Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Chất selen (N18) ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (66.68 KB, 3 trang )

Chất selen (N18)
1, Nguồn gốc:
Selen là một nguyên tố hóa học với số nguyên tử 34 và ký hiệu hóa học là Se. Nó là
một phi kim, về mặt hóa học rất giống với lưu huỳnh và telua. Trong tự nhiên rất hiếm
thấy ở dạng nguyên tố. Selen ở dạng tinh khiết là những tinh thể kim loại màu xám hoặc
màu đen, thường được gọi là bụi Selen hay Selen nguyên tố. Bụi Selen được tạo ra trong
quá trình tinh chế đồng. Selen nguyên tố không tồn tại trong môi trường, nó
thường kết hợp với các chất khác. Phần lớn, Selen trong đất thường kết hợp với
các khoáng của bạc, đồng, chì và niken. Selen cũng kết hợp với oxi tạo thành một
số tinh thể không màu. Một vài hợp chất của Selen tồn tại ở trạng thái khí.
Các nguồn tự nhiên chứa selen bao gồm các loại đất giàu selen và được tích lũy sinh
học trong các loài thực vật và động vật. Như trong các loài cây họ Đậu trong chi
Oxytropis hay Astragalus và gạo, lúa mì, cây trinh nữ. Trong các loài động vật như thịt
gà , thit bò , thịt lợn , tôm, cua, cá.
Ngoài ra, Selen có mặt trong tự nhiên ở một số dạng hợp chất vô cơ, như
Selenua, Selenat và Selenit. Trong đất Selen thường xuất hiện ở các dạng hòa tan
như Selenat (tương tự như Sunfat) và bị thẩm thấu rất dễ dàng vào các con sông
do nước chảy. Trong các hợp chất sinh học, Selen tồn tại ở các dạng hợp chất hữu cơ như
dymetyl selenua, selenomethionin, methylselenocystein và selenocystein. Trong các hợp
chất này thì Selen có vai trò tương tự như nguyên tố lưu huỳnh.
Các nguồn chứa selen do con người tạo ra có việc đốt cháy than cũng như khai thác
và nung chảy các loại quặng sulfua. Chẳng hạn từ các khoáng vật của đồng, bạc, hay chì.
Nó thu được như là sản phẩm phụ của quá trình ché biến các loại quặng này từ bùn anốt
trong tinh lọc đồng và bùn từ các buồng chì trong các nhà máy sản xuất axit sulfuric. Các
loại bùn này có thể được xử lý bằng nhiều cách để thu được selen tự do. Ngoài ra còn có
trong các quá trình sx thủy tinh và vật liệu gốm, trong hóa chất và chất nhuộm, diện tử.
Selen nguyên tố và phần lớn các selenua kim loại có tính độc thấp do hiệu lực sinh
học thấp của chúng. Ngược lại, các selenat và selenit lại cực độc hại và có các tác động
tương tự như asen. Selenua hiđrô là một chất khí có tính ăn mòn và cực kỳ độc hại. Selen
cũng có mặt trong một số hợp chất hữu cơ như dimethyl selenua, selenomethionin,
selenocystein và methylselenocystein, tất cả các chất này đều có hiệu lực sinh học cao và


cực kỳ độc hại nếu ở liều lượng lớn. Selen kích thước nano có hiệu lực tương đương
nhưng tính độc thấp hơn.
2, Xâm nhập:
Selen và các hợp chất của selen rất quan trọng cho con người và động vật. nhưng sẽ
trở thành chất độc nếu tiếp xúc nhiều. Selen chủ yếu xâm nhập vào cơ thể qua 3 con
đường: da, hô hấp, tiêu hóa. trong đó qua tiêu hóa là chủ yếu nhất.
Vì selen có nhiều trong cac thực phẩm ăn hàng ngày và nước uống. Do vậy, khi ta ăn
và uống nước là đã bổ xung lượng selen lớn vào cơ thể.
Selen cũng có 1 số dạng tồn tại trong không khí cho nên khi hô hấp và tiếp xúc lâu sẽ
gây kích ứng da và hô hấp nếu hít phải.
3, Chuyển hóa:
Mặc dù có độc khi dùng liều lượng lớn, nhưng selen lại là chất vi dinh dưỡng thiết
yếu cho con người và động vật. Ở thực vật, nó có như là khoáng chất đứng ngoài cuộc,
đôi khi với tỷ lệ gây độc trong cỏ cho gia súc (một số loài thực vật có thể tích lũy selen
như là phương tiện phòng ngự chống lại việc động vật ăn chúng, nhưng các loài thực vật
khác như các loài nói trên đây lại cần selen và sự tăng trưởng của chúng chỉ ra sự hiện
diện của selen trong đất). Nó là thành phần hợp thành của các axít amin bất thường như
selenocystein và selenomethionin. Ở người, selen là chất dinh dưỡng dấu vết với chức
năng của phụ phối tử cho việc khử các enzym chống ôxi hóa như các glutathion
peroxidaza và một vài dạng nhất định của thioredoxin reductaza tìm thấy ở động vật và
một số thực vật (enzym này có trong mọi sinh vật sống, nhưng không phải mọi dạng của
nó trong thực vật đều cần selen).
Glutathion peroxidaza (GSH-Px) xúc tác cho một số phản ứng nhất định trong đó loại bỏ
các dạng ôxy hoạt hóa như perôxít:
2 GSH+ H2O2 GSH-Px → GSSG + 2 H2O
Selen cũng đóng vai trò trong chức năng của tuyến giáp bằng cách tham dự như là phụ
phối tử cho ba hoóc môn tuyến giáp đã biết là các deiodinaza.
Selen kết hợp với protein thành selenoprotein, cần thiết cho enzym chống oxy hóa.
Tính chất chống oxy hóa của selenoprotein giúp ngăn ngừa gốc tự do làm hư hại tế bào.
4, Biểu hiện bệnh:

Mặc dù selen là chất vi dinh dưỡng thiết yếu nhưng nó lại là chất độc nếu dung thái
quá. Việc sử dụng quá giới hạn 400 microgam/ngày(theo DRI) có thể dẫn tới ngộ độc
selen. Các triệu chứng ngộ độc seken bao gồm mùi hôi tỏi trong hơi thở, các rối loạn
đường tiêu hóa, rụng tóc, bong móng tay chân, mệt mỏi, kích thích và tổn thương thần
kinh. Các trường hợp nghiêm trọng của ngộ độc selen có thể gây ra bệnh xơ gan, phù
phổi và tử vong.

Khi thiếu hụt selen sẽ làm tăng nguy co dẫn tới bệnh Keshan, là bệnh có tiếm năng
gây tủ vong cao. Triệu chứng chính của bệnh Keshan là chết hoại cơ tim, dẫn tới suy yếu
tim. Bệnh Keshan cũng làm cho cơ thể dễ bị mắc các bệnh tật do nguồn gốc dinh dưỡng
hay hóa sinh học và nhiễm trùng. Selen cũng cần thiết cho chuyển hóa hooc môn tuyến
giáp thyroxin (T4) thành dạng hoạt hóa hơn là triiodthyronin, và vì thế thiếu hụt selen có
thể sinh ra các triệu chứng của giảm hoạt động tuyến giáp. Bao gồm mệt mỏi, trì độn tinh
thần, bênh bướu cổ và sẩy thai hồi quy. Thiếu hụt selen cũng góp phần ( cùng thiếu hụt
Iốt ) gây ra bệnh Kashin- Beck. Bệnh Kashin – Beck tạo ra sự teo dần đi, thoái hóa và
chết hoại các mô chất sụn.
Khi cơ thể thiếu Selen có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ở cơ vân và cơ
tim, tăng các biến chứng trong các bệnh về tim mạch, giảm khả năng miễn dịch,
do vậy mà tăng nguy cơ hoặc làm tăng thêm quá trình nhiễm trùng.
5, Điều trị và phòng ngừa:
Hạn chế và giảm thiểu sử dụng selen trong cuộc sống hàng ngày nhưng vẫn đảm bảo
liều lượng vứa đủ cho cơ thể. Bằng cách hạn chế sử dụng các thực phẩm va nước uống
giàu selen.
Giảm thiểu và thay thế sử dụng selen trong các ngành sx thủy tinh, gốm sứ, nhuộm,
hóa chất bằng các chất khác. Như thay thế sử dụng selen trong các bộ lọc điện bằng cách
sử dụng silic, Thay thế việc sử dụng selen làm chất quang dẫn trong các máy photocopy
bằng các chất quang sẫn hữu cơ.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×