Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Thời gian xuất hiện và địa điểm phát sinh của ngành ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.45 KB, 5 trang )

Thời gian xuất hiện và địa điểm phát sinh của
ngành Ngọc lan
8.4.1. Thời gian xuất hiện
Thực vật có hoa xuất hiện và phát sinh ở kỷ Jura cách
đây khoảng 150 triệu
năm. Ở các lớp đá của kỷ này, người ta đã tìm thấy di
tích hóa thạch của hạt
phấn và gỗ thuộc kiểu gỗ của những thực vật có hoa
nguyên thủy nhất. Ở kỷ
Crêta người ta cũng đã tìm thấy một số di tích của
chúng. Nhưng sang kỷ Crêta
giữa thì gặp nhiều đại diện khác nhau của chúng,
đánh dấu một giai đoạn mới
trong sự phát sinh và phát triển của giới thực vật.
8.4.2. Địa điểm phát sinh
Cho đến nay vấn đề địa điểm phát sinh của thực vật
có hoa vẫn còn đang được
tranh cãi. Có nhiều giả thuyết:
a. Thuyết vùng cực
Theo Heer (1868), Thực vật có hoa xuất hiện đầu tiên
ở vùng Bắc cực rồi lan
dần xuống phía nam. Nhưng giả thuyết này đã bị bác
bỏ vì di tích hóa thạch tìm
thấy chúng xuất hiện ở vùng nhiệt đới sớm hơn rất
nhiều so với Bắc cực (và cả Nam
cực).
b. Thuyết lục địa giả tưởng
Thuyết này cho rằng - Thực vật có hoa xuất hiện ở
một nơi nào đó trên lục địa
Gondwana ở Thái Bình Dương, về sau lan khắp thế
giới. Nhưng lục địa Gondwana


không có trong thực tế nên không thể chấp nhận
thuyết này.
c. Thuyết vùng nhiệt đới
Là thuyết hiện nay được nhiều người ủng hộ. Những
người theo thuyết này
cho rằng - “Thực vật có hoa là con cháu của mặt trời
nhiệt đới”. Những tác giả đó
như: Hallier, Golenkin, Diels, Kozo - Polianski,
Axelrod, Phedorod, Aubreville,
Takhtajan
- Theo Hallier, thực vật có hoa phát sinh ở lục địa
Pacific vùng Thái Bình
Dương nhưng đó cũng chỉ là giả thuyết như trên mà
thôi.
- Golenkin (1927) cho rằng chúng xuất phát từ miền
Nam lục địa Angarit và
châu Úc. Theo ông, trong thời kỳ Crêta giữa, do sự
thay đổi đột ngột sự chiếu sáng
và độ ẩm trong không khí làm cho các nhóm thực vật
khác không thích nghi được
nên bị tiêu diệt dần, thu hẹp phạm vi khu phân bố.
Ngược lại thực vật có hoa do hạt
được noãn bọc kín, được bảo vệ vững chắc nên dễ
dàng phát triển. Đồng thời có sự
phát triển song song của giới động vật như côn trùng,
sâu bọ, chim thú làm cho
thực vật hạt kín phát tán mau lẹ và chiếm ưu thế
trong giới thực vật đến nay.
Takhtajan là người tích cực ủng hộ thuyết này. Ông
đã khoanh hẹp phạm vi có

thể phát sinh được của thực vật có hoa là vùng Đông
Nam Á và dựa vào những thực
vật có hoa nguyên thủy nhất đang tập trung rất nhiều
ở vùng này mà ông gọi là hóa
thạch sống, đặc biệt là ở Nam Trung Quốc và Bắc
Việt Nam. Theo ông chúng phát
sinh và phát triển đầu tiên ở các núi cao từ 1000m -
1500m, tức là đai rừng mưa
nhiệt đới. Sau đó lan tràn khắp trái đất và chiếm vị trí
ưu thế hơn hẳn Hạt trần do
thích nghi với điều kiện sống mới mà đặc biệt là nhờ
noãn được bọc kín trong bầu.
Yếu điểm của thuyết này là chưa có những dẫn liệu
về cổ thực vật nguyên
thủy của vùng Đông Nam Á. Takhtajan đã kết luận:
“Chính vùng Đông Nam Á là
nơi còn chứa các mắt xích chưa tháo rời - "nơi bảo
tồn những hóa thạch sống”. Rất
có thể là trung tâm phát tán đầu tiên và cũng có thể là
trung tâm phát sinh của ngành
thực vật có hoa ở “Nơi nào đó trong đây” hoặc ít ra
cũng là “Nơi nào đó gần đây”.

×