Bài thuốc Đông y
đơn giản trị giun sán
Bên cạnh việc uống thuốc theo Tây y, các bài thuốc Đông y trị giun, sán
sẽ hỗ trợ thêm cho bạn rất hữu hiệu.
Theo báo cáo tổng hợp điều tra từ năm 2006 đến năm 2010 của Viện Sốt rét
ký sinh trùng Trung ương, tỷ lệ nhiễm các bệnh giun truyền qua đất ở cộng
đồng còn cao. Tại đồng bằng sông Hồng, tỉ lệ này chiếm hơn 58%; trung du
và miền núi phía Bắc khoảng hơn 65%; đồng bằng sông Cửu Long khoảng
12-14%.
Các loại ký sinh trùng này là thủ phạm gây lên tình trạng thiếu máu, thiếu
chất, xuất huyết và nhiều bệnh lý nguy hiểm khác, thậm chí có thể dẫn đến
tử vong. Để loại bỏ ký sinh trùng độc hại, bạn có thể tham khảo thêm một số
bài thuốc từ cây nhà lá vườn sau đây.
Hạt bí ngô
Hạt bí ngô có chứa các a-xít amin, a-xít béo không bão hòa, carbohydrate và
nhiều vitamin B, C, D, E, K cùng những khoáng chất can-xi, ka-li, phốt pho.
Hạt bí ngô giúp điều trị ký sinh trùng như giun, sán rất hiệu quả. Các tài liệu
cho thấy, người bệnh nên dùng hạt bí ngô khi đói bụng để có thể tẩy được
giun, sán.
Bạn bóc lớp vỏ cứng của hạt, giữ lại lớp màng xanh ở trong. Với người lớn,
bạn lấy 100g nhân, cho vào cối sạch giã nhỏ rồi cho vào bát, thêm 50-100g
mật ong hoặc đường vào, trộn đều rồi dùng.
GS-TS. Đỗ Tất Lợi cho biết, bạn nên ăn hỗn hợp này trong vòng một giờ và
ăn khi đói. Khoảng ba giờ sau, bạn có thể uống thuốc tẩy (ma-giê-sunfat),
sau đó đi ngoài trong một cái bô đựng nước ấm để kích thích sán ra hết. Với
trẻ nhỏ, tùy theo từng lứa tuổi mà bạn dùng lượng hạt bí ngô phù hợp. Cụ
thể, trẻ con 3-4 tuổi ăn 30g nhân hạt, 5 – 7 tuổi ăn 75g. Bạn dùng hạt bí ngô
tươi sẽ hiệu quả hơn hạt khô. Loại hạt này có thể gây rối loạn dạ dày ở một
số người.
Quả bí ngô. (Ảnh minh họa)
Vỏ rễ cây lựu
Vỏ thân, vỏ cành, vỏ quả, đặc biêt là vỏ rễ của cây lựu có tác dụng mạnh
trong việc điều trị sán. Đó là nhờ vào pelletierine, isopelletierin kết hợp với
tanin tạo thành một chất không tan có thể diệt trừ sán mà không gây mệt mỏi
cho người sử dụng.
Bạn cho 40g vỏ rễ lựu, 4g đại hoàng, 4g hạt cau vào nồi, thêm 750g nước và
đun đến khi còn khoảng 300ml nước và chia phần thuốc này thành 2-3 liều.
Trước khi uống, người dùng cần nhịn ăn vào tối hôm trước. Người bệnh cần
nằm nghỉ ngơi đến khi muốn đi ngoài, ngâm hẳn mông vào chậu nước ấm.
Lưu ý, phụ nữ có thai và trẻ em không nên dùng thuốc này.
Đu đủ
Đu đủ là trái cây cung cấp nhiều chất xơ, folate, vitamin A, C và E. Nó cũng
chứa lượng nhỏ can-xi, sắt, riboflavin, thiamine và niacine.
Trong điều trị giun kim, bạn có thể ăn đu đủ chín vào buổi sáng lúc đói, ăn
liên tục 3-5 ngày. Tuy nhiên, các tài liệu Đông y cho thấy chính nhựa cây đu
đủ mới có tác dụng mạnh đối với sán. Nhựa đu đủ có nhiều thành phần,
trong đó có men papain, được điều chế làm thuốc trị giun. Chúng có tác
dụng với giun đũa, giun kim, sán lợn nhưng không tác dụng với giun móc.
Lưu ý, người mắc bệnh loét dạ dày và trẻ em không nên dùng loại thuốc trên
để tránh gặp nguy hiểm.
Ngoài ra, quả đu đủ còn rất giàu chất chống ô-xy hóa, giúp tăng cường hệ
thống miễn dịch, ngừa cảm cúm.
Hạt cau khô
Để điều trị sán, bạn dùng hạt của quả cau phơi khô kết hợp với hạt bí ngô.
Do hạt cau có độc nên người dùng cần tuân thủ khối lượng như sau: trẻ dưới
10 tuổi dùng 30g hạt cau, phụ nữ và đàn ông nhỏ người dùng 50-60g, người
cao lớn uống 80g. Khi đói bụng, người bệnh ăn 40-100g hạt bí bó vỏ và
uống nước sắc hạt cau vào hai giờ sau đó. Bạn lấy lượng hạt cau phù hợp,
thêm 500ml nước đem đun, nhỏ một ít dung dịch gelatin 2,5% vào đến khi
kết tủa để gạn lọc. Đun tiếp còn 150-200ml rồi uống. Sau 30 phút, bạn sẽ
uống 30g ma-giê sunfat.
Thông tin cần biết
Nước sắc hạt cau có thể gây gây tê liệt thần kinh của sán khiến chúng không
thể bám vào thành ruột, phải theo đường tiêu hóa ra ngoài. Ở một số nơi, bài
thuốc dùng hạt cau để chữa sán có cách thực hiện đơn giản hơn. Bạn lấy 30g
hạt cau nghiền thành bột rồi cho vào hai chén nước, đun sôi từ từ trong
khoảng một giờ. Sau khi lọc sạch hỗn hợp này, người bệnh sẽ uống lúc trước
khi ăn sáng.