Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

BÀI GIẢNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP - BÀI 5 pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (281.3 KB, 15 trang )


33

Bài 5
QUẢN TRỊ LAO ĐỘNG

5.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA LAO ĐỘNG NÔNG NGHIỆP

Nói đến lao động nông nghiệp là phải nhận thức được những đặc trưng ảnh
hưởng đến việc sử dụng và quản lý nó ở doanh nghiệp.
- Lao động là một yếu tố đầu vào liên tục, nghĩa là nó sẵn sàng cung cấp dịch
vụ từng giờ, từng ngày và không thể dự trữ được. Phải sử dụng lao động khi có thể
sử dụng được, nếu không, nó sẽ bị mất đi.
- Lao động toàn thời gian (full-time) giống như một đầu vào "nguyên khối",
nghĩa là nó chỉ có sẵn nguyên khối, không thể phân chia được. Lao động bán thời
gian và theo giờ cũng thường được sử dụng, nhưng phần lớn lao động trong nông
nghiệp là lao động toàn thời gian. Nếu lao động có sẵn là toàn thời gian thì việc
thêm hoặc bớt một nhân công sẽ là sự thay đổi lớn trong việc cung cấp lao động đối
với một doanh nghiệp có ít lao động.
Đối với các trang trại (hộ gia đình), người chủ và các thành viên khác trong
gia đình cung cấp toàn bộ hoặc phần lớn sức lao động. Nói chung, lao động này
không nhận lương trực tiếp, do vậy chi phí và giá trị của nó có thể dễ dàng bị bỏ qua
hoặc đánh giá quá cao.
Tuy nhiên, với hầu hết nguồn lực, chi phí cơ hội dành cho lao động của người
điều hành và gia đình sẽ chiếm một phần lớn trong tổng định phí. Lương của người
điều hành và gia đình được nhận gián tiếp thông qua tiền chi tiêu cho sinh hoạt gia
đình và nguồn chi khác. Mức lương gián tiếp này có thể biến động lớn, đặc biệt là
những khoản không thiết yếu, vì thu nhập ròng của trang trại thay đổi theo từng
năm.
Yếu lố con người cũng là một đặc điểm để phân biệt lao động với các nguồn
lực khác. Năng suất và hiệu quả lao động sẽ bị giảm đáng kể nếu xem người lao


động như một vật vô tri. Những hy vọng, sợ sệt, tham vọng, thích thú, ghét bỏ, lo
lắng và các vấn đề riêng tư của người quản lý và người lao động phải được xem xét
đến trong bất kỳ kế hoạch quản trị lao động nào.

5.2. LÊN KẾ HOẠCH NHÂN LỰC DOANH NGHIỆP NÔNG NGHIỆP
Lên kế hoạch về nguồn nhân lực cho doanh nghiệp cẩn thận sẽ giúp tránh
được những sai lầm và thiệt hại đáng tiếc. Bước đầu tiên là xác định nhu cầu về lao
động, cả số lượng lẫn chất lượng và điều kiện làm việc.

5.2.1. Nhu cầu về số lượng lao động
Hầu hết các nhà quản trị doanh nghiệp nông nghiệp đánh giá nhu cầu về số
lượng lao động bằng quan sát và kinh nghiệm. Khi lập một phương án, có thể tìm số
lượng lao động yêu cầu từ ngân sách của doanh nghiệp.

34





















Hình 5.1: Tóm lược cung và cầu lao động
Cần phải xem xét sự thay đổi theo thời vụ của nhu cầu lao động. Ví dụ: nhu
cầu lao động có thể cao hơn số lao động sẵn có trong các tháng gieo trồng, thu
hoạch, gia súc sinh sản. Hình 5.1 biểu diễn một ví dụ về tổng nhu cầu lao động hàng
tháng cho toàn doanh nghiệp và lượng lao động hàng tháng do người điều hành và
một lao động toàn thời gian cung cấp. Trong ví dụ này, người điều hành doanh
nghiệp gặp phải một vấn đề thường gặp ở nhiều doanh nghiệp khác. Đó là lao động
chính của doanh nghiệp (của trang trại) không đáp ứng đủ nhu cầu trong vài tháng,
nhưng thuê thêm một lao động toàn thời gian sẽ làm dư thừa một số lao động lớn
trong vài tháng. Để thực hiện công việc đúng thời gian cần phải kéo dài ngày làm
việc hoặc nhờ vào sự giúp đỡ tạm thời của đơn vị bạn. Một cách giải quyết lâu dài
hơn là tăng công suất của máy móc và thiết bị xử lý hoặc chuyển sang phương án
khác.
Lượng lao động cần để đạt lợi nhuận tối đa tùy thuộc vào sự có sẵn về lao
động, chi phí lao động, và nó là đầu vào cố định hay khả biến.
Lượng lao động cố định nhưng dồi dào: Số lao động được thuê cố định
trong một năm. Tuỳ vào thời vụ sản xuất mà số lao động này có thể sử dụng không
hết năng lực làm việc của họ (tháng nông nhàn), hoặc phải làm quá công suất (thời
vụ căng thẳng).
Nếu lao động này được trả một mức lương cố định bất kể số giờ làm việc, thì
sẽ không có chi phí thêm hoặc chi phí biên cho việc làm thêm giờ. Trong trường
Số giờ lao động (mỗi tháng)
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Tháng
400







200
Lao động làm thuê cộng với lao động hiện có

35

hợp này, nên tăng việc sử dụng lao động trong mỗi hoạt động hoặc mỗi phương án
cho đến khi giá trị sản phẩm biên của nó bằng không, bằng với chi phí đầu vào biên.

35


BẢNG 5.1: BẢNG ƯỚC LƯỢNG LAO ĐỘNG

Phân bổ giờ Tổng
giờ
trong
năm
Tháng
12, 1, 2,
3
Tháng
4, 5, 6
Tháng
7, 8

Tháng
9, 10,
11
(1) (2) (3) (4) (5) (6)
1

Số giờ đề nghị cho nhân công toàn
thời gian
2.400

600 675 450 675
2

Ước lượng cho nhân công toàn thời
gian

3

Số giờ lao động có sẵn
4

Người điều hành (hoặc đối tác thứ
nhất)

5

Đối tác thứ hai
6

Lao động gia đình

7

Lao động thuê
8

Nhân viên vận hành máy móc thuê
9

Tổng số giờ lao động có sẵn
10

Giờ lao động trực tiếp cần cho các
phương án chăn nuôi và trồng trọt

11

Các phương
án trồng trọt
sào Giờ/sào
12


13


14


15



16


17


18


19


20

Tổng số giờ lao động cần thiết cho
trồng trọt

21

Phương án
chăn nuôi
Đơn
vị
Giờ/đv
22


23



24


25



36

26

Tổng số giờ lao động cần thiết cho
cho chăn nuôi

27 Tổng số giờ cần thiết cho trồng trọt
và chăn nuôi

28 Tổng số giờ lao động gián tiếp cần
thiết

29 Tổng số giờ lao động cần thiết
(27+28)

30 Tổng số giờ lao động có sẵn (9)
31 Số giờ lao động phải thuê thêm
(29+30)

32 Số giờ lao động dư ra (30 – 29)


35

Lao động khả biến nhưng dồi dào: Khi người quản lý có thể thuê được một
lượng vô hạn lao động làm việc theo giờ hoặc tháng. Số lao động này cần được thuê
cho đến khi giá trị sản phẩm biên bằng chi phí đầu vào biên, đó là mức lương cộng
với phụ cấp.
Lao động giới hạn: Nếu tổng số lao động có sẵn thấp hơn mức cần thiết để
giá trị sản phẩm biên bằng chi phí đầu vào biên, ta nên áp dụng nguyên tắc cân bằng
biên để phân bổ lao động cho các cách sử dụng. Lợi nhuận từ nguồn cung lao động
giới hạn sẽ được tối đa hóa khi !ao động được phân phối theo cách làm cho giá trị
sản phẩm biên của giờ lao động cuối cùng trong các cách sử dụng bằng nhau.

5.2.2. Nhu cầu chất lượng lao động
Không phải tất cả lao động trong các đơn vị kinh doanh nông nghiệp đều
giống nhau. Công nghệ mới đòi hỏi phải có chuyên môn và nhiều kỹ năng phức tạp
hơn. Một số hoạt động như sử dụng một số loại thuốc trừ sâu đòi hỏi người lao động
phải trải qua khóa huấn luyện đặc biệt và được cấp giấy chứng nhận.
Những kỹ năng đặc biệt cần có là biết điều khiển một số loại máy móc, biết
cách chăm sóc và cân đối khẩu phần ăn cho gia súc, biết sử dụng máy tính hoặc sửa
chữa và bảo trì máy móc. Nếu nhà điều hành hoặc các thành viên trong gia đình
không có đủ những kỹ năng đặc biệt yêu cầu thì cần thuê lao động, hoặc ký hợp
đồng với các nhà tư vấn, dịch vụ bảo trì, các nhà điều hành chuyên nghiệp.
Loại hình quản lý
Một số nhà quản trị doanh nghiệp sử dụng lao động làm thuê hiệu quả hơn
những người khác. Nhiều nhà điều hành quen làm việc một mình và thích công
nhân làm việc độc lập ít được giám sát và hướng dẫn. Những người khác thích làm
việc gần gũi với người làm công và chỉ dẫn thực hiện công việc cụ thể. Cả hai hình
thức quản lý trên đều có thể mang lại hiệu quả, nhưng một nhà quản trị giỏi sẽ có
cách quản lý của riêng họ và tìm kiếm những nhân viên có thể thực hiện nhiệm vụ
một cách có hiệu quả.

Khi đã phân tích nhu cầu về số lượng và chất lượng lao động cần thiết cho
hoạt động, nhà điều hành trên lập một bảng miêu tả công việc. Tất nhiên, hoạt động
tại doanh nghiệp lớn sẽ chuyên môn hóa hơn tại doanh nghiệp nhỏ. Sau đó so sánh
kỹ năng của các lao động có sẵn với bảng miêu tả công việc. Một số công việc cần
được sắp xếp lại cho phù hợp với trình độ và khả năng của nhân công, các thành
viên trong gia đình hoặc đối tác. Lực lượng lao động hiện tại có thể không đáp ứng
được nhu cầu, vì vậy cần mở các khóa huấn luyện chuyên môn, tuyển dụng thêm
hoặc ký hợp đồng với dịch vụ ngoài để bù vào phần thiếu hụt.
5.3. ĐO LƯỜNG HIỆU QUẢ LAO ĐỘNG
Hiệu quả lao động phụ thuộc không chỉ vào kỹ năng và đào tạo của lao động
mà còn phụ thuộc vào quy mô kinh doanh, mức độ cơ giới hóa, loại hình tổ chức và
nhiều yếu tố khác. Chỉ nên dùng các chỉ tiêu đo lường hiệu quả lao động để so sánh

36

và đánh giá kết quả kinh doanh ở những doanh nghiệp có quy mô loại hình gần
giống nhau.
Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả lao động thường dùng khái niệm lao động
công niên. Đây là một cách kết hợp lao động của người điều hành, gia đình và nhân
công thành một tổng thể để so sánh với các đơn vị khác. Ví dụ dưới đây cho biết 21
tháng lao động được cung cấp từ ba nguồn. Chia số này cho 12 được 1,75 công niên
hoặc tương đương 1,75 người làm việc thường xuyên suốt năm.
Lao động điều hành 12 tháng
Lao động gia đình 4 tháng
Lao động thuê 5 tháng
Tổng 21 tháng
21: 12 = 1,75 công niên
Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả lao động đã chuyển một số sản phẩm vật chất,
chi phí hoặc tổng thu nhập thành giá trị tính trên đầu người mỗi năm. Sau đây là
một số chỉ tiêu thường được sử dụng.

Giá trị của sản xuất bình quân 1 lao động: Giá trị này đo lường tổng giá
trị sản phẩm nông nghiệp được sản xuất trên một công niên. Nó bị ảnh hưởng bởi
quy mô kinh doanh, loại phương án, số lượng máy móc và các thiết bị tiết kiệm lao
động khác được sử dụng.
Chi phí lao động trên một ha đất canh tác: Chi phí lao động trên mỗi ha
đất canh tác được tính bằng cách chia tổng chi phí lao động của một năm cho tổng
diện tích đất canh tác. Tổng chi phí lao động bao gồm cả chi phí cơ hội của nhà điều
hành và lao động gia đình. Giá trị này bị ảnh hưởng bởi quy mô máy móc, loại cây
trồng và nông trại có nuôi gia súc không.
Diện tích canh tác bình quân một lao động: Diện tích canh tác bình quân
một lao động được tính bằng cách chia tổng diện tích đất canh tác cho số công niên
của lao động được sử dụng.

5.4. NÂNG CAO HIỆU QUẢ LAO ĐỘNG
Hiệu quá lao động có thể được tăng lên bằng cách tăng đầu tư vốn trên mỗi
người lao động thông qua việc sử dụng máy móc nhiều hơn và các hình thức cơ giới
hóa khác. Tuy nhiên, mục tiêu không phải là tăng hiệu quả lao động với bất kỳ chi
phí nào mà chủ yếu là tối đa hóa lợi nhuận. Tỷ lệ thay thế biên, giá lao động và vốn
quyết định sự phối hợp hợp lý. Tăng đầu tư vốn trên mỗi người lao động sẽ làm
tăng lợi nhuận chỉ khi (l) tổng chi phí giảm trong khi sản lượng không đổi hoặc (2)
sử dụng lao động tiết kiệm để tăng giá trị sản phẩm. Khi thuê thêm một lao động
toàn thời gian, có thể cần phải đầu tư thêm một số vốn để sử dụng hết lượng lao
động có sẵn.
Đơn giản hóa phương pháp và thói quen làm việc có thể giúp tăng lương
bằng cách gia tăng hiệu quả lao động. Ta sẽ tiết kiệm được một lượng thời gian
đáng kể nếu có đủ công cụ cần thiết và nguồn cung cấp khác tại nơi làm việc, không

37

phải tạm ngừng việc để đóng mở cổng doanh nghiệp, có các thiết bị được bảo trì tốt

và có sẵn phụ tùng dự trữ. Thay đổi cách bố trí doanh nghiệp, kiến trúc nhà xưởng,
hình dạng và quy mô cánh đồng và nơi dự trữ so với nơi sử dụng nguyên liệu có thể
tiết kiệm được thời gian và gia tăng hiệu quả lao động. Khi vận chuyển nguyên liệu,
cần chọn người chuyên chở, công cụ chuyên chở và các thiết bị tiết kiệm lao động
khác. Chi phí tăng thêm của bất kỳ sự thay đổi nào phải luôn được cân đối với giá
trị lao động tiết kiệm.
Hiệu quả lao động cũng có thể được tăng lên bằng cách tạo cho người lao
động điều kiện làm việc an toàn và tiện nghi. Mặc dù hầu hết công việc nông nghiệp
được thực hiện ngoài trời, nhưng với sự giúp đỡ của máy móc hiện đại và xe cộ sẽ
làm giảm bớt mệt mỏi do môi trường gây ra. Bảo vệ máy móc, chuồng trại được
thông gió và tuân thủ các biện pháp an toàn lao động sẽ tránh lãng phí thời gian do
thương tật hoặc đau ốm. Người lao động cần được cấp quần áo bảo hộ và các thiết
bị an toàn khác khi tiếp xúc với hóa chất nông nghiệp hoặc thực hiện những công
việc nguy hiểm khác.
Kế hoạch đơn giản và có lịch làm việc trước sẽ giúp giảm thời gian hao phí.
Những công việc phải thực hiện tại một thời điểm nhất định cần được lên kế hoạch
trước, còn những công việc khác như sơn sửa công trình có thể lên kế hoạch cho
những tháng rảnh rỗi Liệt kê danh sách những việc cần làm, có sự ưu tiên và thời
hạn cuối cùng cho từng việc. Hãy để bảng danh sách này ở những nơi mà toàn bộ
người lao động có thể đọc để thêm vào và gạch đi những công việc đã hoàn thành.
Từ đó, có thể lên lịch làm việc hằng ngày chỉ trong vài phút vào mỗi sáng hoặc
chiều. Thời gian dùng để tổ chức cho công việc của ngày kế tiếp và trình tự công
việc là nhiều nhất.

5.5. THU NHẬN VÀ QUẢN LÝ LAO ĐỘNG LÀM THUÊ
Tuyển dụng
Quá trình thuê lao động bắt đầu từ tuyển dụng, bao gồm cả việc thông báo
tuyển dụng và nhận đơn xin việc. Đăng quảng cáo trên báo, liên hệ với các chủ
doanh nghiệp khác, thân nhân, những nhà kinh doanh nông nghiệp, các nhà tư vấn,
văn phòng giới thiệu việc làm là những cách thông báo cho mọi người về công việc

đang trống và xác định ứng viên tiềm năng để đưa vào vị trí đó.
Thông báo tuyển dụng nên ghi rõ các kỹ năng và kinh nghiệm mà công việc
đòi hỏi. Thêm vào đó, thông báo cần được đặt ở vị trí phù hợp. Nhấn mạnh lý do tại
sao người xin việc muốn làm việc cho hoạt động này thay vì chọn công việc khác.
Ở một số vùng, chủ doanh nghiệp có thể phải thương lượng với trung tâm giới thiệu
việc làm nhằm cung cấp một số lượng lớn lao động tạm thời để thu hoạch hoặc thực
hiện các hoạt động cấn nhiều lao động.
Nói chung cần phải cấp một đơn xin việc cho mỗi ứng viên. Nên thu thập
những thông tin về kiến thức cơ bản, kinh nghiệm, quá trình đào tạo mục tiêu cá
nhân và các yếu tố khác của ứng viên.

38


Phỏng vấn và tuyển chọn
Thông qua hình thức của đơn xin việc, ta có thể chọn được một số ứng viên
cho bước kế tiếp, đó là phỏng vấn. Cần lên kế hoạch cho cuộc phỏng vấn một cách
cẩn thận để thu thập được nhiều thông tin nhất. Dành thời gian cho các ứng viên hỏi
về công việc, trách nhiệm và nhiệm vụ. Phỏng vấn không chỉ thu thập thông tin về
ứng viên mà còn cung cấp cho họ những thông tin liên quan đến quyền lợi và yêu
cầu công việc. Một số công việc còn đòi hỏi ứng viên phải làm một bài kiểm tra về
kỹ năng. Các ứng viên nên được tham quan nơi làm việc và có một cơ hội tiếp xúc
với các nhân viên khác.
Lúc này cần đánh giá các thông tin về ứng viên thông qua đơn xin việc, cuộc
phỏng vấn và các tài liệu tham khảo. Cần xem xét nhiều yếu tố khi tuyển chọn một
ứng viên, bao gồm cả khả năng thích ứng của cá nhân. Các chủ doanh nghiệp hàng
ngày thường làm việc gần gũi với nhân công hơn các chủ doanh nghiệp khác, đôi
khi trong những điều kiện căng thẳng. Mối quan hệ công việc gần gũi này làm tăng
cơ hội trao đổi cho các cá nhân chưa hòa hợp với tập thể.
Hợp đồng lao động

Khi người lao động được nhận vào làm việc, cần phải lập một hợp đồng lao
động (Có thể tham khảo mẫu hợp đồng lao động dưới đây). Mục đích của bảng hợp
đồng này là ghi lại những thỏa thuận về công việc của người chủ và người lao động
và phải được lưu giữ như một tài liệu tham khảo cho việc đánh giá thành tích sau
này.
Bảng hợp đồng lao động nên bắt đầu bằng bảng mô tả công việc bao gồm
trách nhiệm và bổn phận, quyền hạn và tên công việc.
Ngoài ra, hợp đồng còn bao gồm những thông tin quan trọng như lương và
quyền lợi, ngày giờ làm việc, nghỉ hè, nghỉ ốm, nghỉ phép, các quy định về an toàn
lao động, các tài sản được phép sử dụng, cơ hội huấn luyện, các kế hoạch khen
thưởng và phương pháp đánh giá thành tích, khen thưởng hoặc kết thúc hợp đồng.
Việc xem lại hợp đồng sẽ được tiến hành một hoặc hai lần trong năm và là một
phần của quá trình đánh giá.
Tiền công
Mức lương cạnh tranh là yếu tố chính quyết định sự thành công của một
chương trình tuyển dụng. Tiền lương thực là mục quan trọng nhất. Những người có
công việc và giờ làm việc khá cố định trong năm thường nhận được lương tuần hoặc
lương tháng cố định. Những lao động có thời gian làm việc biến động cao như lao
động trong mùa thu hoạch, thường là lao động bán thời gian, được trả lương theo
giờ.
Nhân công được thuê trong mùa thu hoạch thỉnh thoảng được trả lương theo
sản phẩm.

39

Lương phụ thuộc vào vị trí và cung cách làm việc. Quy mô hoạt động của
nông trại, khả năng làm việc và thâm niên là các yếu tố mà ảnh hưởng đến mức tiền
công.





MẪU HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG

Thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động nông nghiệp
Tôi, , đồng ý thuê làm việc trong nông
trại của tôi tọa lạc tại , bắt đầu từ
ngày và đến hết ngày Như đã thỏa
thuận, người sử dụng lao động và người lao
động, đồng ý hợp tác nhau theo những điều kiện sau:
1 Đồng ý trả VND, cho một đơn vị , trong đó,
thuế thu nhập (trả/không trả). Tiền công sẽ được trả vào ngày ,với kỳ tính
lương theo (tuần/nửa tháng/một tháng).
2. Đồng ý hỗ trợ nhà ớ và điện. Việc sửa chữa nhà ở được thực hiện
bởi và được trả tiền bởi Các điều kiện khác sẽ được thỏa thuận thêm
ở cuối hợp đồng này.
3. Giờ làm việc chính thức là từ sáng đến chiều, có nghỉ
1 giờ để ăn sáng và một giờ để ăn trưa. Lao động tăng ca từ 7 giờ tối sẽ được trả
thêm bằng 150%.so với mức lương của giờ chính thức.
4. Thời gian nghỉ là các ngày thứ bảy và chủ nhật hàng tuần và các ngày lễ,
cụ thể là Tết nguyên đán, Lễ quốc tế lao động Vào những ngày này. chỉ phải làm
công việc nhà. Người sử dụng lao động, phải thông báo
cho người lao động, , ít nhất là 45 ngày trước ngày nghỉ lễ
như thoả thuận.
5. Người lao động có quyền nghỉ ngày phép hàng năm,
được hưởng lương như trong những kỳ không phải là cao điểm sản xuất và không
được quá 30 ngày kể từ ngày đầu tiên của kỳ nghỉ.
6. Người lao động có quyền nghỉ ngày bệnh và được trả
tiền nghỉ ốm trong suốt thời gian bệnh.
7. Người lao động có quyền được nghỉ giải lao 15 phút giữa ca sáng và 15

phút giữa ca chiều.
10 Người lao động được hưởng các khoản bảo hiểm sau đây:


11 Các khoản tiền thường (có/ không). Nếu có, được ghi chép trong khoản G,
theo quy định.

40

12. Các khoản không có trong điều khoản sẽ được ghi ở mặt sau của hợp
đồng này Người sử dụng lao động ký tên Ngày
Người lao động ký tên Mã số an sinh xã hội
Nguồn: Farm Personal Managerment. Nhà xuất bán trung tâm khuyên nông.

Phúc lợi: Phúc lợi chiếm phần lớn trong khoản tiền công của lao động nông
nghiệp.
Người lao động tương lai cần được biết rõ những phúc lợi mà họ được hưởng
khi nhận việc. Đó là khoản thu nhập còn lại sau khi chi dùng cho thực phẩm, nhà ở
và các khoản bị khấu trừ vào lương. Dùng nó để so sánh với thu nhập nếu làm công
việc khác. Các phúc lợi như nhà cửa, điện nước, vườn tược, thịt sữa và xe cộ sẽ làm
cho lương của lao động nông nghiệp không cao bằng lương của lao động thuộc
những ngành khác.
Chương trình khuyến khích và khen thưởng: Tiền thưởng thường được
dùng để bổ sung cho lương cơ bản, tăng năng suất lao động và giữ người lao động ở
lại với doanh nghiệp. Tuy nhiên, tiền thưởng có thể chỉ giúp năng suất lao động
tăng lên một phần nhỏ nếu nó không gắn liền với thành tích. Người lao động sẽ
nhanh chóng mong muốn đạt được tiền thưởng và xem nó như một phần của lương
cơ bản. Nếu mức thưởng gắn liền với lợi nhuận hàng năm, trong trường hợp lợi
nhuận đạt được thấp, người chủ sẽ thấy khó có thể giảm mức thưởng xuống khi
nhân công đã quen nhận được mức thưởng cao trong những năm trước.

Hầu hết các kế hoạch khen thưởng được dựa trên bốn yếu tố: khối lượng,
thành tích, thâm niên và lợi nhuận.
1 Khối 1ượng: có thể được tính bằng số lượng heo tăng trưởng, số bò sinh
được hoặc diện tích đất được thu hoạch. Lương của người lao động sẽ tăng khi khối
lượng công việc tăng. Tuy nhiên, chi phí cao hơn chưa chắc sẽ giúp cho sản xuất
được nhiều hơn.
2 Thành tích: có thể được tính bằng số heo con trên một heo nái, tỷ lệ bò cái,
lượng sữa trên mỗi đầu bò hoặc hoa lợi thu được trên mỗi mẫu đất. Tiền thưởng
thường được dựa trên mức độ vượt mức kế hoạch. Hình thức khen thưởng này có
thể mang lại hiệu quả với điều kiện phải giám sát người lao động.
3. Thâm niên: Nhân công nhận được một khoản tiền thưởng dựa trên số năm
làm việc liên mục cho nông trại. Người chủ đánh giá cao kinh nghiệm và sự trung
thành của người lao động bằng hình thức khen thưởng này.
4 Lợi nhuận: tiền thưởng thường được tính bằng tỷ lệ phần trăm của lợi
nhuận gộp hay ròng. Nó cho phép người lao động chia sẻ rủi ro và thành quả kinh
doanh, nhưng phụ thuộc vào nhiều yếu tố ngoài ý muốn của người lao động. Họ
cũng đòi hỏi người chủ tiết lộ một vài thông tin tài chính.
Một số nguyên tắc cơ bản làm gia tăng hiệu quả của bất kỳ một chương trình
khuyến khích nào.
1. Chương trình nên đơn giản và dễ hiểu.

41

2. Chương trình nên đề ra những điều mà nhân công có thể thực hiện được.
3. Nên tập trung tặng thưởng cho những công việc mà người chủ quan tâm
nhất.
4. Chương trình cần một quỹ tiền mặt đủ để động viên những cải tiến.
5. Nên trả tiền thưởng ngay sau khi công việc hoàn tất.
6. Hãy ghi bằng văn bản ví dụ về cách tính thưởng tiêu biểu cho từng loại
công việc.

7. Không nên xem tiền thưởng là khoản thay thế cho lương cơ bản và thay thế
cho các mối quan hệ tốt đẹp trong lao động.

Huấn luyện lao động làm thuê
Đôi khi, các nhà quản trị doanh nghiệp thuê các nhân công chưa có kinh
nghiệm và muốn họ thực hiện thành thạo các công việc về quản lý chăn nuôi hoặc
vận hành những máy móc hiện đại. Họ cũng hy vọng rằng người lao động tự mình
thực hiện chính xác công việc. Kết quả đạt được là sự thất vọng, hư hỏng. chi phí
sửa chữa cao, năng suất lao động kém và sự bất mãn của người lao động.
Các nghiên cứu về thực tế làm việc tại doanh nghiệp đã phần nào cho thấy
cần phải có chương trình huấn luyện chính thức cho lao động mới. Thậm chí, một
lao động có kỹ năng cũng cần được hướng dẫn về cách thực hiện. Lao động chưa
thành thạo thì cần được hướng dẫn cặn kẽ và giám sát trong suốt quá trình huấn
luyện. Người chủ cần có thời gian, tính kiên nhẫn, kiến thức để huấn luyện và giám
sát các lao động mới. Trong sản xuất nông nghiệp, thời gian huấn luyện có thể kéo
dài suốt một năm hoặc kéo dài cho đến khi lao động mới có thể làm tất cả những
công việc trong một mùa vụ.
Cần huấn luyện định kỳ cho những lao động làm việc lâu năm. Áp dụng
những kỹ thuật mới dưới hình thức thay máy mới, loại hóa chất mới, phụ chất dinh
dưỡng, giống cây mới, hoặc giới thiệu một phương án mới đòi hỏi phải huấn luyện
thêm cho tất cả nhân viên. Nhân công có thể được huấn luyện qua các khóa ngắn
hạn mở rộng, tạp chí, băng vi deo, ngày làm việc ngoài đồng và các chương trình
đào tạo ngắn hạn. Khi tham gia vào những hoạt động này không những giúp người
lao động nâng cao kỹ năng mà còn nâng cao lòng tự hào của họ.

Động viên và trao đổi
Sử dụng và huấn luyện lao động mới sẽ tốn kém thời gian và tiền bạc. Nếu
tốc độ thay thế lao động cao, các chi phí này sẽ trở nên vô ích, và năng suất lao
động sẽ thấp. Người sử dụng lao động nên nắm được lý do tại sao người lao động ít
ở lại và tìm cách cải thiện nó.

Người lao động thường nói rằng họ yêu thích công việc nông nghiệp vì đã có
kinh nghiệm từ trước, có cơ hội làm việc ngoài trời và thích công việc trồng trọt và
chăn nuôi. Những bất lợi được đưa ra là thời gian làm việc dài, thời gian nghỉ ít,
công việc đòi hỏi phải làm từ sáng sớm hoặc đến chiều tối, điều kiện làm việc

42

không thoải mái và mối quan hệ không tốt với chủ. Họ ít khi xem mức lương thấp là
điều bất lợi nhất chứng tỏ họ làm vì mục tiêu cá nhân hơn là vì tiền.
Người lao động xem trọng chế độ nghỉ phép và nghỉ ca thích hợp cũng như là
cơ hội làm việc với các thiết bị hiện đại và tiện nghi. Chức danh công việc cũng
quan trọng không kém. Người lao động không hài lòng và hãnh điện khi bị gọi là
"người làm công". Đa số mọi người đều thích được gọi theo chức danh như quản lý
gia súc, quản lý mùa màng, trưởng nhóm và người vận hành máy móc hơn là
"người làm công".
Mối quan hệ giữa người và người tốt đẹp là yếu tố quan trọng trong quản lý
lao động. Điều này bao gồm cả những vấn đề như thái độ thân thiện, sự trung thành,
tin tưởng, tôn trọng lẫn nhau, khả năng giao phó quyền hành và thiện chí lắng nghe
các đề nghị hay phàn nàn của người lao động. Cần có những chỉ dẫn chi tiết để cả
hai bên đều biết nên làm gì, khi nào và bằng cách nào. Mỗi người đều thích được
khen ngợi công khai khi hoàn thành tốt công việc, nhưng phê bình và kiểm điểm thì
nên trao đổi riêng. Người chủ nên đối xử và phân công công việc đối với mọi người
lao động một cách công bằng.
Khi người lao động đã thành thạo công việc và có kinh nghiệm, họ nên được
giao thêm trách nhiệm cùng với cơ hội ra nhiều quyết định hơn. Và người chủ phải
sẵn sàng chấp nhận kết quả của những quyết định đó hoặc đề nghị thay đổi quyết
định một cách khéo léo.
Đánh giá
Tất cả những người chủ đều không ngừng đánh giá kết quả làm việc của
người lao động. Tuy nhiên, việc trao đổi chỉ xảy ra khi có vấn đề nghiêm trọng.

Khoản thời gian dành cho trao đổi và hợp tác cần được lên kế hoạch. Những cuộc
họp chỉ được tổ chức khi người lao động cân có ngay cách giải quyết. Một số nhà
quản trị ăn sáng cùng với người lao động một lần vào mỗi tuần hoặc mỗi tháng. Các
ông chủ nên cẩn thận lắng nghe các ý kiến của người lao động, mặc dù không phải
mọi ý kiến đều đúng.
Người chủ nên đánh giá bằng văn bản, so sánh kết quả thực hiện với bảng mô
tả công việc khi điều hành lực lượng lao động có qui mô lớn. Người lao động sẽ bị
cảnh cáo nếu làm sai, trước hết là bằng miệng, sau đó bằng văn bản và được cho cơ
hội sửa đổi. Nếu phải sa thải, phải có lý do cụ thể và thông báo trước bằng văn bản.
Tất cả những công việc này rất tốn thời gian, nhưng cần thiết để ngăn ngừa những
khiếu nại khiếu nại về sau. Nếu người lao động bỏ việc, phải tìm hiểu nguyên nhân
và quyết định có cần thay đổi về chính sách tuyển dụng và quản lý hay không.

5.6. CÁC QUI ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC SỬ DỤNG LAO
ĐỘNG
Các quy định của nhà nước liên quan đến việc tuyển dụng lao động nông
nghiệp đã trở thành yếu tố quan trọng trong quản lý lao động. Các quy định này gia
tăng các điều khoản bảo vệ cho lao động trong nông nghiệp như lao động trong các

43

lĩnh vực khác. Đối với các chủ nông trại, hiệu lực của các quy định này có thể làm
tăng chi phí vì lương cao hơn và phúc lợi nhiều hơn, nhiều sổ sách lưu trữ hơn, đầu
tư nhiều hơn cho an toàn và bảo vệ môi trường, nhưng đồng thời cũng làm thỏa mãn
người lao động và gia tăng năng suất.
Không thể liệt kê và mô tả hết các quy định của nhà nước liên quan đến lao
động nông nghiệp trong vài trang giấy. Ở đây, chỉ thảo luận một số quy định quan
trọng và tổng quát.
Luật quy định mức lương tối thiểu: Các chủ doanh nghiệp nông nghiệp sử
dụng lao động phải trả ít nhất một số lương tối thiểu cho toàn bộ lao động thuê.

(Lương tối thiểu do Nhà nước quy đinh và sẽ được điều chỉnh tuỳ thuộc vào sự thay
đổi chỉ số giá sinh hoạt). Lương tối thiểu phải tăng theo thời gian. Luật này cũng đòi
hỏi các chủ doanh nghiệp nông nghiệp giữ lại những sổ sách ghi chi tiết quỹ lương
để chứng tỏ đã thực hiện đúng quy định về lương tối thiểu. Tuy nhiên, các chủ
doanh nghiệp phải trả lương phụ trội cho người lao động nếu họ làm việc hơn 40
giờ một tuần.

Bảo hiểm xã hội: Các chủ doanh nghiệp phải trích bảo hiểm xã hội và các
khoản thuế từ quỹ lương bằng với thuế thu nhập mà người lao động phải nộp.
Khoản trích thuế thu nhập: Hiện nay, các chủ doanh nghiệp phải trích thuế
thu nhập từ lương của người lao động nông nghiệp nếu họ có đủ những điều kiện
trích bảo hiểm xã hội.
Trợ cấp: Đây là hệ thống bảo hiểm nhằm bảo vệ người lao động bị tai nạn và
bệnh có liên quan đến nghề nghiệp. Người chủ cũng được miễn trách nhiệm về các
tổn thương nhờ hệ thống này.

Bảo hiểm thất nghiệp: Bảo hiểm này tạm thời thay thế một phần thu nhập bị
mất đi do thất nghiệp.
Quy định về lao động trẻ em: Các quy định này đã hỏi một người lao động
phải có tuổi đời ít nhất 16 tuổi mới được làm việc thay vì đi học. Và tối thiểu là 14
tuổi cho trẻ em làm việc ngoài giờ học với hai ngoại lệ: trẻ em 12 hoặc 13 tuổi có
thể làm việc với sự đồng ý bằng văn bản của cha mẹ, và trẻ em dưới 12 tuổi giúp
việc cho nông trại củ a cha mẹ.

CÂU HỎI ÔN TẬP

1 Tại sao số lượng lao động được sử dụng trong nông nghiệp lại giảm?
2. Tại sao ngày nay lao động nông nghiệp cần được huấn luyện nhiều hơn
trước đây?
3. Trong những điều kiện nào thì việc thay thế lao động bằng vốn là có lợi?

4. Tại sao nhu cầu lao động hàng tháng tại những doanh nghiệp trồng trọt
biến động lớn còn nhu cầu tại những doanh nghiệp chăn nuôi ít biến động hơn?

44

5. Tại sao chi phí lao động trên mỗi mẫu đất ở các doanh nghiệp lớn thấp hơn
so với các doanh nghiệp nhỏ?
6. Hãy viết một mẫu quảng cáo trên báo hoặc tạp chí để tuyển dụng một
người quản lý trồng trọt cho một nông trại lớn.
7. Hãy viết một bài miêu tả chi tiết công việc cho vị trí trên.


Bài 6: QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

6.1. THỰC CHẤT CỦA QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH
6.1.1. Khái niệm và các mối quan hệ tài chính doanh nghiệp
 Tài chính doanh nghiệp
Tài chính doanh nghiệp là các mối quan hệ kinh tế phát sinh trong các quá
trình hình thành, phát triển, và biến đổi vốn dưới các hình thức có liên quan trực
tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
 Quản trị tài chính là việc nghiên cứu, phân tích để đưa ra các quyết định
điều chỉnh các mối quan hệ tài chính nhằm đạt được hiệu quả kinh doanh
cao nhất.
 Các mối quan hệ tài chính chủ yếu
- Quan hệ giữa tài chính doanh nghiệp với Nhà nước: Thể hiện trong quá trình
phân phối lại tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân giữa ngân sách nhà
nước với doanh nghiệp thông qua các hình thức:
+ Doanh nghiệp nộp các loại thuế vào ngân sách nhà nước theo luật định
+ Nhà nước cấp vốn kinh doanh cho các doanh nghiệp (DNNN) hoặc tham
gia với tư cách người góp vốn (trong các doanh nghiệp sở hữu hỗn hợp).

- Quan hệ giữa tài chính doanh nghiệp với thị trường tài chính, tiền tệ.
-
- Quan hệ giữa tài chính doanh nghiệp với các thị trường khác.
- Quan hệ tài chính phát sinh trong nội bộ doanh nghiệp
6. 1.2. Vai trò của quản trị tài chính doanh nghiệp
- Giữ vai trò quyết định trong việc sử dụng tối ưu các nguồn lực của doanh nghiệp.
- Là cơ sở cho việc phân phối và sử dụng hiệu quả nguồn lực trong nền kinh tế.
6.2. BÁO CÁO TÀI CHÍNH
6.2.1. Bảng cân đối kế toán: Là một báo cáo tài chính được lập vào một thời điểm
nhất định theo cách phân loại vốn và nguồn hình thành vốn. Được cấu tạo dưới
dạng bảng cân đối số dư các tài khoản kế toán.

×