Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Các kiểu noãn thường gặp ở hoa pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.53 KB, 6 trang )

Các kiểu noãn thường gặp ở hoa
: tùy theo vị trí tương đối giữa thân noãn và
cuống noãn, người ta phân biệt các kiểu noãn sau
đây:
- Noãn thẳng: trục của thân noãn và cuống noãn ở
trên cùng một đuờng thẳng,
lục đó lỗ noãn ở vị trí đối diện với cuống noãn (Hồ
tiêu).
- Noãn cong: trục của thân noãn làm thành một góc
với cuống noãn, lúc này lỗ
noãn ở vị trí gần với cuống noãn hơn. Nếu góc làm
thành giữa trục noãn và cuống
noãn là một góc vuông gọi là noãn ngang (họ Đậu).
- Noãn đảo: trục của thân noãn nằm song song với
cuống noãn, làm cho lỗ
noãn nằm sát và gần như trùng với cuống noãn (hoa
Hướng dương và Loa kèn) .
+ Các kiểu đính noãn: noãn nằm trong bầu theo
những trật tự nhất định, đó là
các kiểu đính noãn. Noãn được đính vào khoang bầu
ở giá noãn nằm trong bầu và
tùy thuộc vào số ô của bầu người ta phân biệt các
kiểu đính noãn sau đây:
Hình 4.10. Cấu tạo của noãn
1. Giá noãn; 2. Bó dẫn; 3. Hợp
điểm; 4.Vỏ noãn;5. Lỗ noãn; 6.
Phôi tâm; 7. Túi phôi; 8. Tế
bào trứng; 9. Trợ bào; 10. Tế
bào đối cực; 11. Nhân thứ cấp
lưỡng bội;12. Ống phấn.
(Nguồn: F.K.Tikhomirov,1968)


99
- Đính noãn trung trụ: thường gặp ở những bầu có
nhiều ô do nhiều lá noãn
hợp thành. Các giá noãn thường nằm ở góc trong của
ô tạo thành một trụ ở giữa bầu
và có các noãn đính xung quanh (Cam, Chanh, Dâm
bụt ).
- Đính noãn bên (Đính noãn mép): thường gặp ở bầu
có 1 ô do một hay nhiều
lá noãn dính một phần ở mép làm thành, các giá noãn
thường nằm ở mép của bầu,
chỗ ranh giới giữa các lá noãn (các cây họ đậu, đu
đủ ).
- Đính noãn giữa (đính noãn trung tâm): kiểu này ít
gặp hơn 2 kiểu trên,
thường gặp ở một số cây như Mã đề, Cẩm chướng
kiểu này được tiến hóa từ kiểu
đính noãn trung trụ do vách ngăn giữa các lá noãn bị
tiêu biến đi nhưng trụ do các lá
noãn tạo nên vẫn còn.
Ngoài những kiểu đính noãn trên còn có các kiểu
đính noãn: đính noãn rải rác
(Bầu bí ); đính noãn treo (Nho ); đính noãn gốc
(các cây họ Cúc)
+ Sự hình thành và cấu tạo của túi phôi: các tế bào
của phôi tâm có tính
chất của mô phân sinh, nhưng khả năng phân chia,
tức là khả năng tạo ra bào tử thì
chỉ do một tế bào đảm nhận. Đó chính là tế bào mẹ
của bào tử (hay nguyên bào tử).

Lúc đầu tế bào mẹ bào tử phân chia giảm nhiễm cho
ra 4 tế bào đơn bội - tức 4
bào tử lớn, chỉ có một tế bào trong số đó được duy trì
và phát triển thành túi phôi.
Túi phôi được hình thành sau một số lần phân chia
liên tiếp của bào tử duy nhất còn
lại đó. Kết quả lần phân chia đầu tạo ra 2 nhân con,
chúng tách nhau ra và đi về 2
cực của túi phôi. Ở mỗi cực mỗi nhân con lại phân
chia 2 lần nữa tạo thành 4 nhân
con, như vậy trong túi phôi tất cả có 8 nhân và họp
thành 2 nhóm. Về sau tại mỗi
cực lại có một nhân tách ra tiến về phía trung tâm của
túi phôi và kết hợp với nhau
tạo thành nhân thứ cấp lưỡng bội. 3 nhân còn lại ở
mỗi cực của tế bào sẽ được bao
bọc bởi một lớp chất tế bào và trở thành các tế bào ở
cực. Ở đầu lỗ noãn của túi
phôi, 1 tế bào nằm giữa và có kích thước lớn gọi là
noãn cầu, 2 tế bào nằm 2 bên
có kích thước nhỏ hơn gọi là trợ bào. 3 tế bào ở cực
đối diện gọi là các tế bào đối
cực, những tế bào này không tham gia vào quá trình
sinh sản và có chức năng dinh

×