Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Nhiệt độ môi trường pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.57 KB, 4 trang )

Nhiệt độ môi trường
Mỗi loại vi sinh vật phát triển mạnh trong một
khoảng nhiệt độ giới hạn thích hợp,
nếu vượt quá khỏi giới hạn nhiệt độ đó thì hoạt động
sống của chúng sẽ bị giảm hoặc
chấm dứt hoàn toàn.
Dựa vào giới hạn nhiệt độ này mà người ta chia vi
sinh vật ra làm 3 nhóm:
- Nhóm chịu lạnh: có thể phát triển ở nhiệt độ gần
0oC và nhiệt độ thích hợp cho nó
là 10 ÷ 20oC.
- Nhóm ưa nhiệt cao: có thể phát triển được ở 50 ÷
60oC, thậm chí có thể chịu đựng
được ở nhiệt độ 70 ÷ 80oC.
- Nhóm ưa ấm: phát triển mạnh ở nhiệt độ 20 ÷ 40oC.
Trong nông sản, các vi sinh
vật chủ yếu thuộc nhóm này cho nên điều kiện nhiệt
độ của nước ta rất thích hợp cho
sự phát triển của chúng, đặc biệt là các loại nấm mốc.
Nếu nhiệt độ xuống quá thấp thì quá trình phát triển
của vi sinh vật sẽ giảm dần và
có thể chuyển sang tồn tại ở dạng bào tử. Nhìn chung,
các vi sinh vật không thể phát
triển được ở nhiệt độ dưới 10oC. Lợi dụng đặc tính
này, người ta đã sử dụng phương
pháp bảo quản lạnh. Tuy nhiên, có một số loại vi sinh
vật chịu lạnh rất tốt, như
Pseudomonas fluorescens có thể phát triển ở nhiệt độ
-50 ÷ -80oC, hay một vài loại
nấm mốc có thể phát triển ở nhiệt độ -80 ÷ -100oC.
Khi nhiệt độ tăng lên quá 50oC thì nguyên sinh chất


trong tế bào bị biến tính, các
enzym không hoạt động nên các vi sinh vật sẽ bị
chết, trừ các loại có thể tồn tại ở trạng
thái bào tử. Tuy nhiên, mức độ chịu nhiệt của các vi
sinh vật cũng rất khác nhau.
Khả năng chịu nhiệt của vi sinh vật còn bị ảnh hưởng
bởi điều kiện độ ẩm. Độ ẩm
của không khí càng cao thì khả năng chịu nhiệt của vi
sinh vật càng giảm.
Ở dạng bào tử, nấm mốc và nấm men chịu nhiệt kém
hơn vi khuẩn, chúng không
chịu đựng được nhiệt độ quá 65 ÷ 80oC. Ngoại lệ,
cũng có một vài nấm mốc chịu được
nhiệt độ tới 100oC.
Trong thực tế bảo quản nông sản, người ta ít dùng
nhiệt độ cao để hạn chế hoạt
động của vi sinh vật vì ở nhiệt độ này cũng làm cho
nông sản chóng hỏng.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×