyến khích đầu tư nghiên cứu sản xuất, kinh doanh sử dụng thuốc
bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học ít độc hại và các biện pháp phòng trừ tổng hợp.
2.1.6. Trách nhiệm bảo vệ và kiểm dịch thực vật (điều 6).
- Cơ quan, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã
hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi cá nhân có trách
nhiệm thực hiện các quy định pháp lệnh này.
- Uỷ ban Mặt trận Tổ Quốc Viật Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận
trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tuyên truyền, vận động
nhân dân thực hiện và giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ và

kiểm dịch thực vật.
2.1.7. Nghiêm cấm về bảo vệ và kiểm dịch thực vật (điều 7):
- Nghiêm cấm mọi hành vi gây hại tài nguyên thực vật, sức khoẻ nhân dân, môi
trường và hệ sinh thái.
2.2. Phòng, trừ sinh vật gây hại tài nguyên thực vật
2.2.1. Nội dung phòng trừ sinh vật gây hại tài nguyên thực vật (điều 8; 9):
Việc phòng, trừ sinh vật gây hại tài nguyên thực vật phải được thực hiện thường
xuyên, đồng bộ kịp thời trong các hoạt động nghiên cứu thực nghiệm, sản xuất, khai
thác, chế biến, bảo quản, buôn bán, sử dụng, xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất,
tạm xuất tái nhập, quá cảnh và các hoạt động khác liên quan đến tài nguyên thực vật.
Việc phòng, trừ sinh vật gây hại tài nguyên thực vật gồm các bước sau:
Bước 1: điều tra, phát hiện, diện tích, dự báo và thông báo về khả năng, thời
gian phát sinh, diện phân bố, mức độ gây hại của sinh vật gây hại.
Bước 2: quyết định, hướng dẫn thực hiện biện pháp phòng trừ sinh vật gây hại.
Bước 3: hướng dẫn việc áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào việc phòng,
trừ sinh vật gây hại.
2.2.2. Chủ tài nguyên thực vật có quyền và nghĩa vụ sau (điều 10; 11):
1/ Quyền:
- Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bảo vệ và kiểm dịch thực vật
thông báo tình hình sinh vật gây hại trong vùng và hướng dẫn thực hiện các biện pháp
phòng trừ.
- Chủ động và thực hiện kế hoạch phòng trừ sinh vật gây hại.
- Báo cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bảo vệ và kiểm dịch thực vật
khi phát hiện sinh vật gây hại có khả năng gây tác hại nghiêm trọng đối với tài nguyên
thực vật.
- Áp dụng các biện pháp phù hợp với khả năng của mình để phòng, trừ sinh vật
gây hại tài nguyên thực vật có hiệu quả, không để lây lan, phá hoại tài nguyên thực vật
của người khác.
- Áp dụng kịp thời các biện pháp phòng, trừ để bảo vệ tài nguyên thực vật theo
yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bảo vệ và kiểm dịch thực vật.


21

2/ Nghĩa vụ:
- Khi có dấu hiệu vi sinh vật gây hại có khả năng phát triển thành dịch, cơ quan
nhà nước có thẩm quyền về bảo vệ, kiểm dịch thực vật nhanh chóng tiến hành xác
định, hướng dẫn chủ tài nguyên thực vật thực hiện biện pháp phòng, trừ kịp thời.
- Khi sinh vật gây hại phát triển nhanh, mật độ cao trên diện rộng, có nguy cơ
gây thiệt hại nghiêm trọng tài nguyên thực vật trong phạm vi một tỉnh thành phố trực
thuộc Trung ương thì chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
xem xét, Quyết định công bố dịch và báo cáo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT.
Trường hợp vùng dịch thuộc phạm vi 2 tỉnh trở lên thì Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và
PTNT xem xét Quyết định công bố dịch và báo Thủ tướng chính phủ.
2.2.3. Trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân khi có quyết định
công bố dịch (điều 12).
- Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn chỉ đạo các địa phương có
dịch nhanh chóng dập tắt, ngăn ngừa dịch lây lan sang vùng khác. Căn cứ vào mức độ
nghiêm trọng của dịch mà quyết định.
2.2.4. Nghiêm câm các hành vi sau (điều 13):
- Sử dụng những biện pháp bảo vệ thực vật có khả năng gây nguy hiểm cho
người, cho sinh vật có ích và huỷ hại môi trường sinh thái
- Có khả năng áp dụng mà không áp dụng các biện pháp ngăn chặn để sinh vật
gây hại lây lan nhanh thành dịch, huỷ diệt tài nguyên thực vật
- Đưa những sản phẩm có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật quá giới hạn cho phép
vào buôn bán sử dụng
- Nhập khẩu, xuất khẩu, sản xuất, vận chuyển, tàng trữ, buôn bán, sử dụng giống
cây trồng bị nhiễm sâu bệnh nặng, hoặc mang sâu bệnh nguy hiểm
2.3. Kiể m dịch thực vật
2.3.1. Công tác kiểm dịch thực vật (điều 14):
Phải bảo đảm phát hiện và kết luận chính xác, nhanh chóng, kịp thời tình hình

nhiễm đối tượng điểm dịch thực vật của các vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật.
* Công tác kiểm dịch thực vật bao gồm:
1/ Thực hiện các biện pháp kiểm tra vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật
2/ Quyết định biện pháp xử lý thích hợp đối với vật thể nhiễm đối tượng kiểm
dịch thực vật.
3/ Giám sát, xác nhận việc thực hiện các biện pháp xử lý
4/ Điều tra, theo dõi, giám sát tình hình sinh vật gây hại trên giống cây nhập nội
và sản phẩm thực vật lưu trữ trong kho;
5/ Phổ biến, hướng dẫn phương pháp phát hiện, nhận biết đối tượng kiểm dịch
thực vật, thể lệ và biện pháp kiểm dịch thực vật.
* Cơ quan bảo vệ và kiểm dịch thực vật

22

Được trang thiết bị các phương tiện cần thiết và hiện đại để bảo đảm các nhiệm
vụ được giao.
2.3.2. Công bố Danh mục đối tượng kiểm dịch thực vật (điều 15):
Trong từng thời kỳ, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT xác định, công bố
Danh mục đối tượng kiểm dịch thực vật, Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực
vật.
2.3.3. Chủ thể kiể m dịch thực vật (điều 16):
- Chủ vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải theo dõi tình trạng nhiễm sinh
vật gây hại ở vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật của mình.
- Khi phát hiện hoặc nghi ngờ có đối tượng kiểm dịch thực vật thuộc danh mục
đã công bố hoặc sinh vật gây hại lạ thì chủ vật thể phải áp dụng các biện pháp cần thiết
để diệt trừ và ngăn chặn sự lây lan, đồng thời báo ngay cho cơ quan nhà nước có thẩm
quyền về bảo vệ và kiểm dịch thực vật hoặc chính quyền địa phương nơi gần nhất.
2.3.4. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bảo vệ thực vật (điều 17):
1/ Khi phát hiện đối tượng kiểm dịch thực vật thuộc danh mục đã công bố hoặc
sinh vật gây hại lạ thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bảo vệ và kiểm dịch thực vật

phải quyết định các biện pháp để bao vây, tiêu diệt đối tượng đó và yêu cầu chủ vật thể
phải thực hiện ngay các biện pháp này;
2/ Trường hợp đối tượng kiểm dịch thực vật hoặc sinh vật gây hại lạ lây lan
thành dịch thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bảo vệ và kiểm dịch thực vật phải
báo ngay với cơ quan có thẩm quyền để quyết định công bố dịch theo quy định tại điều
11 của Pháp lệnh này.
2.3.5. Cơ quan kiểm dịch thực vật (điều 18):
1/ Việc kiểm dịch thực vật được tiến hành đối với tất cả vật thể thuộc diện kiểm
dịch thực vật nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập;
2/ Trường hợp phát hiện đối tượng kiểm dịch thực vật thì được xử lý như sau:
a/ Nếu vật thể bị nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật chưa có trên lãnh thổ Việt
Nam mà thuộc Danh mục đối tượng kiểm dịch thực vật của Việt Nam thì không được
phép nhập khẩu và phải trả về nơi xuất xứ hoặc tiêu huỷ;
b/ Nếu vật thể bị nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật có phân bố hẹp trên lãnh
thổ Việt Nam mà thuộc Danh mục đối tượng kiểm dịch thực vật của Việt Nam hoặc
những sinh vật gây hại lạ khác, trước khi đưa vào nội địa phải thực hiện các biện pháp
xử lý triệt để do cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bảo vệ và kiểm dịch thực vật
quyết định.
3/ Trong trường hợp chưa đủ điều kiện để kết luận về tình trạng nhiễm đối
tượng kiểm dịch thực vật của vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật thì phải được bảo
quản nghiêm ngặt ở một địa điểm qui định. Trong thời hạn theo qui định của Chính
phủ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bảo vệ và kiểm dịch thực vật phải có kết luận

23

để vật thể đó được phép sử dụng hoặc xử lý theo qui định tại điểm a hoặc điểm b khoản
2 Điều này.
2.3.6. Kiể m dịch thực vật nội địa (điều 19; 20):
1/ Sinh vật có ích, tài nguyên thực vật nhập nội để làm giống hoặc có thể được
sử dụng làm giống phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bảo vệ và kiểm dịch

thực vật kiểm tra, giám sát và theo dõi chặt chẽ theo qui định của pháp luật về bảo vệ
và kiểm dịch thực vật;
2/ Sinh vật có ích, tài nguyên thực vật được nhập nội để làm giống hoặc có thể
được sử dụng làm giống khi vận chuyển từ địa phương này đến địa phương khác thì
chủ vật thể phải thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bảo vệ và kiểm
dịch thực vật của địa phương nơi đến để theo dõi, giám sát;
3/ Giống cây trồng mới, lần đầu tiên nhập khẩu phải được gieo trồng ở một nơi
quy định để theo dõi tình hình sinh vật gây hại, chỉ sau khi được cơ quan nhà nước có
thẩm quyền về bảo vệ và kiểm dịch thực vật kết luận không mang đối tượng kiểm dịch
thực vật của Việt Nam mới được đưa vào sản xuất.
4/ Việc kiểm dịch thực vật được tiến hành đối với vật thể thuộc diện kiểm dịch
thực vật xuất khẩu nếu trong hợp đồng mua bán hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia có quy định phải kiểm dịch;
5/ Trong trường hợp vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật sau khi thực hiện các
biện phápễử lý mà vẫn không đạt tiêu chuẩn kiểm dịch thực vật thì cơ quan nhà nước
có thẩm quyền về bảo vệ và kiểm dịch thực vật không cấp giấy chứng nhận về kiểm
dịch thực vật.
2.3.7. Nhập nội thực vật vào lãnh thổ Việt Nam (điều 21; 22; 23; 24):
1/ Tổ chức, cá nhân trước khi đưa ra vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật quá
cảnh lãnh thổ Việt Nam phải được sự đồng ý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về
bảo vệ và kiểm dịch thực vật và phải được áp dụng các biện pháp ngăn chặn sinh vật
gây hại nguy hiểm từ vật thể đó lây lan vào Việt Nam.
2/ Trong trường hợp xảy ra lây lan thì chủ vật thể phải báo ngay cho cơ quan
nhà nước có thẩm quyền về bảo vệ và kiểm dịch thực vật của Việt Nam nơi gần nhất và
phải thực hiện các biện pháp bảo vệ và kiểm dịch thực vật theo quy định của pháp luật
Việt Nam.
3/ Tổ chức, cá nhân khi nhập khẩu, xuất khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái
nhập, quá cảnh vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật trong các trường quy định tại
khoản 1 Điều 18, khoản 1 Điều 20 và Điều 21 của Pháp lệnh này khi báo với cơ quan
nhà nước có thẩm quyền về bảo vệ và kiểm dịch thực vật của Việt Nam tại cửa khẩu

đường bộ, đường xe lửa, đường sông, đường biển, đường hàng không, bưu điện và phải
được cơ quan này kiểm dịch, cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật.

24

4/ Cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bảo vệ và kiểm dịch thực vật nhận được
giấy khai báo, căn cứ tính chất, số lượng, loại hàng hoá mà quyết định và thông báo
cho chủ vật thể biết địa điểm, thời gian tiến hành kiểm dịch.
5/ Việc kiểm dịch thực vật phải được tiến hành ngay sau khi vật thể thuộc diện
kiểm dịch thực vật được đưa đến địa điểm theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền về bảo vệ và kiểm dịch thực vật.
6/ Chính phủ quy định cụ thể chế độ, tiêu chuẩn kiểm dịch thực vật đối với vật
thể thuộc diện kiểm dịch thực vật xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái
nhập, quá cảnh.
7/ Trường hợp vật thể thuộc diện kiểm diện thực vật từ nước ngoài mà bị rơi
vãi, vứt bỏ, để lọt vào Việt Nam, thì chủ vật thể hoặc người phát hiện phải báo ngay
cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bảo vệ và kiểm dịch thực vật của Việt Nam
nơi gần nhất để xử lý.
8/ Tổ chức, cá nhân thực hiện việc xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật
bằng biện pháp xông hơi khử trùng phải có chứng chỉ hành nghề và các điều kiện khác
theo quy định của Chính phủ.
2.3.8. Qui định về sắc phục của kiểm dịch viên (điều 25)
1/ Khi làm nhiệm vụ kiểm dịch, viên chức phải mang sắc phục, phù hiệu, cấp
hiệu và thẻ kiểm dịch theo quy định của Chính phủ.
2/ Chủ vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải trả phí và lệ phí bảo vệ và
kiểm dịch thực vật theo quy định của pháp luật.
2.3.9. Nghiêm cấm (điều 27):
Nghiêm cấm đưa vào Việt Nam hoặc làm lây lan giữa các vùng trong nước:
1/ Đối tượng kiểm dịch thực vật thuộc danh mục đã công bố;
2/ Sinh vật gây hại lạ;

3/ Đất có vi sinh vật gây hại.
2.4. Quản lý thuốc bảo vệ thực vật
2.4.1. Qui định quản lý thuốc bảo vệ thực vật (điều 28):
Thuốc bảo vệ thực vật là hàng hoá hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện.
Nhà nước thống nhất quản lý việc sản xuất, xuất khẩu, bảo quản, dự trữ, vận chuyển,
buôn bán và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo quy định của pháp luật.
Nhà nước có chính sách ưu đãi đối với việc nghiên cứu, đầu tư, sản xuất, kinh
doanh, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học ít gây độc hại.
2.4.2. Bộ Nông nghiệp và PTNT có trách nhiệm (điều 29):
1/ Quy định việc khảo nghiệm và đăng ký lưu hành thuốc bảo vệ thực vật mới ở
Việt Nam.
2/ Cấp giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật mới, giấy chứng nhận đăng
ký thuốc bảo vệ thực vật ở Việt Nam.

×